|
|
Giới Thiệu |
Hương sắc quê mình CÔNG NƯƠNG NGỌC VẠN VÀ CÔNG NƯƠNG NGỌC KHOA
Năm 1613, Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp chúa ở Dinh Cát (vùng Quảng Trị) rồi dời về làng Phước Yên (huyện Quảng Điền.) Mười năm sau thiên tới Kim Long. Khoảng sông Hương núi Ngự thênh thang này mới gọi là đủ chỗ cho gia đình binh sĩ và số di dân ngày một thêm đông, vì nhu cầu sinh tồn, cũng vì nữa tấm lòng cảm mến vị chúa mới, có nếp sống thanh đạm lại hiền lành như Bụt nên được tôn là Chúa Sãi, một danh từ bình dân đượm tình kính cẩn. Năm 1625, có ngườl tiến dẫn đến dinh Chúa một nho sĩ tên Đào Duy Từ. Trong những cuộc đời gian khổ, ít có ai dầy dạn triền miên bằng người thư sinh áo vải này. Vốn quê ở Thanh Hóa, cha là Đào Tá Hán, văn hay chữ tốt, phục vụ dưới trướng chúa Trịnh, chỉ vì thiếu chút khiêm cung mà bị khai trừ, phải theo nghề hát bội làm sinh kế. Khi lưu diễn ở làng Ngọc Lân, thôn nữ Vũ Kim Chi bỏ nhà đi theo, được một năm thì sinh ra Từ. Rồi năm năm sau, Hán tạ thế, Vũ thị chăm sóc cho con theo đòi bút nghiên. Đến năm 1592, chúa Trịnh mở khoa thi kén nhân tài. Theo luật nhà Chúa, con cháu phường hát không được dự thi. Từ ngậm ngùi tủi thân. Xã trưởng Ngọc Lâm ngỏ ý với Vũ thị: sẽ nhận cho Từ đổi sang hg Vũ, ra thi mà đỗ thì họ Vũ sẽ gá nghĩa với hắn. Bấy giờ Từ vừa 21 tuổi, ra ứng thí, đỗ ngay cử nhân thứ hai, đang sửa soạn dự thi tiến sĩ thì việc khai man lý lịch bị phát giác, tên bị xoá trên xuân bảng, mũ áo cử nhân phải nộp lại quan trường. Vũ thị uất ức, mượn liều thuốc độc quyên sinh. Vừa thương xót mẹ, vừa thấy tủi nhục trong lòng, Từ bỏ làng ra đi, quyết vào Đàng Trong khuông phò Chúa Nguyễn chống nhau với Chúa Trịnh cho hả mối thù bị luật lệ bất công đàn áp. Thế là một mình thất thểu trên đường, không một đồng dính túi. Ngày xin ăn ngoài chợ, tối lăn ngủ nơi đền chùa. Cũng tìm cửa này cửa nọ xem có việc gì làm, thì vóc dáng thư sinh đương sao nổi nặng nhọc. Những lúc vô công rồi nghề, ngồi buồn lẩm nhẩm làm bài phú Ngọa long cương, ví mình như Khổng Minh lúc còn nằm khàn trên gò Ngọa Long. Cứ quanh quẩn như thế mà tuổi bốn mươi lúc nào không biết. Đi sâu vào mãi đàng trong, Từ xin được một chân chăn trâu cho phú hào Lê Phú. Ngủ chuồng trâu mãi, một hôm thấy nhà trên có tiệc đãi những nho sĩ tiếng tăm trong vùng. Nghe có đàm luận văn chương, lẻn đến lắng tai, thì bị chủ mắng át: "Thằng chăn trâu biết gì mà đứng đó?" Bấy giờ họ Đào mới đem hết tài năng ra ứng đối, làm mọi người ngạc nhiên rồi nảy lòng kính nể. Từ được trớn, đem bài Ngọa long cương ra ngâm, cử tọa vô cùng khen ngợi. Tiếng ca tụng rồi đến tai quan khám lý Trần Đức Hòa, người liền cho mời Từ đến dạy các con học, sau mến tài, lại gả con gái cho. Khi làm rể, Đào Duy Từ đã năm mươi tuổi. Sở dĩ chúng tôi phải nói cặn kẽ về lai lịch của danh sĩ họ Đào vì ông là người có công lớn trong sự nghiệp Nam tiến của dân tộc sau này. * * * Vậy thì, năm 1625, vào yết kiến Chúa Sãi, Đào Duy Từ đã 55 tuổi. Chúa phán: _ Ta nghe hiền sĩ vào Đàng Trong này đã lâu, ắt đã nhận thức rõ ràng về tình thế bản trấn. Thì đấy, Đàng Ngoài không ngớt tìm phương đánh phá, đó là mối lo tâm phúc. Còn đối với Chiêm thành thì từ khi nhà Trần mở mang hai châu Ô Lý, vẫn chưa lúc nào yên. Hôi trăm năm trước, đức Thánh Tông bản triều đã đem quân vào dẹp loạn, bắt sống vua Chiêm, lấy đất từ núi Thạch Bi lập ra tỉnh Quảng Nam, cho khắc thơ vào Bia Đá để kỷ niệm. Tưởng đã yên, ngờ đâu người Chiêm trí trá, sớm đầu tối đánh, tình trạng vẫn là bất ổn, cho đến tận ngày nay. Ta đã đọc bài Ngọa long cương của hiền sĩ. Ví mình với vị đại quân sư, ắt hiền sĩ đã có sách lược giúp ta cứu dân độ thế chứ? _ Khải chúa, tiểu dân đâu dám có cao vọng làm điều gì hơn người xưa. Người xưa đề ra sách lược "bắc cự Tào Tháo, nam hòa Tôn Quyền" thì nay ngu kế của tiểu dân là "bắc cự họ Trịnh, nam hờa Chiêm Thành." _ Sách lược này thật là thấu đáo, rất hợp ý ta. Song điều quan trọng là phương cách thực hành sao cho có hiệu quả... Khải chúa thượng, về việc chống cự với phương bắc, tiểu dân nghĩ thượng sách là đắp một lũy ở Phong Lộc, ngoài Quảng Bình, sau đó đắp thêm một lũy nữa cao hơn và dài hơn, từ cửa Nhật Lệ đến mũi Đâu Mâu. Quân Trịnh có mọc cánh mới hòng qua được. Còn phần "nam hòa Chiêm Thành" thì tiểu dân trông cậy ở lòng nhân ái của chúa công, để mở rộng vòng giao hiếu với lân bang, trao đổi lấy sản vật cần thiết và nhất là thêm chỗ trú chân và nương tựa cho đám dân đến với chúa mỗi ngày một thêm sầm uất. Như vậy, mục đích cuộc Nam hòa là mượn đất, mượn chứ không phải chiếm. Người Chiêm có tính hiếu chiến, nhưng lại quen mui lười biếng. Đánh vào điểm yếu tính hiếu chiến, nhưng lại quen mui lười biếng. Đánh vào điểm yếu ấy, ta đem chăm chỉ ra làm gương. Mượn khoảng đất nào, ta ra công cầy cấy vun sới, tự lực cánh sinh. Họ trông thấy kết quả, muốn theo thì tự ý, ta không ép buộc. Ta sẽ lấn dần bằng cách ôn hòa, không phải dùng chi đến sức mạnh cho tốn công... Nghe đến đây, Chúa Sãi đứng lên, mặt mày hớn hở, ra hiệu cho Đào tới ngồi cẩm đôn bên án thư, và phán: _ Lời trình bày của tiên sinh thật là khuôn vàng thước ngọc. Sao tiên sinh lại đến với ta muộn màng quá vậy? Rồi chúa vời các quan chức hiện diện đến và tuyên bố: _ Đào tiên sinh đây, ta tôn là bậc thày. Vậy từ nay mỗi khi tiếp xúc, không ai được gọi tên mà phải thưa với tiên sinh bằng tiếng "thày." Và ngay bây giờ, ta phong thày chức Nha úy Nội tán, tước Lộc Khê hầu, kiêm quản việc quân cơ... Từ đó, Đào đứng ra đốc thúc việc xây lũy. Ròng rã hai năm mới xong lũy Trường Dục ở Phong Lộc, rồi phải khó nhọc bốn năm nữa mới hoàn thành lũy Thày bề cao một trượng, dài 300 trượng.(1) Đào chăm lo đôn đốc việc đắp lũy. Đường đất diệu vợi mà không nề vất vả, thường đến tận nơi, nhìn tận mắt, cắt đặt mọl việc một cách chu đáo và hữu hiệu, khiến dân phu tâm phục mà gắng sức, nên công việc tiến triển không nhanh chóng nhưng chắc chắn.. Đôi lúc được về nhà nghỉ mệt, trước hết họ Đào vào hầu chúa để thăm thưng về hiện tình giao hảo với lân bang. Và Đào phấn khởi thấy mọi việc diễn ra tốt đẹp phần lớn là do lòng nhân hậu và thái độ ôn hòa, cởi mở của chúa dễ khiến mọi người cảm thông, vui vẻ hưởng ứng. Chẳng mấy chốc, cuộc giao thương trở nên cần thiết cho mọi người. Rồi người Chiêm thường sang trú ngụ bên ta cho dễ làm ăn, dân ta cũng mướn nhà bên đất họ để mở cửa hàng hay trồng trọt. Sự thân thiện này dần dà lôi cuốn cả phía Chân Lạp ở dưới xa vào vòng ảnh hưởng, nên mỗi khi thuận gió mùa, nhiều thuyền Chân Lạp tìm đến cửa Thuận An, đem những của ngon vật lạ trong Nam ra đồi lấy vải vóc và nông cụ. Từ quen rồi đến mến. Một hôm khâm sai của vua Chân Lạp Chay Chetta II tới phủ, dâng quốc thư lên Chúa Sãi, thỉnh cầu mở cuộc bang giao giữa hai nước và nếu không có gì trở ngại thì vua Chân Lạp sẽ làm lễ tương kiến. Nguyên vua Chey-Chetty II này lúc nhỏ ở dưới quyền đô hộ của vua Xiêm, lớn lên thấy như bị áp bức khó chịu, nên tính liên lạc với Chúa Nguyễn ở phía Đông, phòng khi có biến. Chúa Sãi chấp thuận ngay. Hai bên hẹn ngày rồi hôm vua Chân Lạp tới Thuận An, một đội binh sĩ dàn chào và tiền hô hậu ủng đưa vào phủ chúa. Ở đây đã chăng đèn kết hoa, sẵn bày yến tiệc, chúa cùng đình thần ân cần niềm nở tiếp đãi vị thượng khách trong tiếng đàn sáo du dương. Ông vua nước bạn chừng ngoài hai mươi lăm tuổi, cử chỉ đĩnh đạc nhưng khiêm tốn, trong khi đối đáp với Chúa Sãi qua người thông dịch, trông vẻ thản nhiên như không chú ý đến hai thiếu nữ đứng sau chúa để điều khiển bữa tiệc: ấy là hai công nương Ngọc Vạn và Ngọc Khoa, hai gái yêu của Chúa, tuổi chừng mười tám đôi mươi, da trắng tóc dài, dáng dấp thướt tha, mỗi khi sai bảo quân hầu tiếng nói khi nặng khi thanh, lên bổng xuống trầm, tuy ông không hiểu nghĩa nhưng cũng thấy vui tai thích thú. Đến khi bãi tiệc, đoàn kî sĩ lại hộ tống vị vua trẻ về thuyền để hôm sau hồi quốc. Chưa đầy một tháng, đã thấy sứ giả Chân Lạp dẫn đầu đám tùy tùng chở đến phủ chúa từng gánh quả phẩm, soài, măng cụt, sầu riêng, cùng hai cặp ngà voi và hai tấm da hổ, vào yết kiến Chúa, dâng lời thỉnh cầu của vua Chân Lạp xin đón công nương Ngọc Vạn về làm hoàng hậu vì ngôi hoàng hậu Chân Lạp chẳng may đã vắng người năm trước đó rồi. Chúa Sãi ngần ngừ, không muốn ép con vì biết con khó ưng đi một nơi xa lạ, sống với những người nước da bánh mật, râu tóc bờm xờm, nên quay lại nhìn Đào, Đào lựa lời dịu ngọt khuyên nhủ công nương: _ Thấy công nương dùng dằng, có vẻ không được như ý, thày rất thông cảm. Ở đời ai chẳng muốn sống yên vui bên người thân yêu nơi quê cha đất tồ. Chỉ tại họ Trịnh tàn ngược mà chúa chúng ta phải chống lại và chuẩn bị cầm cự lâu dài, còn việc cần ngay bây giờ là lo an toàn cho con dân nơi Đàng Trong này. Họ vì mến đức mà theo vào ngày một thêm đông. Chúa phải tính sao đây? Tất là phải hòa hoãn với phía nam. Là vì, như công nương thấy đấy, từ Quảng Bình vào đây đất sỏi khô cằn, nguồn lợi chỉ trông vào rừng với biển, vậy phải tìm nơi mình có thể duỗi chân được mới là kế vẹn toàn. Nay mà công nương lên ngôi hoàng hậu nước Chân Lạp thì là một việc rất vui mừng. Hai nước giao hảo với nhau sẽ lợi cho cả đôi bên, về an ninh cũng như về thông thương, có khi còn về binh bị nữa, nếu có sự bất trắc xảy ra. Còn về việc trước mát thì một số con dân được theo hầu công nương sẽ tìm cách làm ăn, đỡ một phần lo cho chúa thượng. Huống chi, nghĩ cho cùng thì ba trăm năm trước đây, công chúa Huyền Trân đời nhà Trần tuy đã nghĩ ngợi như công nương bây giờ, mà rồi cũng ngả theo quyền lợi của đất nước nên ngày nay chúng ta mới được yên chỗ nơi sông Hương núi Ngự này. Mong công nương ưng thuận đi cho, để chúa thượng vui lòng... Công nương Ngọc Vạn ngẩng nhìn, thấy mái đầu chúa đã điểm bạc, thì lẳng lặng cúi xuống, hai má đỏ bừng. Thế là việc hôn nhân được quyết định và lễ cưới được xúc tiến ngay. Phủ Chúa tưng bừng rộn rịp trong quanh cảnh tráng lệ huy hoàng, khiến nhân dân cũng nức lòng hưởng ứng việc vui hiếm có. Riêng công nương Ngọc Vạn thì giọt lệ lúc lạy chào cha mẹ không phần nào "lấy lệ" như của những thiếu nữ ngày vu qui, mà trái lại, chua xót thiết tha trước viễn tượng một người chồng xa đường khác giống và một tương lai mơ hồ, nhưng nghĩ đến nhà đến nước, phải quyết tâm với một chữ "đành." * * * Tin vua Chân Lạp kết thân với Chúa Sãi chẳng mấy lúc đã đến tai vua Po Rome ở kinh thành Đồ Bàn (tức là Vijaya, Bình Định.) Thấy mình lẻ loi, cần hợp tung với Chân Lạp và Việt, vua vội vàng ra yết kiến Chúa Sãi nhân tiện thắt một dây liên lạc lâu bền, thỉnh cầu được đem ngôi hoàng hậu Chiêm Thành hiến công nương Ngọc Khoa. Chúa Sãi cũng do dự chưa quyết thì Đào Duy Từ lại dâng lời khả phủ, lần này không phải nói nhiều, vì công nương Ngọc Khoa thấy chị được vinh quang, cũng nhẹ nhàng ưng thuận. Và một đám cưới nữa không kém uy nghi long trọng được tồ chức, rồi công nương Ngọc Khoa, bây giờ là hoàng hậu Ngọc Khoa, xuống thuyền trực chỉ Đồ Bàn cùng một đám đông người Việt theo hầu. Hoàng hậu vào cung, không khỏi ngạc nhiên: có đến năm chục cung nữ quỳ gối làm lễ chào mừng. Nhưng bà yên lòng ngay: nước da ngăm ngăm và dáng dấp quê kệch này lụa là son phấn nào che dấu được mà hòng đương đầu với nụ cười của đất Kim Long! Quả nhiên, "má hồng không thuốc ma say," vua Po Rome từ đây chỉ quanh quẩn bên mình bà hoàng hậu mới. Đôi khi muốn tránh sự đòi hỏi của vua, bà giả đau, lót ít bánh tráng dưới nệm rồi nằm lên vặn mình cho kêu sột soạt, vua thấy ái ngại lại càng săn sóc nâng giấc hơn. Bên nhau ròng rã hai chục năm trường, vua Po Rome không những một lòng chung thủy với hoàng hậu lại còn thần phục nhà Chúa nữa, năm năm triều cống không chút đơn sai. Tiếc thay, đến năm 165 l , phe đảng chính trị và tôn giáo xung đột nhau, một cuộc nội chiến xảy ra, vua và hoàng hậu bị sát hại. Chúa Hiền phải đem quân vào cứu, dẹp tan rồi phải đặt người Việt giữ đất trị an. Từ đó, Chiêm thành sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam thành những tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Qui Nhơn, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phan Rang, Phan Thiết. Về phía Chân Lạp, hoàng hậu Ngọc Vạn được vua Chey Chetta II sủng ái, lại vốn là người đức hạnh và thông minh nên rất được nhân dân kính trọng. Nhớ lời dặn của Chúa và của Thày, bà tìm mọi cách giúp đỡ cho người Việt được tới khai khẩn đất đai trong vùng lưu vực sông Đồng Nai thành những ruộng đồng phì nhiêu. Lại cho họ lập ấp, lập làng, mở lớp dạy chữ nho, xưởng làm công nghệ... Có khi bà còn đặt họ vào những chức vụ quan trọng trong triều. Sự xâm nhập của người Việt mỗi ngày thêm sâu rộng vào đất nước Chân Lạp là do sự giúp đỡ khôn khéo và kín đáo của hoàng hậu Ngọc Vạn. Trong hoàng gia bấy giờ có ba hoàng tử: người lớn nhất, Rama Thuppday Chan là con hoàng hậu người Chân Lạp, hai người sau là con bà Ngọc Vạn: Batom Racha và em là Chetta IlI. Khi vua Chey Chetta II băng, bà Ngọc Vạn đương nhiêu trở thành thái hậu, thái tử Rama Thuppday Chan lên nối ngôi. Vị vua mới này ít lâu sau cưới một công chúa Mã Lai rồi ngả theo đạo Hồi. Thái hậu can ngăn vì bà vốn là một Phật tử thuần thành, ngại Hôi giáo gây ảnh hưởng không hay cho người đồng hương, nên bà âm thầm cho người ra Kim Long vời Hiền vương là cháu gọi bà bằng cô, vào Nam để bàn mưu truất phế Rama Thuppday Chan và phò hoàng tử Batom Racha lên ngôi. Batom Racha ở ngôi được 12 năm thì bị ngay em mình, Chetta III, nổi lên làm phản và sát-hại. Thế là trong nước rối loạn, phe này dựa thế vua Xiêm, phe kia theo phò chúa Nguyễn, kình địch nhau, gây náo loạn khắp nơi tháng này qua năm khác, làm nhân dân điêu đứng, chán nản, cuối cùng quy về một mối, do họ Nguyễn lãnh đạo, trải qua bao cay đắng mới đừng chân được ở đất Hà Tiên năm 17 14. Hiện nay, nhiều tỉnh còn giữ tên cũ khi thuộc thủy Chân Lạp: Sa đéc, Sóc trăng, Châu đốc, Bà rịa... Ngay cả tên Sài Gòn, nhiều người đoán phỏng: Thầy ngòn (Đê ngạn đọc lối Tàu) Sấy Công (Tây cống theo tiếng Tàu.) Hơn nữa, nhiều nơi còn theo mẫu hệ, đặt tên con theo họ mẹ, mặc dầu bố mẹ có ký hôn thú. * * * Tính ra, từ Trần Nhân Tông xướng xuất, Đào Duy Từ đôn đốc, rồi ba vị hương sắc quê mình: công chúa Huyền Trân, công nương Ngọc Khoa và nhất là công nương Ngọc Vạn, mở lối cho biết bao nhiêu đồng bào hăng hái "sang miền khách địa, chung nỗi ân ưu, khơi sông bắc cầu, riêngphần lao khổ” (3) từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, năm trăm năm trường mới hoàn thành cuộc nam tiến của dân tộc. Từ Hà Tiên, vạch một đường cong qua Cà Mau rồi ra Huế, ráp với đường cong trước từ Huế đi Hà Nội, lên Cao Bằng vòng ra ải Nam Quan, ta sẽ vẽ ra một chữ S cân đối và duyên dáng, ưa nhìn nhất giữa các nước trên bản đồ Đông Nam Á châu.
____________________ Chú thích:
|
Copyright (c) DaiChung News Media 2002