Đại Chúng số 78 - phát hành ngày 15/7/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


MỐI TÌNH BI THẢM ĐẪM MÁU VÀ NƯỚC MẮT GIỮA NGƯỜI ĐẸP AKIMI VỚI TUẤN SƠN, TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG TRUNG ĐOÀN "TÂY TIẾN"!

  • Sau khi Tuấn Sơn, trung đoàn trưởng trung đoàn Tây Tiến, tử trận, người đẹp Akimi đau buồn dẹp bỏ chiếc quán lá bên đường... Trở về Hà Nội, trong cơn loạn lạc, một nách 3 đứa con nhỏ với cái bào thai của Tuấn Sơn để lại, Akimi đã xoay sở cách nào?

Đặng Văn Nhâm

(kỳ 9, tiếp theo. Cấm trích từng đoạn hay từng phần, kể cả việc cóp lại những tình tiết về Quang Dũng đã được kể trong loạt bài này, nếu không có phép của tác giả).

CÁI TANG BẤT NGỜ...

Thấy anh Tuấn Sơn đối với chúng tôi có vẻ cởi mở và vui vẻ, nên chúng tôi cũng yên tâm, nhưng dù sao trong không khí vẫn thiếu vẻ thân mật, thoải mái, như chúng tôi vẫn thường cảm thấy mỗi lần cùng đến đây với anh Quang Dũng. Tuy anh Dũng cũng là một cấp chỉ huy của chúng tôi, nhưng dường như bản chất của anh là một nghệ sĩ, tính anh lại giản dị, xuề xoà, nên chúng tôi cảm thấy gần gũi với anh hơn. Còn anh Tuấn Sơn, một cấp chỉ huy quân sự, theo tôi thấy, dù cho anh đối xử với chúng tôi thân mật đến thế nào chăng nưã vẫn không sao xoá được cái khoảng cách tự nhiên đã hiện ra rõ rệt trong lòng của chúng tôi rồi.

Vì thế, sau vài câu chuyện trao đổi xã giao, chúng tôi nán ngồi lại thêm vài phút nưã rồi cũng mượn cớ thoái thác xin ra về. Khi chúng tôi sắp bước ra khỏi quán, anh Tuấn Sơn còn ân cần dặn thêm:

_ "Các chú cự tự nhiên thỉnh thoảng ra đây chơi với chị Akimi cho đỡ buồn nghe!"

Chúng tôi vâng dạ cho xong, rồi nhanh chân chuồn thẳng.

Mấy hôm sau, chúng tôi vẫn ra quán chị Akimi giải khát như thường lệ. Cho đến lúc bấy giờ, các anh lớn tuổi hơn tôi, cũng thuộc thành phần thanh niên Hà Nội, vì nặng lòng yêu nước chống xâm lăng đã thoát ly gia đình theo kháng chiến, thỉnh thoảng vẫn kéo nhau đến quán của chị Akimi để uống cà phê, hút thuốc lá vặt, và tán gẫu với nhau trong khi rảnh rỗi. Nhưng thỉnh thoảng lóng tai nghe những câu chuyện tâm tình riêng tư của họ, tôi nhận thấy dường như anh nào cũng đều có vẻ muốn "trồng cây si" đại thụ bên người đẹp!

Mấy hôm nay, tôi nghe thấy trong câu chuyện của các anh ấy có vẻ chuyển hướng. Họ kháo nhau là anh Túân Sơn đã "chớp" được chị Akimi rồi. Tôi càng không khỏi ngạc nhiên, khi thấy họ xì xào với nhau: Nếu không đi trận, tối nào anh Tuấn Sơn cũng lén mò ra quán ngủ

với chị Akimi!

Té ra các anh chàng si tình này cũng đã bám sát người đẹp rất kỹ. Nên họ đã tỏ ra thạo tin hơn chúng tôi nhiều. Trong số cũng có vài anh thì thào bàn tán với nhau :

_ "Tao sợ cho ông trung đoàn trưởng này quá. Ông ấy gan cùng mình mới dám cặp với bà Akimi. Vì ông ta là cán bộ lớn lại có đảng tịch nưã..."

_ "Ừ phải đâý! Dù sao bà Akimi cũng là một vũ nữ. Đối với đảng, gái nhảy bị đánh giá là loại gái chơi bời, cặn bã xã hội...Bây giờ ông Tuấn Sơn lại đi yêu bà Akimi, trong đảng ai cho phép. Tao nghĩ ông ấy sẽ bị đảng phê bình và ngăn cấm..."

Một anh khác làm ra vẻ thông thạo hơn phụ hoạ:

_ "Theo tao, vấn đề này có thể còn nghiêm trọng hơn nưã chứ chẳng chơi đâu. Nếu đảng suy diễn, nghi ngờ đây là một "mỹ nhân kế" của địch cài vào sát nách của ông Tuấn Sơn để moi tài liệu mật và phá hoại quân ta...Thế mà ông ấy lại không biết lo sợ gì cả. Ông ấy đã không cần giấu diếm gì hết, lại còn dám ngang nhiên cặp kè trước mắt mọi người..."

Cuối cùng, tôi nghe, dường như mọi người đều cùng đi đến một nhận xét chung, cho rằng anh Tuấn Sơn dám cặp với chị Akimi quả là gan cóc tiá và anh ấy đã liều lắm rồi đấy. Riêng tôi, tuy không biết gì về vấn đề đảng điếc của các ông ấy, nhưng qua những điều tai nghe mắt thấy, với những lời đồn đãi về đường lối của đảng, tôi cũng linh cảm thấy có chút gì rất lấn cấn cùng với một quầng mây đen ảm đạm bao phủ chung quanh cuộc tình ngang trái giưã chàng trai trí thức Hà Nội, yêu nước với giai nhân chủ chiếc quán lá bên đường!

Rồi từ đó, cứ hôm nào mà tôi ra quán chị Akimi chơi đến tối mới về, thì thế nào đến khoảng giưã đường, tôi cũng lại gặp anh Tuấn Sơn chống cái gậy đi tập tễnh, một mình âm thầm mò đến quán gặp người yêu.

Lúc này, sự giao hảo giưã tôi với chị Akimi đã trở nên rất thân mật. Chị đã coi tôi như người nhà. Và chúng tôi đã có thể thẳng thắn, trao đổi với nhau cách hết sức tự nhiên những câu chuyện có tính cách riêng tư, mà không cần phải giữ gìn, rào đón khách sáo gì nưã.

Một hôm, ra chơi, tôi chợt nhận thấy dường như chị có vẻ mập mạp hơn xưa, và hình như cái bụng của chị cũng nẩy nở khác thường. Tôi buột miệng đánh bạo hỏi chị:

_ "Em thấy hình như chị có mang phải không?"

Chị Akimi gật đầu cười, không giấu diếm gì cả, bảo:

_ "Đúng chú ạ! Chị có mang. Đây là con của anh Tuấn Sơn đấy!"

Tôi nói:

_ "Em mừng cho chị!"

_ "Bây giờ bào thai cũng đã được 3 tháng rồi chú ạ!". Chị khoe.

Trong thời gian này, đội tuyên truyền xung phong của chúng tôi được lệnh phải đi công tác một thời gian ngắn, khoảng chừng 3 tháng, ở Thanh Hoá.

Giữa lúc chúng tôi đang bận rộn chuẩn bị lên đường đi công tác, bỗng một buổi chiều, tất cả anh em chiến sĩ trong trung đoàn bộ gọi nhau tập họp ra đầu làng để đón xác anh Tuấn Sơn, vị trung đoàn trưởng của chúng tôi. Tôi nghe nói, đêm qua, anh Tuấn Sơn đã đích thân dẫn 2 tiểu đoàn lên tiếp viện cho tiểu đoàn giữ Sơn Tây. Khi cánh quân của anh đi qua con đường số 6, từ Hà Đông lên Hoà Bình đã bị địch rót pháo 105 ly, khiến anh đã bị tử thương tại chỗ.

Bây giờ xác của anh Tuấn Sơn đang được anh em đồng đội đưa về để đặt tại bộ chỉ huy trung đoàn...

Sau khi đi đón xác anh Tuấn Sơn về bộ chỉ huy rồi, tôi liền chạy bay ra quán báo hung tin cho chị Akimi biết. Thoạt tiên, khi vưà nghe tôi nói, mặt chị đã biến sắc, nhưng vẫn còn không tin. Chị cứ căn vặn hỏi đi hỏi lại tôi mấy lần :" Có đúng vậy thật không chú?!"

Tôi phải nhấn mạnh thêm:

_ "Đúng thật rồi chị ạ! Chính tụi em mới đi đón xác anh ấy về đây mà...Đón về bộ chỉ huy trung đoàn rồi là tuị em phóng thẳng ra đây để báo tin cho chị..."

 Đến lúc bấy giờ tôi thấy đôi môi chị tái nhợt, run run và đôi mắt của chị đã lạc thần...Thình lình chị buông mình xuống giường như một tàu lá rụng. Chị nằm quay mặt vào trong vách lá rồi cứ thế ôm gối khóc nức nở. Trước cảnh tượng ấy lòng tôi bị xúc động mãnh liệt, người tôi như bị tê liệt. Tôi đứng yên tần ngần. Tôi thương chị quá. Nhưng không biết nói điều gì và cũng không biết phải làm gì hơn là chỉ đứng nhìn chị khóc. Một lúc lâu sau, tôi lặng lẽ ra về. Chiều hôm sau, trở lại thăm chị, tôi thấy chị vẫn còn trùm chăn kín mít, nằm liệt giường, nhưng không ngủ. Trong chăn vẫn vẳng ra những tiếng sụt suì, nức nở, thương khóc anh Tuấn Sơn, một người tình anh hùng vắn số...

Ngày hôm sau, như chương trình đã định sẵn, tôi phải lên đường theo đội đi công tác, không còn có dịp nào ra quán thăm chị Akimi nưã...

 

TÁI NGỘ.

Sau hơn 3 tháng công tác ở Thanh Hoá, đội chúng tôi mới trở về chỗ đóng quân gần quán của chị Akimi. Hôm ấy, về đến nơi, chúng tôi ai cũng vui mừng, vội kéo nhau đi tắm sông như thường lệ, rồi ăn cơm chiều.Đến 6 giờ chúng tôi lại rủ nhau ra quán thăm chị Akimi.

Vưà đến nơi chúng tôi thấy tấm liếp che cưả đã buông xuống im lìm tự bao giờ. Hôm nay khung cảnh ngôi quán lá vắng vẻ, trông lạnh lẽo khác thường, như báo cho chúng tôi biết, từ lâu nơi đây đã không người lai vãng. Tuy nhiên, vì tò mò, tôi vẫn lại gần để quan sát cho tường tận, thì thấy các cưả liếp có buộc giây, nút thắt lại bỏ ra phiá ngoài. Như vậy chứng tỏ chủ nhân ngôi quán lá này đã ra đi, và trong quán chẳng còn ai nưã. Tôi ghé mắt nhìn qua khe liếp, thấy trong quán tối om, song chai lọ vẫn còn nguyên như cũ.

Tôi ngạc nhiên, vội chạy sang nhà người chị của chị Akimi, cũng có một gian hàng cách đó chừng 50 mét, để hỏi thăm tin tức. Nhưng tôi càng thất vọng hơn. Vì ngôi quán lá này cũng đã đóng cưả, và buộc giây bên ngoài, chung quanh không một tiếng động. Từ tò mò biến sang lo ngại, tôi quanh quẩn đi tìm hỏi tin tức nơi mấy bà cụ già nhà quê cư ngụ gần đó. Lúc đó tôi mới được biết gia đình chị Akimi, gồm cả bà cụ thân sinh và người chị gái đã dinh tê về thành hết rồi. Các cụ bảo, nơi đây không còn ai nưã!

Riêng tôi thầm nghĩ, sau khi anh Tuấn Sơn mất, có lẽ chị đã đau buồn rất nhiều, và lúc bấy giờ cái giọt máu của anh Tuấn Sơn gửi trong bụng chị được 6 tháng rồi, nên chị đành phải rời bỏ nơi đây để trở về Hà Nội.

Lúc đó là khoảng giưã năm 1950. Tuy chúng tôi vẫn còn hoạt động trong đội tuyên truyền, nhưng nay bỗng mất bóng dáng quen thuộc của chị Akimi khả ái, và không còn nơi nào để chiều chiều rảnh rỗi, kéo nhau đến đó chuyện trò giải khát, tiêu sầu, nên trong lòng chúng tôi cũng trở nên buồn chán. Về phần tôi, vì thân với chị Akimi hơn hết, nên tôi nhớ chị nhiều. Tôi còn cảm thông với vết thương lòng quá sâu đậm trong tâm hồn chị. Theo tôi nghĩ, trong tình cảnh này, mất anh Tuấn Sơn là chị Akimi đã mất tất cả ý nghiã của cuộc sống. Nếu chị còn ở lại nơi đây một ngày nào thêm nưã là chị càng thêm nhớ nhung đau khổ hơn.

Tới năm 1951, dân Hà Nội đi tản cư hay theo kháng chiến đã bắt đầu chán nản kéo nhau lén lút trở về hết cả. Trong đội tuyên truyền của tôi, nhiều anh em chiến sĩ trẻ tuổi như tôi còn được thân nhân quyến thuộc ra tận nơi tìm cách đón về. Chỉ trong vòng vài tháng số đội viên bỗng nhiên vắng hẳn. Ngay cả đến anh đội trưởng của tôi cũng dinh tê mất rồi. Lúc bấy giờ, chợt nhìn quanh, tôi thấy đội của mình chỉ còn sót lại lác đác vài ngoe, mà tôi lại đang giữ chức vụ đội phó, nên tôi không khỏi giật mình lo sợ trách nhiệm. Tôi tin chắc chắn một ngày không xa đại thảm hoạ sẽ giáng xuống đầu tôi. Tôi sẽ không sao tránh khỏi bị thi hành kỷ luật nặng, vì các đội viên của tôi đã bỏ ngũ mà tôi không báo cáo kịp thời.

Vì sợ bị kết tội, nên tôi cũng nhân dịp bỏ ngũ luôn, trốn vào Thanh Hoá tá túc trong nhà của anh chị tôi. Như tôi đã kể trong một đoạn trước, nơi đây tôi đã có dịp gặp lại anh Quang Dũng. Đến khoảng giưã năm 1951-52, anh chị tôi và tôi về thành. Tôi còn nhớ mãi, hôm ấy anh Quang Dũng đã ngậm ngùi đi tiễn chân gia đình tôi ra tận bến tàu Hàm Rồng, là con đường đi Nga Sơn, rồi về qua Phát Diệm, để cuối cùng vào Hà Nội dễ dàng. Hôm ấy, khi chia tay, mà cũng là vĩnh biệt mãi mãi trong cuộc đời, tôi thấy anh Quang Dũng đã khóc, và chúng tôi cũng không một ai cầm được giọt lệ chia ly không hẹn ngày tái ngộ!

Về đến Hà Nội, gia đình tôi cư ngụ ở khu chợ Đuổi, gần chợ Hôm, phố Huế. Cái chợ Hôm này, năm nào cũng thế, cứ đến những ngày gần tết là các cưả hàng buôn bán sầm uất hẳn lên. Hằng ngày khách hàng kéo nhau đi mua sắm lũ lượt đông như trẩy hội. Quang cảnh ấy lại diễn ra ngay trước cưả nhà tôi không xa, nên tôi thường hay ra đứng trước cưả để xem thiên hạ đi sắm tết cho vui. Một hơm bỗng nhiên tôi nghe có tiếng phụ nữ gọi:

_ "Anh Hưng! Anh Hưng!..."

Tôi giật mình kinh ngạc không hiểu ai gọi, nên đảo mắt nhìn quanh để tìm kiếm trong đám đông người. Bỗng tôi thấy một người phụ nữ, đầu đội nón lá, che khuất đến nưả mặt, đang đưa tay vẫy. Lúc đó tôi vẫn chưa nhận ra ai, và lòng còn đang phân vân nghi ngại, thì người phụ nưã đó đã xách rổ chạy lại bên tôi, hỏi:

_ "Anh về lúc nào thế?"

Đến bây giờ tôi mới nhận ra chị Akimi. Tôi thấy chị vui lắm. Còn tôi cũng mừng vô cùng, vì bất ngờ đã được gặp lại chị. Nhưng tôi hơi ngạc nhiên trước cách xưng hô thay đổi khác xưa của chị. Ngày trước, mỗi lần tôi ra quán, chị thường gọi tôi bằng "chú". Nay chị gọi tôi bằng "Anh". Tôi thầm nghĩ, có lẽ bây giờ tôi đã ngoài 20 tuổi, đã trở nên một người thanh niên "thành nhân chi mỹ" rồi, nên chị ngại, không dám dùng tiếng "chú" có vẻ bé con như xưa nưã?!

Vì thế tôi cũng nương theo ý của chị mà thay đổi luôn cách xưng hô.Tôi đáp lời chị:

-"Tôi cũng mới về được chừng, năm, sáu tháng thôi chị ạ! Nhà tôi ở đây này!"

Vưà nói tôi vưà chỉ cho chị căn nhà tôi đang đứng trước cưả, và hỏi chị:

_ "Chắc chị cũng ở gần đâu đây, nên mới đi chợ này..."

_ "Vâng, tôi ở đường Tô Hiến Thành, chỉ cách đây vài phố ngắn thôi !". Sau câu này, chịhỏi thăm ngay tin tức về anh Quang Dũng:

_ "Thế còn anh Quang Dũng có về không? ...Lắm khi buồn, ngồi nhớ lại những ngày tản cư gặp anh ấy...Tôi rất thương và mến anh Dũng, nên nhớ anh ấy vô cùng..."

Tôi đáp:

_ "Anh Dũng thì không chịu về. Anh ấy có tiễn chân gia đình tôi ra tận bến đò Hàm Rồng. Hôm ấy, anh tôi đã cố thuyết phục anh ấy hết lời. Nhưng dù nói thế nào chăng nưã anh ấy vẫn không nghe, không chịu về theo. Anh ấy ở lại ngoài đó chắc là khổ lắm!.."

Rồi chị Akimi bảo:

_ "Nhà tôi cũng ở gần đây. Chỉ đi bộ chút xíu là tới à...Nếu anh có rảnh lại tôi chơi cho biết nhà, để thỉnh thoảng mình ôn lại chuyện ngày xưa cho vui..."

Tôi gật đầu và đi theo chị, qua hai phố ngắn, độ 200 mét, là tới nhà chị. Căn nhà chị đang ở bây giờ là một căn phố lầu 2 tầng, loại tư gia chớ không phải loại nhà dùng làm cưả hàng buôn bán, nên cưả chính nằm khuất vào phiá trong một hẻm nhỏ, trông khá xinh đẹp, gọn gàng. Chị dắt tôi vào hẻm ngắn, cạnh nhà, mở cánh cưả sắt.

Vào trong nhà, tôi thấy cách bài trí rất khang trang ngăn nắp, nên thầm đoán biết cuộc sống hiện nay của chị cũng khá giả, chứ không đến nỗi nghèo như thời mở chiếc quán lá bên bờ đê sông Đáy. Công việc trước tiên là chị mời tôi ngồi, rồi lấy nước mời tôi uống. Xong chị mới xin phép tất tả xuống bếp cất mấy món đồ vưà mua ngoài chợ, trước khi trở lên tiếp tục nói chuyện với tôi.

Nhân lúc chị xuống bếp, tôi được tự do phóng tầm mắt quan sát kỹ càng hơn những đồ đạc trưng bày trong nhà. Chung quanh tường, tôi thấy treo mấy bức tranh sơn dầu, chứng tỏ chủ nhân căn nhà này cũng là người có trình độ thẩm mỹ. Tôi nhìn đến tủ chè kê giưã nhà, thấy trên mặt tủ trưng bày trang trọng một bức ảnh to chụp chị đang kề vai âu yếm bên một người đàn ông lạ mặt, nhìn thoáng qua cũng biết ngay là trẻ tuổi hơn chị. Tôi thầm đoán anh ta chỉ trạc tuổi tôi hay cùng lắm hơn tôi một tuổi là nhiều. Tôi đoán ngay, chắc là người chồng mới của chị đây!

 Trong lúc tôi đang đứng ngắm bức hình và miên man suy nghĩ, chị Akimi đã lên đứng bên tôi lúc nào tôi không biết. Chị cười nói:

_ "Đó là anh D..., trung úy Bảo An, mới làm bạn với tôi hơn một năm nay thôi. Hằng ngày anh ấy phải đi làm.Đến trưa, 12 giờ, thì có xe đưa về nhà ăn cơm..."

Nói đến đây, chị nhìn thẳng tôi và bảo:

_ "Thôi, hôm nay, anh ở lại ăn cơm luôn nhé. Nhân tiện, tôi giới thiệu để hai anh làm bạn cho vui. Vì anh D... cũng trạc tuổi anh thôi. Anh ấy kém tôi đến những bốn, năm tuổi đấy!..."

Không để cho tôi trả lời, chị nói tiếp luôn:

_ "Bây giờ anh cứ ngồi chơi nhé. Tôi xuống bếp làm cơm cho kịp!.."

Vưà nói chị vưà quay sang chỉ chiếc đàn "guitare Hawaii" treo ở góc nhà và bảo:

_ "Kià còn có cái đàn Hạ Uy Di đó..., tôi mới mua, định đi học cho biết...Anh lấy ra mà chơi cho buồn trong lúc chờ tôi làm cơm nhé..."

Chị Akimi làm cơm rất nhanh. Đúng 12 giờ, bỗng tôi thấy một chiếc xe Jeep xịch đậu ngay trước cưả, và một người đàn ông mắc quân phục mang lon trung uý bước vào nhà. Tôi biết ngay đó là chồng chị.

Đang ở dưới bếp, chị Akimi đã vội chạy ngay lên, vui cười đón anh tận cưả. Khi anh đã vào nhà, chị mới giới thiệu tôi với anh và nói:

_ "Đây là anh Hưng, ở trong bộ đội tuyên truyền, ngày xưa thường ra quán em uống nước. Anh Hưng quen với em thân lắm. Anh Hưng mới về Hà Nội. Hôm nay em đi chợ, tình cờ gặp anh ấy, nên mời về nhà ăn cơm để ôn lại chuyện kỷ niệm xưa..."

Anh D...là người rất vui vẻ. Anh chià tay mời tôi ngồi và nói tiếp lời vợ:

_ "Nhà tôi cũng thường hay kể lại cho tôi nghe những kỷ niệm xưa của bà ấy...Bà đã nói đến anh Quang Dũng, anh Tuấn Sơn, và có nhắc cả đến anh nưã..."

Trong khi tôi và anh D... trao đổi chuyện trò, chị Akimi đã dọn cơm lên. Chúng tôi ngồi vào ăn uống vui vẻ, thân mật. Vưà ăn tôi và chị Akimi vưà kể chuyện dĩ vãng. Chị hay hỏi chuyện các anh bộ đội ngày xưa, và còn tò mò hỏi thêm, xem kể từ sau khi chị về Hà Nội rồi thì chốn cũ đã có gì lạ xảy ra không?

Từ nãy đến giờ, tôi không thấy bóng dáng mấy đứa nhỏ con của chị, nên tôi thắc mắc hỏi:

_ "Mấy cháu hôm nay đâu cả rồi? Tôâi không thấy !..."

_ "Vợ chồng tôi đã cho các cháu vào học nội trú hết rồi. Cả 3 cháu, chúng nó đều đã lớn cả rồi..."

Tôi buột miệng hỏi thêm:

_ "Còn cháu nhỏ nhất..."

Trong ý tôi định hỏi về đưá nhỏ con anh Tuấn Sơn, mà khi về thành chị còn mang bào thai trong bụng. Nhưng vưà nói đến đó, tôi bỗng giật mình, ngưng bặt, vì e ngại trước ông chồng chị...

Là người tinh tế, chị Akimi hiểu ý tôi, nên chị vui cười đỡ lời tôi ngay. Chỉ nói:

_ "Ý anh muốn hỏi con anh Tuấn Sơn phải không? Anh muốn biết thì tôi kể cho anh nghe. Còn nhà tôi thì anh đừng ngại gì. Vì mọi chuyện cũ thuộc về dĩ vãng của tôi, tôi đã kể hết cho nhà tôi biết cả rồi. Có gì đâu mà phải e ngại..."

Khi nghe chị nói, để ý tôi thấy anh D...ngồi kế bên cũng gật đầu tỏ ý tán đồng. Chị tiếp tục kể:

_ "Anh tính coi, ngày đó anh Tuấn Sơn chết, tôi buồn quá, không còn chút hy vọng gì nưã. Giá anh Tuấn Sơn không chết thì chắc đến bây giờ tôi cũng chưa về đâu.

Về tới Hà Nội, một nách ba đưá con còn nhỏ dại, lại thêm bụng mang dạ chưả, chỉ còn vài tháng nưã là sanh, mà tiền nong lại không có bao nhiêu, nên tôi đã phải sống khá chật vật mất một thời gian. Tâm trạng tôi lúc bấy giờ thật là bi thảm. Ngoài đời sống hằng ngày thiếu thốn, chật vật, khổ sở, trong lòng tôi lúc nào cũng vẫn còn thương nhớ anh Tuấn Sơn. Hình ảnh của anh cứ lởn vởn trong đầu tôi mãi. Nghĩ đến anh, tôi lại càng thêm thương cháu nhỏ sinh ra đời đã không biết mặt cha là ai...Trong tình trạng quẫn bách đó, tôi chợt nhớ lại, khi anh Sơn ăn ở với tôi, đã có lần kể chuyện về gia đình của anh ở Hà Nội cho tôi nghe..."

(còn tiếp)

Đặng Văn Nhâm

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002