Đại Chúng số 74 - phát hành ngày 1/6/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới

DU HÀNH TRONG VŨ TRỤ

Kỹ sư Sagant Phan

Thế giới chú ý rất nhiều đến nhà triệu  phú Tito, với giá vé khứ hồi từ trái đất lên trạm không gian rồi 6 ngày sau trở về địa cầu. Vé giá 2 triệu USD, nhưng trên 1 năm trời tập luyện ròng rã tại căn cứ không gian Moscow, giá mỗi ngày là trên 900 USD. Tito là một kỹ sư không gian Hoakỳ, trước đó ông làm việc cho cơ quan NASA về sức đẩy phản lực của phi thuyền, sau đó ông nghỉ sở về California làm chủ một Cty mà ngày nay trị giá trên trăm triệu USD… Như vậy với giá vé khứ hồi trên 2 triệu USD thì quá rẻ. Mộng của ông đã thành, mặc dầu cơ quan NASA trước đó là chủ của ông, họ cương quyết từ chối ý định lên không  gian của ông. Khi ông nhờ Nga với số tiền khá lớn cho nước Nga. Nga đồng ý, nhưng Hoakỳ lại làm kỳ đà cản mũi ông lần nữa. Trạm không gian, cách trái đất gần 300 km, là một hợp tác chánh của Nga và Hoakỳ. Hoakỳ bỏ tiền vốn lập trạm, Nga giúp những kinh nghiệm của mình. Kinh nghiệm gì?  Nga có một trạm không gian, tên là MIR, trôi nổi lơ lửng trên vũ trụ hàng năm trời. Cho đến một lúc nào đó, lỗi thời, cũ kỷ, nhất là không đủ tiền bảo trì trạm, nên Nga khai tử trạm MIR. Vừa qua, cách đây một tháng, khoa học gia Nga đã làm thế giới thán phục là nhào vào vòng khí quyển trái đất, tự bộc cháy rồi tan từng mảnh trên NamThái bình Dương  đúng như sự tính toán của họ. Nga sô không có những máy siêu vi tính (super computer) như Hoakỳ, nhưng họ có rất nhiều bộ óc vĩ đại về khoa học cùng không gian.

Triệu phú Tito trở về trái đất vào ngày 6/5/2001 bình an, vui vẻ. Mộng đã thành, thế giới biết tiếng mình. Nhưng Tito sẽ gặp một chuyện bực mình mà không bác sĩ Hoakỳ nào giúp được ngoại trừ Bác sĩ Nga... Chuyện gì xảy ra như vậy cho ông? Bảo đảm cho dù ông tung thêm nhiều tiền triệu để trị bệnh cho ông có lẽ cũng khó thành cho dù thuốc cường dương

Viagra vang danh thiên hạ về vụ trị bệnh bất lực cho đàn ông. Nếu ông biết được thì chắc cũng khó nở nụ cười thêm lần nữa, như từng làm nhiều lần trên trạm không gian, hình chụp gởi xuống trái đất rất rõ là ông vui hết cở thợ mộc. Ông đã có gia đình, con trai lớn tuổi, và vừa rồi ông gọi về thăm có kèm hình ảnh cho một cô bồ cũng khá xinh đẹp.

Giáo sư Rostilav Beleda, Giám đốc Trung tâm điều trị những chứng bệnh rối loạn sinh lý cho phi hành gia (nói tóm lại là trung tâm phục hồi sinh lý cho phi hành gia) tại Moscow. Từ lâu giáo sư  Rostila Beleda làm trung tâm trưởng phục hồi sinh lý cho những phi công phản lực, thường thường những phi công này vượt bức tường âm thanh nhiều lần, trên 2 Mach.

Rất nhiều phi công đến gặp ông, khai bệnh là sau nhiều giờ bay trên không gian rồi trở về nhà gặp vợ thì… muốn trốn luôn. Nàng thì cần còn chàng thì ớn ra mặt. Như vậy hoài thì trở về kiếp độc thân là cái chắc. Biết bao nhiêu thuốc bổ, thuốc bắc, thuốc Tây lẫn châm cứu nhưng chàng vẫn trơ như gỗ đá biết làm gì hơn đây?

Tình trạng này cũng tương tự cho những thợ lặn sâu dưới biển, sức ép rất mạnh vào cơ thể con người ở một độ sâu trên 100 m. Khi lên mặt nước, bắt buộc thợ lặn phải vào một phòng chân không để rút hết những chất bọt không khí nhỏ li ti đang bám vào thành mạch máu, nếu bọt nhỏ nào vào não bộ thì nạn nhân sẽ bị tê liệt đời đời, vì nó block đường dưỡng khí nuôi tế bào não và chừng tháng sau thì thợ lặn mới trở về trạng thái bình thường, nghĩa là có đầy đủ bổn phận làm... chồng được rồi.

Tại Nga, vì dẫn đầu Hoakỳ về không gian. Cho nên Nga có rất nhiều phi hành gia hơn Hoakỳ gấp 3 lần. Phi hành gia đầu tiên trên thế giới của Nga tên là Iuri Gagarin, mặc dầu chỉ bay quanh trái đất có 1 vòng tròn mà thôi, nhưng khi trở về trái đất. Gagarin bị bệnh bất lực vĩnh viễn. Trong tháng đầu tiên, phi hành gia đi đứng rất khó khăn, cái đầu cứ ngặc nghẹo nhiều lần, tay cầm không nỗi cái thìa. Chừng nửa năm sau thì Iuri Gogarin mới trở về đời sống bình thường, nhưng Gagarin trở về kiếp độc thân vì vợ ly dị từ lâu.

Các phi hành gia Andian Nikolaev và Vitali Sevanchianov ở trên không gian được 18 ngày, cũng như vậy. Riêng Valeri Policov ở trên không gian đến 438 ngày. Tất cả đều bị chứng bệnh như Iuri Gogarin vậy, nghĩa là gặp vợ thì sợ điếng hồn. Đành cầu cứu sư phụ mà thôi.

Sư phụ  Rostilav Beleda với trên 30 năm nghề nghiệp, thật không hỗ danh. Ông đã cứu rất nhiều phi công phản lực và phi hành gia thoát khỏi sự nguy hiểm trên giường.

Năm 1974 Giáo sư Rostila Beleda tình cờ thăm viếng bệnh viện Hải quân Nga, Giáo sư chứng kiến một phòng chân không. Phòng này rút hết áp lực không khí, cho người thợ lặn nằm trong đó gần 1 ngày trời. Bong bóng hay những bọt khí từ cơ thể thợ lặn sẽ từ từ bốc ra khỏi làn da từ trên thành động mạch cơ thể. Ggiáo sư cũng chú ý đến hạ bộ của người thợ lặn, máu tụ về nơi này gần gấp đôi, như vậy nơi này sẽ không còn bị kẹt nữa.

Một cái máy lớn gần bằng tủ lạnh, bệnh nhân đứng trong thùng máy đó, được bịt kín từ cổ xuống, dưới máy có một ống hơi, ống này sẽ rút hết không khí từ từ… Nhiều bệnh nhân nhiều khi ngất xỉu vì áp lực dưới phần hạ bộ rất lớn. Máy đó gọi là “Chibis”.Về sau ông thành lập một Cty quốc doanh, chuyên trị cho những bà có ngực nhỏ mà không cần giải phẫu. Máy Chibis được thu nhỏ lại, thay vì bao phủ hoàn toàn hạ bộ, nay nó bao phủ trọn vùng ngực của mấy bà trời lỡ sanh có bộ ngực không lớn vừa ý. Kết quả rất thành công.

Vì sự than phiền của phi hành gia vũ trụ, người ở lâu nhất trên không gian vô trọng lực, 438 ngày ròng rã trong trạm không gian MIR của Nga, phi hành gia Valeri Policov rất được chánh phủ Nga trọng vọng, vì hy sinh cho khoa học Nga. Policov than phiền là anh không còn là người đàn ông đúng theo ý nghĩa nữa. Qua Trung Quốc châm cứu biết bao nhiêu thầy thuốc Tàu mà vẫn trơ  gan cùng tuế nguyệt... Như vậy, huy chương anh hùng hạng nhất của Lenin được chánh phủ Nga long trọng gắn nhân ngày lễ quốc khánh Nga cũng vô ích mà thôi. Nay giáo sư Rostilav Beleda ra tay vì chính phủ có lệnh trưng dụng ông.

Giáo sư Beleda thành công nhờ phương pháp riêng mà ông học lõm được của máy Chibis, đem áp dụng vào đệ nhất anh hùng Nga Policov là có hiệu quả liền. Valeri Policov xem giáo sư  Rostilav Beleda như người tái sinh mình vậy. Không đúng sao được khi ra ngoài đường đều có biết bao nhiêu cô gái tóc vàng mắt xanh đến xin chữ  ký, biết bao nhiêu cô gái dán hình của đệ nhất anh hùng trong phòng ngủ riêng của mình. Ban ngày thiên hạ bao quanh mình như một cái chợ lưu động vậy, còn ban đêm thì mình sợ mình.

Chắc chắn nhà phi hành triệu phú  Tito khi trở về trái đất sẽ qua Nga một lần nữa. Qua gặp Sư phụ Rostilav mà cứu mạng, cho dù tại Hoakỳ thuốc Viagra làm bá chủ thiên hạ, những ông già muốn hồi xuân  đều cầu cứu thần dược này. Còn  Tito thì không. Thuốc Viagra không trị được vì ông đã lỡ lên gần Thiên đàng rồi. Thiên đàng không còn cần tình dục nữa, nhưng     Tito thì cần lắm. Lần này chắc chắn Tito phải móc tiền nữa rồi, và cũng lần này phi hành gia triệu phú lại chọc giận các bác sĩ và các đại công ty dược phẩm Hoakỳ vì chứng bệnh của mình. Từ rày về sau ông không chơi với Hoakỳ nữa rồi.

Chuyên đề về khoa học:

Ai ai cũng biết rằng trên mặt trăng không có cây cối, sinh vật gì hết, vì không có không khí. Sức hút trên mặt trăng hầu như không có, như vậy không khí bị thoát hết ra ngoài. Sức hút tại Địa cầu vật lý gia gọi là g force (chữ g viết nhỏ, khác với chữ G viết hoa). Danh từ gravity force người ta ngắn là chữ g = gọi là gal  (để tưởng nhớ người khám phá ra lực này đầu tiên là Gallileo / bác học Ý). Đơn vị vật lý là 9.8 metre/s2  (nghĩa là 9.8 metre per second). Tại sao rắc rối vậy. Có nghĩa là một vật rơi cứ mỗi giây (second) thì vận tốc tăng thêm là 9.8 m/s. Sức hút quả địa cầu này là 9.8 m/s, tùy theo nơi chốn, càng lên núi cao càng  sức hút nhẹ bớt, nghĩa là gần thiên đàng thì chân cẳng càng nhẹ như mây.

Nếu làm ngược lại sức hút này thì mình thoát khỏi sức hút địa cầu, đến khi thân thể lơ lửng trên không thì không còn sức hút nữa, đó là tình trạng vô trọng lực bay bổng trên không gian thì khoái thực, nhưng có nhiều phiền toái, như tóc tai tự nhiên xòe ra, chụp cái gì cũng trật vuột, nước uống phải đựng trong chai ly đặc biệt, tắm rửa, vệ sinh  cũng dùng phương pháp khác, tiếng nói nghe cũng khác vì không có không khí dẫn truyền, nói chuyện phải dùng tần số điện tử truyền tin, như 2 cảnh sát công lộ nói chuyện với nhau trên xa lộ vậy.

Bạn coi phim ảnh về khoa học vũ trụ nổi tiếng như Star Wars hay Star Strek thấy phòng chỉ huy ghế ngồi thoải mái hơn dinh Độc Lập của Thiệu nữa, kính cửa sổ phi thuyền hình cong lớn rất đẹp, và những cô phi hành gia ăn mặc vô cùng tối tân khêu gợi. Tất cả trật  hết. Phi hành gia họ phải gói thâân thể lại như đòn chả lụa vậy. Mỗi bộ áo quần phi hành gia tốn trên 3, 4 triệu USD  là chuyện rẻ rề (ai trả tiền vậy? chúng ta trả cho họ chứ ai?), ống thoát tiểu được gắn trên đùi, lưng đeo bình dưỡng khí có điều hòa nhiệt độ. Vì trong không gian nhiệt độ của ánh sáng mặt trời rọi thẳng là 160 độ C, nước sôi mất tiêu luôn, khi mất ánh sáng mặt trời thì nhiệt độ rớt xuống trừ 250 độ C. Thành thử khi phi hành gia đi bộ ra ngoài trời chơi thì chuyện rủi nhiều hơn chuyện may rồi. Biên giới hay làn mỏng biên giới giữa trái đất và làn mỏng vũ trụ không gian cách trái đất đến 1800 km nhưng tại sao phi thuyền lại chĩ lòng vòng trên dưới 350 km mà thôi. Vì đến đây là sức hút địa cầu, nghĩa là gravity hay g force vô cùng nhỏ.Vì vô cùng nhỏ, nhưng vẫn có, vì vẫn có nên sức hút này vẫn trì trệ kéo vệ tinh xuống trái đất lần lần. Bằng chứng trạm không gian Nga Sô MIR (chữ Nga là Hòa Bình) trôi nổi lơ lửng trong không gian cách địa cầu khoảng 350 km, rồi từ từ cũng tụt thang xuống, muốn không tụt thang thì phải dùng lực đẩy lên cho tới lúc hết xài, hết tiền mua lực đẩy nữa thì Nga sô cho nó nhào xuống trái đất, bầu khí quyển dày đặc sẽ đốt cháy nó ra tro, phần lớn quá thì cho xuống biển luôn.

Khi phi hành gia ngồi trong hỏa tiễn (rocket) thì sức nổ phóng đẩy lên, phi hành gia sẽ chịu một lực rất lớn, cho ví dụ phi hành gia nặng 180 pounds  thì lúc đó anh ta nặng đến 540 pounds, cơ thể đâu có mập nặng như vậy, đó là sức hút gravity đó. Con số 540 pounds này có thiệt, không phải giã tưởng. 540 pound đó sẽ đè trên trái tim nho nhỏ của phi hành gia, thành thử con tim chân chánh… chưa bao giờ biết đến nói dối sẽ chịu một lực  áp muốn trào máu luôn. Còn nữa, trong não bộ chúng ta có những đường gân máu rất nhõ li ti, nếu đứt đường gân máu nhỏ liti này thì chúng ta gọi là stroke hay là dứt gân máu. Cơ thể bị tê liệt sẽ tùy theo chỗ đứt gân máu đó. Gân máu nhỏ liti được trái tim bơm đều hòa lưu thông tốt, nếu trái tim bơm quá mạnh thì mình chới với ngay. Lực 540 pounds vào trái tim, cùng trong lúc đó sức hút sẽ kéo máu về tim hết cho nên phi hành gia sẽ bị chết giấc trong khoảng vài giây đồng hồ. Còn nếu lâu hơn nữa thì cứ gọi số điện thoại 911 xem sao.

Khoa học gia họ chứng minh được rằng, một con chuột sống trong tình trạng vô trọng lực trong 24 giờ, đem mổ não bộ chuột ra thì thấy những tế bào dẫn truyền thần kinh bị xáo trộn, có nghĩa là con chuột sẽ đần lên hơn kỳ trước, học hành từ hạng A xuống thành hạng C, còn hạng C thì bị đuổi ra trường luôn. Phi hành gia khi về trái đất, ít nhất họ phải tịnh dưỡng có người bồi hầu hạ nấu ăn nấu nướng trong vòng cứ 1 ngày thì cần 1 tháng adaption (bồi dưỡng) tại trái đất, tiểu tiện rất khó chịu vì biến đổi trạng thái từ cực độ này sang cực độ khác. Còn chuyện kia thì đành phải dẹp chờ khi khác, thành thử phi hành gia nổi tiếng trên thế giới  Gagarin tuyên bố một câu: “Trên đời này, tôi không sợ chết vì tôi đã bắt tay với Thượng Đế rồi nhưng tôi sợ nhất là cái giường mà có bà xã đang ngó trừng trừng…”

Năm 1915, Albert Einstein lập ra một thuyết Relativity (thuyết Tương Đối) nổi tiếng trên thế giới cho đến ngày nay (nên nhớ A.Einstein  được giải  Nobel Vật Lý không phải vì thuyết này). Từ thuyết này nhân loại mới được thấy cánh cửa trái đất và không gian. Rồi vũ trụ được tất cả chánh phủ tân tiến trên thế giới bỏ tiền đầu tư nghiên cứu tìm hiểu về vũ trụ. Cho đến một lúc nào đó, Ngasô thình lình phóng một vệ tinh tên Spuntik cứ một ngày 2 lần bay ngang Tòa bạch Ốc của Kennedy mà kêu chim chip vài lần. Chuyện này chọc giận Kennedy rồi, sau đó Nga phóng chim chuột, khỉ, rồi con người nữa… Mỹ lúc này đổ quạu thiệt tình, sau cùng Mỹ phóng người lên mặt trăng. Phi hành gia Hoakỳ nhảy tung tăng trên mặt trăng lần này chọc giận các người làm thơ rồi, mà ta gọi là thi sĩ đó, nếu Hàn mặc Tử còn sống thì Hàn mặc Tử giận biết chừng nào. Ai mua trăng ta bán trăng cho, giờ đây thằng Mỹ nó mua mất rồi. Kế đó Nga làm một trạm không gian cho người lên trên đó hơn 1 năm, cứ ngó xuống Dinh Tòa bạch Ốc Hoakỳ ngày đêm, Hoakỳ lại giận nữa. Cái gì mình cũng đi sau tụi nó hết, cũng hên là Nga hết tiền xài rồi, nếu dư tiền bạc như Hoakỳ thì mình khó tính lắm thay.

Rồi Hoakỳ đành phải hợp tác với Nga mà làm một trạm Không Gian tên gọi là Trạm Không Gian Thế Giới, có nghĩa là dân thế giới cứ việc bay lên trạm nghiên cứu chung cho vui. Nhưng khi một anh tỉ phú gốc Hoakỳ xin lên thì Mỹ say NO, như vậy danh từ thế giới chỉ có một Hoakỳ chơi mà thôi. Như hàng năm Hoakỳ đều ngừng làm việc để xem WORLD CUP nghe tên nổ thiệt, chữ WORLD là thế giới, nhưng chỉ có anh Mỹ chơi banh Football mà thôi, còn bày đặt ra danh từ nghe… điếc con ráy “WORLD CUP INTERNATIONAL SPACE LAB” Hoakỳ từ chối thì anh chàng tỉ phú Tito bèn xin Nga. Nga chơi trội một bước là O.K. Và Hoakỳ bực thiệt, tiền mình trang trải phí tổn lập trạm không gian, mà thằng Nga thì bán vé ticket tiền bỏ túi riêng không tức sao được. Nhưng tại Mỹ cái gì cũng tưởng mình là Cha thiên hạ trừ Dothái thôi. Nhưng thật sự ai mà có sự High Tech thì thấy cái gì Hoakỳ cũng... ôm sách hầu thầy hết. Máy móc tân tiến vô cùng nhưng chất xám cũng phải hơn máy mic chớ? Xứ Anh nghèo hơn Hoakỳ cả chục lần, nhưng chính Anh khám phá ra phương pháp thụ thai nhân tạo, nay Hoakỳ làm giàu, rồi phương pháp khám phá ra Cloning tại Anh rồi Hoakỳ bắt chước cho mà xem. Về không gian, nói thì hơi kỳ vì mình có quốc tịch HoaKỳ mà cứ khen tụi ngoại quốc hoài thì cũng kỳ, nhưng khen Mỹ hoài thì có ngày cuốn gói bỏ xứ nữa. Nga phóng phi thuyền thẳng lên không gian một cách rất dễ dàng, một chiếc xe tăng thật lớn, chạy chậm chậm đến địa điểm phóng, rồi từ từ nâng càng có hỏa tiện hay phi thuyền lên, chĩa lên trời, rồi tài xế bấm nút khai hỏa... Phi thuyền bay lên một hồi thì vào ngay chóc trạm không gian. Chuyện rất dễ ợt, có gì làm long trọng hóa đâu. Rồi từ trạm MIR, Nga cho biết bao nhiêu phi hành gia khác quốc tịch Nga lên trên đó chơi vài hôm, như cho phi hành gia VN tên Tuân gì đó, rồi một anh chàng Fidel Gabriel gì gì đó gốc Cuba v.v... nghĩa là cả thế giới khác quốc tịch lên trên trạm MIR rần rần... Nga cũng không nói gì làm long trọng và các phi hành gia lên trên trạm MIR về nhà cũng không khoe gì hết, vì họ sợ rồi, họ sợ vợ.

Khi phi thuyền trở về, thì Nga cũng cho về mặt đất một cách bình yên, chỉ vài xe hồng thập tự và vài xe nhà nước đến đón về nhà, như ta đi taxi từ chợ về nhà vậy, có cần lối xóm ra đón rồi báo chí TV phỏng vấn như  Hoakỳ không? Khoa học đâu phải dành cho dân nhà giàu?

Khoa học gia ngồi trong phòng điều hòa không khí, áo quần bảnh bao, xe cộ thiệt đẹp mà nghĩ hoài công thức hết ra, có ích gì so với một khoa học gia nghèo mà phương tiện thiếu thốn rồi phát minh ra được làm thiên hạ bái phục mới là hay. Bằng chứng là Tiến sĩ Albert Einstein khi khám phá ra thuyết Tương Đối Relativity cũng đâu phải từ đất Hoakỳ? Rồi Ông được giải Nobel về Photon cũng đâu phải từ Hoakỳ? Nhưng thiên hạ biết rằng sau khi ông được Hoakỳ rước ông về đại học Princeton (New Jersey) thừa bơ sữa, thừa tiện nghi vật chất thì từ đó ông càng lúc càng đục, cả đẫn hết ra công thức gì nữa rồi, nghĩ hết ra bài toán nữa rồi.Thiệt đó. Như hiện nay khoa học ngó về vũ trụ, thuyết BIG BANG là do một tu sĩ dòng tên  Georges-Henri Lemaitre (gốc người Bỉ, Belgique, tu sị dòng Jesuit, chuyên về khoa học vũ trụ). Goerges –Henri Lemaitre cho rằng vũ trụ phải phát ra từ tiếng nổ gọi là tiếng nổ Tạo Thiên lập Địa. Như vậy thuyết này của một vị tu sĩ làm giận các vị trưỡng lão tại Vatican rồi, nay Hoakỳ dùng danh từ này một cách thoải mải của người ta. Hẹn các bạn kỳ sau về một đề tài Toán rơi trong không gian của Nga sô với Toán rơi của Hoakỳ về không gian ai tiến bộ hơn?

Tại Hoakỳ có một cơ quan nổi danh thiên hạ, gọi là NASA (từ chữ National Aeronautics and Space Administration) do TT Dwight D. Eisenhower, năm 1958, nhưng lúc đó TT Eisenhower có một ước muốn là đặt một vệ tinh vào quỹ đạo trái đất là vui rồi. Nhưng trước khi có chữ NASA họ đã có chữ NACA (National Advisory Committee for Aeronautics) năm 1915, lúc đó phi cơ gồm 2 tầng cánh bằng vãi. Không một ai lúc đó dám... liều mạng mà leo lên chung với Pilot hết. Còn Pilot mỗi lần bay bằng phi cơ này là mỗi lần đọc kinh cầu nguyện vì trên bộ bàn đèn làm việc chỉ có 3 cái đồng hồ mà thôi, một cái chỉ xăng còn hay hết, cái thứ nhì chỉ độ gió, cái thứ ba là cái compass biết hướng Đông Tây  Nam Bắc mà thôi. Bay nữa chừng lỡ đau bụng thì ráng chịu bà con ơi.

Trung tâm NASA đặt tại Cape Canaveral, Florida, vì nơi này thời tiết tốt nhất nước Hoakỳ và gần biển để vớt những phi hành gia trở về từ không gian (trước khi họ phát minh ra Space Shuttle gọi là phi thuyền con thoi). Cơ quan này được chánh phủ Hoakỳ cưng yêu nhất trong mọi cơ quan của chánh phủ. Tiền xài thả cửa, hàng năm (ví dụ 1995) được cấp cho gần 15 tỉ USD để mà làm việc dưới đất mà... suy nghĩ chuyện trên Trời   Nhân viên gần 22 ngàn người làm cho ngành này.

Trong khi đó Âu Châu cũng gồm 15 nước hợp nhau lập nên một trung tâm gọi là ESA (European Space Agency), năm 1975 thì lập nên. Hội viên gồm: Austria, Belgium, Denmark, Finland, France, Germany, Ireland, Italy, the Netherlands, Norway, Spain, Sweden, Switzerland and the United Kingdom.

Ngân khoản lên đến 2 tỉ USD là hết xí quách rồi, gồm 2 ngàn nhân viên mà thôi.Trung tâm đặt tại Paris / France và cơ quan phụ tại Italy, Germany. Dàn phóng hỏa tiễn rocket đặt tại đảo Kourou/ Guiana (gần PhiChâu) thuộc Pháp. Âu châu dùng dàn này phóng những rocket mang tên Arian và Giotto đa số thăm dò sao chỗi hay phóng lên vệ tinh truyền tinh cho Âu Châu.

Tại NgaSô, một người đi tiền phong về Rocket (dẫn trước Hoakỳ và Âu Châu), tên là Sergei Korolev (1906- 1966). Ông xứng đáng là một cha già về Rocket của nhân loại. Năm  18 tuổi ông tự tay làm một chiếc phi cơ lượn (glide). Sanh tại Ukraine. Năm 1931 Ông được lệnh Stalin lập ra một trạm không gian tên là GIRD (Group for Study of Jet Propulsion). Năm 1957 Koprolev thành công một rocket liên lục địa ICBM (Soviet intercontinental ballistic missile), hai tháng sau ông thành công đầu tiên trên thế giới về vụ phóng một vệ tinh Sputnik 1, bay vòng trái đất phát tín hiệu beep beep làm chọc giận TT Kennedy rất nhiều. Sau đó dùng loại rocket mang tên Vostok 1 chở phi hành gia Yuri Gagarin, một người đầu tiên bay quanh trái đất (1959). Ngasô rất cất kỷ hành tung Ông này, cho đến kho Sergei Korolev chết đi thì họ mới công nhận là “Chief Designer of Launch Vehicles and Spacecraft”.

Những bộ óc vĩ đại về không gian: Konstantin Tsiolkovsky (Nga), Robert Goddard (Hoakỳ) Herman Oberth (Đức), Wernher Von Braun (Đức), Carl Sagan (1934-1996) (Hoakỳ) (Giáo sư tại Berkeley, Havard và Cornell / New York).

Thông thường những vệ tinh truyền thông bay cách trái đất khoảng 438 miles (705 km). Hiện nay (2000) khoảng 350 km đến 500 km biết bao nhiêu, hàng trăm cho đến ngàn vệ tinh bay quanh quẩn quỹ đạo trái đất. Có cái của Nga, Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc và ngay cả Ấn Độ nữa... Có nhiều xứ chưa phát triển tốt về rockets thì họ nhờ Pháp hay Hoakỳ phóng vệ tinh (satellites) dùm cho họ.

Đặc biệt năm 1990 Hoakỳ phóng lên một viễn vọng kính lớn nhất thế giới, tên là Hubble Spacee Telescope, vì đa số những viễn vọng kính đặt trên những núi cao hay những núi rừng hẻo lành, để đêm về ngó lên hàng ngàn hàng tỉ vì sao lấp lánh trên trời thường bị bầu không khí trái đất cản trở rất nhiều, những lúc nào mưa bão, mây mù thì chịu đui mù một đêm vậy, nên Hubble phóng ra ngoài không khí trái đất sẽ giúp rất nhiều cho loài người (giá gần 2 tỉ USD), bay cao độ gần 500 km, nó có khả năng ngó thấy một vẫy chân một con chim gọi là humming-bird (chim hút mật, nhỏ bằng ngón tay) đang bay hút mật một bông hoa vườn nhà bạn.

Trạm không gian quốc tế (International Space Station) tốn tất cả 9 tỉ USD, trạm này phần lớn là hỗn hợp giữa Nga và Hoakỳ. Phòng chứa vừa đủ cho 3 phi hành gia mà thôi. Khởi từ năm 1997 thay thế trạm không gian MIR của Nga.

Kỹ sư Sagant Phan

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002