Đại Chúng số 79 - phát hành ngày 1/8/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới

  • ĐỌC BÁO DÙM CÁC BẠN

CHUYỆN DÀI VỀ CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM TẠI CALI

Ký Điệu ghi lại.

Kỷ yếu mùa hè VNCR 2001-2002 phát hành rộng rãi tại California, trùng với Sinh Nhật của VNCR lần thứ 6. Đài VNCR được phát thanh trên băng tần FM 106.3 tại Orange County, nơi có Thủ đô của Người Việt Tị nạn đông nhất thế giới. Đài phát từ 12:00PM đến 4:00PM hàng ngày. Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị là Hoàng ngọc Tuệ. Đây là đài phát thanh có tầm vóc lớn trong Cộng Đồng Nam Cali, hỗ trợ cho Báo Người Việt phát hành hàng ngày có số lượng lớn nhất cho Người Việt Tị Nạn trên thế giới. Chủ biên và bình luận trên đài là Hoàng Trọng Thụy (anh có tánh nghệ sĩ, trẻ tuổi và cương trực).

Quyển Kỷ yếu Mùa hè 2001-2002 quan trọng nhất la phần: “KHI QUYỀN TỰ DO TRUYỀN THÔNG BỊ XÂM PHẠM” vì sự trung thực của đài nói về các cuộc biểu tình nhố nhăng của nhóm Cộng Đồng tại Bắc Cali thì đài VNCR bị nhóm này chưởi rủa hằn học. Rất khen sự trung thực của đài VNCR… CSVN sợ nhất sự thật và Các Cộng Đồng Xấu đội lốt đại diện cho người Việt cũng sợ nhất sự thật. CSVN là gì? và Cộng Đồng Xấu VN tại Hãi Ngoại là gì?

Nhằm nêu cao sự ngay thẳng của Truyền Thông VNCR chúng tôi xin đăng... nguyên con y sao chánh bản của Kỷ yếu Mùa hè này.

Sau đây nguyên văn:

“LTS. Trong vòng sáu tháng đầu năm 2001, tai California có hai cuộc biểu tình khá lớn, một chống đối những ca sĩ từ trong nước ra hải ngoại trình diễn, một chống đối nghệ sĩ từ hải ngoại về trình diễn trong nước. Lần thứ nhất tại San jose biểu tình chống Lam Trường, Phương Thanh, Thu Phương, Hồng Vân, Tuấn Anh và Thành Hammer (chủ nhân Kim Lợi). Lần thứ nhì tại quận Cam, biểu tình chống Hoài Linh, Hương Lan (hai nghệ sĩ này từng về Việt Nam trình diễn). Nhưng tại cả hai cuộc biểu tình này không chỉ ca sĩ bị chống, mà khán giả, kể cả nhà báo theo dõi viết tin cũng bị đả đảo và chưởi rủa. Trong cả hai trường hợp này phóng viên của đài Phát Thanh VNCR đều có mặt và đã gửi bản tường trình về đặc biệt. Riêng nhà báo Vũ Ánh, hiện la Tổng Thư Ký của Nhật Báo Viễn Đông kiêm Giám đốc chương trình VNCR đã cùng Hoàng trọng Thụy là xướng ngôn viên của đài VNCR và Little Saigon TV đã có mặt tại hai cuộc biểu tình trên để viết tin.

Nhà báo Vũ Ánh đã tường trình trọn cuộc viếng thăm San Jose nhân có các ca sĩ Việt Nam trình diễn và đăng nhiều kỳ trong mục Sổ tay trên tờ Viễn Đông. Hoàng trọng Thụy thu âm và thực hiện phần tường trình đăc biệt cho cả hai vụ biểu tình này cho đài VNCR và Little Saigon TV. Tuy nhiên các phần tường trình của cả hai nhà báo Vũ Ánh và Hoàng trọng Thụy đều bị một số người lên tiếng chống đối, kể cả hăm dọa, mà theo họ, chỉ vì hai nhà làm công tác truyền thông này đã đặt ra các vấn đề không có lợi cho cái gọi là “Công Cuộc Biểu Tình Giải Thể Chế Độ Cộng Sản.”

Những bài báo và bài phát thanh này đã tạo ra những phản ứng, không phải chỉ trích mà là đả kích, xỉ nhục, lăng mạ, chụp mũ Cộng Sản cho hai người. Nhưng nhà báo Vũ Ánh đã nói rằng, những điều này không thể đứng trên sự thật hay chà đạp sự thực được.

Người làm báo sang định cư ở đất nước này là để được nói lên sự thật, để được tự do trình bày cách nhìn của mình đối với sự việc xảy ra. Người làm báo có tự do đứng trên hoặc không đứng trên, một lập trường nào đó, nhưng luôn luôn giữ cái quyền tự do thông tin của mình.

“Tôi không cần thiết phải trình bày lập trường của tôi. Không ai ở đây có quyền bắt tôi phải bày tỏ. Lập trường của tôi nằm trong công việc mà tôi làm hàng ngày, hàng tháng, hàng năm trong quá khứ và trong hiện tại. Tôi để cho mọi người được quyền quyết định khen chê, phê phán, ngay cả lăng mạ, chụp mũ và tôi tiếp tục nói sự thật một cách độc lập và hợp với luật pháp Hoa Kỳ...” nhà báo Vũ Ánh đã viết như thế trong một bài nhận định của ông đăng trên nhật báo Viễn Đông.

 Nhằm tìm hiểu lại vấn đề đã gây tranh cãi trong cộng đồng liên quan đến các bài báo và phát thanh, Kỷ yếu VNCR 2001- 2002 cho đăng trọn lại phần tường trình này của Vũ Ánh và Hoàng trọng Thụy để độc giả thấy được quyền tự do báo chí của hai nhà làm truyền thông này bị xâm phạm ra sao.”

ĐI NGHE CA SĨ NHẠC POP VIỆT NAM TRÌNH DIỄN Ở SAN JOSE.

VŨ ÁNH.

Đã nghe những CD do các ca sĩ nhạc pop như Lam trường, Thu Phương, Phương Thanh, Huy MC hát, Hồng Vân và Tuấn Anh tấu hài trong một số các băng video, thì tại sao lại không đi nghe họ trình bày ngay tại San Jose và đồng thời tường thuật cuộc biểu tình chống đối của những tên này như thế nào. Tôi rất muốn đi để chứng kiến tận mắt, nói chuyện tận mắt với cả hai ca sĩ, người tổ chức show nhạc này và những người biểu tình. Thế nhưng nghĩ đến đoạn đường trên 300 miles lái xe cũng ngại. May nhờ Hoàng trọng Thụy rủ đi chung với Đinh xuân Thái và cháu Vũ con trai Ngọc Chiệu, đở phải lái xe mà lại có bạn nói chuyện vui dọc đường, tôi vui vẻ tháp tùng “phái đoàn” nhỏ bé Báo Chí và Truyền Hình, Truyền Thanh, độc lập của quận Cam. Còn giới truyền thông ở địa phương thì rất đông nhưng tôi chỉ quen Hà minh Đức của VietMercury News.

Đinh xuân Thái ngồi sau tay lái không để cho Vũ trổ tài vì sợ xe trở thành máy bay. Chúng tôi mở với nhau bốn cuộc “hội luận” vui để Thái không ngủ gục và một cuộc hội luận về nước Tầu bây giờ. Khi những cuộc hội luận này vừa chấm dứt thì xe vào thành phố San Jose. Vào Tully Road đã nghe kiến bò bụng vì bốn giờ chiều. Mấy tô phở hậu hĩnh do vợ chồng chủ nhân 94 đãi trước khi lên đường kèm theo với những câu chuyện trong nhà ngoài phố vui như pháo Tết của bà Nga cũng tiêu diêu mất, nên cuối cùng cũng phải vào NhaTrang Restaurant. Có gọi thêm Đức Hà để câu chuyện trời mưa, trời nắng, chuyện đời, chuyện nồi niêu xoong chão của giới báo chí truyền thông trên San Jose thêm xôm tụ.

Ăn uống xong chúng tôi đến Mariott Hotel sớm vào lúc 5 giờ chiều. Hỏi thăm thì được biết show của các ca sĩ nhạc pop Vietnam sẽ diễn ra tại California Ball Room cũng thuộc về khách sạn Mariott này. Dĩ nhiên địa điểm này rất đẹp có sức chứa 1200 người và nếu kê thêm bàn ghế và trừ bục sân khấu hình chữ T thì chứa được khoảng 1000 người nữa.

Tới nơi gặp Thành Hammer tức Phạm Thành, chủ nhân Trung Tâm Kim Lợi, một trung tâm đã sản xuất và bán các sản phẩm âm nhạc nói trên cũng như sản phẩm của nhiều ca sĩ từ trong nước từ nhiều năm nay. Tôi hỏi Thành: “còn vé không?” Thành nói: “làm gì còn vé ông, tôi đưa cho ông mấy cái Thẻ để lát nữa vào coi. Tôi sẽ để các ông tha hồ phỏng vấn ngược xuôi các ca sĩ trẻ này.”

Sau khi lấy thẻ, chúng tôi ra ngoài để tường thuật cuộc biểu tình. Trên con đường dẫn vào California Ball Room, cờ vàng ba sọc đỏ và quốc kỳ Hoa Kỳ được gắn trên các gốc cây vào sát parking của khách sạn. Vài chục người biểu tình với biểu ngữ và cờ VNCH. Có cả những cựu quân nhân mặc quân phục mầu ngụy trang nón đen, nón đỏ, nón xanh tập trung. Cở đến 6 giờ, cảnh sát ước lượng 200 đến 300 người. 6:30 giờ tôi hỏi lại sự thay đổi con số ước lượng, viên sĩ quan cảnh sát nói: “Ông nhìn xem, theo tôi con số không thay đổi mấy đâu. Ông phải chờ thêm nữa thì mới nói được.”

Khi tôi bắt đầu mở các cuộc phỏng vấn những người biểu tình thì họ bắt đầu hô to những khẩu hiệu chống Cộng mà chúng ta vẫn thường nghe quen thuộc: “đả đảo bọn Việt Gian”, “Down with Communist”, “Đả đảo bọn Việt Gian tiếp tay cho Văn Công Cộng Sản”.

Một cô bé chừng 15 tuổi người Việt nhưng nói rành tiếng Anh, tay cầm cái Poster nhỏ có hàng chữ “Đừng Ru Ngủ Tuổi Trẻ Việt Nam bằng nhạc Xanh”. Tôi hỏi thế nào là nhạc Xanh thì cô bé này nói rằng: “Người ta đưa cho con...”

Một nhân viên trong ban tổ chức biểu tình cầm cái loa nói lớn: “Xin đồng hương đừng tụm lại mà dãn hàng cho dài ra”. Tôi không hiểu tại sao lại phải dãn hàng cho dài ra, vì như thế khó giữ trật tự hơn. Mãi sau tò mò nhìn vào ống kính của Camcoder một đồng nghiệp tôi mới nhận rằng kéo dãn hàng ở một khoảng cách nhất định có thể làm cho một số người tham dự xuất hiện trên màn hình “coi được” hơn. Thế rồi ông nhân viên trong ban tổ chức thấy đoàn người biểu tình dưới quyền điều khiển hô hoán của mình cứ mỗi khi đả đảo Cộng Sản thì lại vung cờ VNCH và cờ Hoakỳ nên ông ráng kêu gọi mọi người phải lấy ngón tay trỏ ngược xuống đất.

Trong cuộc phỏng vấn ông Minh Nguyễn Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Chính Nghĩa Quốc Gia Bắc California tuyên bố rằng chúng ta đã chạy sang đến đây mà Cộng Sản còn đuổi theo để quấy nhiễu chúng ta. Một bà tên Thuần ở San Jose nhấn mạnh rằng, chúng ta đã phải bỏ nước ra đi sang tị nạn ở đất này, vậy mà chúng vẫn còn sang dây để đánh phá chúng ta. Cho nên theo bà việc nhóm ca sĩ nhạc trẻ đến San Jose trình diễn bà không chống họ mà chỉ chống văn hóa Cộng Sản.

Ông Nguyễn tái Đàm, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali lên tiếng cảnh cáo Cộng sản không bao giờ bỏ lỡ cơ hội thực hiện chiến dịch văn hóa để chống chúng ta một cách tinh vi hơn.

Những người biểu tình rất khó ước lượng nhân sự, cho nên cả báo Mỹ và Việt rất ngại đưa ra những tiên đoán về số người tham dự mà thường phải nhờ cảnh sát tính hộ dùm. Người chủ động muốn con số tham dự của mình nhiều trên báo càng tốt, nếu loan tin con số thấp hơn thì sẽ nhận lãnh những lời chỉ trích đôi khi hăm dọa nặng nề. Cho nên tôi thường lấy con số cảnh sát đưa ra là tốt nhất. Một nhân viên người Mỹ gốc Việt trong sở Cảnh sát Santa Clarita cho biết: “Ông cứ nhìn xem từ ngoài đường vào đến người đứng cuối cùng là bao nhiêu yards. Rồi từ ven đường đến người đứng ở địa điểm cao nhất so với hàng ngũ là bao nhiêu yards. Nhân ra diện tích, chia ô và đếm đầu người trong mỗi ô tưởng tượng, chúng ta có thể có con số ước lượng tương đối không xa thực tế là bao nhiêu.”

Dưới đường khách vào xem văn nghệ càng lúc càng nhiều. Ba khách đầu tiên gồm một phụ nữ và hai đàn ông trung niên. Trong đoàn biểu tình có một tên cầm cờ VNCH chạy theo những người khách này luôn miệng kêu gào: “Chiêu hồi không? Chiêu hồi không?” Tất nhiên không một ai hiểu tên này muốn nói gì. Những người biểu tình ngoài đường bắt đầu hô khẩu hiệu xen lẫn những lời chưởi rủa: “Đồ Việt gian đi vào xem văn công Việt Cộng kìa.. Đả đảo Việt gian Cộng Sản”.

Điều gì diễn ra bên trong California Ball Room?

Cho đến khi tôi vào bên trong thính đường California Ball Room thì cảnh sát ước lượng số người Việt gọi là Chống Cộng khoảng 400 người. Trong thính đường đến 8 giờ tối thì sức chứa trong đường 1200 chỗ ngồi chỉ còn một vài bàn trống mà thôi, nhưng đến 15 phút nữa thì không còn chỗ nào trống hết. Tôi cùng Hoàng trọng Thụy đến các khán giả để phỏng vấn, khi họ thấy ống truyền hình của Little Saigon TV thì họ đều từ chối trả lời, họ sợ bị nhóm bên ngoài trả thù gia đình họ. Tôi chờ đến khi chương trình khai diễn xong, tôi ra ngoài tìm nước uống giải khát và có dịp nói chuyện với vài bạn trẻ. Đa số các bạn trẻ đi xem show nhạc đều không muốn xuất hiện trên TV Việt Nam rồi trở thành một đối tượng trút sự giận dữ của những người chống đối trên đài phát thanh San Jose.

Dan Le, kỹ sư điện toán, nói bằng Anh ngữ: “mục đích của tôi đến là nghe những ca sĩ mà tôi thích. Những người chống đối bên ngoài họ có quyền của họ và tôi đi xem nhạc hội cũng là quyền của tôi. Đáng buồn là tôi đi chung với hôn thê của tôi. Cô ấy biết các ca sĩ này từ Việt Nam. Lẽ ra nhóm biểu tình này đừng giận dữ điên cuồng và nói năng thiếu lịch sự với chúng tôi như thế!”. Một bạn trẻ tên Chris không nói tiếng Việt rành, anh nói Anh ngữ: “Họ có quyền phản đối những ca sĩ nếu họ không thích. Nhưng họ không có quyền la ó những khán giả. Họ nên lễ độ với chúng tôi vì chúng tôi rất lễ độ với họ. Tôi không hiểu nhiều về chính trị và không quan tâm. Tôi được nghe những ca sĩ này qua các CD của họ. Họ hát rất hay và chuyên nghiệp.”

Trước đó, mặc dù các ca sĩ Thu Phương, Phương Thanh, Lam trường, Huy MC và đôi kịch sĩ hài Hồng Vân và Lê tuấn Anh được cảnh sát hộ tống rất cẩn thận, chúng tôi cũng đã dàn xếp được với Thành Hammer để được phỏng vấn trực tiếp các ca sĩ. Thành Hammer đồng ý và thỏa thuận ca sĩ ca xong sau đó họ lui ra một hành lang phía sau để chúng tôi phỏng vấn họ.

Show nhạc khởi sự với lời giới thiệu các ca sĩ của Thành Hammer và ngay sau đó ca sĩ Thu Phương mở màn với ca khúc: “Về đây nghe em” của Trần quang Lộc. Thu Phương cao nhất trong nhóm, hớt tóc ngắn, thanh tú, trang điểm và trang phục giản dị. Khi Thu Phương bằng giọng khàn đặc biệt mới cất lời “Về đây nghe em...” thì cả thính đường trên 1200 người đã đứng dậy và ùa vỡ trong những tiếng la hét và sau đó họ trôi đi trong tiếng nhạc.

Cách mô tả của tôi có thể làm cho một số người không thích, không ưa, có thể khoác cho tôi đủ loại mũ nhưng dù gì đi chăng nữa tôi cũng phải nói thật. Những cuốn băng ghi những tiếng hát hò này, những lời tuyên bố của ca sĩ, của khán giả, của những người ủng hộ, những người chống đối dứng la hét bên ngoài đã được ghi âm rất kỹ và Hoàng trọng Thụy cho phát trên đài VNCR vào đầu bản tin lúc 12 giờ trưa ngày thứ hai sau đó. Vào buổi chiều khán giả truyền hình cũng được tận mắt thấy rõ ràng trên đài Truyền hinh Little Saigon TV. Tại San Jose, đài truyền hình Viên Thao cũng có bài tường thuật. Xin đừng có ai tìm cách sửa chữa một con số không đúng sự thật, như bên trong hội trường nghe người trên 1200 chỗ ngồi xuống thành lèo tèo vài chục người.

Sự thật bao giờ cũng là sự thật và là sức mạnh. Nếu vì lập trường Chống Cộng của quý vị không dám nói lên sự thật thì chính quý vị đã thú nhận thất bại rồi đó.

Điều ngạc nhiên khi Hoàng trọng Thụy tường thuật sự thật buổi hát hôm đó, thì có nhiều thính giả gọi vào Đài Sống Trên Đất Mỹ để chỉ trích và hăm dọa cùng với những lời lẽ khiếm nhã. Như vậy mà sao đòi tự do, nhân quyền cho đồng bào bên nhà? Đây mới là điều đáng ngạc nhiên.

Trong lúc Thu Phương trình diễn, thì Lam Trường đứng chờ ở ngoài. Trường khá đẹp trai, ăn mặc đúng mốt nhưng giản dị. Anh vui vẻ trả lời các câu phỏng vấn của chúng tôi. Mới 26 tuổi nhưng Lam Trường thuộc vào hàng “Top Ten “ của Việt Nam. Mau mắn nhưng lễ phép, Lam Trường cho biết đây là lần đầu tiên sang Mỹ trình diễn nên anh rất hồi hộp. Anh có dịp tiếp xúc với một số bạn trẻ về thăm quê nhà là các bạn trẻ rất muốn anh sang Mỹ hát thì vui lắm. Được hỏi anh nghĩ thế nào với nhóm chống đối bên ngoài, Lam trường nói tất nhiên cũng có người không thích thì họ chống đó là quyền của họ, còn nếu ai thích nghe em hát thì vào đây. Trường nhấn mạnh: “Hy vọng âm nhạc sẽ là tiếng nói chung để dễ hiểu và gần nhau hơn.”

Theo Lam Trường anh không quan tâm đến chính trị. Lam Trường cho biết anh có một người anh ruột hiện định cư tại San Jose này.

Trong nhạc trường Thu Phương hát liên tiếp 6 bản, sau đó nghỉ rồi đến phiên Lam Trường. Ngay bản đầu tiên “Tình Thôi Xót Xa” của Bảo Chấn, thì anh được hội trường đứng lên la hét to: “Lam Truong, I Love You...” hay là: “Truong, I am waiting for you”. Thu Phương trong cuộc phỏng vấn cô nói rất xúc động nghẹn ngào khi được khán giả Mỹ ủng hộï như vậy xúc động òa vỡ con tim cô. Hỏi về đám biểu tình bên ngoài thì cô nói không chú ý gì nhiều, cô muốn là gặp được khán giả và được hát những bài họ thích nghe. Họi cô cảm tưởng về Hoakỳ thì cô nói: “Rất tuyệt vời.”

Trong lúc Lam Trường đang hát nhiều do sự yêu cầu của khán giả thì chúng tôi có dịp trò chuyện với ca sĩ Phương Thanh. Thanh nhỏ thó và đôi mắt sắc như dao cau, giọng khàn Thanh nói Thanh lần đầu thấy nhóm biểu tình ngoài la hét dữ quá thì cô sợ, nhưng vào thính đường thấy khán giả đông đảo và ái mộ thì cô hết sợ. Hỏi khán giả tại đây ra làm sao, thì Phương Thanh không ngần ngại: “Họ êm thắm dễ thương và lịch thiệp. Cháu rất thích, cháu mong đi đó đây để học hỏi cho biết, cháu không quan tâm đến chính trị. Cháu biết rằng khi đi hát cũng có người thương người ghét.” Hỏi nước Mỹ ra sao, Thanh đáp: “Cháu thấy nhà cửa cao quá, sạch và đẹp. Xe ôtô chạy quá trời, nhiều hơn người nữa.”

Khi Lam Trường xong thì Phương Thanh lao vào cơn sốt nhạc đó tại thính phòng.

Một bạn trẻ xà vào chỗ tôi đứng, anh giới thiệu là Thịnh. Thịnh hỏi tôi làm nghề gì thì Thịnh tự nói tiếp: “Cháu sang đây chưa lâu và đang học đại học. Cháu thấy như vậy là công bằng phải không chú? Cứ việc biểu tình nhưng đừng chưởi bới tục tằn và hung dữ quá. Hồi nãy cháu lái xe vào đây mấy bà xúm lại chưởi cháu. Cháu không hiểu tại sao. Tổng thống còn cấm cháu không được nữa mà.”

Thịnh nói và tôi hiểu ngay. Khi tôi và Hoàng trọng Thụy ra ngoài thì có hai phụ nữ cầm cờ VNCH tiến lại sát xe định làm dữ. Tôi nhận ra hai người này tôi đã phỏng vấn buổi chiều. Họ la lớn vô cùng: “Báo chí Việt Gian kìa, báo chí Việt Gian kìa.”

Văng vẳng trong đám đông có rất nhiều tiếng chưởi tục tằn cho chúng tôi nghe. Có một số người mặc đồ rằn ri định tiến ra vượt khỏi lằn ranh cảnh sát vạch sẵn nhưng khi họ thấy có 3 cảnh sát Mỹ đi đến thì họ thụt lui vào. Vào buổi chiều họ có ném cà chua và trứng thối vào những người khách đến nghe nhạc.

Buổi sáng hôm sau, khi về lại Los Angeles Santa Ana, mắt tuy cay sè vì thức trắng đêm trên đường trở về từ San Jose. Tôi nhận các tin từ web sites gởi đến. Một tin thuật lại bản tường trình của một đài phát thanh Việt Ngữ tại quận Cam: số người biểu tình 5000 người, số người vào thính đường California Ball Room chỉ “lèo tèo “ hai ba trăm khách. Việt Cộng thất bại nặng nề. Tôi cùng Hoàng trọng Thụy bật cười với tin gởi như vậy. Chính tôi và Hoàng trọng Thụy có mặt hôm đó, và đám biểu tình chỉ có khoảng 500 người còn quan khách trong thính đường chỗ ngồi không còn chỗ, chính chúng tôi muốn mua vé cũng đã hết từ lâu và vào được nhờ thẻ đặc biệt của Thành Hammer cho mang.

Bóp méo sự thật chỉ là việc làm rất quen thuộc của Cộng Sản và của phường lừa đảo, phá hoại chính nghĩa quốc gia.

Đó là phần nguyên con của nhà báo Vũ Ánh và Hoàng trọng Thụy có mặt tại San Jose. Và từ đó hai nhà báo nói thật này bị nhóm chống đối chưởi rủa ngày đêm trên báo và các đài truyền thanh truyền hình...

Sau đây là bản viết tắt của Hoàng trong Thụy:

KHI ĐI XEM CẢI LƯƠNG VÀ BỊ BIỂU TÌNH CHỐNG ĐỐI. (tại Little Saigon/ Santa Ana,California)

Tổ chức tại nhà hàng Sea World (15351 Brookhurst St # 101- 106. Westminster, Ca 92683. Tel: 714- 775-8828). Trung tâm Biển Tình ở quận Cam cho tổ chức một chương trình mang tên là “Dạ Cổ Hoài Lang”  Theo quãng cáo có: Hương Lan và Hoài Linh. Hương Lan và Hoài Linh bị nhóm cộng đồng chống đối cho là Việt gian và chưởi rủa làm xúc phạm đến danh dự cụa họ.

Đây là chuyện tại Sea World, thứ Sáu, ngày 11 tháng 5 năm 2001 đúng 6 giờ chiều.

Vừa quẹo phải vào nhà hàng, tôi thấy ngay bên tay trái những lá cờ vàng ba sọc đỏ, tôi bảo chị Sương: “Ồ, có biểu tình rồi!”. Đúng như tôi đã nghe phong thanh trên một đài phát thanh buổi tối hôm qua kêu gọi biểu tình tẩy chay Hương Lan và Hoài Linh.

Tiến vào nhà hàng, phia trước cửa có hai người đàn ông rất quen thuộc, họ có mặt hầu hết các cuộc biểu tình, họ xách động nhóm này. Cả hai người hô to những khẩu hiệu đả đảo Hương Lan và Hoài Linh. Giấy mời 6 giờ, cũng còn khá sớm nên tôi đưa chị Sương vào nhà hàng trước, còn tôi chuẩn bị máy móc để ra ngoài thâu âm các cuộc phỏng vấn. Ở ngoài có khoảng 20 người, để tiết kiệm thời giờ tôi đến gặp một người giữ trật tự canh chừng, tôi nói tên và xin phỏng vấn thì tên này nói không đu thẩm quyền để hỏi xếp đã. Xếp tới, đó là Hùng Nguyễn (tên không thật luôn) rồi có một tên đến, mặt tươi cười hỏi tôi có phải là Hoàng trọng Thụy hay không, tôi bảo phải thì hắn cười cười nói “Anh làm tường trình hay quá vì có lợi cho Cộng Sản và hại cho Cộng Đồng”. Tên này không cho biết tên luôn, nhưng hầu hết biểu tình chống đối nào cũng đều có tên này hết. Rồi tên này cười gằn, bỏ qua bên hàng bên nhóm chống đối nói nhỏ với một người đàn bà nào đó, thì bà này la ó lớn rồi tất cả mọi người đều đả đảo tôi. Người bạn Mỹ thật ngạc nhiên vì tôi tường trình trung thực mà bị đả đảo như vây. Như vậy rất khác nhóm phóng viên báo chỉ của Hoa Kỳ rồi.

Riêng bà Minh Nguyệt có đến giảng hòa, bà cho biết chủ nhân nhà hàng Sea World và chủ nhân Biển Tình rất rộng rãi cho tiền nhóm Cộng Đồng từ lâu, Nhóm chống đối càng lúc càng hung dữ lên. Và tên cười cười đứng ngoài xa chỉ chỏ tôi với mấy bà ở đám đông thì họ la ó rất nhiều chưởi rủa thô tục hết sức.

Còn trong tiệm thì hầu hết 52 bàn ăn (mỗi bàn 10 người) không con chỗ trống, nhưng khách ở ngoaì vẫn ùn ùn kéo đến, đành chờ nhà hàng đưa ghế ra thêm. Tôi gặp chị Phượng Liên, chị nói bài tuồng Dạ Cổ Hoài Lang của nghệ sĩ tiền phong sáu Lầu đã mở cửa cải lương cho miền Nam từ trước đến nay. Chị cho biết đêm nay có thêm Hồng Nga và Lệ Thủy từ Saigon qua, họ qua Mỹ thăm thân nhân nay thấy co chương trình cải lương họ tình nguyện đến đây hát giúp vui chớ không có định trước. Hồng Nga, Bà năm nay 60 tuổi lão thành về cải lương. Khán giả bất ngờ vỗ tay hết sức. Sau Hồng Nga thì đến Thành Được, cả hai nhận được những tràng vỗ tay hết sức lớn không ngờ. Sau đó có ca sĩ Lệ Thủy và khán giả cũng vỗ tay tán thưỡng tiếng ca cải lương chi bão số 1 của Saigon năm nào. Có một khán giả lên tặng hoa cho Lệ Thủy và trong hoa có một lá cờ vàng ba sọc đỏ. Lệ Thủy nhận cám ơn. Và không có gì xảy ra. Chương trình văn nghệ kết thúc lúc 11 giờ khuya khi ra về thì gặp nhóm đám đông phỉ báng chưởi rủa tục tằn bên kia. Cảnh sát Westmisnter đang đứng đó nên họ hậm hực không làm gì. Chúng tôi thấy trong khán giả nghe nhạc có nhiều bà Cụ tuổi từ 70 đến 80 và những bà cụ này nghe những lời mắng nhiếc khiếm nhã nhất. Nhiều người biểu tình đã không ngần ngại dùng chữ Đụ Mẹ và Fuck You hoặc Con Đĩ Mẹ này nọ, con Đĩ kia... để chưởi người đi xem văn nghệ ngay cả khi có cảnh sát hộ tống. Một anh bạn trẻ cho tôi biết lãnh nguyên một lon nước ngọt vào lưng. Vào sáng thứ hai tuần sau, nhiều thính giả gọi vào đài kể mẹ của chị nhóm Cộng Đồng cho biết họ hung hăng chưởi rủa, phun nước miếng vào đầu mẹ cô ta.

Họ đã chưởi rủa bằng lời lẽ tục tĩu hạ cấp, tạt nước, phun nước bọt vv.vv... vào những người khán giả bình thường, phần nhiều là lớn tuổi, đi xem hát cải lương.

Đây là nguyên văn, nguyên con của Hoàng trọng Thụy (trang 37. Kỷ Yếu VNCR Mùa Hè 2001-2002) Hoàng trọng Thụy ghi sau:

“Những người biểu tình không thể nhân danh bất cứ một cái quyền gì để làm những việc ấy, hành động của họ không thể gọi bằng chữ nào khác hơn là hành động côn đồ. Họ đã làm hoen ố hàng ngũ chống cộng bằng cách vô cớ bôi nhọ những người tị nạn cộng sản khác vì những cái cớ rất không đâu do họ đặt ra và bắt mọi người khác phải theo. Họ tự biến họ thành những người bệnh hoạn, dị dạng dưới con mắt của đa số đồng bào bình thường.”

(Nguyên văn của Hoàng trọng Thụy, đài phát thanh lớn nhất, mạnh nhất

của Little Saigon/ Cali phát thanh từ 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều. FM 106.3)

Lời riêng của chúng tôi, kẻ viết bài này:

Đêm đó tôi có mời Mẹ tôi và 2 em gái đến dự buổi lễ vì nghe Hương Lan và Hoài Linh với chủ đề Dạ Cổ Hoài Lang. Bài ca này tôi rất thích ca nửa khúc, lúc học tại quân trường Võ Bị, mệt nhọc vì Quân Trường Đổ Mồ Hôi, Chiến trường Bớt Đổ Máu”, lúc nghỉ giải lao bài Tác chiến Đêm. Rồi tại tiền đồn Pleiku, với cây boa-nha mài bén bên hông, gắp đạn đầy đủ cấp số tôi chờ đón địch thủ đến bất cứ giờ phút nào vì đại nghĩa tôi không muốn trốn quân dịch chạy về quê mà đi lính Địa phương Quân, làm chuyện này không khó, nhưng còn danh dự gia đình để đâu? Tôi cũng thích hát bản ca cải lương này, nghe rất nhà quê một cục. Vì tôi sanh ra tại Châu Đốc, miền Nam sông Hậu. Nay tôi dẫn mẹ tôi đi nghe nhạc cải lương Dạ Cổ Hoài Lang tại Mỹ, tôi không có boa-nha mài bén bên hông và cảnh sát Hoakỳ đứng quá đông nên tôi thua tụi nó một cơ cũng bởi vì Mẹ tôi dựt tay tôi không cho tôi đến ngay thằng cười cười đó. Con mắt nhà nghề của một Y sĩ thì biết một người đang đi tới có thể bị bệnh hay khỏe mạnh. Với con mắt nhà nghề của lính Pleiku tiền đồn heo hút tôi biết tên cười cười đó không có một ngày đi lính. Vác ba lô nặng trĩu cả một đời trai hai vai bắt buộc phải có một chút tật nào đó, có một sự chai cứng bên đôi vai và gót chân, trừ phi lính kiểng chưa bao giờ biết vác ba lô và dây ba chạc.

Đêm đó nhóm đó, thằng cười cười đó xúi mấy con Mẹ mất dạy tạt nước dơ và phun nước miếng vào đầu Mẹ tôi cùng hai em gái tôi. Tôi không cần boa-nha đeo hông, tôi định đến ngay kẻ chủ mưu đứng gần cái xe đen đen kia kìa, nhưng Má tôi dằn tay tôi lại. Tôi về tức cả tháng trời. Rồi tôi đêm nào cũng lái xe đi quanh những khu vực để nhìn thằng đó, nó trốn mất. Tôi cũng giận anh Hoàng trọng Thụy, chủ biên đài phát thanh Radioa số Một của Little Saigon / Santa Ana, California. Bài trên anh không cho tôi biết tên thằng đó, như vậy anh cũng truyền thanh hay truyền thông nói không hết hết sự thật.Anh cứ nói tên kẻ đó, anh không chịu trách nhiệm gì trước pháp luật đâu mà sợ. Nói tên thật thằng đó chớ có phải anh xúi người ta giết người đâu mà sợ. Nếu anh yếu bóng vía vì anh tướng người ẻo lã thư sinh, tóc quăn còn tôi chân mày quặm, môi dầy và đôi mắt rực lửa. Anh nên xem phim hay mướn Video tại các tiệm Video loại lớn những phim Nhật thuộc loại Samurai, thì anh sẽ thấy người Nhật đôi mắt họ có lửa. Thằng đó nó không dám ra mặt mà nói nhỏ to với con mụ đàn bà mất dạy loại hàng tôm hàng cá còn thua. Nó biết ai mà đụng tới đàn bà tại Mỹ là tù mọt gông. Tôi cũng biết vậy, nhưng tôi sẽ đụng đến thằng nó, không đụng đến con Mụ đàn bà mất dạy kia. Trong luật chiến tranh băng đảng, đừng hy sinh tính mạng của mình với bầy chó sủa mà đi thẳng đến thằng chủ mưu càng sớm thì càng an toàn cho mình hơn. Mình đến ngay nó, nó bỏ chạy là cái chắc. Còn nó đứng lại thì anh hùng gặp anh hùng cũng không sao. Trong truyện Tam Quốc, Triệu Vân bị vây kín bốn bề, trùng trùng điệp điệp. Triệu Vân biết muốn sống còn thì phải đánh vào chủ tướng. Ông đánh thẳng vào Tào Tháo có cây lộng che nắng kia. Tào Tháo bỏ chạy, và Triệu Vân lại được thanh đao quý. Đụng với đám tiểu nhân này, càng sớm càng đến cho lẹ nơi hắn đứng bất cứ giá nào. Biết bao nhiêu phim tuồng Samurai Võ sĩ Đạo nói lên điều đó. Mình tới là nó sẽ chạy. Nó đứng lại thì anh hùng gặp anh hùng càng tốt.

Kẻ viết bài này đồng ý với anh câu anh nói: “Họ không thể nhân danh bất cứ một quyền gì để làm những việc ấy, hành động của họ không thể gọi bằng chữ nào khác hơn là hành động côn đồ”.

Anh Hoàng trọng Thụy nói đúng, tướng tá anh là con nhà văn còn tôi lỡ là con nhà võ rồi. Hôm đó nếu Má tôi đừng kéo ghì tay tôi thì tôi rửa hận cho tôi và cho anh rồi. Lý Tống cũng từng nói câu này trong quyển sách anh viết Ó Đen đó sao? Tôi hy vọng trời run rủi tôi gặp được tên này tại một buổi chiều Thu muộn trên con đường Bolsa của Thủ đô Tị Nạn. Hy vọng nó đứng lại để anh hùng gặp anh hùng cho đến đâu?

Bởi vậy tác giả Đăng văn Nhâm thường bị những tên Tá tham nhũng hăm dọa vì chính anh nêu tên Thầy của những tên này. Tôi trong quân ngũ cũng bị nhóm tham nhũng này chơi sát ván và tôi có lần dùng súng bắn nát cửa kính xe jeep của nó. Nó định chơi tôi nhưng tôi cũng có gốc bự để mà chận tụi nó được. (Cha trồng những cây to bóng mát cho quân trường Thủ Đức, để rồi 30 năm sau, đứa con ngồi dựa cây này nghỉ mệt trong quân trường Thủ Đức. Cư xá Đại Úy Cao văn Viên đối diện với cư xá của ba tôi. Tối thứ bảy tụi con nít thường đến sân đá banh trong quân trường Thủ Đức mà coi phim hề Charlot). Nay danh tụi nó đã trở thành Infamous (Ô Danh, Xú danh) rồi, vì trong quyển 3 Bí Mật Hậu Trường có tên tụi nó rồi. Đặng văn Nhâm không phải là Thầy bói được tên trúng phoóc như vậy. Anh rất được những người lính VNCH trong sạch hỗ trợ cho anh. Lời nói sẽ qua đi, nhưng ghi lại sách vỡ thì ngàn năm còn mãi. Cho nên kẻ viết bài rất cẩn thận không dám nói chơi.

 

Nhắc lại chuyện xưa và gần đây:

Chuyện Ca sĩ Chế Linh:

Ai cũng biết chàng ca sĩ có màu da sôcôla này. Tiếng hát rất hay, nhưng quá buồn. Lúc còn nhỏ học Trung học mấy thằng bạn nói Ca sĩ Chế Linh là ca sĩ Lính Chê. Tôi tưởng thiệt, vì lúc đó toàn thể thanh niên Miền nam Việt Nam có 2 con đường bắt buộc phải vào: một là thi rớt thì đi lính, hai là thi đậu thì tiếp tục đi học nữa, cho tới khi nào rớt thì đi lính nữa. Còn con đường thứ ba là Lính Chê, nghĩa là cơ thể tật nguyền hay bị bệnh bất lực thì được miễn quân dịch. Thế thôi và giãn dị. Nên nghe tụi bạn nói Chế Linh bị Lính Chê tôi tưởng anh bị bệnh bất lực vì anh không đi lính mà ca hát hoài trên đài phát thanh hay trên truyền hình.

Sau năm 1975 thì anh qua Canada, rồi mất tăm luôn. Một thời gian khá dài thấy anh xuất hiện trên những cuộn Video của Thúy Nga Paris thì thấy anh vẫn chưa bỏ nghề.

Rồi một ngày kia toàn thể California, Việt kiều thấy anh sẽ sang Cali trình diễn 2 Shows nhạc. Một trên Bắc Cali tại San Jose, nhì tại Santa Ana. Báo chí quảng cáo anh rất nhiều.

Rồi đúng theo chương trình định sẵn vài tháng trước anh qua Cali. Anh đến Bắc Cali trước trình diễn cho Show của anh. Chuyện xảy ra cho anh, tụi Cộng Đồng tại Bắc Cali làm khó dễ anh. Tụi nó nói anh trình diễn nhạc Show chọn ngay ngày sanh của Bác Hồ. Tôi ít khi kêu Bác Hồ mà tôi kêu là Uncle Ho (theo kiểu Mỹ). Anh ca sĩ Chế Linh làm một màn thanh minh thanh nga là anh không biết ngày sanh của Bác Hồ là ngày gì, vì Show anh chỉ book cho rạp trước đó gần nửa năm và anh phải chọn vào ngày thứ bảy vậy, vì chọn chúa nhật thì ít khán giả xem. Nằng nặc một hai tụi Cộng Đồng Bắc Cali đòi anh phải dẹp Show hay là dời ngày khác. Làm sao anh dời được chuyện đã định, vì tiền mướn rạo đâu phải dễ bồi hoàn, rồi còn ban nhạc, các nhân viên tháp tùng từ Canada đâu phải dễ, dời chủ rạp đâu có chịu vì trùng ngày khác của người Mỹ mướn rồi làm sao. Anh không dời ngày được. Thế là tụi Bắc Cali Fornia mang danh là Cộng Đồng California cho người biểu tình, cầm cờ, cầm bảng nói rằng anh ca sĩ Chế Linh là Việt gian (y như mấy thằng khốn nạn nó chưởi Mẹ tôi hôm trước vậy. Tại má tôi dựt tay tôi ra, chứ tôi đã đổ lửa vào thằng cười cười khốn nạn xúi mấy con Mẹ mất dạy phun nước miếng và tạt đồ dơ vào má tôi. Đồ khốn nạn mang danh Cộng Đồng VN làm ô uế danh từ này hết sức. Hiện nay tôi ngày đêm vẫn lái xe đi tìm thằng này). Anh Chế Linh bị đau khổ hết sức.

Sau đó anh xuống miền Nam Cali, trình diễn tại Santa Ana đúng theo lịch trình, thì anh cũng bị tụi nó tới nữa. Tụi nó đòi tiền anh và anh cương quyết không chịu. Nhưng sau đó anh nghe lời FBI, anh gài bẫy tụi nó. FBI bắt được thằng cầm số tiền đi ra từ văn phòng của anh Chế Linh. Nhưng tên đó không chịu chỉ kẻ chủ mưu, tôi biết tên đó từ lâu. Thế là tất cả hai Shows của anh bị bể hết ráo. Lỗ sạt máu là cái chắc. Từ đó anh rút về xứ lạnh muôn đời luôn. Không tin hỏi anh Chế Linh thì rõ.

Chuyện một ông chủ Chợ Santa Ana:

Anh có nhiều chi nhành chợ của anh, tánh tình anh hào phóng. Nhiều báo chợ đến xin anh quảng cáo anh cho hết, nhiều đoàn thể đến xin tiền anh đấu tranh anh cũng cho luôn. Tôi hỏi anh sao anh cho họ dễ dàng quá vậy? Anh trả lời nếu không cho tụi nó, thì tụi nó mướn một hai thằng Mỹ thất nghiệp cầm bảng đứng trước cửa chợ mình, nói rằng mình mua hàng của tụi Việt Nam Cộng sản thì khách hàng ớn tránh ra ngay. Thưa kiện không được, đôi khi tụi nó đập bể kính xe khách hàng là thường. Nên tốt hơn tộng thí cô hồn cho tụi nó cho rồi. Anh mất tiền, thì có thể anh sẽ tăng giá hàng bán lên để bù trừ tiền thiệt hại thất thoát đó vv.vv...

Con trai anh làm đám cưới, dĩ nhiên tổ chức linh đình vì anh có máu mặt tại Santa Ana. Ngày thứ sáu, mai là thứ Bảy là ngày đám cưới con trai anh, có thằng Việt Nam đến lên văn phòng xin gặp anh nói vài điều. Đố bạn biết điều gì? Thằng đó nó nói rằng có một cái thư nặc danh gởi vào văn phòng Cộng đồng nói rằng anh thân cộng. Chủ chợ bật ngửa hết hồn vì cái mũ quá lớn không dè. Anh hỏi nói tại sao anh thân cộng được? Nó chìa vài bức hình, bức hình tổ chức ngày thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Huỳnh tấn Phát và Nguyễn hữu Thọ. Ngày đó đúng là ngày đám cưới con trai anh. Nếu không biết điều thì sẽ có mấy bà biểu tình tại đám cưới thì hết ai dám vào dự ngày vui hết. Anh chủ chợ ráng phân trần, anh nói tổ chức đám cưới cho con phải đặt cọc nhà hàng trước gần 7 tháng, vì toàn dân Việt kiều đám cưới toàn chọn thứ Bảy hết, nếu chọn ngày thứ hai, thứ ba thì giá tiền rất rẽ nhưng những ngày đó ai đi dự, vì họ còn phãi đi cày. Nghĩa là đám cưới đều là thứ Bảy cho dù ngày đó xấu tốt Hoàng Đạo hay gì đi chăng nữa. Anh tức muốn khóc, dĩ nhiên ngày đám cưới con trai anh đâu thể dời lại ngày khác được, vì thân nhân từ bên Pháp sang dự vv.vv... Đám cưới con trai anh diễn ra êm xuôi. Nhưng anh mang mối hận lòng. Như tôi mang mối hận lòng tên Tổng thống đào ngũ Nguyễn văn Thiệu vậy. Chính nó và nhóm tướng tá tham nhũng mới kéo nguyên toan thể quân nhân trên dưới 1 triệu người thua nhục nhã. Qua đây thì gặp nhóm Mafia Vietnam này...

Ký Điêu

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002