Đại Chúng số 75 - phát hành ngày 15-6-2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới

TIN NHỎ CẦN BIẾT

Đạt Luận sưu tầm

1.- Ba tay Phù Thủy của Nhật.

Nền kinh tế của Nhật từ lâu được thế giới xem là kiểu mẫu kinh tế tân thời nhất. Họ đi trước thế giới về hàng đầu điện tử như: Digital T.V, mà hiện nay tại Hoakỳ chỉ có một vài đài truyền hình lớn có mà thôi, còn tất cả đều xử dụng hệ thống cũ trên 30 năm nay. Họ đi trước Đức về máy chụp hình, ngày nay không ai chối cãi loại máy chụp hình hiệu Nikon là số một, xe hơi của họ sản xuất từ trước đó chỉ dành cho giới nghèo đến trung lưu mà thôi, nay họ sản xuất nhiều loại xe dành cho giới thượng lưu, xe Lexus đã chận đứng xe BMW hạng 740 hay Mercedes hạng 400 v.v... và v.v...

Nhưng đến một lúc nào đó nền kinh tế này bị chậm lại, rồi muốn tuột dốc luôn vì xứ Nhật không có mỏ dầu hỏa, những nguyên liệu cần thiết cho kỹ nghệ nặng thì tất cả đều mua từ ngoại quốc, thực phẩm không đủ cung cấp cho quốc nội. Xứ làng giềng mà trước đó người Nhật ngó bằng nửa con mắt, nay những xứ đó trỗi dậy bất ngờ, như xứ Triều Tiên (Korea) họ đã sản xuất được xe hơi, đóng được những chiếc tàu có trọng tải lớn kinh khủng... Rồi họ tiến đến kỹ nghệ cao (high tech) như làm được những chip micro, kế đó là xứ Đài Loan nữa. Láng giềng quanh Nhật sao mà vươn dậy một cách không ngờ. Cho nên Nhật cảm thấy bị qua mặt mà không chào hỏi, nên Nhật thay đổi thủ tướng liên miên, chưa ăn mừng ghế Thủ tướng thì thấy ghế bị người khác giựt mất rồi. Hiện nay tại Nhật câu Thệ Nguyện (Slogan) cho Nhật là “Phải đổi mới bằng không đi... đoong”

Thiệt là Trời không phụ người chăm chỉ cần cù. Nước Phù Tang Tam Đảo xuất hiện 3 tay phù thủy trẻ măng y như 3 chàng Babylac (Babylac là loại sữa cho con nít bú ngon lắm) Ba chàng phù thủy trẻ là: anh “Son”, anh “Nambu”, và anh “Hideo”.

a.- Anh “Son Masayoshi”: Năm nay được 39 tuổi, độc thân, thích Judo và Trà đạo còn Bill Gate tại Hoakỳ thì thích football và hotdog. Son Masayoshi mà thế giới gọi là “Japanese Bill Gate”. Anh làm chủ một đại công ty tên là “Soft Bank”. Trong vòng 3 năm tài sản của anh lên đến 6 tỉ USD, cứ mỗi ngày là hốt tiền không hết. Anh tuyên bố với báo Osaka Tribune là “Chúng tôi mới đến cửa ngôi nhà điện tử, chúng tôi mong được ngồi trong đó để uống trà...” Hiện nay Cty anh giữ Trang chủ Yahoo Japan. “Son Masayoshi” điều hành một ban Quản lý mà những người Nhật già gọi là “tụi mắc bệnh tâm thần”. Những xếp lớn trong ban Quản trị đa số thích bận áo thun..hơn là thắt cà vạt rồi đóng khung trong bộ veste đen ngòm của nhóm Wall Street bên Mỹ. Ông chủ cũng vậy, ông chủ tỉ phú trẻ thường nói: “Ăn mặc không thành vấn đề, miễn là có óc sáng tạo là được.” Không thấy Bill Gate sao, đi làm bằng một chiếc xe thua một tay assembler Việt kiều nữa, ăn trưa là 2 cái hot dogs, nhưng đầy óc sáng tạo.

b.- Anh “Nambu”: Nambu Yasuyyuki năm nay 45 tuổi, đang lãnh đạo một tập đoàn công nhân lớn vào hạng thư 5 trên thế giới. Có 480 ngàn nhân công dưới trướng. Thân phụ của anh thuộc dòng Yamato Clan (một nhóm lãnh chúa Shogun miền Bắc Hải Đảo). Nên anh có một ý chí cương quyết của một Samurai lãnh tụ. Trong nhà anh ngó ra xa là một ngọn núi Phú sĩ tuyết phủ vạn niên trên đỉnh. Anh cũng là tay Kendo (Kiếm đạo) cao thủ của Nhật chính thống áo đen.

Hệ thống nhân công này làm việc trong 40 ngàn nơi: khách sạn, ngân hàng, bến tàu, siêu thị, phi trường... Trung tâm đầu não của anh là building Pasona, Tokyo có trên 200 người áo quần lịch sự làm việc, điện thoại đỏ, đen, vàng đầy trên các bàn làm việc. Văn phòng anh làm việc hữu hiệu hơn văn phòng F.B.I của Hoakỳ nữa. Nhân viên nào đấy gặp anh đều có số mật khẩu hết “password” rồi nhóm anh mới dễ dàng làm việc. Rất nhiều ông chủ thuộc loại “Cá Mập” rất ngán trung tâm anh. Mặc dầu trước đó vài tháng anh thoát rất nhiều vụ mưu sát do nhóm Yazuka (Mafia Nhật, có truyền thống là chặt mất một lóng trên ngón tay út) nhắm vào anh, kể cả cho người leo vào hàng rào phòng thủ bằng electronic của dinh thự anh vào nửa đêm khuya... Tất cả đều bị anh bắt sống, nhưng chỉ tay phải để lại trong computer của nhóm anh. Slogan của anh là “Đừng cho Chủ Bự ăn hiếp mình.”

c.- Anh Hideo: (đọc là Hai Đô đừng đọc là Hai Đéo!) Sawada Hideo năm nay 46 tuổi, Giám đốc Công ty HIS, chuyên về dịch vụ du lịch cho dân Nhật. Khi bạn đã là một nhân viên cho một hãng nào thì bắt buộc anh phải vào membership côngty HIS của anh thì mới khoái. Vì Côngty của anh đã mua đứt hàng trăm đại khách sạn cở 5 sao trên những tuyến xe lửa về ngành nghề du lịch. Mấy đại xì thẫu của Hilton Hotels, Florida Hotels đều mong muốn mần ăn với anh. Congty anh đang có phần hùn rất nhiều trên những tàu du lịch Cruise hạng 5 sao luôn. Khác với những sinh viên Nhật rất thích du học tại những đại học nổi tiếng Hoakỳ như Yale, Havard hay Berkeley... thì anh lại chọn nước Đức mà du học. Thành tài anh về nước Phù tang, anh lập một hệ thống Công ty mần ăn của anh không giống một ai hết, nhờ không giống ai hết nên Công ty anh mới còn sống, còn những láng giềng đều đi... đoong hết. Côngty anh Đại khai trương năm 1980 với 2 người vừa làm Tổng Giám Đốc vừa làm... culi luôn. Công ty anh bán vé du lịch rất rẻ, một cách đáng nghi ngờ là vé ma. Nhưng nhiều tay du lịch nghèo liều mạng mua vé của công ty anh rồi mãn vacation thì những người nghèo này về khoe khắp lối xóm là với giá vé du lịch rẻ một cách đáng sợ thì họ được ăn tôm hùm ngủ giường loại vua ngủ... Một đồn mười, rồi mười đồn trăm. Năm nay 2 Tổng Giám Đốc đang thu về tiền lời trên 500 triệu USD. Khi ViệtNam mở cửa các nước Tây Phương đang ngần ngừ không muốn nói chuyện du lịch với một xứ mà bom đạn còn nóng hổi chưa nguội, thì Côngty anh đã xây nhiều khách sạn rồi. HàNội, Huế, Saigon đều có tiền của công ty anh bỏ vào, khách sạn ngon và tiền rất rẻ. Cho đến nỗi những khách du lịch nghèo mà dân Việt Nam gọi là “Tây Ba Lô” rất thích. Tại sao gọi Tây Ba Lô? vì họ nghèo đến nỗi chỉ có cái Balô sau lưng mà thôi. Nhóm Tây BaLô này ít khi cho “BO” (tiền Tip) nên chủ quán Việt rất khó chịu với những Tây Balô này. Tụi họ ăn Phở là phải biết “đòi mua tô phở rẻ nhất, nhưng xin thêm bánh phở và nước lèo” lúc đầu chủ quán khoái lắm, tưởng tụi Tây Phương khoái món Phở của mình hơn lối xóm, nhưng không, họ muốn ăn cho chắc bụng rồi đi bộ tiếp... Họ không nhiều tiền. Đi xe đò thì thích mua vé đứng rẻ hơn.

2.- Bà vua không ngai Internet của Pháp là ai?

Câu chuyện này nói ra ít người tin lắm. Lý do mấy chuyện này dành riêng cho mấy trự. Mấy trự xứng đáng được chức vụ cao này lắm chứ ? Hy sinh bao nhiêu thú vui trần gian như bỏ biết bao nhiêu cuộc nhậu chết bõ của bạn bè mời réo, kể cả hy sinh hạnh phúc gia đình luôn, bà vợ cứ cho phòng không chiếc bóng còn mình ôm miết cái computer. Mà xứ Pháp tuy miệng rất nịnh đầm ga lăng hết chỗ nói, nhưng họ rất oai hơn ông kẹ nữa chứ. Chuyện Internet là của mấy trự còn đàn bà thì vào bếp... alêhấp.

Chuyện lạ là tại Pháp Cô Orianne Garcia, 26 tuổi là người đang coi sóc 2 Đại Công ty chuyên về Internet hàng đầu của Pháp. Cô nhớ lại cách đây không lâu...

Lúc còn tóc thề chấm ngang vai, cô Orianne rất thích văn chương hơn khoa học. Học trong lớp đến giờ khoa học là cô nản muốn chết rồi. Mộng cô nho nhỏ thôi, là làm xếp vài chục thằng con nít vừa học vừa khóc đòi mẹ ẵm, nghĩa là làm cô giáo tiểu học cấp nhỏ nhất là cô khoái rồi. Nhưng rồi định mệnh run rủi làm sao đó, cô ráng học thử vài lớp về computer xem ra sao, vì cô nghe rằng giỏi chuyện này thì viết văn in sách càng dễ dàng hơn. Không ngờ càng học càng đâm ghiền những lớp này. Rồi chuyện may xảy ra, cô có vài người bạn thành lập một công ty chuyên gỡ rối tơ lòng bằng Internet, họ nhờ cô gỡ dùm. Đó là năm 1994. Rồi càng lúc càng dấn sâu vào hệ thống Internet thì cô càng chán vì đi sâu vào Web thì cô lại dụng đầu với danh từ Anh Ngữ. Loại danh từ này càng lúc càng nhiều, nhiều đến nỗi chưa có nhà xuất bản tự điển (dictionary) nào dám in ra hết. Vì chưa in thì có thêm từ mới nữa rồi. Cô lại phải nhức đầu chuyển ngữ từ tiếng Anh ra tiếng Pháp. Mấy cái chuyện này mất cả ngày trời. Nhưng với tánh trời cho là cứng đầu nhất nhà hay là nhõng nhẽo nhất nhà cũng vậy thôi, cô và mấy người bạn quyết định thành lập công ty Tin học Internet, tên là Internet Plus. Rồi cô lập ra một mạng Web sites rất nổi tiếng nhất Âu Châu, hay nói đúng hơn cho những người nói tiếng Pháp. Đó là mạng Lockace, mạng này cho phép người browsers tham khảo trên 3 triệu trang Webs mà không cần nhớ chính xác tên. Ví dụ ghiền một ổ bánh mì ngon nhất quận Paris tại đâu? thì cứ việc bấm chữ bánh mì là tự động máy dẫn bạn đi đến tiệm bánh mì mà các nhân viên của cô cho 5 sao, 4 sao...

Như vậy dân Pháp không thích sao được, nói đến nhậu, đến bánh mì đến rượu chát, phô mai thì ai cũng hoan hô hết, kể cả Tổng thống sắp đắc cử chức vụ nay mai...

Thành công không ngờ, Công ty Internet Plus của cô phát triển nhanh hơn măng gặp mùa mưa vậy. Sau đó công ty Lockace mọc thêm nhánh nữa là Lockace-e-mail. Lockace-e-mail là một dạng Internet thuộc loại Yellow pages, nó cho phép đi thẳng đến trên 1 triệu khách hàng khắp Âu Châu lục địa. Đến năm 1999 nhóm này cho ra thêm nhánh mới nữa là Caramail, y như một phòng tìm việc không tính tiền cho bạn vậy. Người ứng đơn applicant chỉ cần cho biết vài điều nho nhỏ như tuổi, sở thích và nghề nghiệp là electronic sẽ tự động xếp hồ sơ của bạn một cách nhanh chóng. Ví dụ như bạn thích làm siêu minh tinh mà nhan sắc Trời cho xấu quắc thì đừng ngần ngại. Hồ sơ sẽ xếp cho bạn cho đến lúc nào một công ty điện ảnh muốn tìm minh tinh màn bạc mà nhan sắc không cần chú ý thì lập tức hồ sơ của cô minh tinh thuộc loại Chung vô Diệm sẽ có công tác ngay. Nhóm của cô đem tiền về hàng trăm triệu cho công ty của mình. Thành công lớn đến nỗi một Đại CôngTy Internet Pháp thường tự phụ là tụi Mỹ chưa chắc hơn ta được phải mua toàn bộ tập Web Sites này của công ty cô. Cô cứ việc ngồi trong phòng Giám Đốc mà chờ chia tiền. Hiện nay Stock của tập đoàn Internet Pháp mang tên là Infonie Cty đang lên như diều gặp gió khi mua được một phần công ty của cô Orianne Garcia. Báo chí Pháp rất thích tìm tòi đời tư của cô Garcia, hỏi tiền cô bao nhiêu hiện nay thì cô cười e lệ. Nếu Pháp muốn xây thêm một tháp Eiffel nữa thì em dư sức cung cấp sắt cho. Cô nói với báo Paris Match hàng đầu của Pháp là cô sẽ giãi nghệ năm tới. Nhưng đến nay cũng gần 4 cái năm tới rồi.

3.- Một cô gái ViệtNam lần đầu tiên được Hội Hàn Lâm Ẩm Thực của Pháp chấm đậu ưu hạng.

Đó là năm 1998. Tại Paris, Hội Ẩm Thực Quốc Tế “Touques Blanches” lần thứ IX do Viện Hàn Lâm Ẩm Thực Pháp, hân hoan chấm đậu Cô Hoàng thị Như Huy hạng tối danh dự. Riêng tại Saigon, chị cũng nổi tiếng nấu ăn ngon rồi. Nhưng trước đó chị làm nghề giáo viên gần 12 năm, sau đó Thành phố Hồ chí Minh cứ thiếu tiền lương của cô hoài, nhất là dịp đến Tết. Chị đành phải dẹp nghề gõ đầu trẻ mà ra nghề nấu bếp. Chị được chấm đậu ưu hạng khi khách sạn quốc tế 5 sao tại Saigon là Morin mời chị làm vua bếp. Dưới tay của chị gồm có 16 tay đầu bếp thuộc loại dữ dằn. Vào tay chị điều khiển là 16 tay này ngoan ngoãn như học trò lớp mẫu giáo của chị vậy. Nhiều món tân kỳ của thực khách bốn phương trời quốc tế đòi hỏi thì 16 tay bếp chánh này gãi đầu gãi tai lia lịa đưa đến chị là xong ngay. Khách khen ngon và bo cho nhóm chị rất nhiều tiền.

Sau đó tiếng tăm của chị bay sang láng giềng. Khách sạn Majestic mà dân Sàigòn xem là khách sạn của bậc đế vương nhất thành đô. Ban Giám đốc đồng ý trả lương chị hàng tháng lên $1200 USD. Một bậc lương mà chưa ai nghĩ được. Chị được toàn quyền chủ bếp món ngon cho 3 miền Nam, Trung, Bắc vào tay chị thành món quốc tế hết.

Trước đó 23 năm, 1976 chị làm giáo viên tại Đà Nẵng, lương không đủ nuôi chồng và 4 con. Chị đành phải đi làm bếp, chức vụ là phụ bếp... Rồi năm 1988 chị vào Huế, nấu ăn cho một khách sạn hạng 3 sao trung bình. Chị thấy nghề bếp có thễ nuôi sống cho gia đình, nên chị không ngừng học hỏi. Chị đi cầu Thầy học thêm. Những O, những Mệ hay những phi thuộc triều Nguyễn còn sót lại tận tình đem bí quyết chân truyền dạy chị. Chị thi đậu trong một kỳ thi của tổ chức Schmitz Foundation của Đức tổ chức. Chị chấm đậu ưu hạng. Sau đó Tỉnh Thừa Thiên mời chị làm Thầy. Đến nay lớp học này vẫn không còn chỗ chứa, vì có nhiều thiếu nữ không rành về khoa học, kỹ thuật nên rất thích trở thành một chị Nội Trợ giỏi để kiếm chồng sang. Năm 1996 khách sạn Morin tổ chức chọn hiền tài. Chị nộp đơn trên 6 ngàn thí sinh kể cả những trự mày râu bậm trợn. Nhóm này thường khi dễ khi thấy chị vóc dáng khiêm tốn. Họ nhỏ to làm sao cổ khiêng nổi cái chão nặng hàng trăm kílô như tui được. Họ đã lầm, giám khảo chấm thi làm bếp trưởng chứ đâu chấm người khiêng chão!

Rồi chị thi đậu, sau đó có một cao thủ người Belgium đến mở lớp cấp tốc 3 tháng, dạy các món ăn cho vua chúa Âu Châu. Chị được chọn, vì sư phụ này đã ăn món ăn ngon của chị tại Morin, đồng ý dạy giảm tiền cho chị. Từ ông Thầy này, chị phải biết nếm thử 26 loại rượu chát Âu Châu, và gần 103 món phó mát luôn. Tất cả làm chị lo sợ lắm. Nhưng rồi cũng thi đậu đầu. Cuối năm 1998 tay nghề của chị đã bay sang Âu Châu rồi. Đơn xin học thêm của chị được Hội Đồng Sud Calais cấp học bổng tu nghiệp 3 tháng, tiền khách sạn hạng sang và phi cơ hạng thượng khách còn rất nhiều nhà hàng Paris mà chị thấy chụp những hình đẹp trong quyển sách du lịch France, học gần xong thì một dịp may đến với chị là vừa lúc Viện Hàn Lâm Ẩm Thực Pháp tổ chức cuộc thi NẤU ĂN NGON Quốc Tế. Đề tài cho 3 ngày, ngày một là món quốc hồn quốc túy, ngày hai là món nổi tiếng Âu Châu, ngày chót là món Pháp. Hội Đồng Viện Hàn Lâm Ẩm Thực Pháp chọn 5 người trong 360 thí sinh toàn cầu. Chị đứng hạng nhất.

Khi cầm bằng trong tay, chị về nước thì khách sạn Majestic liền cho người chờ tại nhà chị ngày đêm, để rước chị về làm vua bếp. Dưới tay của chị gồm 42 người bếp, có 6 người Pháp nữa. Tất cả đều tâm phục khẩu phục.

Ngoài giờ rãnh chị viết sách, va làm giám khảo các cuộc thi quốc nội. Đến nay 10 món ăn hương vị Huế của chị được in thành sách du lịch tại tình Thừa Thiên Huế. Lương của chị làm tại Majestic hiện nay chị được ban Giám Đốc Majestic xin chị giữ kỹ dùm. Nhưng chị biết lương của tay dưới quyền chị là ông Pháp râu ria có 25 năm kinh nghiệm Âu Á Châu là $11 ngàn USD tháng .Còn chị mới có $4000 USD mà thôi. Nhưng Ban Giám Đốc Majestic sợ khách sạn Đại Hàn ẵm chị ra khỏi sở nên đề nghị cho chị một phần hùn trong cổ phần của Majestic. Chị mĩm cười.

Đạt Luận

 

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002