|
|
Giới Thiệu |
HƯƠNG SẮC QUÊ MÌNH
(tiếp theo kỳ trước) BÀ THỦ KHOA NGHĨA Khoảng 1820, ông Nguyễn Văn Lý làm hộ trưởng ở tỉnh Biên Hòa, nhà cửa thênh thang làm ăn sung túc. Một hôm, một thanh niên đến xin ở trọ để tiện theo học trường thày đồ Hoành gần đó. Thấy vẻ người tuấn tú, ăn nói lễ độ, ông niềm nở mời ngồi. Hỏi lai lịch thì biết là Bùi Hữu Nghĩa, quê làng Long Tuyền, tổng Bình Thủy, Cần Thơ, cha làm thuyền chài đã gắng cho theo đòi bút nghiên, ngặt vì quá nghèo nên định bỏ học thì may có ông người làng họ Ngô mến tính hiếu học giúp tiền lương cho lên Biên Hòa thụ giáo thày Hoành là nhà mô phạm nức tiếng. Ông hộ trưởng vui vẻ dành ngay một phòng cho người thư sinh dễ. thương, ngầm có ý chấm làm khách đông sàng vì ái nữ là cô Tốn tóc đã chấm ngang vai. Từ đấy, Bùi được yên chốn thong dong, cơm dẻo canh ngọt, nên đèn sách chuyên cần, chẳng bao lâu nổi tiếng văn hay chữ tốt. Năm 29 tuổi (1835, Minh Mạng 16) thi hương trường Gia Định, đỗ thủ khoa, nên thiên hạ thường gọi là Thủ khoa Nghĩa. Đến khoa thi Hội, ông ra Huế thi nhưng không đậu. Song cũng được bổ vào tập sự ở bộ Lễ, chờ ngày lãnh chức vụ chánh thức. Chỉ ít lâu sau, ông được bồ nhiệm tri phủ phủ Phước Long, Biên Hòa. Trên đường phó quan, ghé chào thày Hoành xong ông vội vã lên võng để phu cáng về lối Phước Long, cáng nhà nhấc lên để ra đi bỗng thấy cô Tốn bước đến cản lại dịu dàng nói: _ Dám bẩm quan lớn, ngài tài cao học rộng xin làm ơn coi dùm tấm giấy này và giảng giải cho... Ông thủ khoa giật mình vội vã xuống võng tiếp mảnh giấy nhỏ, thấy (1) thì đỏ bừng mặt, chắp tay khẩn khoản: _ Vì phải tới phủ cho kịp giờ ấn định nên chưa đến được đằng nhà để tạ ơn, xin thư cho ít bữa, chứ tôi đâu có quên... Rồi ông lật đật lên võng và trong khi phu cáng lần bước lên đường ông thủ khoa thở dài, nghĩ bụng: quên sao được mà quên! Cái mảnh giấy này, trong khi dùi mài đèn sách, mình dã dúi cho cô nàng, tưởng chữ viết dọc ngang thế chắc gì đã đọc được. Ai dè cô đã lần ra mối: Đọc dọc từ trên xuống dưới: Đây lại gửi thơ đặng em hay từ dưới lên giữa rồi quặt sang phải: Hay em đặng thơ bỏ Nghĩa này từ phải sang trái: Này Nghĩa bỏ thơ chang nhớ thiếp từ trái đến giữa ngoặt lên trên: Thiếp nhớ chàng thơ gửi lại đây Và rồi: thơ chẳng gửi lại, mà chính thiếp đã tới trả lời khiến thiếp với chàng "nể lòng khôn lẽ cầm lòng"... thì giờ đây chàng nỡ phụ lòng cho đang. Quả nhiên khi nhận việc xong, ông đón cha cùng đi tới nhà ông hộ trưởng để cầu hôn. Lẽ tất nhiên ông hộ trưởng hồ hởi như cởi tấm lòng và sau tiệc cưới linh đình, vợ chồng ông phủ “võng ông đi trước võng bà theo sau” vinh hoa bõ lúc phong trần... Ở Biên Hòa một thời gian, ông phủ Nghĩa được thăng đi trấn nhậm phủ Trà Vang (Trà Vinh), tỉnh Vĩnh Long, tòng sự dưới quyền tồng đốc Trương Văn Uyển và bố chánh Truyện. Tính cương trực, ông không chịu luồn cúi và cũng không tư vị một người nào. Bấy giờ em vợ bố chánh Truyện hay có thái độ hỗn xược, ông chẳng nể nang gì một hôm cho đánh 5 roi, lại đánh thêm 5 roi nữa gửi về phạt phụ huynh vì không biết dạy con em. Do đó bố chánh đem lòng thù, tìm dịp hãm hại. Trước kia, Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đuổi, lương thực thiếu hụt, ở Trà Vang người Thổ quyên giúp rất nhiều, thêm một số lớn tình nguyện tòng quân, nên khi tức vị vua nhớ ơn, xuống chiếu miễn thuế thủy lợi rạch Lang Thé cho dân Thổ. Thấy thủy lợi đó quan trọng, một người Tàu lo lót với tổng đốc Uyển và bố chánh Truyện giành lấy độc quyền và đắp đập để khai thác. Các hương mục Thổ kéo nhau đến kiện ở dinh tri phủ Bùi Hữu Nghĩa; tri phủ xử ràng: “Việc tha thuế thủy lợi là ơn riêng của vua Thế Tổ ban cho dân Thổ, nay ai nhỏ hơn vua Thế Tổ mà đứng bán rạch ấy thì có chém đầu nó cũng không sao!” Dân Thổ được lời xử ấy bèn phá đập của người Tàu. Giữa hai bên xảy ra huyết chiến, phía Trung Hoa chết mất tám người. Nhiều dân Thổ bị bắt khai ra lời xử của Bùi. Tổng đốc và bố chánh Vĩnh Long bắt luôn ông giải về Gia Định rồi đệ sớ lên triều đình, buộc vào tử tội: xúi giết người và làm loạn. Đứng trước nỗi oan tình, bà thủ khoa Nghĩa quyết lặn lội ra Huế minh oan cho chồng. Bấy giờ, Phan Thanh Giản đang làm thượng thư bộ Lại. Bà thủ khoa tìm đến tư dinh Phan để trình bày sự lộng quyền của các quan tỉnh Vĩnh Long, rồi đến Tam pháp ty khua ba hồi trống “kích cổ đăng văn”. Tam pháp ty gồm có nhân viên cao cấp của bộ Hình, Đô sát viện và Đại lý, dân gian gọi là “Ba toà quan lớn” tự họp xử không định kỳ, chỉ có những phiên nhóm bất thường để xét các vụ đặc biệt, mỗi vụ họp theo tiếng trống của người bị oan khuất tự đến dóng lên. Bà thủ khoa vừa rung trống thì một thày đội chạy đến thâu tờ trạng đem vào trình viên quan chực. Ông này giao lại Tam pháp ty nghị án rồi chính vua chung thẩm như sau: “Tha tội tử hình cho Bùi Hữu Nghĩa, song phải quân tiền hiệu lực, lập công chuộc tội.” Bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức, nghe tin này lấy làm cảm thương cho người liệt phụ đồng hương, bèn cho vời vào ban một tấm biển trạm bốn chữ vàng: “Liệt phụ khả gia”. Cứu được chồng, bà thủ khoa từ giã kinh đô, thẳng đường về Biên Hòa ít lâu sau thọ bệnh rồi mất tại làng Tân Hiệp, tổng Chánh mỹ thượng. Khi bà mất, thủ khoa Nghĩa đang trấn nhậm ở Châu Đốc Hay tin vội về nhưng tới nhà thì việc tống táng đã xong, ông sụt sùi đọc bài văn tế có những câu thống thiết như sau: Nơi kinh quốc mấy hồi trống dóng, biện bạch này oan nọ ức; đấng hiền lương mắt thấy thảy đau lòng. Chốn tỉnh đường một tiếng hét vang, hẳn hòi lẽ chánh lời nghiêm, lũ bằng đảng tai nghe đều mất vía. Công danh lỡ vì mang bệnh quỉ, em chẳng phải như vợ Mãi Thần ngày trước, thời chưa thông làm thói dể duôi Khó hèn cam nào dám trách trời, bậu chẳng phải như vợ Tô Tần thuởxưa, vận chưa đạt đem lòng khinh bạc... Ăn cần ở kiệm, giầu không khoe, khó cũng không đua - Mua nghĩa, chác nhân, trước chẳng phai, sau cũng chẳng lạt. Ôi! Sông Lệ vàng chìm - Non Côn ngọc nát. Cảnh giai lão trách lòng trời đất, khó có nhau, giầu cũng có nhau - Quỉ vô thường gây cuộc bể dâu, vật tráo chác, người sao tráo chác. Con sáu tuổi thơ ngây một bóng, em sao đành nhắm mắt qui tiên - Chồng trăm bề lo lắng một mình, bậu sao nỡ sấp lưng cưỡi hạc. Ai mượn lão Diêm phù rước khách, mẹ lìa con vì gã khiến ức oan - Ai mượn ngươi quỉ bá đưa đàng, chồng xa vợ ở ngươi nên bạc ác. Chữ dại đức tất đắc kỳ thọ, đọc tới phát buồn – Câu tích phước tắc hữu dư khương, nghe càng thêm chát. Qua đề bậu chẳng bằng tiên đũa, phận phấn gương chẳng kịp nửa giờ - Trời giết người chi sá gươm đao, chứng nghèo ngặt không đầy một lát. Đêm khuya hãy nưng niu một trẻ, nghĩ từ cơn ruột tựa kim châm - Ngày dài thêm vắng vẻ không em, nhớ từ chặng, gan dường muôí xát. Cuộc long hổ lấp rồi ba thước đất, ôi thôi rồi má phấn hồng nhan - Bạn phụng loan phân rẽ một phương trời, lo đáo để duyên đơn phận bạc... Đôi liễn thờ vợ ông viết như sau: “Ngã bần, khanh năng trợ; ngã oan khanh năng minh, triều dã giai xưng khanh thị phụ.” “Khanh bệnh, ngã bất dược, khanh tử ngã bất táng, giang sơn ưng tiếu ngã phi phu.” (Ta nghèo, mình hay giúp đỡ; ta tội, mình biết kêu oan, trong triều ngoài quận đều khen mình mới thật là đáng vợ; Mình bệnh, ta không thuốc thang; mình chết ta không mai táng; non sông cùng cười ta chẳng xứng gọi là chồng.) Vợ mất ba năm, ông mới lại có dịp về thăm nhà, nhân làm bài thơ:
Được ít lâu ông chán nản việc đời, xin từ quan, trở về quê quán tại Bình Thủy, làm thuốc và dạy học, vui thú điền viên, thường ngày uống rượu ngâm thơ với bạn là cử nhân Phan Văn Trị. Ngày 21 tháng giêng Nhâm Thân (1872) ông từ trần, thọ 65 tuổi. NỮ SĨ SƯƠNG NGUYỆT ANH Khoảng 1850, ông Nguyễn Đình Chiểu làm thày lang ở Tân Thuận đông, tỉnh Gia Định, kết duyên với bà Lê Thị Điều, người Cần Giuộc, Chợ Lớn. Được ba trai, ba gái, trong số này có bà Nguyễn Thị Khuê là con thứ tư, sinh ngày 24 tháng 12 năm quý hợi (1863). Vóc người mảnh mai, tư dung thanh nhã, lại nhờ sự chăm sóc dạy dỗ của thân phụ, nên sớm trở nên một trang tài sắc lẫy lừng. Song gặp lúc thời thế đảo điên, lòng người dáo dở, kén cá chọn canh mãi không tìm được nơi xứng ý, nên đến năm cha tạ thế, thiếu nữ đã 25 tuổi mà vãn giữ phòng không. Gia đình hồi ở Ba tri, trong vùng có ngự sử Lê Đình Trọng về htru trí, mở trường dạy học. Vài ba thư sinh gấm ghé cô nữ sinh, nhất là Giảng và Xuyên. Một hôm ông đồ vắng nhà, hai anh đến chơi bàn luận văn chương. Cô Năm Khuê ra câu: Đằng tiểu quốc, sự Tề hồ, sự Sở hồ? (Nước Đằng nhỏ, ở giữa Tề Sở, biết thờ nước nào?) Anh Xuyên đối: Ngã đại trượng, phạt Quách hĩ, phạt Sở hĩ (Gậy ta dài, đã đánh Quách lại đánh Sở) Cô Năm đỏ bừng mặt, lui vào nhà trong. Một lát, cho con ở ra trao mảnh giấy, có hai câu:
Giảng và Xuyên lủi thủi ra về... Lúc đó, viên tri phủ sở tại cho người mai mối, bị khước từ, nên đem lòng hờn giận, kiếm chuyện làm khó, đến nỗi gia đình cô phải dời đi Cái Nứa, tỉnh Mỹ Tho, sao lại chạy sang Rạch Miễu, cùng tỉnh, mới thoát được nanh vuốt. Ở nơi đây, rồi cô kết duyên cùng viên phó tổng Nguyễn Công Tính, sinh hạ được một gái thì chồng tạ thế. Khi cư tang, cô có bài thơ tự thán:
Và quyết tỏ chí hướng của mình:
Chính trong lúc này ngoài cửa xôn xao oanh yến, thày bảy Nguyện ở Mỏ Cày gửi thơ trêu:
Cô Năm đáp ngay:
Từ đó sống trong cảnh sương phụ, lấy hiệu là Sương Nguyệt Anh. Ba chữ bút danh này sớm nổi lên như cồn trong làng văn tự, vì bà ngâm vịnh rất nhiều, tài học uẩn súc, lời văn lại trau chuốt, khiến nên có nhiều người mộ tiếng, tới lui thăm hỏi. Một nhà nho ở làng Vnh Kim (Mỹ Tho) là Hô Bá Xuyên trao một bài thơ, ý muốn cùng bà chắp nối:
Song bà đã quyết chí ở vậy nuôi con, nên họa lại:
Một ông phủ tân trào cũng gửi lại mấy câu tâm sự:
Bà đáp lại bằng hai bài cự tuyệt:
Một văn hữu cũng gửi tặng thơ:
Bài này là họa vần bài Thưởng bạch mai của nữ sĩ:
Con gái bà tên Nguyễn Thị Vinh, sau này gả cho Mai Văn Ngọc. Ba ngày sau khi sinh con gái là Mai Huỳnh Hoa, cô Vinh qua đời. Bà buồn rầu, lên Saigon dạy chữ nho và làm biên tập rồi làm chủ bút tờ báo Nữ Giới Chung. Thấy Mai Văn Ngọc tám năm chưa tục huyền, bà khuyên:
Đến khi nền đô hộ Pháp ngày càng đè nặng, bà có thơ:
Dịch nôm:
Ngày vua Thành Thái ngự giá vào Nam, nữ sĩ cảm khái:
Khi thấy lính Việt sang tùng chinh bên Pháp (1914-18) bà cũng làm bài thơ chữ Hán:
Bài này Nguyễn Đình Chiêm dịch:
Làm báo ít lâu, bà mắc chứng đau mắt, chữa mãi không khỏi, sau thành lòa hẳn, lui về ở với bà con ở Mỹ thạnh hòa, đến năm Canh thân ngày 12 tháng l l (4-l-1921) tạ thế, thọ 58 tuổi, mộ để ở cách chợ Ba Mỹ chừng lOO thước, về lối đường Mỹ Chánh (Bến Tre). Lãng Nhân ______________________ Chú thích:
|
Copyright (c) DaiChung News Media 2002