Đại Chúng số 77 - Lễ Độc Lập 4/7/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới

THƯ TÒA SOẠN

Trong những số báo gần đây, TBĐC đã dành rất nhiều trang giới thiệu đến quí độc giả sự thành công bất ngờ của thế hệ trẻ VN lưu vong tại hải ngoại.  Đó là thuyền trưởng Đặng Kỳ Tú, vô địch thế giới liên tiếp bốn kỳ và võ sư  Đặng Kỳ Thuỵ, ngũ đẳng huyền đai thái cực đạo, giám đốc võ đường HWA Rang, huấn luyện viên quốc gia Đan Mạch, Nauy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đức Quốc.  Hôm nay, đặc phái viên  Tân Dân của TBĐC tiếp tục tìm hiểu về nguồn gốc môn võ thái cực đạo.  Tại sao cựu trung tướng Choi Hong Hi lại được các võ sinh trên thế giới xưng tụng là “cha đẻ” của Thái Cực Đạo và bộ môn nầy du nhập vào VN từ bao giờ?  Tiện đây chúng tôi kính gởi lời thăm hỏi đến giáo sư Vũ Đức, TBĐC sẽ tiếp tục đăng tải những bài viết của giáo sư khi những cuộc phỏng vấn đột xuất nầy chấm dứt.  Kính chúc giáo sư và gia đình một mùa hè vui tươi.

TBĐC cũng kính lời thăm hỏi sức khoẻ đến nhà thơ Đào Nguyên và gia đình.  Chúng tôi rất mong sẽ nhận được thư hay tin của nhà thơ Đào Nguyên tham dự vào hội ái hữu VNSVNHN. 

Bạn Diệp Tùng ở MA thân mến, cảm ơn bạn đã gởi tặng hai bài vọng cổ “quá đã”.  Hát xong là ai cũng cảm thấy mát ruột hết trơn.  Chúng tôi cũng đã nghe giọng ca mùi như mít của bạn.  Nếu có tin tức gì về “hai ông bà” của đài thì xin Diệp Tùng và quí vị đồng hương nên báo cho chúng tôi rõ.  Nếu có thu băng được thì chuyển sang.  Mọi cước phí chúng tôi chi trả.  Cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp theo dõi của Diệp Tùng.

Kính thưa ông Yên Xuyên Portland, TBĐC chân thành cảm ơn sự cổ động, giúp đỡ bài vở và ý kiến của ông trong việc tìm ra sự thật “cựu  trợ nạn lụt” của Đài TNVNHN.  Thư  từ  bài vở của ông cũng như của quần chúng khắp nơi, chúng tôi lưu trữ làm tài liệu và sẽ sử dụng tốt trong thời gian tới.  Chúc ông và gia quyến dồi dào sức khoẻ.

Bạn THN ở Portland thân mến,  bài viết “Những Việc Làm Không Bình Thường Nhưng Rất Bình Thường Của Bà Ngô Thị Hiền Và Oâng Ngô Ngọc Hùng, Giám Đốc Đài TNVNHN, chúng tôi đã nhận được.  Chúng tôi sẽ giữ lại làm tài liệu và sẽ cho đăng trong một ngày gần đây.  Chúng tôi rất cảm động khi bạn còn trẻ tuổi mà biết nhìn xa, thấy rộng, có lòng với đồng bào ruột thịt, biết nhìn ra đâu là phải trái để cứu giúp đồng bào.  Tấm lòng đó thật đáng kính nể.  TBĐC cảm ơn cuốn băng của bạn gởi sang.  Đó là bằng chứng bạn theo dõi báo Đại Chúng và lắng nghe quần chúng.  Những bằng chứng chúng tôi đưa ra là có tư liệu.  Một cơ quan truyền thông không thể dựng đứng để vu khống cho kẻ khác.  Đại Chúng đã làm theo nguyện vọng và yêu cầu của đa số đồng bào mà thôi.  Có tin gì mới xin hãy thông báo cho chúng tôi biết.  Chúc người bạn trẻ một tương lai tươi sáng, hạnh phúc.

Thưa ông Từ Ngọc Phong, mến mộ tấm lòng tốt và lá thư của ông nên chúng tôi trả lời thư ông ngay.  Chúng tôi luôn mở rộng vòng tay đón nhận văn thi hữu bốn phương gia nhập vào Hội Aùi Hữu VNS.  Chủ trương của Hội không phục vụ cho những người được bầu làm lãnh đạo của Hội mà là phục vụ cho từng hội viên.  Sự chia xẻ đồng đều quyền lợi và chú trọng từng cá nhân của Hội sẽ nẩy nở những tình cảm tốt đẹp, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. TBĐC rất vui khi ông xin được tiếp tay trong việc phát hành báo Đại Chúng tại Đức.  Chúng ta sẽ bàn bạc điều nầy kỷ hơn.  Chúc tiệm ăn của gia đình ông phát tài lớn.  Nếu cần quảng cáo cho xôm tụ thì báo cho Đại Chúng biết.  Cảm ơn $50 DM mà ông đã gởi cho chúng tôi làm cước phí gởi báo.  Mong sẽ nhận được tin ông sớm hơn.

Thưa nhạc sĩ Trịnh Hưng, chúng tôi nhớ là cách đây mấy tuần có nhận được lá thư của ông.  Lá thư đó nói về chuyện quảng cáo cho gia đình, do giấy tờ bề bộn nên lá thư đã lạc, tìm chưa ra.  Có gì sơ xuất xin thứ lỗi.  Mong ông gởi hay fax sang lá thư khác hoặc có thể gọi điện thoại để chúng tôi trả lời cho rõ.  Cảm ơn thật nhiều.

Thân ái chào bà Nguyễn Ngọc Nga, lá thư của bà quá dễ thương.  TBĐC cũng không ngại gì tốn kém mà không gởi biếu cho bà hai số báo 72 và 73 Chúc bà luôn an vui, may mắn và mong gặïp bà trong một ngày gần đây.

Kính thưa nhà thơ Đỗ Bình, tất cả những lá thư của anh, hay thư của vợ chồng nhà văn Bình Huyên điều làm cho chúng tôi quan tâm và tri ân.  Vâng, trãi qua 26 năm, tình đồng hương ngày càng nhạt nhẽo.  Thông thường những người có lương tâm, biết nhân ái, công bằng họ sống thầm lặng và tự trọng.  Họ hình như biến đi trong cái xô bồ hổn tạp của những cuộc đỏ đen.  Dù vậy, có Đỗ Bình, có các anh em văn nghệ sĩ nhiều tâm huyết, có đạo đức vẫn đứng bên cạnh chúng ta.  Hy vọng HAHVNS của chúng ta sẽ đạt đến một thắng lợi toàn mỹ.  Kính chúc anh và gia đình cùng toàn thể anh chị em văn nghệ sĩ tại Paris khoẻ mạnh, tươi vui. 

Nhà thơ Tú Lắc kỳ nầy “giận bà xã” hay sao mà mần bài thơ rất kêu “Trọc Đầu Vì Vợ”.  Mới đọc xong cái tựa, tưởng vợ Tú Lắc làm nghề hớt tóc, cũng có người đoán già đoán non rằng “bả đang đánh ghen” nên xởn tóc Tú nhà ta.  Tò mò đọc kỷ hơn mới thấy mấy ông tham ơi là tham.  Tú không có nói Tú ham nhiều vợ đâu.  Tú bảo rằng... cụ kia đã quá bát tuần mà lại hồi xuân.  Có một “cục nợ đời truyền kiếp” rồi mà còn thứ thiếp một lúc hai, ba, bốn bà...Oái! làng nước ơi!  Thật là sướng nhé! Từ dạo có thêm mợ Hai thì “...Buồn vui càng thấm lúc canh dài...một hôm muốn ngắm dung nhan thử.  Đối kiếng thì ra...đã trọc đầu”.  Bài thơ đọc xong thấm thía tâm can.

Lý Thu lại khác, Lý Thu hiểu rất rõ “Hoa Kỳ nhất hạng đàn bà, Nhì là chú khuyển, ba là đàn ông...” cho nên Lý Thu phán cho các đấng  anh hùng rõ “..Nhập gia tuỳ tục sự thường, May ra má nó có thương được nhờ...”.  Nếu mấy ông mà làm tàng thì coi chừng vợ cho số-de thì mệt.

Mục Vườn Thơ Xướng Hoạ xuất hiện tiếp bài 6 “Bên Trời Lận Đận” của nhà thơ Hà Thượng Nhân.  Bài thơ đã gởi gấm niềm tâm sự của tác giả. Từng lời thơ là một bài giáo huấn lớn cho tất cả những ai muốn tìm đến với nhân nghĩa, đạo lý, thuỷ chung son sắc.

Nhà thơ Cung Diễm đang buồn khi nhìn thấy mưa tháng sáu rơi ngoài hiên.  Nhà thơ đang nhớ quê hương, nhớ bầu trời đầy mưa rã rích của tháng sáu nơi có hàng tre xanh, một cánh chim và mưa đang rơi trong lòng tác giả để Cung Diễm gởi tâm tư vào bài thơ “Mưa Buồn”.

Nhà thơ Trúc Nam luôn nặng nợ non sông, nợ tang bồng chưa thoả chí nam nhi nên thơ ông thường nói về đất nước, về chế độc cộng sản khắc nghiệt tại quê nhà.  Xin gởi đến tất cả quí vị bài thơ “Điên Cuồng Trị Quốc” của Trúc Nam.

Nhà thơ Thương Việt Nhân gởi đến bài thơ tình ướt như giọt mưa trên lá, ngọt như một nụ hôn của buổi đầu tiên mới biết yêu.  Chao ôi! Đẹp làm sao “Nụ Hôn Đầu” trong bài thơ tình của anh. 

Trong số báo 77, TBĐC tiếp tục đăng bài “Hủ Mắm Thối Trong Ngành Quân Y...”.  Nếu quý vị nào trong sạch và lương tâm của người thầy thuốc không bị cắn rứt thì quí vị hãy yên tâm.  Lịch sử luôn luôn công bằng và nhân dân luôn phán xét chúng ta chính xác.  Việc TBĐC đăng tải hàng loạt bài của Đặng Văn Nhâm là muốn làm sáng tỏ những vấn đề lịch sử mà không ai dám nói, không ai có can đảm viết ra thành sách.  Có người cho rằng chuyện qua rồi đừng nên nhắc lại?  Điều đó cũng đúng.  Nếu đó là một lỗi lầm nhỏ, khách quan thì chúng ta có thể đào mồ chôn nó đi, nhưng những điều quan trọng có ảnh hưởng cả một dân tộc và ảnh hưởng đó lan tràn đến nhiều thế hệ con cháu chúng ta thì phải viết ra để hậu thế nhìn vào đó mà rút kinh nghiệm và soi sáng cho dân tộc.  Đó là con đường tìm kiếm những vị anh hùng, có đạo đức nắm vận mạng quốc gia và đưa dân tộc Việt đến no ấm, phú cường.  Nhà báo Đặng Văn Nhâm cũng mổ xẻ và phê bình bài viết của cựu phụ tá Nguyễn Văn Ngân “Tiết Lộ Bí Mật Hậu Trường Chánh Trị Quanh Tổng Thống Thiệu”.  Độc đáo hơn, chúng tôi đã nhận được một bài viết rất sống động của ông Trần Văn Trọng, cựu chiến sĩ  Sư Đoàn 7 Bộ Binh.  Oâng là một nhân chứng và là người tham gia “cuộc chơi của bộ máy cầm quyền Nguyễn Văn Thiệu và tay chân”.  Chúng tôi đăng một cách vô tư để độc giả cùng suy nghĩ.  Quí vị có quyền phê bình, nhận xét và trình bày quan điểm riêng.  TBĐC sẽ đón nhận một cách trân trọng.  TBĐC vẫn dành cho tất cả những nhân vật có tên trong bài viết được quyền lên tiếng thanh minh và cải chính. 

Lần nầy kỹ sư  Sagant Phan không thèm viết về hoa, về nàng, về tình yêu nữa mà viết  “Vài Dòng Về Vua David (Israel)”.  Bài viết nầy cũng thâm cung bí sử, tình tiết huyền thoại lắm.  Quí vị đọc xong là tự tìm hiểu lấy vì TBĐC sợ đụng tới kinh thánh lắm. A- men.

Người đẹp Akimi đã gục đầu vào ngực Quang Dũng khóc?  Vì sao?  Có phải bài thơ “Quán Bên Đường” đã làm rung động trái tim người cô phụ đáng thương?  Và nhà thơ tài hoa, giàu cảm xúc đã kết thúc bài thơ thật đậm đà tình cảm “...Hồn lính vương qua vài sợi tóc.  Tôi thương, mà em đâu có hay”.  Đọc thơ Quang Dũng để thấy hồn thơ của ông ngọt ngào, dịu dàng và đầy nhân ái.  Mời bạn đọc theo dõi bài của Đặng Văn Nhâm viết cho nhà thơ Quang Dũng.

Chúng ta sinh ra đời và lớn lên trong vòng tay của cha và mẹ.  Tình yêu của hai đấng sinh thành đã hun đúc, nuôi dưỡng chúng ta thành người hữu dụng cho đời.  Ơn cha nghĩa mẹ như núi cao biển rộng và không có thứ tình yêu nào thiêng liêng, bất tử hơn tình yêu vĩ đại đó.  Chính vì vậy mà ở Mỹ, dù là một đất nước có nhiều người già bị con cái bỏ rơi vẫn có ngày “Mother Day” và “Father Day”.  Tập tục nầy đã trở thành thói quen tốt để những ai còn có cha mẹ hãy nhớ về thăm viếng.  Những ai cha mẹ qua đời thì nhớ mua một bó hoa đến nghĩa trang.  Những bó hoa, những món  quà đơn sơ là tình yêu của con cái dành cho cha me, đồng thời còn nhắc nhở những ai làm cha và làm mẹ hãy có trách nhiệm và hiểu rằng “nước mắt luôn chảy xuống”.  Làm con thì tròn đạo hiếu, làm cha mẹ thì hy sinh và rộng lượng.  Dù ngày “Father Day” đã qua nhưng bài viết “Một Bông Hồng Cho Cha” của Hoài Thu Phương vẫn còn có giá trị.  TBĐC xin đăng để hầu bạn đọc.

Trong tuần nầy, cụ Mộng Tuyền nữ sĩ sẽ trả lời thư cụ Vương Đình Aùi, Lakebird Sunny Valley CA, bà Ngô Đình Vinh Hiển, New York, Cụ Lữ Thắng Tự  Hoa Viên (qua Thọ Phan MD), cụ Vũ Hà Phong Brookhurst Westminter, ông Khang Vũ West Covina CA (qua giáo sư Vũ Đức).  Cảm ơn sự quan tâm của quí vị trong mục 1001 Chuyện Nhớ Quên.  Kính thăm cụ Mộng Tuyền nữ sĩ, mùa hè ở Cali. không biết có giống ở Washington không?  Nữ sĩ có cảm thấy dễ chịu không nếu trời oi bức hơn thường ngày.  Ở đây thì mưa liền tù tì làm ai cũng nhớ quê hương hết.  Kính mong nữ sĩ khoẻ mạnh, yêu đời và sáng suốt để viết mãi những dòng chữ thân thương đến độc giả bốn phương.

Và trong tuần qua, tòa soạn báo Dai-Chúng cũng đã nhận được sự đóng góp giúp đỡ bằng  hiện kim của những vị ân nhân sau đây: Bác sỹ Tôn Thất Chiểu, ở Potomac, Maryland, ủng hộ $100.00. Đây là lần thứ ba B.S Chiểu ủng đã hộ Dại-Chúng, lần thứ nhất $75.00 và lần thứ hai $100.00; mot vị ẩn danh ở Portland, Or. $30.00, anh chị ở Silverspring, MD. $50.00 và bà cụ Thông ở Central Ville, VA. $10.00. Đây là lần thứ ba bà cụ đã ủng hộ ĐC. Tòa soạn Đại Chúng xin đa tạ tấm lòng hảo tâm của quí vị và kính chúc quí vị tràn đầy ơn phước, an vui và hạnh phúc.

TBĐC cũng kính thăm nhà văn Lãng Nhân và nhà báo Mạc Kinh, hy vọng trời Phật độ trì cho hai vị luôn bình an, vạn sự như ý để mang những dòng tư tưởng, kiến thức uyên bác và tấm lòng vàng cho người, cho đời.

Kính chúc quí vị một tuần lễ an lành và hạnh phúc.

Đại Chúng

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002