Đại Chúng số 78 - phát hành ngày 15/7/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


MỘT NGÀN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN

Mộng Tuyền Nữ Sĩ

Cụ Văn Hà Bảo 49th St. Phuladelphia (qua Tuyết Hoa). Tôi còn nhớ một số tục ngữ của Trung Hoa,nhưng không hiểu được một cách sâu sắc, xin bà chị giúp giải hộ:

  1. 1. Hoàng thử lang đối kê bái niên.

  2. 2. Hữu tương ngã ngữ đồng tha ngữ

  3. Vị tất tha tâm tự ngã tâm.

  4. 3. Hữu tiền nan mãi bối hậu hảo

  5. 4. Tha thị cửu vĩ hồ ly tự đích bất hảo nhạ

  6. 5. Vương hầu tướng, quản bất trụ nhi tôn lưu đãng

* Các câu cụ nêu ra có nghĩa như sau:

1."Hoàng thử lang đối kê bái niên" Có nghĩa chàng cáo vàng mừng tuổi gà. (Cáo mà đến cửa mừng tuổi gà thì... gà còn có nước hiến dâng mạng sống của chính bản thân mình.

2. Hữu tương ngã ngữ đồng tha ngữ/Vị tất tha tâm tự ngã tâm. Có nghĩa: Khoan rằng ta nói như người nói/ Chưa chắc lòng người giống bụng ta.

3. Hữu tiền nan mãi bối hậu hảo. Có nghĩa: Dù giàu có khó mua, sau lưng người nói tốt. Tục ngữ ta cũng có câu:

Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.

4. Tha thị cữu vĩ hồ ly tự đích bất hảo nhạ. Có nghĩa:

Ả là cửu vĩ hồ ly/Chớ có trêu vào mà khốn.

Ta cũng có câu:

"Biết tay ăn mặn thì chừa
Đùng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày".

5. Vương hầu tướng,quản bất trụ nhi tôn lưu đãng. Có nghĩa: Dù vương hầu tướng, cũng không ngăn cháu con lưu đảng.

Ta cũng có câu: "Dao sắc không gọt được chuôi".

Cư sĩ Tịnh Sơn Garden Grove: Bà cụ có biết về Tử Vi không? Nếu bà cụ biết xin giúp giải hộ cho mấy câu trong Thiên Phủ:

  1. 1. Thiên Phủ Ôn Lương

  2. 2. Nam Thiên Phủ Giao Long Vãng Dực.

  3. 3. Thiên Phủ Tối Kị Không Tinh Nhi Ngộ Thanh Long Phản Vị Cát Tượng. v.v...

 

* Về Tử Vi như Cư sĩ hỏi, tôi chỉ nghiên cứu và chỉ biết đại khái mà thôi, thật ra tôi chẳng biết gì nhiều. Đại khái tôi chỉ biết sơ qua về "THIÊN PHỦ" mà Cư sĩ nêu ra như sau:

1."Thiên Phủ Ôn Lương": Ta thấy Cung Mệnh có sao Thiên Phủ tọa thủ, thì người này bẩn tính ôn hòa, đã vậy mà còn có lòng từ tâm. Tất nhiên là thích làm công việc từ thiện bác ái.

2. "Nam Thiên Phủ Giao Long Vảng Dực".: Nếu trong nam mệnh tọa thủ có Thiên Phủ ắt là người có tính cẩn thận, ít hay phát ngôn và làm bất cứ điều gì cũng suy nghĩ thật chín chắn, người đời ví như thuồng luồng qua họng vực.

3. "Thiên Phủ Tối Kị Không Tinh Nhi Ngộ Thanh Long Phản Vi Cát Tượng". Câu này có nghĩa: nếu mà Cung Mệnh có Thiên Phủ tọa thủ thì tối kị gặp Thuần, Triệt, Thiên, Địa không xâm phạm, ví như cái kho trống rỗng; nhưng đặc biệt là nếu gặp được Thanh Long thì vô cùng tốt đẹp... Đại khái là vậy, thưa Cư sĩ.

Cụ Văn Khúc Hà Uyên Brookhurst Westminster: Bà cụ có nhớ bài "Dân Ca Cổ Hung Nô" cùng bài "Kích Nhưỡng Ca" không? Nếu có ,xin bà cụ nhắc lại hộ.

* Bài "Dân Ca Cổ Hung Nô" như sau:

"Vong ngã Yên chi sơn
Sử ngã phụ nữ vô nhan sắc.
Vong ngã Kỳ liên sơn,
Sử ngã lục súc bất phiền tức.

Có nghĩa:"Xin đừng làm mất đi núi Yên chi sơn của chúng tôi, mà phải khiến cho phụ nữ của chúng tôi mất đi nhan sắc! Xin đừng bỏ mất núi Kỳ liên sơn của chúng tôi mà khiến cho súc vật của chúng tôi phải biến bớt dần đi."

Bài Kích Nhưỡng Ca, tôi nhớ có lần đã nói đến, tuy nhiên cũng xin chiều ý bà nhắc lại. Bài ấy như sau:

"Nhật xuất nhi tác,
Nhật nhập nhi tức,
Tạc tình nhi ẩm,
Canh điền nhi thực,
Đế lực ư ngã,
Hà hữu tai."

Có nghĩa: Mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ. Đào giếng lấy mà uống, cày ruộng lấy mà ăn. (Đừng có trông mong vì) sức vua giúp ta thì không hề có.

GS. Hà Thúc Khải San Jose : Nghe BS. Đinh Xuân Dũng giới thiệu, thật là may mắn vì tôi đang nghiên cứu bước đầu về Dịch Kinh, muốn được biết đại khái về kho tàng quí báu và vĩ đại này. Xin bà cụ chỉ giáo!

* Thật ra,tuy tôi có nghiên cứu về pho kinh tối cổ này nhiều năm, song vẫn không thể nào thông suốt được. Có thể nói Kinh Dịch mênh mông như trời cao bể rộng. Càng đi vào càng cảm thấy mình chẳng biết gì cả, mò mẫm lẩn quẩn và cuối cùng là của Dịch trả về cho Dịch. Tôi chỉ biết đại khái: Dịch là để định giải muôn vật thành được mọi việc, bao trùn đạo lý của con người. Vì thế thánh nhân áp dụng đạo dịch để khai mở được hoài bảo của thiên hạ, định được khả nghiệp của thiên hạ và đoán được sự ngờ của thiên hạ.

Như Giáo sư đã thấy trong những bộ kinh tối cổ của nhân loại như Cựu ước, Dzyan, Dịch Kinh... thì chính Dịch Kinh của Đông phương là lâu đời nhất. Có thể nói nó là cơ sở phát triển ra văn hóa, lập ra nền luân lý, chỉ ra con đường đạo đức của người Đông phương. Dịch Kinh thật huyền bí vi nhiệm đến nổi Đức Khổng Phu Tử, đã phải ra rất nhiều thời gian để hệ thống và lý giải bộ kinh vĩ đại này... mà vẫn không làm hết được, đến nổi trước khi nhắm mắt ngài đã phải thản thốt kêu lên: "Gia ngã sở niên, tốt dĩ học dịch, khả dĩ vô đại quá hỷ". Câu nói bất hủ này ngày nay nhiều ngôn ngữ khác nhau khi nghiên cứu cứu Dịch Kinh cũng đều dịch lại lời ngài đã nói như trên. Trong tập A Philosophical Prophecy I Ching của Jayme F. Simmons đã dịch ra đăng ngay trang đầu: "Confucius said: "Give me a few more years, so that I may have spent a whole fifty in study (of the Iching) and I believe that after that all I should be fairly free from error."

Dịch Kinh nói về lẽ biến hóa của trời đất cùng sự năng hành chuyển động của muôn vật. Ngay trong thờ khai minh thượng cổ Đông phương tin rằng trong trời đất có lẽ âm dương, lúc ẩn lúc hiện... khó lòng mà đo lường được v.v... Chắc như Giáo sư đã đọc qua và đã thấy: "Vua Phục Hy (4477-4363) trước Tây lịch chiêm nghiệm Hà Đồ lập ra thành quẻ lấy vạc liền (-) biểu thị cho Dương, lấy Cái Vạch (-) biểu thị cho lẽ âm... Dương là "Cơ", Âm là "Ngẫu", mỗi cái vạch liền gọi là một hào v.v... lập ra Bát Quái như ta thấy có sự ấn định Kiền, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn v.v... Thật khó lòng mà viết tóm lược nơi mục 1001 Chuyện hạn hẹp này được. Tưởng Giáo sư nên tìm các nhà nghiên cứu như Bác sĩ Thọ đã thực sự in thành sách thì hơn. Riêng cá nhân tôi chỉ biết đại cương chưa được thông suốt lắm.

Cụ Tịnh Hải Garden Grove: Bà cụ có nhớ câu Thần Chú Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm thứ 30 không? Nếu nhớ xin nhắc hộ.

* Đó là câu:"Ma Đát Rị Già Noa.

Mộng Tuyền

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002