Đại Chúng số 78 - phát hành ngày 15/7/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


CÁC THẦY HỌC TẬP

Bình Huyên

Bảy giờ ba mươi sáng ngày thứ Năm 01 tháng Tám năm 1975, vì được nghỉ buổi sáng, ông giáo Bình còn nằm trên giường. Bà giáo Bình mang các con ra hàng phở ngoài đầu ngõ ăn điểm tâm, trước khi cho chúng đi học. Chợt có tiếng đập cửa rầm rầm, tiếng người con gái giọng nửa Bắc, nửa Nam, gọi lớn cáp bách:

_ Có ai trong nhà không? Đi họp lúc chín giờ sáng nay, ngoài trụ sở khóm!

Ông Bình vội tung màn, bước xuống giuờng, chạy ra mở cửa. Ông thấy một cô gái tóc cặp đằng sau, mặc áo cánh tráng và chiếc quần den, chân đi giầy vải của lính. Trên cánh tay trái có cái băng đỏ. Tay phải cầm cây súng M 16. Ông giáo Bình nhíu mày, hất hàm. Cô ta nói lớn:

_ Mời ông Bình ra văn phòng khóm họp lúc chín giờ sáng nay. Quan trọng lắm, ông không được vắng mặt.

Ông Giáo Bình gật đầu. Cô gái quay đi. Ông Giáo đóng cửa, vào nhà trong chuẩn bị. Bà Giáo Bình cũng vừa về tới, mang theo dĩa bánh cuốn Bắc. Bà bảo các con:

_ Các con xuống phòng tắm mà lau miệng, uống nước, rồi sẵn sàng cặp sách đi học. Khiêm, Hiên, Khôi đi đến trường Nguyễn-Du. Mẹ sẽ dẫn Kim, Hân, Khanh tới trường Nguyễn Đình Chiểu ngoài Tân-Định.

Bà Giáo nói vói chồng:

_ Sao anh nói sáng nay được nghỉ nhà, mà lại quần áo chỉnh tề thế kia?

Ông Giáo Bình chép miệng:

_ Anh phải đi họp ngoài trụ sở khóm lúc chín giờ. Chẳng biết có gì không mà thấy nói quan trọng lắm không được vắng mặt.

Bà Giáo Bình vội đi xuống bêp, ngoảnh đầu lại nói:

_ Anh ngồi vào bàn ăn bánh cuốn với nước mắm chanh ớt.

Ăn sáng xong, ông Giáo Bình lau miệng, uống nước trà, châm điếu thuốc lá Salem, rồi bảo vợ:

_ Anh đi họp một mình. Em đưa các con đi học, rồi làm gì thì làm. Trưa nay, ăn cơm xong, anh mới tới trường Nguyễn-Du.

Ba đứa con lớn đồng thanh chào bố mẹ:

_ Thưa bố mẹ, chúng con đi học.

_ Các con đi đường cho cẩn thận nhé.

_ Vâng ạ!

Bà Giáo Bình dẫn ba đứa nhỏ ra cửa. Ba đứa con chào bố:

_ Thưa bố, chúng con đi học.

Ông Giáo Bình xoa đầu Khanh, ôm vai Kim và Ngọc-Hân, âu yếm nói:

_ Các Con đi học cho ngoan nhé.

_ Vâng ạ!

Ông Bình đi sau, khoá cửa. Ra tới văn phòng khóm, ông thấy ở đó đầy người, đủ mọi thành phần, tuổi tác. Đa số đứng, vì thiếu ghế. Trên mấy cái ghế dài kê sát tường, người đến trước đã ngồi kín hết. Tất cả ghế chiếc được xếp sau cái bàn khá dài ở cuối phòng, dưới chân dung Hồ-Chí-Minh và lá cờ "Giải phóng". Trưởng khóm cùng cán bộ nam nữ ngồi trên những chiếc ghé đó. Chủ toạ là một sĩ quan, cổ áo và vai đeo lon đỏ loè. Trưởng khóm giới thiệu thành phần chủ tọa, rồi yêu cầu mỗi người dến họp tự giới thiệu. Đa số là tiểu công, tư chức, dân buôn bán, người về hưu, vài sinh viên quen mặt. Đến lượt ông Giáo Bình. Ông vừa mới giới thiệu tên:

_ Tôi là Ngô-trọng Bình...

Một sinh viên nói lớn:

_ Giáo sư Anh văn đấy! Học giỏi, tài cao!

Một cán bộ nhếch mép, nhún vai:

_ Chúng tôi không cần học giỏi, bằng cấp gì cả, mà vẫn thắng Mỹ Ngụy, làm nên lịch sử như thường!

Một sinh viên khác nói:

_ Giáo sư Anh văn dám theo Mỹ lắm ạ! Phải xem xét quá trình hoạt động mới được!

Tên sĩ quan "bộ đội" vừa trỏ ngón tay về phía ông Giáo Bình và từng người, vừa cất giọng Bắc pha âm thanh Nghệ Tĩnh rất lạ tai, nói:

_ Làm gì thì làm, tất cả các anh chị sẽ được lao dộng tốt hết!

Tiếp đó, ban chủ tọa thay phiên nhau thuyết trình về nhiều mục: Kêu gọi các thành phần nhân dân tình nguyện đi vùng kinh tế mới, gia đình nào không có việc làm chính thức, cần thiết trong thành phố, sẽ bị bắt buộc phải đi vùng kinh tế mới, khai báo nhân số gia đình để Khóm nắm vững diện tích được phép sử dụng hoặc thặng dủ của từng nóc gia, khai báo lý lịch để làm lại giấy tờ cá nhân, tổ chức đơn vị nóc gia trong khóm để kiểm soát sự xuất nhập của người trong khóm và người lạ; tổ chức làm vệ sinh tập thể các đường, các hẻm trong khóm, liên lạc mật thiết trong địa phận khóm, hầu phòng ngừa việc len lỏi phá hoại của dư đảng "Ngụy", trang trí trong và ngoài mỗi nhà bằng cờ Cách mạng và ảnh Hồ Chủ tịch, ...

Ngoài ra, họ còn tuyên truyền chiến thắng của Cách mạng chống Mỹ Ngụy cứu nước, và ngày kỷ niệm Cách mạng tháng l0, cũng như ngày 2 tháng 9,... Người đi họp không có cơ hội để phát biểu ý kiến, chỉ ngồi nghe và ghi nhận. Cuối cùng, một nữ sinh viên đứng ra phát bài hát "Giải phóng Miền Nam", chỉ huy cho đám sinh viên hát lên một lần, rồi dạy cho mọi người từng câu, để toàn thể hát bài đó, trước khi giải tán.

Về đến nhà lúc xế trưa, ông Giáo Bình thấy vợ con đang ngồi chờ trong phòng ăn. Khiêm nói:

_ Sáng nay, trừ các lớp đệ Thất và đệ Lục tất cả học sinh các lớp phải ra sân tập họp, chia nhóm, để thầy cô hướng dẫn đi làm vệ sinh đường phố. Chúng con được lệnh vào các nhà ở ngoài mặt đường hoặc trong hẻm, "mượn" chổi, xẻng, cuốc, bao nylon, thùng, để làm công tác. Hôm nay, lớp của con phải làm. Cống rãnh, lề đường, bãi cỏ bẩn thỉu, hôi thối quá! Chúng con làm đến trưa thì được trở lại trường, rửa chân tay, về nhà. Thúy-Hiên sẽ phải làm ngày mai thứ Sáu.

Thúy-Hiên nói:

_ Gia đình con Oanh bạn con đã chạy thoát trước ngày 30 tháng Tư. Nhà của gia đình nó bị tịch thu, có cán bộ cộng sản tói ở.

Cả nhà ông Giáo Bình ngồi vào bàn ăn, cùng nhau làm dấu Thánh giá, đọc Kinh, ăn cơm. Ăn xong, ông Giáo Bình đi làm. Bà Giáo Bình cùng Hiên và Hân dọn dẹp, cho mấy đúa nhỏ đi ngủ. Khiêm đọc sách ở bàn học. Ba đứa con trai nhỏ chơi với nhau ở hàng ba. Bà Giáo Bình cùng Thuý-Hiên và Ngọc-Hân ngồi trên giường làm hoa. Ngoài cửa có tiếng người gọi:

_ Chị Bình có nhà không?

Bà Giáo Bình đặt bông hoa vừa làm xong vào hộp, đúng đậy, ra mở cửa. Bà Bùi mắt đỏ hoe, gật đầu chào, bước vào phòng khách. Bà Giáo Bình hỏi:

_ Chị Bùi đến chơi hay có việc gì? Sao tôi trông chị buồn thế? Anh Bùi cùng các cháu nhỏ khỏe chứ? Mời chị ngồi.

Bà Bùi ngồi xuống một góc chiếc ghế salon dài. Đưa khăn chậm nước mắt, bà Bùi cất tiếng nói nghẹn ngào:

_ Cám ơn chị Bình. Các con của em đều khỏe cả. Chỉ tội nghiệp cho anh Bùi! Anh ấy đi trình diện học tập đầu tháng Sáu. Họ nói một tháng là được trở về làm ăn, mà nay đã hai tháng rồi, chẳng thấy tin tức gì cả! Em chạy tới nhà các chị bạn cũng có chồng làm sĩ quan đi trình diện. Họ đều nói là chồng của họ chưa về và chẳng có tin tức gì cả. Chị xem, lúc đi, ai nấy đều vui vẻ, phấn khởi, vì cán bộ cộng sản và "bộ đội" tuyên truyền khéo léo, làm cho một số đông các sĩ quan lớn nhỏ tưởng "Cách mạng" sẽ khoan hồng, lập hồ sơ lý lịch, để sử dụng họ trong quân đội. Ai nấy mang đủ giấy tờ, văn bằng, chứng minh cấp bực, chức vụ, hy vọng sẽ được làm việc trở lại, theo khả năng quân sự và kiến thức học bên Mỹ về. Nhiều người, trong đó có anh Bùi, đi trình diện mang theo đủ thứ, như đi cắm trại! Anh ấy xách một valise đầy, đựng bộ complet, mấy cái chemises, cravates, hai bộ pyjama, đồ lót, nước hoa đắt tiền, savon thơm, dao, kéo, đồ cạo râu, máy sấy tóc, gương, lược, thuốc lá Mỹ, café, đường, sửa... Chưa kể thuốc men, tiền bạc, đồng hồ, nhẫn. Nghe nói, vào trong trại ai nấy đều bị lột hết đồ riêng, cho dùng đồ của quân đội Cộng Hoà để lại. Bây giờ, em cũng như các gia dình

khác không biết chồng, con, anh, em ở đâu mà liên lạc. Anh Bùi nhà em từ xưa đến giờ không quen đời sống kham khổ của sĩ quan hành quân, vì anh Bùi chỉ làm văn phòng, lại thêm ăn uống khó khăn vì bệnh đau dạ dày. Em thấy sinh mạng anh ấy thật nguy khốn. Gia đình em chẳng biết đâu mà chạy chọt, như thường làm trước đây, dưới chế độ Cộng Hoà. Buồn quá chị ạ!

Bà Giáo Bình an ủi bạn:

_ Chị ngồi một chỗ buồn lo, cũng không ích gì. Chị nên tới Nhà Thờ cầu xin Chúa và Đức Mẹ che chở cho anh ấy tai qua, nạn khỏi, về với gia đình thật sớm. Anh ấy hiền lành, chắc họ không ngược đãi đâu. Để tôi đi lấy nước mời chị uống nhé?

Bà Bùi đứng dậy, nắm tay bạn, nói giọng hơi phấn khởi:

_ Thôi, cám ơn chị. Em nghe lời chị, em đến Nhà Thờ ngay bây giờ. Từ hôm nay, em và hai bên bố mẹ sẽ cầu nguyện ngày đêm cho anh Bùi thoát nạn, trở về với vợ con. Cho em gửi lời thăm anh Bình. Chào chị nhé. Có gì, em sẽ ghé đây cho chị biết tin.

Bà Bùi đi rồi, bà Giáo Bình đứng cửa nhìn theo. Một lúc sau, ông Giáo Bình đi xe Honda về Bà mở rộng cửa cho chồng dắt xe vào nhà. Ông Giáo Bình dựng xe xong, quay ra nói vói vợ:

_ Bắt đầu từ thứ Hai tới, các Giáo sư trường Nguyễn-Du và một số truờng khác sẽ vào Chợ Lớn học tập trong một tuần. Sáng đi, chiều về. Mang theo cơm trưa, và giấy bút.

Bằng giọng lo ngại, bà Giáo Bình kể chuyện ông Bùi cùng sĩ quan đi trình diện học tập, bị mang đi mất tích. Ông Giáo Bình nói:

_ Em đửng sợ họ mang bọn anh đi mất. Theo lịch sử chiến trận của Á-Châu, trong dó có Trung-Hoa, quan quân bại trận đều bị mang ra giết. Thời xưa, không có tổ chức quốc tê nào can thiệp. Bây giờ, có Liên Hiệp Quốc tập trung tất cả các phe trên thế giới  với những lề luật chung phải theo. Nước nào vi phạm sẽ bị trừng phạt về kinh tế hoặc quân sụ. Anh chắc rằng phe Cộng sản chiếm được miền Nam chỉ tập trung sĩ quan quân đội Cộng Hoà lại, nhằm tránh hậu họa trong một thời gian. Còn các nhân viên hành chánh không có kinh nghiệm và khả năng chiến đấu sẽ không bị giam giữ để cầm chân. Em cứ yên trí.

Bà Giáo Bình vẫn lắc đầu, nói:

_ Anh dễ tin quá. Bọn cộng sản ác ôn này nói một đàng làm một nẽo. Đấy rồi anh chờ xem.

Bà ngồi xuống giuờng làm hoa tiếp, cùng với hai đứa con gái... Sáng thứ Hai, bà Giáo dậy thật sớm, sửa soạn bánh mì thịt, nước uống, khăn, tắm, vài trái cây vào trong một túi nylon cho chồng. Ông Giáo Bình ăn sáng xong mặc quần áo, để túi đựng thức ăn trưa và cuốn tập trong chiếc giỏ ở đằng trước xe Honda Dame. Ông hôn vợ, vỗ về các con nhỏ, rồi phóng xe đến trường Nguyễn-Tri-Phương. Ở đó, ông Giáo Bình cùng các đồng nghiệp theo bảng chỉ dẫn, tìm tới phòng học có danh sách dán trên cửa ra vào. Mỗi nhóm có mười người. Chưa đến giờ, ông Giáo Bình ra đứng dưới sân, trưóc cửa phòng học tập, hút thuốc lá. Ông gặp một người bạn cũ trước học trường Chu-Văn-An, hiện là Giáo sư Việt văn. Ông này lại gần ông Giáo Bình, bắt tay bạn cũ, buồn rầu nói:

_ Gặp nhau chẳng biết nói năng gì!

Ông Giáo Bình mĩm cười nói:

_ Hãy can đảm lên. Nếu bạn có chí, sẽ đạt được điều mình muốn. Đừng vội yếm thế, sẽ mất nhiều hơn một cách đáng tiếc.

Ông bạn cũ gật gù, vỗ vay ông Giáo Bình, rồi cúi đầu bước đi chỗ khác. Một hồi chuông reo. Ông Giáo Bình quay nhìn lên dãy phòng học. Các Giáo sư tề tựu đi vào các phòng học như những học trò ngoan ngoãn. Ông Giáo Bình bước theo các đồng nghiệp đến ngồi ở một bàn học dài. Tất cả yên lặng hướng ra cửa phòng. Một người đàn bà khoảng gần bốn mươi tuổi, đầu búi tó, mình mặc áo bà ba trắng, quần đen, chân đi dép da đen, tay xách túi nylon, cùng hai người đàn ông, một người còn trẻ, một người trung niên, đầu đội nón cối, mình mặc áo chemise trắng bỏ ngoài quần tây của lính, đi dép caotchouc đen, tay xách túi nylon và cuộn giấy. Cả ba đúng trên bục, sau bàn Giáo sư, nhìn mọi người, gật đầu, rồi cùng ngồi xuống ghế. Người đàn bà mĩm cười, cất giọng Nam rắn rỏi:

_ Xin giới thiệu với các anh, bên trái tôi là thiếu tá Tư thuyết trình viên, bên phải tôi là ủy viên cán bộ Sang thư ký. Còn tôi là Nga, Giáo viên cấp ba trưởng nhóm "Nguyễn-Du" này.

Chương trình học tập rất giản dị. Buổi sáng, thiếu tá Tư sẽ thuyết trình trong hai giờ, vói chủ đề đã được Ủy ban Quân quán ấn định. Các anh ngồi nghe, ghi chép tùy ý. Sau đó, các anh họp nhau, trao đổi những ý tưởng ghi chép được. Cán bộ Sang sẽ hướng dẫn các anh mỗi khi có thiếu sót sai lầm. Trường hợp anh Sang không giải quyết được, tôi sẽ can thiệp. Hội ý thông suốt tư tưởng của bài thuyết trình rồi, nhóm các anh sẽ làm hai việc: Thứ nhất các anh cùng nhau vẽ một bức hình, cố gắng thể hiện sự thấu hiểu chung của nhóm qua bức hình đó, càng đầy đủ càng tốt. Bức hình hoàn thành rồi, các anh cử một người đại diện nhóm sẽ lên trình bày trước chủ tọa và nhóm của mình vào buổi chiều về nội dung bức hình, lý do của những chi tiết vẽ ra, kết luận về bức hình đó. Chúng tôi sẽ kiểm điểm, theo dõi, phê bình công việc của các anh, về mức độ thấu hiểu bài thuyết trình của thiêu tá Tư. Dĩ nhiên, các anh có quyền bảo vệ lập trường của nhóm mình, tự do bàn cãi. Anh San sẽ cung cấp giấy vẽ khổ lớn và viết mầu. Thứ hai, mỗi người các anh tự viết ra một bài, mục đích đối nghịch quá trình tư tưởng và sinh hoạt cá nhân cũng như xã hội của mình với ý tưởng của bài thuyết trình, để đưa đến ý niệm thoát thai ra từ sự đấu tranh của lý tưởng Cách mạng vĩ đại với tư tưởng chủ quan nhỏ bé của từng con người các anh. Làm xong hai việc nầy, tôi xin nhấn mạnh là phải làm một cách thành khẩn, dể khỏi phải làm lại khiến cho tuần lễ học tập có thể bị kéo dài thêm, các anh được nghỉ trưa, ăn uống tùy nghi. Hai giờ chiều, họp nhóm lại. Đại diện các anh lên thuyết trình với bức hình vẽ ban sáng, phản ánh tư tưởng của Cách mạng được các anh thấu triệt. Tiếp đó là thảo luận, rút tỉa, kết luận. Sau cùng, mỗi người các anh tự nguyện đứng lên tại chỗ, đọc bài viết của mình trước chủ tọa và đồng nghiệp. Đọc xong, ngồi xuống nghe bình luận của chúng tôi. Tất cả phái xong trước sáu giờ chiều, để mọi người về nhà. Sáng hôm sau, lại họp nhóm, để được học tập chủ đề khác. Các anh rõ chưa? Có ai thắc mắc gì không?

Không ai thắc mắc gì hết. Tuần lễ học tập diễn tiến êm xuôi, nhưng không kém phần sôi động, với các chủ đề xoay quanh cuộc cách mạng chống Pháp, Mỹ Ngụy, con người và văn hoá cách mạng xã hội chủ nghiã, con người và văn hóa phản cách mạng của Ngụy và ngoại bang, chính sách khoan hồng của "Cách mạng" và bổn phận con dân dưới chê độ xã hội chủ nghiã,... Với phương pháp vẽ hình chung, viết bài riêng, ai nấy tự nhiên thấy mình hiểu rõ, thuộc lòng tư tuởng "Cách mạng". Có người kể riêng với đồng nghiệp rằng, ban dêm khi ngủ họ còn nghe, thấy, đối đáp rõ ràng những gì học tập được ban ngày. Riêng ông Giáo Bình, tuy không thấy gì cả nhưng cũng làm ra vẻ xúc động, hăng hái, cho yên thân. Phương pháp học tập này làm ông nhớ tới khoá hội thảo Công Giáo Cursillo ở Cần-Thơ trước đây.

Người Cộng sản đã bắt chước phương pháp hội thảo rất hữu hiệu này của Công Giáo, áp dụng trong tổ chức học tập chính trị của họ.

Ngày thứ Sáu, mỗi người phái viết bản tự kiểm thảo, để chấm dứt tuần lễ học tập. Trong số mười người đứng lên đọc bài tự kiểm thảo, có năm người vừa đọc vừa khóc lóc thảm thiết.

Không biết họ xúc động dữ dội như thế là vì đã thấm nhuần lý thuyết xã hội chủ nghĩa và hối hận vì bao lâu nay họ sống hèn yếu, phản cách mạng, hay chỉ là quá khiếp sợ, thất vọng trước viễn tưởng sẽ sống mãn kiếp trên giải đất từ từ được nhuộm đỏ. Ông Giáo Bình cũng đứng lên dọc một bài tự chê trách mình tại sao không ở lại Hà-Nội, để gia nhập vào cuộc đấu tranh giành độc lập, mà lại theo con tầu đế quốc vào Nam sống cuộc đời thư sinh yếu đuối, hưởng nhàn, hủ hoá, cho đến khi tiếng súng giải phóng nổ bên tai, mới ngóc đầu lên nhìn đoàn quân cách mạng tiến vào Nam sau mình hai mươi mốt năm, tiếp thu vùng đất phì nhiêu với bao cám dỗ... Ông dùng nhũng từ ngũ thật tiếu lâm một cách hết sức kín đáo, đến nỗi bà chủ tọa đầy kinh nghiệm Giáo dục, thiếu tá thuyết trình với "đỉnh cao trí tuệ", và ủy viên cán bộ chính trị đầy mình, cũng không hiểu được cái kỹ thuật "phản cách mạng" thâm sau của ông Giáo Bình. Họ cùng mọi người cười hể hả. Bà chủ tọa cất tiếng phủ dụ ông Giáo Bình:

_ Anh Bình đừng tự trách mình khắt khe như thế mãi làm gì. Đầu óc anh không "đầy sỏi đá" như anh nghĩ đâu. Anh sẽ trở nên thật "Hồng", thật "Chuyên" trong tương lai gần đây!

Tuần lễ học tập Giáo chức chấm dứt bằng bài hát "Giải Phóng Miền Nam" do ủy viên cán bộ Sang dạy cho nhóm cùng hát, hòa với tiếng hát "cách mạng" vọng sang từ các phòng họp khác...

Bình Huyên

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002