Đại Chúng số 78 - phát hành ngày 15/7/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới

BẠN BIẾT GÌ XỨ NEPAL?

Kỹ sư Sagant Phan

Một xứ nghèo, có vua, có hoàng hậu. Xứ của Đức Phật ra đời, nhưng các vì vua thì theo Ấn Giáo. Thần dân tôn sùng vua, các đạo sĩ quanh vua xưng tụng vua là Thần Vishnu tái sanh. Đây là một phương thức được lập đi lập lại từ ngàn năm trước đến ngàn năm sau.

Tại xứ Chùa Tháp, ta gọi là xứ NamVang, giấy tờ ngày xưa gọi là Giãn phố Trại, một từ đọc lệch sang từ danh từ riêng là Cambodge... Vua xứ Cambodge vài trăm năm trước theo đạo Phật, nhưng có mời những vị đạo sư Aán giáo về tiếp tay thờ cúng ngai vàng, những vị đạo sư này cho dân chúng tôn thờ vua với một danh riêng là Phật Vua... Rồi nhiều công trình xây dựng mà con người trăm năm sau cũng thán phục... Đền Angkor Watt.. rất nhiều đền to lớn như vậy... Vừa xen kẽ với tượng Phật là những tượng Ấn độ giáo... Dân chúng càng hoang mang, càng sợ sệt giữa đạo lý Phật là luân hồi nghiệp quả cộng chung với các vị thần Ấn giáo đầu thai làm con người giàu sang, cai trị. Dân ngu càng ngu thêm, cho tới một lúc nào đó thì nước láng giềng với đạo quân mạnh hơn tiến đánh vào cung điện nhà vua. Xứ Nepal cũng vậy. Ngôi vị vua vững vàng với giáo lý Ấn độ nhập vào, rồi nền văn minh của dân càng lúc càng thụt lùi theo năm tháng...

Xứ Nepal, thành phố lớn nhất là Kathmandu. Dân ngoại quốc nhất là Tây Phương thì xem nơi này cũng là thánh địa. Thánh địa của xì ke, cần sa... và cửa ngõ lên đến đỉnh núi cao nhất thế giới Everest thuộc Hy Mã Lạp Sơn...

Dân Nepal đa số có mắt xết, da màu vàng đậm, tóc đen, giọng nói lúi lo nghe quen quen. Điều này không lạ gì, vì họ thuộc chủng tộc Mông Cổ ngày xưa đến đây. Năm 1719 một người tên Prithvi Narayan Shah cùng một đạo quân nhỏ đến chiếm xứ này, lập nên triều vua cho đến ngày nay. Danh từ Shah chúng ta nghe quen nếu chúng ta nhớ lại đến vua Shah bên Iran và vua Shah hoàng bên Nga  (ta gọi là Sa Hoàng). Vua Prithvi Narayan Shah có đạo quân nhỏ nhưng vô cùng hung dữ, đánh giạc rất hay, đó là quân Gurkha  (dân cư Gurkha bên kia đồi, gần xứ Tây Tạng vậy...). Họ có thể nhìn dấu chân kẻ thù mà biết kẻ thù vừa rời khỏi chỗ cách đó bao nhiêu phút, giờ... Thế kỷ sau thì người Anh đô hộ toàn cõi Ấn Độ có nhờ giống dân đánh giặc thiện chiến này sang rừng Mã Lai trùng trùng điệp điệp mà dẹp sạch nhóm Cộng Sản Mã Lai do Mao điều khiển.

Nepal tôn giáo hiện nay gồm 3 tôn giáo lớn trộn vào: Ấn giáo, Phật Giáo, và Đa thần giáo, có khá nhiều tu sĩ tu theo lối khổ hạnh, mà ta gọi là phái Shaduh, phái lõa thể, bôi tro khắp người. Lâu lâu gặp họ ngồi bất động trên một tãng đá trên núi vắng người, không cạo tóc râu, không mặc áo quần và không ăn xin.

Nepal có vùng bình nguyên vô cùng rộng lớn, có nghĩa là vùng bình nguyên được vây quanh bởi những dãy núi cao trùng điệp. Thủ đô là Kathmandu, sau đó hai thành phố nhỏ hơn là Patan và góc trái thành phố Bhadgaon (chỗ này gần ngọn Everest nhất), qua khỏi ngọn này là xứ Tây Tạng, nằm trên nóc nhà thế giới.

Kathamandu thành phố nghèo, xây cất hàng trăm năm trước rồi đến thời kỳ Anh cai trị. Vách tường màu xám xịt, nóc ngói đen, tất cả buồn ảm đạm. Nhưng thật kỳ lạ dân chúng, gương mặt thì có niềm vui an lạc trong sâu. Dân nghèo nhưng không thấy gương mặt khổ. Vì dân đã được nuôi dưỡng từ ngày xưa bởi hai tôn giáo nhất: Phật Giáo và Ấn Giáo. Có thể nói tóm lại kiến thức khoa học họ không cao, nhưng kiến thức tâm linh của họ đã tràn lan đến hơi thở. Nụ cười dân Nepal thoải mái, bán buôn thật thà mà ta có thể tin được. Xe taxi cũ kỷ, xe đò qua chật cứng, xe đạp thồ, người chen lấn trên những con đường trãi nhựa chật chội luôn luôn có vài con bò thủng thoảng đi lại. Chim bồ câu đậu trên nóc chùa Phật hay chùa Ấn đen nghẹt và mập mạp.

Muốn vào Tây Tạng hay xuyên Trung Quốc, bạn phải ghé lại đây. Mướn những dân công khuân vác lên đồi núi cao vời vợi, những đường mòn xe không qua được thì những phu khuân vác mới thấy hiệu nghiệm. Hầu như những tiệm buôn bán, mà người chủ tiệm đều theo Ấn Giáo. Lý do giản dị, họ thờ thần Vishnu và Lakshmi là những vị thần mang cho họ giàu có, buôn may bán đắt... Nơi này có một loài hoa mà chúng ta thấy rất quen mặt từ New York hay San Francisco hay Mexico City... Đó là cây Trạng Nguyên (chúng tôi có nói đến trong báo Đ.C số 76 vừa rồi), cây này mà dịp Giáng Sinh người Tây Phương họ bày bán rất nhiều, lá trên đỏ, kế đó xanh...

Dân Nepal các thợ thủ công rất khéo tay, một cây búa nhỏ và miếng đồng nhôm lượm góc đường nào đó, họ có thể gò thành một món vật dụng trong bếp nhà... Như vậy, theo lịch sử thành lập nước Tây Tạng, chính những người thọ khéo này được vua Tây Tạng mời đến xây dựng dinh Potala / Lhassa, chạm trổ, sơn vẽ đủ màu vàng màu đỏ trên nóc trần...

Vì Ấn độ Giáo (Hinduism) qua nhiều thần, toàn là từ trong sách vở giấy viết mà thành, nên chúng ta tạm gác bỏ những điều gì nói về Ấn Giáo này...

Thành đô của phụ thân Đức Phật mà kinh sử gọi là Thành Ca tì lavệ (Kapilavatthu), ngày nay gọi là Tilaurakot (nay thuộc địa phận Nepal), tiểu quốc này thần phục một đại quốc lớn gọi là Kiều-tát-La (Kosala) mà sau này là vua Ba-tư-Nặc (Pasenadi). Vua Bat-tư-Nặc cùng tuổi với Phật Thích Ca, tánh tình hào sảng, từng là du học tại đại học xa Takkasila, thích ăn ngon, mặc đẹp, thích phụ nữ đẹp xung quanh. Vương quốc Kiều -tát-La (Kosala) rộng (nay thuộc phần Nepal), từ Bắc xuống Nam rộng khoảng 20 km, dài đến 350 km. Kinh đô là Xá-Vệ (Sravasti) được kinh điển nhắc đến rất thường xuyên. Từ Xá-Vệ đến Ca-tì-la-Vệ dài khoảng 40 km, thuộc nước Nepal. Đức Phật đản sanh tại vườn Lâm-tì-Ni (Lumbini) (nay nằm giữa xứ Nepal), Ca-tì-la-Vệ (Taulihava). Phần đất vương triều vua Tinh Phạn nằm lọt thỏm trong xứ Nepal ngày nay. Từ Kathmandu (thủ đô Nepal) muốn đến vườn Lâm-tì-Ni thì dùng phi cơ nhỏ đến phi trường nhỏ, nơi này hầu như là du khách đến thăm nơi Phật ra đời. Còn con đường từ Ca-tì-la-Vệ đến Lâm-tì-Ni rất rộng rãi vì do Nhật bỏ tiền xây dựng. Vương quốc Tịnh Phạn có 9 thị trấn, thị trấn đông người và nổi danh có nhiều người đẹp nhất Ấn, đó là thị trấn Devadaha. Có hai chị em, sắc nước hương trời. Vua Tịnh Phạn lấy về làm vợ. Người chị tên là Ma-ja (Maya), người em tên là Pajapati. Người chị là mẹ của đức Phật, sanh con ra được 7 ngày sau thì Bà mất, dì thay thế mẹ mà nuôi cháu nên người..Theo tục lệ ngày xưa, lúc sắp sữa sanh thì người mẹ phải về nhà cha mẹ ruột của mình, rồi sanh con tại đó. Khi dứa con đầy tháng thì mới về lại nhà chồng. Bà Maya bụng mang dạ chửa, cùng đoàn tùy tòng rời kinh thành Ca-ti-la-vệ (Kapilavatthu) về quê Decadaha, nhưng nửa đường thì sanh con, nơi này gọi là Lâm-tì-Ni (Lumbini), cách kinh thành 25 km. Sanh xong, Bà không còn lý do về nhà mẹ nữa nên bồng con trở về. Nhà vua mừng lắm, mời các đạo sĩ người Ấn giáo đến xem bói tiền hung ra sao. Tám vị Bà la Môn nổi tiếng đến xem tướng, vị tu sĩ trẻ nhất là Kiều trần Như ngày kia trở thành đệ tử của Đức Phật. Đến khi Dức Phật thành đạo và đi giảng pháp, thì dòng Thích Ca bị nạn diệt vong, toàn thể con trai mang họ Thích đều bị bắt, bị đày và xử trảm gần hết... Chuyện dòng họ Thích bị họa tru di cũng vì nhà vua Ba-tư-Nặc ham sắc dục nhiều. Vua ngoài chánh hậu, còn có thêm bốn bà vợ nữa, mà bà thứ tư là người đẹp thuộc dòng Thích Ca, bà tên Vasabhakkhatiya. Những người kia không có con, riêng Bà sanh được con trai nối dõi. Con trai này thành Hoàng Thái Tử Vidudabha. Nối ngôi vua Ba-tư-Nặc. Nếu chuyện đời êm ả thì không nói gì, nhưng vua Vidudabha khám phá ra biết mẹ mình không phải hoàn toàn thuần ròng giai cấp Thích ca, bà này là con một vị hoàng tử, hoàng tử này em họ của Phật Thích ca lấy một người vợ giai cấp nô lệ, sanh ra bà Vesabhakkhatiya... Vua biết được như vậy nên đem lòng thù hận giòng họ mẹ mình cho là bất xứng... Vua Ba-tư-Nặc lúc đó 76 tuổi, già yếu thì con trai độc nhất của mình thoán ngôi, vua cha chạy về tình nhõ và chết tại đó. Aùc quân lên ngôi, Đức Phật biết chuyện có đến khuyên tân vương tất cã 3 lần, nhưng lần thứ tư thì không được ...ÀMột buỗi sáng, tại con đường nhõ từ Ca-tì-la-Vệ, Đức Phật đang đi thọ thực thì Ngài gặp một đoàn quân người ngựa rần rần sát khí chạy đến, dẫn đầu là Vua Vidudabha. Vua Vidu này thấy Đức Phật thì cúi đầu chào ngài (vì vai vua này thuộc vai cháu Đức Phật). Đức Phật biết lần này là dòng họ Thích Ca của mình đến ngày tuyệt diệt. Nhưng sự quả báo nghiệp chướng của dòng họ Thích đến nay phải trả. Đức Phật buồn bã rời xa, không cản được vó ngựa sát nhân của vua Vidudabha. Vua này giết sạch 386 người đàn ông mang họ Thích, rồi đày gần hết con nít luôn.

Trong đời dạy đạo của Phật, mà phật tử nào cũng đều biết. Vua Tần-bà-sa-La (Bimbisara) rất mực sùng đạo Phật, tuy Vua không quy y vì vua theo đạo Bà la Môn, nhưng vua thấm nhuần những lời dạy của Phật về quả báo luân hồi. Vua Tầnbàsala cấp cho Phật và đệ tử một ngôi vườn rất đẹp, trồng nhiều tre mát. Ta gọi là Vườn Trúc Lâm. Vua TầnbàsaLa cai quản vùng dất rất rộng và giàu sang gọi là nước Ma-kiệt-Đà (Magadha), lớn hơn 2 lần đất vua xứ Ba-tư-Nặc. Ngày kia vợ chồng Tần-bà-sa-la bị con ruột A-xà-Thế bắt giam, bỏ đói đến chết. Trong lúc bị giam giữ, không một ai được thăm viếng vợ chồng vua bị cầm tù này, chỉ trừ một người được A-xa-Thế tin cho vào thăm viếng... Vua Tần-ba-sà-La khi gặp Phật liền buông lời oán trách người con. Đức Phật nói rằng đây là một nghiệp quả mà vua phải chịu trả liền trong kiếp này. Lúc đó vợ vua Tần-bà-sa-la có thai, các vị tu sĩ BàlaMôn cho biết là con trai. Vua muốn sau này con trai mình sẽ thông minh hơn mọi người, nên vua ra mật lệnh tìm bắt cho được 3 vị tu sĩ có nhiều thần thông hay pháp thuật nhiều nhất để vua giết, trước khi giết chết vua sẽ cho bàlamôn dùng một pháp thuật trục hồn tu sĩ thông minh mà cho nhập vào đứa bé trong bụng vợ mình. Đây là một pháp môn nhập hồn và xuất hồn mà hiện nay giáo phái Mật Tông bên Tây Tạng rất biết rành rẽ, trong quyển sách "Hồn về cửa Tử"  mà dịch gọn là Tử Thư có nhiều vị sư biết phép dẫn hồn cho đi đầu thai nơi tốt hơn... Hiện nay các nhà sách có bày bán loại sách này viết rất nhiều thứ tiếng...

Trở lại chuyện vua Tần-bà-sa-La. Lính của vua Tần bà sala chỉ bắt được 2 vị tu sĩ đang tham thiền bên bờ sông Hằng. Một vị tu sĩ chết trên đường đi về cung điện, còn một vị chạy thoát được. Binh lính liền bũa lưới đi tìm, chĩ bắt được một con nai trắng mà thôi. Cho đem về chỉ có một con nai trắng. Vua Tần-bà-sa-La tức giận, cho lính treo ngược con nai nầy cho đến chết... Sau khi đứa con ra đời, bụ bẫm thông minh. Vua Tầnbàsala có đến viếng nới Đức Phật đang ngồi thuyết Pháp. Vua hỏi thế nào là Nghiệp Quả, thế nào là quả báo luân hồi... Đức Phật giảng nghĩa khá lâu, Nghiệp Quả khó lòng trành được nếu không dứt được tâm hung dữ. Bồ Tát sợ Nhân, loài người sợ Quả. Gieo nhân thì sẽ gặt quả, Bồ Tát sợ gieo Nhân còn con người chúng ta đã gieo Nhân từ lâu mà không biết nên chỉ chờ Quả mà thôi... Vua nghe như vậy rất sợ lãnh lấy hậu quả mà mình đã làm từ trước. Rồi từ đó Vua rắp tâm ăn năn thống khổ, nhưng làm sao được khi nhân chính tay mình đã gieo vào đất rồi. Đứa con trai là vua A-sà-Thế giam cha mẹ trong cung cấm, hy vọng cha trả một hòn ngọc lớn vô giá cho mình, nhưng Tần-bà-sa-La nói rằng chính mính dùng một hòn ngọc này dâng bố thí cho các tu sĩ để đền những chuyện ác quả của mình đã làm. Vua A-xa-Thế không tin liền ra lệnh treo ngược người cha để cha sợ mà nói thật... Không dè lính mới treo ngược vua được một phút, thì vua và vợ chết liền lập tức. Đó là Nhân đã gieo và quả đã gặt liền trong đời này. Đời sau không còn trả quả nữa.

Trong lần giảng pháp cho vua Tần-bà-sa-La bị giam trong ngục, Đức Phật giảng về môn pháp Tịnh Độ. Và ngày nay có nhiều tu sĩ theo tu theo pháp môn Tịnh Độ Tông này, cầu sự giải thoát kiếp này mà kiếp sau mong được an vui tự tại...

Trong quyển kinh Trung Bộ Kinh có nói một đoạn: "Tôi nghe như vầy, một thời Như Lai trú tại Vương Xá, tại một vườn xoài của Jivaka Komarabhacca..." Vậy Jivaka ông là ai?

Jivaka là một y sĩ riêng của vua Tần-bà-sa-La được vua đặc phái đến chăm sóc cho Đức Phật và môn đệ khi nào bị đau yếu. Y sĩ Jivaka lúc đầu hơi kỵ gặp Ngài, vì Ysĩ là người đạo BàlaMôn, trình độ học vấn cao nhất nhì thời bấy giờ. Được vua phái đến thăm Như Lai, thấy Như Lai nghèo không nhà cửa, không chùa đẹp nên ttrong lòng hơi khi dễ. Y sĩ hỏi Đức Phật lúc nào thì không được ăn thịt, lúc nào được ăn thịt. Tại sao lại không ăn thịt? Như Lai giảng nghĩa thì động tâm đến Y sĩ này. Lành thay những người chân thiện trí gặp nhau. Y Sĩ liền dâng một vườn xoài cho đoàn môn đệ Như Lai. Vườn xoài này thật sự co nhiều cây xoài, nhiều cây ăn trái khác nhau. Rộng gấp 3 lần Trúc Lâm Viên ngày xưa. Nay hậu thế gọi là vườn xoài của Y sĩ Jivaka. Nhiều toa thuốc trị bệnh cho các tì kheo môn đệ Đức Phật được ghi lại trong kinh tạng Pali, mà ngày nay tại Sri Langka còn ghi đủ. Lúc Tam Tạng Trần Huyền Trang từ nước Đại Đường bên Trung Quốc đến Ấn du học, có ghi là Ngài đếm được 10 suối nước nóng. Có lẽ vị Ysĩ này dùng loại suối nước nóng này để trị một số bệnh ngoài da cho bệnh nhân hay chăng? Ngày nay, sau 2500 năm, hôm nay tại vườn xoài này, tuy là một khu rừng hoang sơ, cỏ mọc tiêu điều, nhiều cây còm cõi, không có một bóng dáng nào gọi là cây xoài. Nhưng có một quán trọ nhỏ, ngoài bảng có ghi " Nơi này có tắm Suối nước nóng giá chùng 300 rubi."

Tại nơi đản sanh của Đức Phật gọi là vườn Lâm tì Ni (Lubimi) có rất nhiều chùa của nhiều quốc gia tôn sùng đạo Phật đến xây xung quanh. Nơi Bồ đề đạo Tràng cũng có nhiều chùa ngoại quốc. Có chùa Việt Nam gọi là Việt Nam Quốc Tự. Chùa xây 2 tầng con dỡ dang thì miền Nam mất vào tay Cộng Sản năm 1975. Ngày nay Việt kiều rất đông, rãi ra khắp nơi trên thế giới. Nhiều Phật tử rất giàu sang phú quý họ sẵn sàng cho những đạo mới lạ mà ngày xưa tại Việt nam chưa có, như đạo: Thanh Hải Vô Thượng Sư, Đạo Nhân Điện của ông Đáng bên Missouri... và nhiều nhiều đạo mà những vị lãnh đạo trước đó chưa từng biết sự đau thương của chiến tranh la gì. Rồi lập đạo, có nhiều đệ tử miệng đồn là Thầy có thể trị được bệnh ung thư và Aids. Và chưa từng nghe người bệnh nào mà thoát khỏi bệnh đó hết. Nếu có đến trình nhờ Thày cứu thì Thày quở ngược lại: "Tại sao đem bệnh nhân đến trễ quá vậy? Tại sao không đem từ lúc sớm, có phải tại kém lòng tin hay không? Nếu kém lòng tin thì còn đem tới đây làm chi nữa... đem về đi thứ đồ mất đức tin đó..." Trong một quyển kinh thuộc sách Khải Huyền có ghi rằng: " Ngày kia nhóm người Quỷ Vương này có thể làm một vài phép lạ, họ còn nhân danh Ta nữa. Lúc đó là Tận Thế đã gần kề". Mừng là nhóm này chưa có ai làm được phép lạ hết, nên Tận Thế chưa gần kề. Trong khi đó chùa của Đài Loan và chùa Nhật cùng chùa Miến điện rất đẹp uy nghi lộng lẫy. Tại chùa Việt Nam Quốc Tự (tại Lâm tì Ni) có hai vị sư người Việt đang tu trì tại đó, tên là: Thày Hạnh Tấn và thày Hạnh Nguyện.

Như Lai tuy có người ái mộ, nhưng cũng có gười ghét tìm cách giết Như Lai. Trong đó là Đề-ba-đạt-Đa (Devadatta) và vua A-xà-Thế (Magadha). Lý do vua AxàThế sau khi giết cha mẹ, hối hận sợ bị luần hồi quả báo nên theo sát Như Lai mà mong Như Lai xóa bỏ tội dùm. Quả đã hiện ra khi Nhân đã gieo từ xưa, làm sao mà đi ngược nghiệp lực được nên AxàThế để tâm thù còn Đềbàdạtđa là em họ của Phật, muốn thống lãnh tăng chúng môn đệ của Như Lai không được, nên hai người này họp lại. Vua AxàThế có voi trận rất hung dữ, nghe lời ĐềbàdạtĐa biết con đường Như Lai đi thọ thực, một con hẻm hai bên là vách núi cho voi uống rượu say rồi thả chạy đến con đường đó. Nếu Như Lai bị voi say giết thì hai người này không bị tội gì hết... Voi say, vừa chạy vừa điên cuồng gào thét, trên đường đi nó gặp Như Lai và voi không hại được Như Lai vì oai lực từ bi của Ngài. Trong ký sự của Thày Huyền Trang Tam Tạng có ghi phần này: "Ngoài cửa thành Vương Xá về phía Bắc có một ngôi tháp nhỏ. Chính chỗ này mà ĐềbàdạtĐa và vua AxàThế sau khi bàn luận với nhau, hai người thả con voi say để hại Như Lai..." Cách vài dậm, phía đông ngôi tháp này có một tảng đá được lăn từ trên núi xuống, đá của Đề Bà đạt Đa xô xuống khi Đức Phật di ngang qua." Ngày nay có nhiều du khách đi ngang qua một vùng có rất nhiều dấu vết của nhà cửa, cung điện hay ao hồ, đồi hoang cỏ cháy... Trên hai ngàn năm trăm đó là một nơi thịnh vượng của thành Vương Xá vậy. Nay còn trơ trọi nét buồn tang thương. Đó là thành Vương Xá cũng theo "nhân duyên " mà diệt.

Thành thị cuối đời Như Lai là thành Vesali, ngày nay gọi là Vaishali chỉ cách Hoa thị Thanh chưa đầy 50 km. Nằm về bắc sông Hằng, ngày xưa là kinh đô của nước Licchavi. Dường đi Hoa thị Thanh nằm trên con đường đi Kathmandu (thủ đô Nepal). Đường này đi lên phía Bắc Bihar, vượt cầu Mahatma Ghandi đến sông Hajipur, qua sông Hằng dung chỗ rất sâu và rộng, có cồn cát ở giữa. Đây là cầu dài nhất Á Châu, dài khoảng 6 km. Vesali nơi Như Lai đến đó độ duyên nhiều lần, và cũng là nơi cuối cùng tiễn chân Ngài mà nhập diệt. Đức Phật một buổi chiều tà, bên kia là giòng sông Hằng đang cuồn cuộn chảy, ngài ngó về kinh thành ánh sáng xa hoa. Ngài ngó rất lâu hơn mọi lần, không muốn đứng lên. Đệ tử lấy làm ngạc nhiên tại sao hôm nay Thày có nhiều quyến luyến ngó về một thành phố mà mình thường đến đó rất nhiều lần khi qua ngang cầu sông Hằng này? Như Lai cũng không tránh khỏi chút lòng nhân thế. "Này con! Tại sao con thấy ta ngó nhìn về thành phố lâu hơn mọi lần? Ta đã lìa luyến ái từ lâu. Nhưng hôm nay, Ta nói cho con biết, Ta nhìn về thành Vesali một lần chót trong đời Ta. Vì ngày mai Ta sẽ không còn nhìn nó được một lần nào nữa rồi. Ta cũng vì nhân duyên mà tịch diệt. Ngày mai vào giờ này, Ta sẽ không còn tại thế này nữa con ạ."

Lý do thầm kính Như Lai thương thành Vesali, mặc dầu Ngài đã lìa sự luyến ái từ lâu. Vì trên 40 năm trước, lúc Ngài 39 tuổi, Đạo đã thành đang đi khất thực tại một nơi xa, thì người bạn thân của Ngài cưỡi ngựa đi tìm Như Lai trên 3 tháng nay. Báo cho Ngài biết là thành Vesali hiện nay đang bị hạn hán gần nữa năm nay rồi, nhiều người không có nước tình trạng đói khổ sẽ xãy ra, Như Lai nghe như vậy bèn động tâm. Ngài bèn lên Ngựa với bạn mà về thành Vesali... Khi ngựa của Ngài vừa chạm vào bờ sông bên đây, thì thành Vesali bên kia đã có mưa xối xã rồi. Tại bờ sông này, có một bia đá nhỏ của vua Adục ghi công đức này, cứu dân không bị hạn hán chết người. Nay Như Lai nhìn thành này lần cuối trong đời cũng không lấy gì làm lạ.

Vesali cũng là nơi mà kế mẫu của Ngài xin Ngài cho quy y nữ. Đây là bộ tăng đoàn của phụ nữ được thành lập do lời cầu xin của Bà Pajapati, người đã nuôi Như Lai khôn lớn dùm chị ruột. Và cũng là một tăng đoàn phái nữ mà từ trước đến nay, riêng đạo Bà la Môn hiện nay cũng không cho phép tu hành... Bà kế mẫu từ thành Ca-tì-la-Vệ đi bộ gần 500 cây số đến Vesali, mất gần 4 năm trời mới gặp được Đức Phật mà xin thọ ký quy y. Bà biết một phụ nữ không thể nào được đi tu, đạo nào cũng vậy. Bà Pajapati chính là tỗ thứ nhất của ngành nữ tu mà ta gọi là Tìkheo Ni. Chịu nhiều giới luật hơn Tì kheo đến 70 điều hơn.

Đức Phật ngồi rất lâu ngó về thành Vesali, rồi Ngài dứng lên mà đi về hướng Bắc. Đến Câu thi Na (Kusinara), nơi này Ngài sẽ nhập diệt sau gần 40 năm giảng đạo. Con đường giảng đạo của Như Lai rộng tương tự 650 km x 200 km (là 1300 km2) mất trên 40 năm trời ròng rã, có lúc ốm đau, có lúc no, có lúc đói, có lúc được người đời đón tiếp hân hạnh, có lúc bị đóng xập cửa và nói nhiều lời nặng nề xúc phạm đến Như Lai.

Trên đường đi, Như Lai và 10 đệ tử đến thôn xóm nghèo Pava (nay nằm trên quốc lộ 28, nối liền Vesali với Gorakhapur. Nối liền hai tiễu bang Bihar và Uttar Pradesh), có một nhóm thợ săn bẩy heo rừng hay hái nấm làm kế sinh nhai. Ngài gặp một người thợ rèn tên là Cunda. Thợ rèn nhà nghèo, nhưng tốt bụng, nấu cho tăng đoàn một nồi cháo có nhiều nấm rừng trong đó. Như Lai thọ ký, ăn xong và Như Lai bảo chư đệ tử hãy đem nồi cháo này mà chôn kỹ vì Như Lai có nói với Anan: "khắp trời, khắp người không một ai ăn tô cháo này mà sống sót được, các con phải chôn cháo dư này xuống đất cho kỹ". Giờ cuối cùng đã điểm của một vị chân sư, và anh thợ rèn Cunda có hân hạnh cho Như Lai ăn một chén cháo lần chót. Rời nhà Cunda, Như Lai cùng đoàn tăng già băng qua một con sông nhỏ, ngày nay tên là Little Ganda), đến CâuthiNa (Kusinara). Nơi này Như Lai cũng đến giảng đạo vài lần vào những năm trước. Anan dọn chỗ ngủ cho Ngài. Từ đây Như Lai sẽ không còn ngồi dậy nữa. Chiều hôm đó Như Lai cho tăng chúng biết là đừng lo lắng gì cho Ngài khi Ngài tiệt diệt ra đi. Anan khóc lóc vật vã cùng tăng đoàn như vậy. Lúc đó về chiều, có một cụ già làm nghề gánh phân đến xin gặp Như Lai mà quy y. Lúc này tăng đoàn rất bối rối, không cho cụ già này vào gặp vì Như Lai đang mệt. Như Lai nghe tiếng ồn áo ngoài sân, Ngài cho gọi vào. Rồi Ngài cho phép quy y. Đây là đệ tử cuối cùng của Như Lai, đệ tử này già nhất trong đám tăng đoàn của Như Lai. Đệ tử cuối cùng này tên là Sudhadha do Như Lai thọ ký. Lúc sẫm tối, Như Lai hỏi đệ tử lần chót: "Các con có gì cần thắc mắc thì hãy hỏi Ta, vì ngày mai khi mặt Trời lên sớm thì Ta không còn nữa để mà các con hỏi chuyện gì nghi nữa. Các con cứ hỏi đi, Như Lai lần chót sẽ giảng cho các con." Nhưng lúc đó mọi người đều im lặng. Như Lai hõi lần nữa, không thấy ai trả lời thì Như Lai nói: "Được, như vậy các con hãy tinh tấn, lấy Pháp của Ta mà làm đường đi, lấy hạnh nguyện của Ta mà vững lòng. Thật vậy, các pháp hữu vi đều vô thường, các con hãy ở lại."

Ngài bỏ ứng thân của Ngài cũng vào lúc gà vừa gáy sáng lần thứ nhất, như lúc xưa Ngài giác ngộ đạo lý cứu đời cũng vừa lúc bình minh đang lên. Đó là năm 483 trước Tây lịch.

Nhưng chỗ này Như Lai tịch diệt rất ít Phật tử đến chiêm bái, vì có nhiều cụ già không cầm nỗi giọt lệ bi ai mà nhớ đến vị Giác Ngộ cứu độ đã lìa đời nơi đây, dạy cho chúng sanh sao cho thoát vòng nghiệp lực, đừng gieo Nhân mà gặt lấy Quả nữa.

Rồi hôm nay đây, tháng bảy năm 2001, trước đó một tháng, tại Kathmandu thủ đô của Nepal, tại vương triều này lại có chuyện máu đổ tại hoàng cung. Người ta cho rằng Hoàng Thái Tử Dipendra say rượu giết phụ hoàng và phụ mẫu cùng các em, rồi tự sát... để trống ngai vàng cho chú lên ngôi. Nepal là một xứ thần dân hiền hòa, nhưng vua thì có tấm lòng hung dữ..Giết người cướp ngôi, lên làm vua..trên một đất mà ngàn năm trước Đức Như Lai thường nói rằng " Bồ Tát sợ Nhân, Loài Người sợ quã ". Dân cư tánh tình thuần hậu, biết luật luân hồi đầu thai quả báo, còn vua chúa triều thần thì tự cho rằng mình là hậu duệ của những vị thần thuộc nhóm Vishnu tái sanh hưởng quả tốt lành. Bên kia dãy núi xanh, gần rặng Hy mã lạp Sơn cũng có một nhóm mà họ cho rằng đại diện dân nghèo mà theo một chủ nghĩa Cộng Sản do Mao trạch Động chủ đạo. Họ hy vọng sẽ giải phóng dân Nepal thoát vòng bể khổ mà đạt được thiên đàng hạ giới. Trong khi đó nhóm cộng sự viên của Mao đã bị Mao giết sạch hết... Mao đã gieo nhân vì Trung Cộng muốn như vậy. Còn nước Việt ta thì sao?

Trở lại đạo Phật. Sách vỡ đạo Phật viết ra rất nhiều. Giáo Pháp được truyền rộng rãi ngày nay là nhờ 3 người. Sau khi đắc đạo tại cây Bồ Đề, Như Lai trầm ngâm không biết có nên giảng pháp hay không, thì Phạm Thiên Đế Thích hiện xuống năn nỉ Như Lai nên vì dân chúng mà phổ độ đạo Pháp cho loài người, người thứ hai là Maha Cadiep kiết tập nhóm tăng già mà viết lại những gì Phật nói còn tại thế, người thứ ba là Annan là một người có trí nhớ phi thường, theo hầu cận sư phụ nên những gì Như Lai nói thì Anan nhớ rõ. Trong buổi kiết tập, tương tự như đại hội ghi chép lại những gì chính miệng Như Lai nói, còn không thì bỏ ra. Sau đó Huyền Trang từ bên Trung quốc đi sang, muôn vàn cực khổ, khi về Ngài đem được hàng trăm quyển kinh mà Ngài chép bằng tay hay trường đại học Anada tặng cho...

Giáo lý rất nhiều nhưng chỉ gọn có một câu mà thôi: "Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành." Tương tự rằng: "Đuốc thiêng các con đã có trong lòng, hãy đốt đuốc mà đi, đừng nhờ ánh đuốc của một người nào."

Hiện nay với thiên niên kỷ 21, biết bao nhiêu người giàu, người có học, người chưa học đến... Đuốc tâm linh của họ có sẵn, vậy mà không chịu thắp lên, cứ noi theo đuốc của người khác. Nếu tâm linh của người đó mà xấu thì kéo mình vào nghiệp chướng xấu theo. Biết bao nhiêu vị tự xưng là mình được ơn Nhân điện, nhập vào nói vài câu khó hiểu thì mọi người rần rần tin theo, một kéo mười người, mười người kéo thành trăm... rồi có số lớn nhiều người. Mấy người sau cùng thấy vậy cho là đạo lớn đã phát ra, nên theo kẻo trễ.

Những vị Thầy này, trước đó họ làm nghề gì? Sách vỡ giáo Pháp họ đọc đến đâu? Tại sao ta phải tin họ, phải nhờ đuốc của họ. Giáo pháp họ giảng có thông suốt hay không?

Chính Đức Phật trước khi ngộ đác đạo, Ngài còn học 5 Thày giáo, rồi sau đó hành theo pháp môn của 5 vị Thày này. Còn những Thày tân thời ngày nay, họ học Pháp môn của ai? Trước đó họ có giúp ích đất nước hay là tên trốn quân dịch? Học hành đến đâu? Nhưng điều lạ là những tên này không dám thờ Đức Phật hay Đức Chúa Giêsu, họ thờ một hình ảnh mà chúng ta không biết vị này xuất xứ từ đâu ra, sanh đẻ tại đâu, làm nghề gì ... Họ nói họ chữa được bệnh Aids, bệnh UngThư nếu bệnh nhân đến sớm và có lòng tin hoàn toàn. Bạn tin như vậy phải không? Vậy hãy thử cho dính bệnh Aids / Sida rồi chạy đến nhà Thày thật sớm nhờ Thày chữa dùm, Thày nhảy cửa sổ bỏ học trò là cái chắc...

Giáo Pháp đã có, tại sao lại tin những người chưa từng cầm quyển sách đạo Pháp mà đọc. Đuốc tâm linh ai ai cũng có, tại sao không tự thắp lên mà đi ké đuốc của người khác. Chính đệ tử thân cận hầu Thày là Anan mà chưa thành Phật sau khi Phật diệt độ? Anan sau này cố công tu luyện chỉ đến mức Alahán mà thôi, trên cõi Trời Alahán nếu Anan mà không tu tập chắc chắn sẽ đầu thai xuống trần nữa, vì chỉ có cõi Niết bàn mới không đầu thai mà thôi. Cũng có nhiều vị tướng giúp đời, khi chết thì khí thiêng được làm Thần. Cụ Vương hồng Sển là người sống đến 90 tuổi vẫn còn nhớ chuyện xưa, có kể ngày xưa khi cụ còn nhỏ, Ông Nội của Cụ có kể lúc Tã quân Lê văn Duyệt trước khi mất, có cho người hầu cận biết trước 1 tuần. Sáng sớm khi Tã quân mất, thì dân chúng thấy có một luồng đỏ như vãi điều bay lượn quanh cột cờ dinh Tã quân hai lần rồi bay mất về hướng Đông. Tin hay không là quyền của bạn, nhưng Cụ có để sách lại cho hậu thế và cụ không dám nói đùa. Có ai dám lên Đền Trấn Quốc hay đền núi Tãn mà chỉ tay nói là láo khoét hay không? Cộng sản tuy theo thuyết Vô Thần nhưng họ chưa dám triệt tiêu những nơi nổi tiếng linh thiêng này. Có ai dám đến Lộ Đức bên Pháp nơi Đức Mẹ Maria hiện ra, thấy hàng ngàn cây gậy có chữ ký treo đầy đó làm chứng nhân mà chỉ tay là xạo hay không? Đố bạn dám.

KS Sagant Phan

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002