|
|
Giới Thiệu |
CHUYỆN NHỎ CẦN BIẾT
1.- Microsoft... Bill Gate: Ngày nay thế giới ai ai cũng biết về Bill Gate. Tiền bạc thì nhiều vô số kể. Người đứng đầu về phần mềm (soft ware). Và Bill Gate cũng là một người có tấm lòng tốt với nhân loại. Ông và vợ lập ra một quỹ (fund) mà đã cho rất nhiều tiền trên vài tỉ USD. Như foundation này tuyên bố sẽ ráng xóa bệnh tê liệt trẻ con trên thế giới... nhiều nhiều nữa. Riêng công ty Microsoft của Bill Gate có ra một địa chỉ Web Site về Microsoft. Bạn có thể mở ra xem lúc nào cũng được... Như Bill Gate ngày nay chính họ cho là tài sản anh lên đến $ 73 tỉ USD... Như vậy nghĩa là sao? Nghĩa là mỗi công dân Hoakỳ mà Bill gate cho tiền mặt thì lên đến $234 ngàn USD thì ông ta mới hết tiền. Đến đây... mình nên tạm ca bài... suy tôn Bill Gate lại nghe... vì suy tôn Bill Gate hoài thì hơi...kỳ kỳ... 2.- Người đứng thứ hai là người Nhật. Nobookey-Idei (61 tuổi). Nói đến tên vị này thì khó biết ông là ai. Nhưng nếu nói đến SONY thì ai ai cũng đều YES hết. Tốt nghiệp Đại Học Khoa học Nhật năm 1960... trước đó Idei làm việc cho nhiều hãng danh tiếng trên thế giới tận bên Pháp, Thụy Sĩ rồi mới được tập đoàn SONY mời vào làm xếp. Trước đệ Nhị Thế Chiến thì những sãn phẫm của Nhật tung ra ngoài thị trường Nhật... thì chính dân Nhật cũng... chê luôn... Ra ngoài thế giới thì Thế Giới chĩ biết Nhật qua rượu... Sake mà thôi, còn món khác cho không cũng... muốn vụt thùng rác. Đồng hồ của Nhật mang chừng 3 tháng thì chút xíu nữa... mất sở... vì đi sai giờ hoài. Cứ đổ thừa là... đồng hồ đi trễ. Bộ chọc giận Xếp đứt gân máu hay sao? Nay thì khác rồi. Tại Geneve/ Thụy Sĩ một building cao nhất, ngạo ngễ nhất ngó sang một building thấp hơn. Đó là Côngty Seiko, đồng hồ Nhật ngó sang CôngTy Omega danh bất hư truyền của Thụy sị về làm đồng hồ. Nay đồng hồ Seiko tung ra khắp thế giới, từ lúc lặn xuống nước sâu, đến leo cao đỉnh núi Everett bên Hymã lạp Sơn. Mọi người mua Seiko vì rẻ mà bền nữa, lần hồi người ta quên mất Omega rồi. Như vậy vui không? Sau Thế Chiến thì lãnh vực điện tử của SONY tràn khắp mọi hang cùng ngõ hẽm trên thế giới. Từ Teheran, đến New Dehli, đến New York, đến Bangkok, đến Hà Tiên, đến Côn Minh, đến Taipei... Tất cả ai ai cũng đều thích những món hàng điện tử Sony hết. Radio, Máy Cassette, TiVi... tràn ngập thị trường. Nếu bạn có dịp đến New York, hay nói đúng hơn đến Mahattan City, đường số 52 với Broadway thì bạn thấy nơi này là nơi sang nhất, nhiều cửa hàng bán đồ điện tử nhất... Tất cả đều là hàng điện tử của Nhật, trội nhất là Truyền hình màu Sony. Nếu bạn có dịp sang California, Los Angeles tại downtown Broadway, thì những tiệm điện tử cũng đều có Sony đủ mặt hàng hết... Như vậy Sony hiện nay làm bá chủ thiên hạ rồi còn gì nữa? Khi Nobooky-Idei lên nắm quyền thì hệ thống truyền tin siêu xa lộ (Super Highway Internet) đã bành trướng khắp nơi, và Bill Gate đã ngồi... trấn ngang cửa... một cách oai vệ, như một anh khổng lồ vậy. Khó những công ty nào dám bóp còi qua mặt được Bill Gate hết... Và Idei liền dùng sức mạnh của tập đoàn Sony mà chuyển sang bắt tay với Internet, bằng cách tung ra Camera liên hệ với Internet. Hiện nay Sony tung sản phẩm Computer PC rất đẹp và mạnh hơn Apple của Steve Job hay gọi là iMac... Computer Sony rất gọn, thay vì system để nằm, thì Sony đễ đứng gọn, nghĩa là bạn nhét CD ROM theo chiều dọc chớ không phải để nằm ngang, rồi màn hình Monitor hiệu Sony thì hết chỗ chê... Rất rõ rất đậm nét... và rẽ hơn so với iMac một trời một vực. Hiện nay Sony tung ra camera Digital mang tên “Mavica” và “Vario Super Slim Note Book”... Đang bán rất mạnh tại Nhật, còn thị trường Hoakỳ thì chờ năm sau. Như vậy xứ Hoakỳ mà người ta gọi là xứ Tân Tiến “Modern” nhưng người ta gọi Nhật là gì đây? Họ gọi là “Super Medern” vậy... Bạn đã biết sự tiện dụng của credit card mang danh là ATM, nghĩa là credit bạn đang xử dụng của Bank of America thì ATM nhận, hay mang những danh nổi tiếng thì ATM cũng nhận, còn những ngân hàng không nổi tiếng thì sao? ATM sẽ say “NO” là cái chắc... Còn Nhật họ đã xứ dụng hệ thống ATM từ trước Hoakỳ 12 năm rồi... Bạn cứ ra ngã tư, nơi có một cái cột tròn nhỏ nhỏ, bốn hướng có 4 Tivi nhỏ, bạn thọt credit hãng nào thì nó cũng OK hết, và tiện lợi hơn, không sợ tụi da màu... tay cầm súng Colt... đưa vào lỗ tai của bạn mà nói: “Hey! Give your money or Death”. Vì bên Nhật không có anh da màu... đỡ lo lắm. Những thành phố lớn hay nhỏ, bạn đi khuya đến 3, 4 giờ sáng thì đâu có sao, còn tại thành phố New york hay downtown Los Angeles, ai mà sai bạn đi ra ngoài đường mua... lon bia lúc 10 giờ đêm... thì nhớ... cầu kinh trước đi, vì có khi giống như tráng sĩ Kinh Kha vậy... ra đi không hề trở lại. Mặc dầu hiện nay, 2001, vốn luân chuyển của hệ thống Sony tuy suy giảm nhưng vẫn còn ở con số $ 75 tỉ USD. Sony họ có một chương trình Channel điện ảnh và Video mang danh Sony... thiên hạ xem phim tuồng của hãng này khá nhiều. Còn Bill Gate thì không. Như vậy kỳ không? 3.- Tài tử Châu Nhuận Phát. Anh sanh năm 18-8-1955 tại Hongkong. Gia đình trước đó làm nghề nông trong lục địa, sau dọn đến Kowlon (Cuu Long), năm lên 10 anh phải phụ giúp cho cha đang làm thợ tại trạm xăng Shell / Hongkong. Như thay bánh, bơm xăng... Năm 17 tuổi thì anh thôi học, anh đi giao báo, lái xe taxi. Đài truyền hình Hongkong là TVB tuyển thí sinh, anh được chọn. Rồi đi học vài khóa của đài truyền hinh TVB, học cả môn võ nhãy múa... Thi tốt nghiệp anh phải ký hợp đồng cho hàng 14 năm liên tiếp... Xuất hiện trên đài TV qua nhiều bộ phim dài... Nhưng đợi đến bộ phim xã hội đen “Anh Hùng Thượng Hải” hay gọi là “Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải” thì tên anh mới bắt đầu lộ diện... Nhờ phim này thì dân ÁChâu mới thấy tài nghệ đóng phim lừng khừng của anh, anh vào đến tận gia đình ĐàiLoan, TháiLan, Singapore, VietNam... Nhưng phim này không ai phát giải thưởng cho anh hết... Đến phim “The Story of Woo Viet” (1982) thì anh mới được vào hàng đề nghị diễn viên xuất sắc. Năm 1985 phim “Hongkong” thì anh được giải Kim Mã tại Đài Loan. Năm 1989 thì với vai “The Killer” thì anh bị khán giả Hoakỳ chê là quá “máu me bloody”. Năm 1996 với phim “The Corruption” thì Hollywood mới bắt đầu ngó đến anh, còn trước đó thì Hollywood chỉ ngó đến Thành Long mà thôi... Nhưng bộ vó Thành Long thì không cách chi đóng vai oai vệ chững chạc được hết. Năm 1992 thì anh và John Woo đến Los Angeles hy vọng lấy thẻ xanh tại Hoakỳ hơn tại Canada... Năm 1999 với số tiền vô tận của cha vợ anh đóng được bộ phim vua TháiLan vai Mongkut trong phim “Anna and the King” (phim này sao bản bộ phim bất hủ “The King and I” của đại tài tử trọc đầu Yul Bryner). Phim đề nghị Oscar nhưng khán giả thấy là thua từ ngày đầu rồi... Vì vai vua Mongkut, vua Thailan của anh không thể nào qua mặt được vua Yul Bryner với danh ngôn mà ngày nay ai ai cũng nhớ là “etcetera... etcetera... etcetera...”. Trong khi đó tại sân khấu Broadway nổi tiếng thế giới tại New York đã trình diễn vỡ này liên tiếp 105 tuần lễ, tuần nào cũng hết vé... Có lần chính Yul Bryner đóng vai vua tại sân khấu Broadway thì vé đã được mua từ trước 7 tháng. Nhưng nhờ đề nghị tuy trật nhưng khán giả thế giới cũng đã thấy anh đứng vào hàng ngũ Oscar tương lai rồi... Năm sau, 2000 với phim “Ngọa Hổ Tàn Long” (The Hidden Dragon and Crouching Tiger) thì anh là người tài tử ÁChâu có tiền lương cao nhất. Phim này giựt hết 4 Oscars tốt nhất của Hollywood... Vang danh cho ÁChâu. Tuy không được Oscar cho anh, nhưng tại Đài Loan thi trao giải KimMã, rồi Hongkong trao giãi nữa cho anh. Trở lại năm 1986, anh lập gia đình với Jasmine Chow, một trong tứ đại gia giàu nhất tại Singapore. Anh và vợ ở Los Angeles và Singapore thường xuyên. Anh được đài TV Hongkong và Đài Loan phỏng vấn về dự định tương lai... thì anh đáp “Ttiền tài không làm tôi bận tâm... nhưng tôi muốn đóng góp một chút gì cho dân ÁChâu tại Hollywood...” (ý nghĩa là anh muốn Oscar cho tên anh). Hiện nay anh học Anh Văn rất siêng năng... Anh nhớ lại năm 1984 lúc đó phim “Chờ đợi Trời Sáng”, phim này ế nhất trong những bộ phim mà anh đã đóng, nhưng nhà sản xuất quyết định là gởi anh cùng phim dở nhất này sang TaiPei Cao Hùng (Đài Loan) tranh giải... Anh ra đi mà trong lòng không vui tí nào, vì lúc đó có rất nhiều phim hay của Triều Tiên, của Nhật, của TháiLan, của Phillipine... đã được báo chí tại ĐàiLoan ca ngợi rất nhiều... Nhưng không dè... ngựa về ngược. Tên anh được xướng 4 lần, và sau cùng anh được giải KimMã của ĐàiLoan (tương tự Oscar của ÁChâu). Anh vui hơn nữa là lúc đó cha vợ tương lai cùng cô vợ tương lai cũng đang có mặt tại buổi lễ long trọng này. Họ đến xin chữ ký của anh... Và 2 năm sau anh cùng cô Jasmine Chow cùng ký chung một tờ giấy nợ... đời đời... với nhau tại Tòa thị sảnh Singapore. Nhưng anh cho biết anh rất thương vợ vì từ khi lấy nhau vợ anh không bao giờ rời anh đến... nửa bước nữa. Anh và cô vợ Jasmine Chow (tạm dịch là Trần hội Liên) rất vui khi nghe tin vợ có bầu năm 1992, nhưng sau đó bị sẩy. Vợ anh tâm sự nếu Trời không cho chúng tôi một đứa con nữa... thì chúng tôi sẽ lập một quỹ phước thiện để giúp những trẻ bị tật nguyền tại cõi đời này... Riêng ký giả Hollywood hỏi anh một câu... nặng ký ngàn cân... là... “nữ tài tữ Hollywood nào mà anh muốn đóng phim chung với anh nhất...?” thì anh vô tình buột miệng...” người nữ tài tử Hollywood mà tôi muốn đóng phim chung nhất là cô Josdie Foster...” Thế là năm 1999 anh đóng vai vua Mongkut và cô Josdie Foster đóng vai cô giáo Anna dạy riêng cho các con vua Mongkut. Nhưng cô vợ Trần hội Liên thì cương quyết đóng vai giám sát không trả lương mà giám sát vua Châu nhuận Phát cùng cô giáo xinh đẹp Jodie Foster với con mắt có thể ra lửa được. Thành thử cô giáo của nhà vua Tháilan run quá đóng không ngon lành như đạo diễn tưởng. Nên phim tuột Oscar luôn. 4.- Một chút phong tục, nghi lễ của người dân đi biển, kể từ Quảng Trị mà vào miền Nam. Sau Tết Âm lịch là những dân bạn biển bắt đầu vào nghề. Nhưng trước đó họ đã chuẩn bị đồ nghề của họ một cách kỹ càng. Vá lưới, lật đít ghe mà sơn sơn phết phết... xem lại dàn đồ câu, lưỡi móc có bén hay không... Khi Tết đến, lúc đó là vừa hết mùa Đông, nhưng biển vẫn còn gào thét ầm âm nơi xa. Ba ngày Tết trôi qua, không hẹn mà nên mọi ngư dân từ sông Gianh (Quảng Trị) cho đến Rạch Giá, Kiên Giang đều mong đến ngày làm một buổi lễ long trọng hơn lễ Tết nữa. Người ta gọi là lễ Cúng Ông, hay nôm na hơn là lễ hát Án. Họ hát bội trên sân đình thờ Ông. Ông đây là Nam Hải Đại Tướng Quân... nghĩa là Cá Voi lớn... Nhiều người ngoại quốc, tuy hiểu lờ mờ về buổi lễ này nhưng khi chứng kiến sự thành tâm của ngư dân với một loài cá lớn hơn Voi, mình mẩy đen bóng lưỡng, con mắt thật nhỏ nhưng hiền hòa khác xa mắt cá mập lừ đừ sát nhân. Còn trong khi đó cũng cùng mang danh biển Thái Bình, nước Nhật họ lại săn cá Voi làm thực phẩm thuộc loại cao cấp nhất trong loại cá cho thịt ngon. Hát chầu Ông, hay hát Án là một nghi lễ đặc biệt cho ngư dân thuộc miền Nam Trung Phần, diễn ra trên sân đình hay lăng thờ Ông. Lễ thường diễn vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch. Hát cúng Ông (hay hát Án) gồm cả hát lễ và đóng tuồng tích nếu phường hộ ngư dân nào khá giả, còn nếu nghèo thì chỉ hát lễ mà thôi. Nhiều gánh hát thường đi xe ngựa, xe thồ hay cả chiếc xe đò nhỏ đến những nơi mà ngư dân phường ngư nghiệp đặt mối từ năm trước. Một buổi lễ hội mà du khách phương xa khi đến dự, đời đời không bao giờ quên được.Trên xuân đình Xương Huân, duyên hải Nha Trang, hàng trăm người chen chút ngồi xếp bằng, chồm hổm có gió Lào thổi từ núi ra, nóng rát cả mặt... Họ đang say mê xem đoàn hát diễn tuồng tích kéo dài từ 3 ngày qua, từ sáng, đến trưa, rồi sẩm tối. Mệt thì nghỉ, ăn cơm hay ăn chút cháo cá, rồi ra sân đình xem tiếp ít khi phường này mời được 2 đoàn hát đến trình diễn... Ngư dân tuyệt đối không bao giờ đụng đến chiếc ghe hay chiếc thuyền mà ra khơi, nếu không tham dự lễ cúng đình. Ghe lớn thì lễ hậu, có khi do cả một giòng họ khấn trả lễ... Rồi một đình trưỡng tụ tập tiền lễ này mà mướn đoàn hát làm lễ. Có khi, trường hợp đặc biệt... Ông lụy... thì cả làng đều phải tiếp người con trưởng mà hành lễ. Người con trưởng, có nghiã là một ngư dân nào đó thấy Ông lụy trước hết... Nghèo ba năm, vì phải cư tang không làm việc... Sau đó Ông trả lại gấp bội phần, đánh chỗ nào thì trúng cá chỗ đó... toàn là cá ngon, đắt tiền. Từ bãi biển Đại Lãnh đến Cam Ranh (Khánh Hòa) đã có đến 50 lăng thờ Ông... Đi càng xuống phương Nam thì có khá nhiều lăng. Lăng của Ông thường là ba gian. Giữa thờ Ông, bên trái thờ Thiên Y Thánh Mẫu, bên phải thờ bà Vạn Lạch... Phía sau lăng là nơi mộ táng xương Ngài. Ngày trước, thời Pháp nền kinh tế mần ăn dễ dàng, thuyền ghe ra khơi là có cá, không ai dùng mìn nổ, hay thuốc độc đánh cá... nên chỗ nào cũng có cá. Có làng cúng lễ suốt 7 ngày 7 đêm liên tiếp, hàng quán ăn mọc lên khắp nơi, xe đò xe kéo nhộn nhịp... Ngày chánh lễ cúng Ông, thường do bô lão chọn xem lịch, đôi khi còn xin âm dương... nhưng thường thường chọn giờ nước lên (gọi là nước trào). Thoạt tiên, cả làng ăn mặc tề chỉnh làm lễ rước sắc phong của vua ban từ miếu về đến lăng, làm lễ xong thì rước sắc từ lăng trở về miếu... nơi này có ông từ trông coi miếu ngày đêm. Lương tiền có khi từ vua xuất quỹ làng mà trả, có khi làng mới chưa được vào sổ bộ của triều đình, nên dân làng dóng nhau trả lương cho ông từ giữ miếu. Làng mới lập làm gì có sắc phong... thôi đành... mượn làng kế vậy. Mượn thì phải trả lễ, nói nôm na là trả tiền thuê bằng sắc vậy... Nếu làng kế bên giận... thì rất khó mượn cho kỳ sau, đành làm lễ... trơn vậy thôi.Có nhiều làng ở xa đường xá, nghĩa là ngăn sông cách núi... thì bàu đoàn thê tử phải gồng gánh đến trình diễn buổi lễ, người phải khiêng trống, chiêng, giáo mác, người khiêng rương đựng áo quần sặc sở, phấn son. Người khiêng gồng gánh nồi cơm, ô nước vv... vv... Hát đình rất cực khổ, nhiều nơi đình không ra đình, chùa không ra chùa... chỉ có nóc mà ngói bị gió bão từ khơi thổi mất một khúc, phải giăng màn, ngăn một phần trước cho diễn viên đang múa hát, dàng sau thì đào đang thoa son điểm phấn thì cơn gió mạnh thổi giựt mất tấm màn... lòi ra đào đang đứng sượng trân ngó khán giả, còn khán giả thì cười ngoặt nghẽo... có khi gió thổi tốc cả cát biển vào miệng đang hả họng mà hát cho xong một khúc hát ân tình. Diễn viên thì đủ mọi hạng người, có người làm nông dân, làm rẫy... bị thất bất sang bang, nghe rủ cần đào hát ăn cơm miễn phí thì đồng ý liền. Nhưng đi liền chừng hai năm... thì bị tổ nhập nghiệp không cách chi bỏ nghề được hết rồi có chồng, có con cũng dẫn theo đoàn hát luôn. Nhưng khi hát trên một sân đình, có tuồng tích hẳn hoi trước báo oán hậu đoàn viên có khi được một sự linh thiêng huyền bí nào đó nhập về hát như say ngũ thì lúc đó dân làng cũng bị hớp hồn luôn, ngó trân trân... chính họ cũng bị ảnh hưởng bởi bầu không khí huyền hoặc. Nhiều điều không thể giảng theo khoa học được... như có lần giữa biển khơi, vào trưa nắng gắt... chân trời không có một chút mây mù gì báo điềm hết, mà bỗng nhiên thiên hồn địa ám, bàn tay xòe ra cũng không thấy được tất cả đen nghịt, bầu ttrời không có và biển cả cũng không có luôn, ghe xuồng tự nhiên được lực vô hình nào đó kéo chạy phăng phăng. Trái tim mọi người như vỡ tung ra... không thở được, phổi bị ép cực mạnh bởi một sức mạnh khôn tả. Niệm Phật, niệm Chúa... vô ích. Rồi sau đó bỗng nhiên bầu trời sáng chói chang về trưa ngọ như cũ thì lưới cá nhiều, trĩu nặng vô cùng... Thuyền công vội vào khoang lấy một loại cũi dầu... đốt cho khói bốc lên cao... đó là kêu những ghe gần đó đến ăn hàng tiếp... trên khơi sóng nước, ghe xuồng tấp nập... Mọi người la hét vui cười, cá về... cá về... cám ơn Ông cho, cám ơn Ông cho... lần sau tụi con... xin cúng lớn cho Ông... Lời hứa luôn luôn được tôn trọng... vì ngư dân họ đã gặp những giây phút kỳ bí ấy rồi, họ không dám giỡn mặt với biển cả ngàn trùng. Núi có Sơn Thần, Biển có Long Vương... vào nghiệp thì phải theo luật pháp của chư vị mới được... không một ai được sai trái.
|
Copyright (c) DaiChung News Media 2002