Đại Chúng số 75 - phát hành ngày 15-6-2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới

MỘT NGÀN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN

MỘNG TUYỂN Nữ Sĩ

Ông Nguyễn Văn Như Hà Brookhurst Orange County (CA). Tôi có dịp nghe một người bạn đọc một bài thơ cuối cùng của nhà thơ cổ điển Quách Tấn, hình như là bài thơ "Sau Tết", tôi chỉ nhớ mường tượng như vậy. Bà cụ có nhớ bài thơ này không?

* Bài ông nói đó có thể là bài "Một Buổi Chiều Sau Tết". Nếu đúng bài thơ ông muốn nhắc lại, tôi xin ghi lại để ông đọc nếu đúng thì chính bài này:

Tết đã qua rồi chợ đã tan

Ngày vui đã hết, hứng chưa tàn.

Duyên vầy nửa gối hoa trì mộng

Tin gửi đầy hương Thiết Mộc Lan.

Man mác mây lồng cây Vị Bắc

Bồi hồi địch vẳng khúc Dương Quan.

Bay về núi cũ bầy sương lộ,

Cánh quạt vào song ngọn gió ngàn.

Cụ Hoàng Hữu Thành San Jose: Trong truyện Kiều có hai câu, mà tôi thấy có nhiều bản viết khác nhau:

1. Kiếp này nợ trả chưa xong

Làm chi thêm một nợ chồng kiếp sau.

Còn một bản khác thì viết:

2. Kiếp này nợ trả chưa xong

Làm chi thì cũng một chồng kiếp sau.

Vậy trong hai câu này, câu nào thì đúng?

* Theo hai cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim thì: “Chồng đó là chồng chất", chứ không phải là chồng. Theo nguyên văn của chính bản: “Kiều tưởng đạo tiền sinh nghiệp trái, kim nhật vị hoàn, hựu tăng lai sinh nhất trùng oan trái, hà thời hoàn đắc càn tĩnh”. Có nghĩa: Kiều nghĩ thầm rằng: nợ kiếp trước mà kiếp này không trả, lại để kiếp sau nợ chồng lên một lần nữa, thì bao giờ mới trả cho xong?” Theo tôi nghĩ hai cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim là đúng.

Ông Vũ Ngọc Ngữ Chiêu Spartalus Dr. Grand Prairie TX. 77502: Bà cụ có nhớ hai bài thơ "Thường Nga" của Lý Thương Ẩn và bài "Thu Tịch" của Đỗ Mục không? Nếu nhớ xin nhắc hộ cho.

* Bài Thường Nga dưới đây là của nhà thơ Lý Thương Ẩn, đời Đường:

Vân mẫu bình phong chức ảnh thâm

Trường hà tiệm lạc hiểu tinh trầm,

Thường Nga ưng hối du linh dược

Bích hải thanh thiên dạ dạ tâm.

Có nghĩa:

Đèn lụn giữa đêm khuya, mờ chiếu bóng bình phong, canh vắng sao thưa bến sông trắng xóa. Tội trộm lấy thuốc nàng đành gánh chịu, đêm thanh,mây thẳm đớn đau lòng.

Còn bài: Thu Tịch là của Đỗ Mục:

Ngân chức thu quang lãnh họa bình,

Khinh la tiểu phiến phác lưu huỳnh.

Thiên giai dạ sắc tương như thủy

Ngọa khán khiên ngưu chức nữ tinh.

Có nghĩa:

Trăng mờ hiu hắt khiến cho tấm bình phong lạnh, Tung cánh quạt mềm lên con đóm lướt ngang qua. Lưng trời gió thoảng nhè nhẹ lại, nằn yên lặng mà ngắm hình nguyệt nga.

Cụ Mã Vi Tuyền Trinity St. Philadelphia: Tôi muốn cụ dịch sát hộ nghĩa của cái câu: "Phù địch khai vật thành vụ, mạo nhiên hạ chi đạo như tu nhi dĩ. Thị cố thánh nhân dĩ thông thiên hạ chi nghiệp - dĩ đoán thiên hạ chi nghi.

2. Trong các bộ kinh tối cổ, tôi đọc được các tập sách khảo cứu về Dịch Kinh nói là Pho Kinh Dịch là pho kinh tối cổ của nhân loại, có đúng thế không?

3. Chẳng biết Dịch Kinh nó huyền nhiệm như thế nào để đến nổi Đức Khổng Tử phải bỏ ra rất nhiều thời gian ra để hệ thống và định giải về bộ kinh này?

* Câu: “Phù dịch khai vật thành vụ..." có nghĩa: "Dịch là để định giải muôn vật - thành được mọi vật - bao trùm đạo lý của con người. Vì thế thánh nhân áp dụng đạo dịch để khai mở được hoài bảo của thiên hạ - định được khả nghiệp của thiên hạ và đoán được sự ngờ của thiên hạ."

2. Trong các bộ kinh tối cổ của nhân loại như Cựu Ước, Dzyan... Dịch Kinh của Đông phương là lâu đời hơn cả, Chính bộ Kinh Dịch là mầm mống khỏi thủy ra văn hóa, luân lý, đạo đức... theo tinh thần Đông phương.

3. Dịch Kinh quả thật có tiết tấu huyền diệu nên Đức Khổng Phu Tử - người đã bỏ bao lao lâu trong thời gian dài để nghiên cứu, hệ thống và và đọnh giải, nó bao la và huyền nhiệm nên gần chết mà vẫn không thể lý giải hết. Vì vậy mà ngài đã than trước khi nắm mắt: "Gia ngã sổ niên, tốt dĩ học dịch, khả dĩ vô đại quá hỷ". Câu nói bất hủ này của ngài Sư Biểu mà sau này nhiều nhà nghiên cứu dịch ở Tây phương cũng phải dịch ra: Confucius said: "Give me a few more years, so that I may have spent a whole fifty in study and I believe that after that allI should be fairly free from error".

Cụ Vũ Hảo Thomas Ave, St,Paul MN.55103. Trước kia tôi được nghe câu thành ngữ của Trung Hoa như sau: "Cư an tư nguy". Bà cụ giảng giải hộ.

* Thành ngữ "Cư an tư nguy" do câu chuyện như bên dưới đây mà có:" Thời Xuân Thu Chiến Quốc loạn lạc nhiều, ít khi có được thanh bình dài lâu, thuở ấy nước Trịnh đem binh xâm lược Tống, Tấn, Lỗ, Vệ... khiến tất cả 11 quốc gia đều bất mãn. (Nguyên nước Sở lúc bấy giờ bị các nước Trung Nguyên cho là dã man). Sở thấy Trịnh hòa hảo với 11 quốc gia trên, bèn hướng về nước Tần mượn binh diệt Trịnh. Nước Trịnh có ý hàn phục Sở, trải qua thời gian đó, 12 nước Trung Nguyên nhận thấy Trịnh có hành vi bội ước đi hàng Sở. Tất cả các quốc gia đều hội lại hiệp sức đánh Trịnh. Đầu tiên Trịnh thỉnh cầu nước Tấn là một đại quốc đứng ra giảng hòa. Tấn nhận lời yêu cầu của Trịnh và thông báo cho các nước đồng minh. Các quốc gia đồng thuận kéo quân rút về. Trước ơn ấy, nước Trịnh cảm tạ nước Tấn đã giúp mình nên đem tặng nhiều binh xa và nhạc khí luôn cả nhạc sư và vũ nữ... Tấn Vương bèn mang một nửa số ca vũ nữ ra tặng lại cho công thần Ngụy Giáng. Công thần này không chịu nhận bèn quì tâu: "Công đức giúp cho Hoàng Thượng được thành công là của nhiều người chứ không riêng gì của hạ thần. Còn Hoàng Thượng bây giờ có thể đoàn kết rất nhiều nước... để cùng giữ yên bờ cõi. Thần nghe người xưa nói: "Cư an tư nguy", tư tắc hữu bị, hữu bị vô hoạn". Lúc sung sướng phải nhớ khi hoạn nạn, phàm việc gì cũng vậy phải chuẩn bị trước mới đợc. Đại khái là vậy.

Cư sĩ Tịnh Sơn Garden Grove: Bà cụ nhớ nhắc lại hộ Thần chú Đa Ra Ni, đồng thời giải cho cái nghĩa của Thần Chú... Xin cho một ít ví dụ. Cám ơn bà cụ nhiều.

* Nguyên chữa viết Đa Ra Ni: Dhârani, có nghĩa là "Trì" tức giữ hay "tổng trì" là giữ tất cả lại. Ngoài ra còn có nghĩa là "năng già" chận đứng những ác nghiệp hay ác ý không cho thoát ra ngoài. Có 4 loại Đa Ra Ni:

a: Văn Đa Ra Ni hay Pháp Đa Ra Ni là các giáo pháp.

b: Nghĩa Đa Ra Ni:nghĩa lý của các pháp.

c: Chú Đa Ra Ni: hay là chơn ngôn thần chú (formules magiques) là những câu bí mật của chư Phật, chư Bồ Tát truyền lại để trợ giúp cho hành giả trên đường hành đạo, trừ khử các sự độc ác tai nghiệp của thế gian.

d. Nhân Đa Ra Ni: Đối với các thật tướng của pháp, trì nhẫn cho thân tâm khỏi xao động.

Thần chú có nghĩa những ngôn từ bí mật, có tác năng chuyển hóa những sự vật, khi hành giả muốn chuyển hóa sự vật theo ý muốn của mình, ngoài ra còn có nhiệm vụ cho chính bản tâm của hành giả đặng tránh những tai biến. Hoặc nó còn hộ trì cho đối tượng chúng sanh hạnh ngộ được thiện nghiệp. Thần chú mà đọc thành tiếng gọi là "Động thanh thần chú" còn đọc không thành tiếng thì gọi "Thịnh thanh thần chú". Còn Thần chú chỉ nghĩ đến bằng tư tưởng không thôi thì gọi "Mật thanh thần chú. ...

Ông Nguyễn Văn Tân San Jose: Bà cụ có nhớ bài "Con Chó Đá" của Lê Thánh Tôn không? Xin nhắc lại hộ.

* Con Chó Đá

Quyền trọng ơn trên trấn cõi ngoài

Cửa nghiêm chôm chổm một mình ngồi

Quản bao sương tuyết nào chi kể

Khéo nhử cao lương cũng chẳng nài

Mặc khách thị phi giương tráo mắt

Những lời trần tục gác ngoài tai

Một lòng thờ chúa nghìn cân nặng

Bền vững ai lay cũng chẳng dời.

Ông Văn Thành Bảo San Jose: Thỉnh thoảng thấy bài viết hay thơ của nhà thơ Mộng Đài, đó có phải là cây bút thời tiền chiến không? Xin bà cụ cho biết.

* Đúng. Nhà thơ tiền chiến Mộng Đài, được nhiều người biết đến, đồng thời với Thế Lữ, Hàn Mạc Tử, Bích Khê, là bạn vong niên của cụ Diệp Văn Cương, Bút Trà... Hiện cùng sống với ông tại Thung Lũng Hoa Vàng.

Mộng Tuyền

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002