Đại Chúng số 79 - phát hành ngày 1/8/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


ĐỪNG HỎI TẠI SAO?

Người thứ Chín biên tập.

 

1.- Tại sao các khoa học gia Nga bỏ xứ Nga đi hết?

Tập đoàn khoa học gia của Nga ngày xưa đã từng làm thế giới khiếp đảm, họ chế những loại vũ khí mà loài người không tưởng tượng nỗi. Vũ khí hạch nhân, vũ khí vi trùng, vũ khí hóa học... Họ rất đông, và họ rất giỏi hơn khoa học gia Tây phương. Lý do giản dị là họ được hướng dẫn từ thuở học trò. Tất cả mọi lớp học của Nga được lệnh Stalin đồng hướng về Khoa Học cùng Kỹ Thuật phục vụ đất nước, Toán, Vật Lý, Hóa Học, Cơ khí được treo giải thưởng Stalin cho học trò nào học giỏi nhất. Vinh dự biết bao, các giáo sư đều nức lòng nói về Khoa Học, Kỹ thuật và Cơ khí... Rồi một thời gian sau, các học trò này thành tài. Quá đông, nhưng đất nước Nga nuôi hết. Mọi sự ưu đãi của đất nước đều dành cho họ, xe hơi, nhà cửa, lương bổng... trong khi bước ra ngoài đường, mọi người đều nghèo đói ốm o. Mùa lạnh không có lò sưởi, ăn toàn bắp khoai, còn họ thức ăn cao lương mỹ vị dồi dào. Khoa học gia Nga trở thành một cộng đồng ưu việt cho đất nước. Họ làm việc ngày đêm mục tiêu đều hướng về: “Chiến thắng địch thủ bất cứ giá nào”. Và họ xứng đáng như vậy.

Nhưng khi Chiến Tranh Lạnh (Cold War) chấm dứt, rồi U.S.S.R bị rã từng mảnh, thì khoa học gia Nga họ đi đâu? Nga đang nợ nần, nhiều công ty quốc doanh bị phá sản, thợ thuyền thất nghiệp, lương thực không đủ cho dân Nga vốn đã thiếu hụt từ hơn 70 năm nay.

Ở lại với số đông trên trăm ngàn khoa học gia, kỹ thuật gia, cơ khí gia... Quốc gia Nga mới thành lập không đủ tiền trang trãi hàng ngày, như vậy ở lại ai nuôi? Rồi làm cái gì nữa cho quốc gia Nga mới đây? Như vậy họ phải đi chỗ khác chơi. Nhưng đi về đâu?

Nga thật sự bị chảy máu óc, chảy những chất xám của trí tuệ. Không ai đoán được và đo lường được hậu quả vụ chảy mất chất xám trí tuệ này. Hiện nay người ta chỉ tính được còn lại khoảng 10% khoa học gia còn làm tại các phòng thí nghiệm của quốc gia Nga, với số lương chết đói. Còn 90% họ đi đâu?

Viện Lịch Sử Khoa Học và Kỹ Thuật của Viện Hàn Lâm Nga cho biết kể cả 10% khoa học gia này làm việc rất uể oải, mất hứng như ngày xưa rồi.

Nhưng chỉ có Viện Nghiên Cứu của Hoaky (The Office of Eastern Europe and Eurasia at the U.S National Research Council) biết rõ mà thôi. Về Không gian Vũ Trụ thì hãng Boeing Hoakỳ hên nhất. Hoakỳ có mặt trước khi đế quốc Nga chưa rã từng mảnh, cho nên họ rành từng lý lịch mỗi người chuyên ngành. Khi Boeing nhận những khoa học gia Nga về Không Gian Vũ Trụ này về làm việc cho mình, thì Boeing mới kinh khủng biết rằng... tất cả những gì mà mình đánh giá thấp trình độ hiểu biết cua Khoa Học Nga là mình quả là ngu muội. Trình độ của Nga đã quá cao hơn Hoakỳ tưởng. Cho nên những ý niệm của mình, những dự án dành cho tương lai Không Gian Hoakỳ đành xé bỏ hết. Có một cơ xưởng Không Gian Vũ Trụ Nga mà ngày xưa là tối mật, cấm đến chụp hình, cấm lảng vảng quanh đó. Nay thuộc hãng Boeing mua lại, các khoa học gia này khỏi cần đi đâu xa, làm việc tại chỗ cũ, nhưng lương trả bằng đôla USD.

Rồi tại những Đại Học nổi tiếng Hoakỳ rất vui mừng khi nhận đơn xin việc của nhiều nhà toán học lừng danh mà họ chỉ nghe phong phanh là giỏi mà thôi. Đơn xin làm việc rất tầm thường... nhiều nhà toán học có bằng Ph.D xin công việc dạy tầm thường tại Hoakỳ lên đến hàng ngàn người. Một số được bí mật làm việc cho viện nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Hoakỳ mà dân chúng không được biết tên tuổi. Một ngân khoản đặc biệt dành riêng của Hoakỳ dành ưu tiên cho chuyện này.

Như chuyện một Vật Lý Gia Alexei Abrikosov nay thấy ông mua nhà tại một khu vực rất thơ mộng, đắt tiền tại Argone, Illinois. Ông làm việc thẳng cho Argonne National Laboratory. Ông rời Nga vào năm 1991 với lời mời: “Tạm Trú Resident” cho cơ quan này, ông tuyên bố không muốn về lại Moscow nữa. Trước đó ông làm Giám dốc hay gọi là Viện trưởng của Institute for High Pressure Physics và giảng viên Theorical Physics tại Moscow Institute for the Steel and Alloys... Rất dài dòng văn vẻ nghe nhức đầu khi nhớ đến, nhưng tóm lại đó là vẽ loại vỏ cho hỏa tiễn bay với bất cứ vận tốc nào. Hoakỳ hiện nay rất cần vỏ bọc cho Hỏa tiễn mà ngày nay người ta gọi thêm danh từ là Tên Lữa (Rocket). Cho dù hiện nay Hoakỳ đang trên đà xuống dốc về kinh tế, vì đã lên quá tột đỉnh rồi nên xuống thang là chuyện tất nhiên của phương trình bậc hai hàm số Parabole mà thôi... Họ cũng thừa sức mở cửa đón các nhà khoa học này vào làm việc chung và nhường ghế cao cho họ. Vì họ đã là một thiên tài giỏi nhất của xứ Nga vừa rã mảnh.

Còn về Toán học của Nga, quả là một điều kỳ diệu cho Mỹ. Mathematical của họ từ lâu đi con đường khác với con đường Euclid, lúc đó chúng tôi cho họ lầm, nay mới biết mà là không đúng như vậy. Mình đi sau họ hàng chục năm về Toán Học Mới này.

Nhưng giới tình báo Hoakỳ rất lo sợ vì rất nhiều nhà khoa học Nga thuộc loại prestigious (hạt ngọc quý hiếm) đi mất tung tích rồi. Họ đi từng đoàn về hướng Đông, chớ không phải hướng Tây. Họ đi về hướng Đông là hướng Ả Rập đó mà. Hướng này tiền của vô tận, nói gì vua Ả Rập cũng gật đầu hết. Họ thuộc những nhóm như sau: Vật lý, Vạn vật tạm gọi đi (Biology), Hóa học, Toán pháp...

Còn một số khoa học gia Nga này đi lên xứ lạnh ngang nhiệt độ của Moscow... họ đi về Thụy Điển, Đức, Pháp, và NaUy, nhưng những xứ nào vẫn làm việc phớt tình Ăng Lê làm như không biết chuyện gì hết vậy. Họ biết trước sự rã mảnh của Nga nên họ đem theo trong valy hành trang của họ những gì mà họ làm ra, vẽ kiểu ra thay vì áo quần. Quá nhiều để các trường Đại học Tây Âu mừng không nói nên lời. Các quốc gia Tây Phương kể cả Hoakỳ ngày xưa tốn biết bao nhiêu xương máu, mạng người điệp viên để chụp được vài tấm hình mà họ vừa phát thảo. Nay được nguyên tấm vẽ, chỉ rõ từng chi tiết vả lại chủ nhân sẵn sàng giải thích luôn cho học trò biết.

Nhưng Nga vẫn còn một sự may mắn khác thường, nhiều nhà Vật lý chuyên về Hỏa tiễn hay tên Lửa vẫn còn được chánh phủ mới của Yelsin nay là Putin trọng dụng. Nga họ biết ngày kia sẽ chạm trán với Hoakỳ trên Mặt Trăng mà. Họ phải giữ một tí gì làm độc chiêu cho họ chứ.

Với sự di cư ồ ạt của các khoa học Nga, các Kỹ thuật gia Nga, các Cơ khí Gia Nga đã làm thế giới giờ đây bớt hợm mình. Giờ đây cái “Ego” (cái Ta) cua Tây Phương xẹp bớt rồi. Ngày xưa không lâu, câu châm ngôn của Mỹ là “We are number One” hay là “We are the Top of the World” lần lần biến đâu mất tiêu hết. Nga đã dạy cho Tây Phương nhiều bài học có tầm bắn hiệu quả điếng hồn.

 

2.- Văn bằng Việt Nam tại sao không hiệu quả khi ra trường?

Hỏi tức là trả lời. Nhưng có đủ cho câu hỏi tại sao nữa không?

Hai chữ “Ra Trường” nghe hơi ớn lạnh cho các sinh viên đại học tại Việt Nam sắp ra trường. Ra trường rồi tìm được việc hay không?

Với cơn sốt nóng hầm hập cho mọi loại người Đơn xin việc làm càng ngày càng dầy lên cả thước trên những bàn bu-rô của các văn phòng tìm việc tại thành phố Hồ chí Minh hay Thủ đô Hà Nội. Từ khắp các trường đại học, cao đẳng, theo cuộc điều nghiên của Bộ Giáo Dục- Đào Tạo có khoảng 150 ngàn cử nhân sẽ nhào vào chen lấn thị trường công ăn việc làm của Vietnam.

Thấy một sinh viên như vầy: Khuôn mặt trắng trẻo, vóc dáng thư sinh, sách trên tay trong phòng đọc Thư Viện Quốc Gia, anh Trần văn Thái giống như bao nhiêu sinh viên dùi mài kinh sử chuẩn bị cho kỳ thị tốt nghiệp. Khó ai có thể ngờ, Thái tốt nghiệp đã 4 năm nay rồi, đi qua 6 công ty tìm việc làm với nhiều đơn xin chỗ làm từ cao rồi đến thấp nhất... cũng chưa được. Hiện giờ anh đang cất trong túi xách 3 tút thuốc 555 hy vọng chiều nay bán cho người bạn quen tại Thư Viện này.

Người thứ hai: Tốt nghiệp hàng đầu, Cô Nguyễn thị minh Thu xong cử nhân ngành Tư Liệu Thông Tin – Khoa QHQT –DHDL Đông Đô, cô ra trường gần 1 năm và hiện đang làm tại khách sạn Lake Side với chức danh: lễ tân. Hãy nghe cô tâm sự về chất lượng đào tạo sau bốn năm mài ghế nhà trường: “suốt đoạn hai, số môn học được chia ra làm ba phần riêng biệt. Tiếng Anh rất nặng đến 10 trình. Hai chuyên ngành quan hệ Quốc tế và báo chí chỉ vẻn vẹn hơn 20 trình chia đều cho trên dưới 10 môn. Học chưa thấm đã kết thúc. Môn nghiệp vụ quá ít, môn bổ trợ lại quá nhiều, kiến thức lơ mơ chưa được nỗi mấy vốc... nhiều lúc sự thực tôi không biết mình được đào tạo ra để làm gì. Thế nên kiếm được chỗ này là tốt phúc lắm rồi. Hy vọng được chủ lên lương trong cuối năm này.

Người thứ ba: Anh Đinh trọng Hòa, sau khi bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp với số điểm tối đa, được nhận ngay vào nhà máy gạch Hoa Mai. Trong ngày hội lớp, cậu bạn như vậy bị quây quanh với lời chúc: “Trái với sự thường...” Hòa cười buồn: “Học trong trường toàn là những môn thấy ghê gớm lắm như: Kinh Tế- Chính Trị, rồi Kinh Tế Vi Mô đến Vĩ Mô... Làm được 1 tháng thì Trưởng phòng bảo lên kế hoạch, liên hệ tiêu thụ hơn 5 ngàn gạch lỗi mốt, lỗi thời. Làm không xong thì bị hạ cấp, bị đẩy xuống phân xưởng. Ngày ngày tay trái xô vôi, tay phải chổi quét, đi vòng quanh bãi gạch đánh dấu từng kiệu bành rồi ghi vào sổ. Người ta gọi đó là công việc kế toán. Sáu tháng nay, viết thư về nhà đều nói: “Con đang làm kế toán ở một doanh nghiệp Nhà Nước tận trên HàNội... Đấy như thế đấy, học ngày học đêm, nhịn đi chơi, ráng thi vào Đại học, rồi gắng tốt nghiệp loại Ưu. Rốt cuộc lại là một thằng lao công lương 300 ngàn đồng một tháng. Bằng đại học chỉ dối lòng và làm vui lòng vài người bạn trong quán cà phê thế thôi. Chấm hết như vậy đó...”

Theo số liệu Thống kê của dự án Đai học và Cao Đẳng VN vừa tiến hành tại 51 trường, thì có: 73% sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm, nhưng chỉ 30% có công ăn việc làm tương đối ổn định, làm được 40 giờ tuần, 50% phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Trong nữa 21 ngàn sinh viên điều tra chỉ có 8699 người trả lời (43%). Còn tất cả đều không trả lời thư, có lẽ họ chưa tìm được việc làm.

Ba sinh viên ra trường kể trên là đại diện cho một số rất nhiều nhiều cử nhân 4 năm học còn chìm mất xác trong thị trường lao công. Tại sao lại như vậy với ngành nghề phát ra từ trường đại học Hà Nội và Tp Hồ chí Minh.

Đối với chủ nhân các Công ty:

1.- Trương đình Anh (Giám đốc Trung Tâm Internet FPT):

Anh nói: “Hệ thống giáo dục của chúng ta còn nhiều bất cập lắm. Lên lớp, giáo viên đọc một bài giải hoàn toàn vô hồn, còn sinh viên thì cấm cúi viết viết ghi lại cũng vô hồn luôn, không khác một máy vi âm. Rồi đến kỳ thi lại chép 100% những ý kiến ấy vào bài thi. Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ cho qua 4 năm đại học. Xã hội hiện đại đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp những phẩm chất khác trước đây. Đó không phải là “biết tuốt” với một lô kiến thức sách vỡ mà là con người năng động biết tự làm giàu kiến thức và vận dụng để giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống”.

2.- Nguyễn hoàng Huy – Trưởng chi nhánh văn phòng đại diện Philips Singapores Ltd.:

“Hành trang xin việc của sinh viên bao giờ cũng cực kỳ đầy đủ. Một bằng chuyên môn ngành, một ngoại ngữ (chủ yếu là Anh ngữ) và chứng chỉ vi tính đủ loại A, B, C. Nhưng nó chỉ là bảo đảm giấy tờ, giữa bằng cấp và năng lực thực tế luôn có một khoảng cách khá xa thực tế. Không trả lời được câu tiếng Anh đơn giản hoặc rất lúng túng trình bày văn bản computer. Đó là tình trạng thường gặp đối với những sinh viên có bằng B, C tiếng Anh và Tin học. Tất nhiên tôi khẳng định về tư chất sinh viên Việt Nam không thua kém sinh viên ngoại quốc. Rõ ràng chúng ta phải xem lại chất lượng đào tạo của các trường Đại học tại đây.”

3.- Nguyễn đăng Hoan – Phó Giám Đốc VPP Hồng Hà:

“Hầu hết những sinh viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng đều đòi hỏi: “Chúng tôi có được mức lương từ 1 triệu tháng trở lên (khoảng $100 USD) hay không? Điều đó chứng tỏ họ đã không được nhà trường trang bị về kỹ năng tìm việc. Rõ ràng việc đòi hỏi thu nhập là nhu cầu chính đáng nhưng nó phải diễn ra sau khi ứng viên đã có những cống hiến nhất định cho doanh nghiệp. Hành động này thể hiện sự quan tâm duy nhất đến tiền bạc chứ không phải những mục đích khác và do đó nhà tuyển dụng thường đánh gia thấp những nhân vật này.”

Dù sao thì Sinh viên ra trường cũng là sản phẩm do các trường ĐH dào tạo. Sản phẩm chưa được dán mác chất lượng cao sao vậy? Dường như chính các thầy cô cũng rất băn khoăn. Thử lắng nghe các nhà Đào tạo nói gì?

1.-Nguyễn thị Hiền – Trưởng ban Đào tạo Đại Học Ngoại Ngữ/ HàNội:

“Không thể có chương trình khung cho các ngành. Sự đan xen giữa nhiều bộ môn bắt buộc từng khoa phải đưa ra những chương trình đào tạo riêng nếu muốn chất lượng sinh viên phù hợp vơi nhu cầu xã hội. Bảy khung học trình của Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã hết sức lỗi thời, nhưng đáng tiếc thay, một số khoa, ngành lại dựa luôn vào đó để áp dụng. Chính điều này khiến sinh viên hết sức thiệt thòi.

2.- Nguyễn ngọc Hùng – Trưởng phòng Đào tạo – Đại Học Ngoại Ngữ / HàNội.:

“Rõ ràng chương trình đào tạo Sinh viên phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động. Khi chưa có nghiên cứu nghiêm túc về đòi hỏi của thị trường thì tất cả ý kiến của những nha hoạch định chương trình đều hết sức chủ quan- Luôn đem những cảm nhận ngày xưa như thế này, thế kia để buộc sinh viên phải học theo những gì mà họ cho là tốt. Tôi có cảm giác, trường Đại Học như một tháp ngà để các vị giáo sư lánh vào, không quan tâm đến tình hình xã hội rồi hoạch định chương trình đào tạo. Đại học Ngoại ngữ là cái nôi cho những nhà phiên dịch, nhưng có lẽ chỉ tới 2% trong số sinh viên ra trường làm đúng ngành nghề mà mình chọn. Vạy mục tiêu đào tạo của trường còn đúng hay sai?

3. Giáo Sư Hoàng Tuy:

Ngay trong lễ tuyên dương các học sinh Đại học Quốc Gia đoạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi Olympic Thế Giới năm 2000, giáo sư có nhận xét:

“Phải chăng chúng ta chỉ lo đào tạo lớp chuyên, 20 năm học thành tích học sinh ngày càng tăng nhưng đội ngũ bộ giảng dạy có trình độ từ Phó Tiến Sĩ đến Tiến Sĩ chỉ chiếm 15% và hầu như không được bổ sung. Ai có thể ngờ ở một đất nước luôn xếp thứ hạng cao trong việc giành huy chương quốc tế có một đội ngũ Toán học nổi tiếng tuổi trên 50 tuổi. Phải chăng một lý do nào khác khiến những bạn trẻ luôn là niềm tự hào của nước nhà kia khó có thể đi theo con đường toán học.

4.- Nguyễn thái bá – Phó Ban Phát triển Đại Học – Viện Nghiên Cứu và Phát triển Giáo Dục:

“Đội ngũ cán bộ giảng dạy Việt Nam nhìn chung không chịu rèn luyện chuyên môn, có xu hướng “nhai lại” những thức hết sức lạc hậu, dành thời gian đi dạy thuê kiếm tiền. Thậm chí nhiều tổ bộ môn, nhiều trường còn nhất quyết không tuyển giáo viên mới đễ giữ giờ dạy nhằm bảo đảm cuộc sống cho mình. Chính tình trạng này làm sinh viên chán học, thất học với ngôi trường mình theo học.”

Trong khi số lượng sinh viên tăng rất nhanh theo từng năm, gàn như 26% trong năm 1999- 2000, thì đầu tư về cơ sở vật chất gần như không tăng.

Ngân sách Nhà nước chỉ cho Giáo Dục – Đào Tạo từ năm 1995 đến nay luôn luôn ở mức dưới 10% Tổng Ngân sách Nhà Nước. Các thiết bị hiện có tại các trường Đại Học quá cũ nát. Thế hệ cán bộ giảng dạy trước 1960 chiếm đến 40%. Như năm 1961 – 1975 là 25%. Năm 1976 – 1980 là 28% và từ 1981 đến nay tụt xuống 8.5%. Quá lạc hậu hết sức. Không thực hiện thực được vói công nghệ mới cho nên việc bất ngờ, lung tung với chuyên môn đào tạo là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Như vậy rõ ràng giữa chất lượng đào tạo và yêu cầu với thực tế còn có một khoảng cách mà chính những người trong cuộc cũng phải nhìn nhận. Làm thế nào thu hẹp khoảng cách đó, đấy là một vấn đề hết sức lớn cần đặt ra cho hệ thống giáo dục và đào tạo của nhà nước. Và cấp thiết lắm rồi.

Người thứ chín

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002