Đại Chúng số 78 - phát hành ngày 15/7/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


ĐỪNG HỎI TẠI SAO

Người thứ Chín chủ biên

Tại Sao Dow Jones quan trọng quá vậy? Dow Jones là gì?

Tại chợ Tịnh Biên, sát biên giới Việt Miên, miền cực nam Nam Bộ, chị Tư đi chợ, ghé vào một quán bán bún. Chị ăn, khen ngon và than đắt tiền, tô bún năm ngoái ăn không hết, sao năm nay ăn không thấy đã vậy?

Cùng như vậy, tại chợ New Dehli, Ấn độ gói càri năm nay đắt hơn năm ngoái. Bà chủ than trong miệng khi đi mua bột càri về làm thức ăn cho gia đình.

Hai xứ, hai phương trời cách biệt. Món ăn khác nhau, nhưng cũng đều biết giá cả tăng hơn năm rồi, nhưng không biết nguồn gốc từ đâu.

Đó là phát xuất từ nền kinh tế thị trường, mà điển hình là thị trường chứng khoán. Nghĩa là stock. Một tờ giấy stock đem ra ngaoì chợ, thì chưa ai biết giá trị của nó. Nhưng đem vào chợ thị trường stock thì ai ai cũng biết sức mạnh của nó liền. Một tờ giấy bạc $100 đôla USD giữ trong túi, năm sau đem xài cũng mạnh là tờ giấy $100 đôla USD. Còn tờ giấy stock thì năm sau có thể mạnh gấp trăm lần giá trị năm trước, hay là vô giá trị, hết xài.

Năm 1848 Bảng tuyên ngôn Cộng Sản được Karl Heinrich Marx  (Hà Nội gọi tắt là Cặc Mặc), người Do Thái gốc Đức, bỏ đạo Do Thái sang đạo Tin Lành, ra bản tuyên ngôn này. Năm 1896  (gần 50 năm sau)  thì bảng chỉ số Kỹ Nghệ được in ra (ta gọi là Dow Jones Industrial Average). Hai bảng này người thường xem không hiểu (kể cả tác giả viết bài này luôn), nhưng hai Bảng này làm điêu linh thế giới cho đến ngày nay. Vì Bảng Tuyên Ngôn Cộng Sản của Cặc-Mạt làm cả nửa nhân loại mất nhân tánh con người, Bảng Chỉ Số Kỷ Nghệ trồi sụt thì... tô bún hay gói cári của mấy bà nội trợ ảnh hưởng lây...

Dow Jones thật sự từ một ký giả lấy tin mần ăn cho các ông chủ bự, mà lúc đó gọi là Chủ Bự Ngân Hàng, hình vẽ miệng ngậm điếu xì gà, mập lùn, sói đầu, nụ cười gian ác.

Tên ký giả này là: Charles Henry Dow. Anh khổ sở vì những hình vẽ thẳng góc lên xuống, độc rất khó chịu con mắt. Anh muốn làm một tổng kết mà đưa cho Chủ Bự Ngân Hàng nào cũng được họ vui lòng hết. Nên nhớ đại đa số các chủ bự Ngân Hàng thời đó có tiền, nhưng đầu óc rất dốt, hơn con cờ tướng nữa.  Anh muốn nhật tu, theo dõi sự lên xuống các tiền lời của các Ngân Hàng tại New York ra sao, lên xuống rất dễ nhìn, nên anh chọn khoảng 11 đại công ty có bán cổ phần chạy nhất New York mà làm bảng phong thần chiết tính các con số. Từ 11 đại công ty này, anh chia ra làm chỉ số trung bình (Average), lúc đó là railroads (xe lửa) và các hãng làm sắt thép, gạo, đường...

Vào ngày 26 tháng 5 năm 1896, bảng chi số được anh in ra lần đầu tiên. Lúc đó bảng này in ra không thường xuyên, vì anh đi nhiều nơi về nhà khuya làm không kịp, hẹn ngày mai làm bảng mới vậy. Cho đến tháng 11 thì ra hàng ngày tại nhật báo Wall Street Journal (báo này hiện nay xưa nhất, ít in màu nhất, ít hình ảnh nhất. Nhưng mạnh nhất thế gới và giàu nhất thế giới. In bậy một con số là nhiều người vác bị gậy đi ăn xin ngay. Tờ báo Wall Street Journal do anh hợp tác chung với 2 người bạn tên là: Edward Jones và Charles Bergstresser. Vị chi báo Wall Street Journal gồm 3 người sáng lập ra. Lúc đó 11 stock mà báo ghi gồm có: American Cotton Oil (dầu ăn), America Sugar (Đường cát), American Tobacco (Thuốc lá), Chicago Gas,  Distilling & Cattle, General Electric, Laclede gas, National Lead (Côngty Chì Hoakỳ), Tenn. Coal & Iron (Tennessy than đá và Sắt thép), U.S Rubber (Cao su Hoakỳ).

Chỉ số trung bình lúc đó in ra đầu tiên là: 40.94. Từ 12 đại công ty bành trướng đến 20 trong năm 1916, và năm 1928 thành 30 côngty.

Đây là bảng Trồi Sụt về Kinh Tế  Thị Trường mà Chứng Khoán làm chủ động. Hiện nay ngoài Dow Jones thì còn có: NYSE (New York Stock Exchange), AMEX (American Stock Exchange), NASDAQ (National Association of Securities Dealers Automated Quotations) và Mutual Funds... Nhưng trên các báo chí trên thế giới hay Truyền Hình người ta chú trọng hai công ty chuyên về Stock này mà thôi: đó là Dow Jones và Nasdaq.

Vào tháng 9 năm 1929  thị trường chứng khoán New York thình lình hoảng hốt, bán tống bán tháo cùng lúc càng nhiều. Nhiều stock ngày trước trị giá trăm ngàn đô, qua ngày hôm sau còn vài đô mà thôi. Khủng hoảng kinh tế tư bản từ Hoakỳ lan tràn khắp nơi trên thế giới. Tại Vietnam, nhiều nơi thôn quê, như Bạc Liêu sản xuất gạo lúa rất nhiều, thịt cá ê hề nhưng dân không có tiền mua. Tại Saigon nhiều ngân hàng tư bị vỡ nợ. Điển hình là người giàu nhất nhì tại Chợ Lớn / Vietnam như Ông Quách Đàm  (người đã xây Chợ Lớn Mới gọi là chợ Bình Tây cho chính phủ) giàu có vô cùng, bị vỡ nợ rồi uống thuốc độc chết (người ta đồn là ông uống á phiện trộn với dấm thanh). Tài sản ông bị tịch biên vì ông kiểm thự ngân phiếu cho nhiều người đại gia  (Kiểm thự nghĩa là một chủ điền  ký một tấm ngân phiếu cho ngân hàng nhà nước, khi đợi lúa chín bán lấy tiền trả lại. Ngân hàng nhà nước không chịu chuyện này, nhưng khi có chữ ký của đại gia Quách Đàm  thì mọi chuyện xong xuôi, nghĩa là chuyện gì rủi ro thì Quách Đàm lảnh đủ, tương tự tại Hoakỳ chúng ta có người co-signer vậy. Quách Đàm dĩ nhiên phải hưởng một số phần trăm trên tờ ngân phiếu này vậy. Một nghề không ra tiền, không ra vốn nhưng thu tiền lại rất nhiều chỉ có một chữ ký mình thôi). Kinh tế khủng hoảng từ Hoakỳ đánh sang, riêng Vietnam thì biết bao nhiêu đại gia bị tán gia bại sản vì dân không còn tiền nữa. Và dân chúng trên thế giới càng lúc càng nghèo. Chủ nghĩa Cộng Sản được bùng nổ mãnh liệt. Nga Sô trở thành thánh địa của chủ nghĩa Cộng Sản, rồi đến Trung Hoa Quốc Gia. Sau đó thế chiến thư II bùng nổ. Tất cả bất đầu từ New York Stock hay từ nơi Dow Jones mà ra.

Trong lúc này, một sự hên hi hữu cho dòng họ Kennedy. Giòng họ này lúc đó chỉ giàu hạng thư  200 mà thôi. Ông Nội của Kennedy bán sạch tất cả stock của mình trong 24 giờ trước đó, lấy trọn số tiền của mình trong tay, và 24 giờ sau, thì stock bị crash mọi món hàng đều bán rẻ kinh khủng, như một nhà máy làm bia hạng trung tại New York trước đó muốn mua thì giá trên $2 triệu USD, nay họ chỉ bán có $150 ngàn USD mà thôi. Như vậy nếu có sẵn tiền trong tay thì mua rất lời. Gia đình Kennedy liền mua đất tại New York và Florida với số tiền trong tay của mình một cách như được tặng không vậy. Rồi năm sau thì thứ hạng giàu sang của dòng họ Kennedy lên đến hàng thứ 25 rồi.

Như cuối năm 2000 vừa qua, Bill Gates có tài sản lên đến $63 tỉ USD, đến tháng 5 năm 2001 thì tài sản của Bill Gates chỉ còn $54 tỉ USD mà thôi, và Larry Elison chủ hãng Oracle trước đó là thứ nhì sau Bill Gates, từ  $58 tỉ USD xuống còn hôm nay là $28 tỉ USD. Hai người mất đến  $47 tỉ USD. Miền Nam Vietnam chúng ta năm 1974 chỉ cần thêm $800 triệu mua vũ khí thì có thể cự nỗi CSVN rồi. Không có số tiền này, thì lính miền Nam đánh giặc phải tính từng viên đạn, nhiều súng cối hay trọng pháo không còn đạn nữa, phi cơ không đủ xăng để mà yểm trợ hành quân. Vâng số tiền thêm $800 triệu kể luôn tiền lương lính chiến, lương công chức, giáo viên... có thể cứu chúng ta được một thời gian ngắn nếu không có Nguyễn văn Thiệu và tòng phạm trong tội ác chiến tranh VN này.

Stock lúc lập ra chỉ số index của Dow Jones là 40.94. hôm nay (July.04.2001) là 10,571.

2.-  TẠI SAO GIẦY VỪA CHÂN?

Nhớ lại trước đó khoảng trên vài chục năm, lúc còn bé hàng năm mẹ dẫn ra chợ, đến tiệm giày mà đặt mua giày cho niên học mới. Con nít mau lớn, cái gì cũng chật. Áo quần, giày dép đều phải thay đổi hoài. Áo quần có thể hơi chật một tí, nhưng giày chật một tí là đi đứng không được rồi. Ông chủ tiệm giày, quen mặt thấy mẹ con ra trình diện thì mặt tươi rói liền. Rồi ông bắt thằng nhỏ ngồi xuống ghế, tháo giày ra. Đo chân, bên trái bên phải khá lâu giờ. Rồi ông hẹn 2 tuần đến lấy giày.

Năm đó, 2 tuần  đến lấy giày thì ông hẹn tuần nữa. Vì có một đám con nít được quận chọn lên gặp ông Đốc sứ, nên họ đến đo giày nhiều người, cụ chủ tiệm phải trễ hàng cho tôi. Sau đó hàng mang về, một đôi giày bóng mới, vui khi thấy hàng trong hộp. Mùi xira đen thơm phứt. Mang vào thì một cực hình. Giày bên trái thì vừa, nhưng bên phải thì vừa nhét chân vào vừa nhăn mặt. Đúng rồi, ông cụ chủ tiệm giày làm lộn ni-tấc của tôi rồi. Có thể đôi này của thằng nhóc nào hay chăng? Mang không được, đi đứng khó khăn.

Trở lại Hoakỳ, năm 1928. Tại một thành phố nhỏ, êm ả, lá vàng mùa thu rụng nhiều. Tỉnh lỵ Liverpool, New York có chàng trai trẻ tên Charles Frank Brannock, được 25 tuổi. Anh  phụ giúp cha mà đo giày cho khách, rồi vẽ lên giấy cứng, rồi cắt ra, rồi cắt da giày nữa. Bực nhất là đo chân mấy chị thuộc diện... bé bự nhấc một cái chân của chị lên, rồi đặt lên giấy là một cực hình. Nhiều khi cầm viết chì lên vẽ được một chút gót chân, thì chị bé bự ngứa bàn chân, chị gãi thế là phải vẽ lại tờ khác.

Brannock còn đi học, trong lớp học anh thường vẽ tới vẽ lui đôi chân và đôi giày trên giấy tập. Đôi khi anh càu nhàu, phải có một thược đo mới được. Anh đang học tại đại học Syracuse University. Rồi anh làm được một cái bàn thước, để đo chân. Bàn thước này hơi kỳ dị, đế chân sau được chận bởi miếng cây, chỉ có 3 miếng cây xê dịch được mà thôi. Hai miếng xê dịch 2 hông, miếng đầu ngón chân xê dịch xuống được. Đó là một cây thước đo giày tiện dụng, thay vì đem sợi dây đo ngang hông bàn chân và chiều dài bàn chân.

Anh dụ khị được nhóm bạn trong hội thể thao, football của trường học Syracus. Đo gần 250 bạn học, từ kẻ ốm bàn chân dài thoòng đến bạn mập, bàn chân lùn sũn. Nhưng hình như tất cả đều vào những ni tất  A, B, C ,D, E, F... Có nghĩa là một tiệm giày cchỉ cần mua những ni tất này là bán đủ loại cho bàn dân thiên hạ. Brannock làm luôn bàn đo chân giày cho phụ nữ, cho trẻ em... Thế là trong phòng thí nghiệm của anh, nghĩa là tại garage của nhà anh có đủ 4 loại bàn đo chân. Như vậy tất cả những gót chân của thiên hạ đều nằm trong tay anh.

Như vậy anh bỏ học, lập ra công ty gọi là Brannock Device Company. Anh điều khiển công ty này cho đến anh lìa đời ở tuổi 89.

Vào Đệ Nhị Thế Chiến II, nhà binh cần đo giày thật gấp cho hàng ngàn tân binh trong một đêm trình diện. Công ty anh được mời thỉnh đến làm chuyện này. Mọi chuyện hoạt động tốt đẹp hết sức.

Brannock quan niệm một  đôi giày mà vừa chân, sẽ tăng thêm sức mạnh cho người đó. Vì lực ép đầy đủ vào đôi chân sẽ mạnh đến hai bắp thịt ở hai chân, rồi tiếp tục như vậy như vậy...

Ngày hôm nay cho dù có sự trợ giúp của máy vi tính (computer) nhưng dụng cụ đo giầy cũng không khác như ngày xưa bao nhiêu. Nó là tất cả bằng sắt, có vài phần chánh yếu như: phần căn bản (the base plate), phần ngang (width bar), và phần cong chỉ số size của giày (the arch-length pointer). Bằng nhôm sau này được thay thế cho bàn sắt để dễ đem ra đo chân khách hàng mà rớt không dập chân khách hàng.

Đây đúng  là một thước đo làm cách mạng cho loài người mà tất cả tiệm giày ngày hôm nay không thể thiếu nó được. Đo bàn chân, ra được số giày rồi đem đôi giày mới ra cho bạn, thế là xong. Có một đôi giày mới đem về, vừa chân và không sợ chủ tiệm giày đo lầm một điều gì hết như ngày xưa một cậu bé học trò đã bị một lần. Cách đó đến nay cũng gần 40 năm rồi đâu phải ít!

Người Thứ Chín

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002