Đại Chúng số 77 - Lễ Độc Lập 4/7/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới

VŨ TRỤ VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜI

TỪ TIẾT LỄ ĐẾN CÁI ĂN CÁI MẶC

THINH QUANG

TIẾT LỄ QUANH NĂM

Sau Tết Nguyên Đán còn có các Tiết nhỏ khác:

- Nguyên Tiêu Tiết, nhằn ngày Rằm tháng Giêng. Đây là tiết đầu tay của năm sau tiết Nguyên Đán.

- Nhị Ngoạt Tiết tức Tiết tháng Hai, còn gọi là Trung Hòa Tiết. Từ triều đình đến hàng dân giả đều cúng thần Thái Dương bằng bánh Thái Dương cao - loại bánh làm bằng bột gạo trắng trộn đường.

- Thổ Địa Tiết còn gọi "Thổ Địa công đản nhật" tức thần Xã Tắc. Vị thần này tượng trưng cho sự sống bao trùm khắp thiên hạ, ban cho mọi người cái ăn cái mặc.

- Hàn Thực Tiết, tiết này vào tháng Ba - để kỷ niệm Giới Tử Thôi bị thiêu trong rừng. Giai thoại được ghi lại như sau: “Trùng Nhĩ phải sống lưu vong ngót mười năm trời, Giới Tử Thôi theo hộ giá lập nhiều công trạng. Đến khi Trùng Nhĩ về nước lên làm vua, Giới Tử Thôi lại bỏ vào rừng sống ẩn cư. Tấn Văn Công Trùng Nhĩ khuyến dụ trở về không được bèn cho phóng hỏa đốt rừng, mục đích để họ Giới sẽ chạy trở ra, không ngờ Giới Tử Thôi quyết không xuất hiện, cam chịu chết thiêu giữ tròn ước nguyện của mình.  Từ đó, dân chúng chọn một ngày không thổi lửa nấu ăn để kỷ niệm và vinh danh họ Giới - con người đầy tiết tháo không màng danh lợi.

- Thanh Minh Tiết, trong tháng Ba, ngày mọi người đi tảo mộ tổ tiên, ông bà.

- Dục Phất Tiết, lễ tắm Phật vào tháng Tư.

- Hạ Chí, là một trong 24 lễ Tết. Hạ Chí có nghĩa là dương khí vào thời kỳ cực điểm. Tại nông thôn, dân làng thường rủ nhau đi hái hoa cúc, rải lên ruộng nương để làm phép trừ sâu bọ phá mùa màng.

- Tết Đoan Ngọ trong tháng Năm.

- Tiết Lục Nguyệt Lục, nhằm ngày Mồng 6 tháng sáu. có tục phơi áo quần có màu sắc và sách vở để khỏi ẩm mốc.

- Tiết Thất Tịch, ngày Mồng 7 tháng 7, kỷ niệm ngày Ngưu Lang Chức Nữ trùng phùng.

- Tiết Trung Thu, rằm tháng Tám.

- Trùng Dương Tiết, Mồng 9 Tháng 9.

- Tiết Đông chí,- ngày sum hợp.

- Lạp bát tiết, Mồng 8 tháng Chạp, kỷ niệm Đức Thích Ca thành đạo.

- Cúng Táo Quân, 23 tháng chạp, tiễn Ông Táo về Trời.

Một năm chia thành bốn mùa để cho hợp với nhu cầu trong cuộc sống.Theo Thuyết văn: Cứ lấy năm làm một chu kỳ của vụ lúa chín. Có nghĩa lấy vụ mùa lúa chín làm cơ bản cho thời kỳ đầu của một năm v.v...

 

TẬP TỤC CÁI ĂN

Lúc ban đầu loài người chỉ ăn ngày hai bữa: bữa sáng và bữa tối trước khi đi ngủ. Ăn buổi sáng vào lúc mặt trời lên quá chặng con sào, buổi chiều lúc mặt trời xuống đến chân núi. Việc ăn uống dần dà trở nên có khuôn phép. Đức Khổng Tử không muốn để con người quá chú trọng đến cái ăn nên đưa ra điều khuyên"Thất Bất Thực", có nghĩa bảy điều không ăn.

Từ thời nhà Hán, con người đã biết cách thức nấu nướng hợp với khẩu vị. Biết tìm các gia vị phụ cần phải có như muối, dấm, hành, tỏi để thêm vào nấu nướng. Trương Tiến biết mang các thực vật từ nước ngoài du nhập vào trong nước như hồ đào, dưa hấu, thạch lựu, ớt, nho... là những thứ trước đời Hán chưa tìm thấy. Người đời Hán thích ăn thịt hoàng khuyển,hắc khuyển. Vấn đề mua bán thực phẩm bắt đầu thịnh hành vào thời đại Ngụy Tấn, Nam Bắc triều...

Đời Tây Chu chú trọng nhiều về cái ăn. Theo Kinh Thi có đến 30 loại thực vật, còn các loại động vật có đến 200 loài. Quan niệm "dĩ thực vi tiên" có từ thời này. Trong Kinh Thi có nhiều bài nói vấn đề ăn uống:

Lục nguyệt thực uất cập úc
Thất nguyệt phanh kỳ cập thúc
Bát nguyệt bác tẩu
Thập nguyệt hoạch đạo
Vi thử xuân tửu
Dĩ giới my thọ
Thất nguyệt thực qua
Bát nguyệt đoạn hồ
Cửu nguyệt thúc thư
Thái đề tân sư
Tự ngã nông phu

Tạ Quang Phát dịch:

Rau uất úc ăn tháng sáu
Tháng bảy sang quỳ đậu nấu xơi
Táo qua tháng tám thọc rơi
Đem gầy rượu uống trong xuân mới
Để giúp cho số tuổi thêm dài
Ăn dưa tháng bảy ngon thay
Cắt bàu tháng tám ở ngoài vườn rau
Tháng chín trai gái mau đi lặt
Hái rau đồ cùng chặt củi sư
Và đem thực phẩm nông phu.

Và một bài khác:

 

Cửu nguyệt trúc trường phố
Thập nguyệt nạp hòa cổ
Thử tắc trùng lục
Hòa mã thúc cúc
Ta ngã nông phu...

...................

Tháng chín dựng nơi kho vườn cũ
Tháng mười đem trữ lúa vào
Nếp gạo chín trước sau
Lúa gai đậu mạch dồi dào đầy kho
Ôi, những kẻ nông phu ta ấy
Lúa đã gom vào đẩy vừa xong
Vào thành làm việc trong cung
Lấy tranh người phải ra công ban ngày
Đêm đến người ra công cực nhọc
Đến nhà vườn lên nóc sửa sang...

Về món ăn hải vị:

Hà thủy dương dương,
Bắc lưu quát quát.
Thi cô hoát hoát,
Triên vĩ bát bát.
Gia thảm kiết kiết,
Thứ khương nghiệt nghiệt.
Thứ sĩ hữu khiết.

.......................

Nước sông cuộn chảy mênh mông,
Hướng về phương Bắc,ấy sông Hoàng hà.
Tay cầm lưới cá giăng ra,
Cá triên,cá vĩ đầy mà khúc sông.
Cỏ lau đã mọc đầy đồng,
Phụ dâu xinh đẹp,trai hùng theo sau.

Dần dà, con người mỗi lúc một chú trọng đến cái ăn cái mặc, nên nhiều món ngon vật lạ được chưng bày giới thiệu nơi các quán xá... Từ đời nhà Tống, có những loại bánh đặc biệt như "huân đồn" - loại bánh có hình dáng tròn, nhồi nhưn thịt. Loại bánh này tại thủ đô Lâm An (Nam Tống) thường thích dùng đãi khách. Lúc bấy giờ các quán xá mở ra khá nhiều, đua nhau bày ra nhiều loại bánh trái khác nhau, tính đến có đến hàng trăm. Nam Tống có bàng bao Vương Lâu Mai Hoa hay bánh thịt Tào Phu Nhân được nhiều người ca tụng. Đó là các quán \bán thịt dê của nhà họ Tiết mà người đời nôm na

gọi là "Tiết Dương Nhục" hoặc Tiết Dương Gia. Món thịt vịt chẳng ai qua nhà họ Mai và sữa uống thì phải nhường nhà họ Vương mới gọi là thơm ngon hết mực.

Qua đời nhà Nguyên, bánh trái tiến bộ vượt bực. Lúc bấy giờ họ đã biết làm đến cả bánh kem.

Đời Minh,Thanh, bánh trái được chú trọng cho các tiết lễ. Ở Thượng Hải người ta có thể ước lượng có đến những ba mươi loại bánh gồm nhiều loại bánh gạo. Bánh Tông Tử tức bánh nếp gói hệt như bánh tét hay bánh chưn của người phương Nam, luôn cả 362 loại nấu nướng thức ăn khác nhau toàn cao lương mỹ vị.

(còn tiếp)

Thinh Quang

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002