Đại Chúng số 81 - phát hành ngày 1/9/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


LÁ THƯ TOÀ SOẠN

Chỉ còn một tuần nữa thôi là đến ngày khai trường và mùa thu lại về với những cơn mưa nhẹ nhàng nhưng dai dẳng. Khắp nơi, các trường học đang bận rộn để chuẩn bị năm học mới. Ông bà, cha mẹ của các em học sinh đang đi mua sắm áo quần, bút mực, giầy dép cho con em đến trường.  Trong những nằm gần đây, tình trạng bạo động trong nhà trường thật đáng lo ngại cho tất cả mọi người. Dù cho ai là người không quan tâm đến con cái hay vì sinh kế mà quên đi trách nhiệm dạy dỗ, chăm sóc cho con thì cũng phải dành một chút thời gian kiểm điểm lại, tu chỉnh lại cuộc sống của mình để không phải ân hận về sau. Và chúng ta chính là những nhà giáo dục đắc lực nhất, là tấm gương trong suốt nhất để con cái có thể nhìn đó mà noi theo. Nhà trường chỉ là một nhân tố duy nhất trong quá trình hình thành nhân cách cho đứa trẻ. Hy vọng, mơ ước rằng những đứa trẻ Việt Nam được may mắn sống trong một môi trường có đầy đủ vật chất, phương tiện khoa học, kỷ thuật sẽ nhận thức được tương lai của mình là con đường rèn luyện nhân cách, học tập và trở thành người hữu dụng để mai sau trở về xây dựng lại non sông Việt Nam.

Trong tuần vừa qua, TBĐC đã nhận được thư góp ý của AL-VA, tuy bạn không viết rõ tên họ nhưng chúng tôi hết sức chân thành cảm tạ ý kiến của bạn vì bạn đã theo dõi báo chặt chẻ và nắm vững nội dung. Chúng tôi có lời khen tặng bà Katharine Graham-cựu chủ tịch tờ Washington Post về lòng can đảm, tính trung thực của bà trong việc đương đầu với cả guồng máy của chánh phủ và bà tuyên chiến trực tiếp với tổng thống Richard Nixon. Về điểm nầy, không ai có thể chê trách bà và ngay cả cựu tổng thống Richard Nixon vẫn tỏ thái độ kính trọng bà. Nhưng chúng tôi không thể lấy ý kiến của mình để áp đặt cho tất cả độc giả hay cho các văn thi hữu của chúng tôi. Họ có quyền bày tỏ quan điểm riêng của mình. Họ có quyền chê trách bà Katharine Graham đã tiếp tay trong việc làm cho chánh quyền Mỹ bỏ rơi MN Việt Nam. Có người còn cho rằng bà là người Do Thái và bàn tay Do Thái thì đầy lông lá v...v...Trong một tờ báo chật hẹp, chúng tôi không thể trình bày hết tất cả quan điểm của mọi người về tất cả mọi khía cạnh. Nhưng dù sao, nhận được thư bạn cũng là một niềm vui. Chỉ có điều là bạn không ghi rõ họ tên để dễ xưng hô cho phải phép. TBĐC luôn tôn trọng ý kiến của bạn đọc và đừng sợ chúng tôi trả thù hay gây sự, hoặc đem lên báo bôi bác bạn. Thân chúc bạn AL-VA vui khoẻ và mong những lá thư khác sẽ thân tình hơn.

TUVAN- đây là tên của một độc giả thứ thiệt (có thể là một trong những nhóm ăn bẩn nào đó đã bị lột mặt nạ) khác gởi email cho chúng tôi. Lá thư nầy đọc xong thì sẽ thấy trình độ của người viết và cả tư cách nữa. Ơû đây chúng tôi không bình luận chỉ xin đăng tải nguyên con cho bạn đọc phán xét: "bao do nhu cuc, sam sam ba cai chuyen dam di bip tien thien ha" (một câu ngắn gọn hoàn toàn không có dấu). Đọc xong lá thư nầy chúng tôi cười hì hì...một bửa. Không cười sao được vì người viết lá thư nầy chê báo dỡ như "C" mà cũng đọc cho hết mới thôi. Đó cũng là niềm vui của người làm báo. Đáng tiếc là người viết hèn nhát nên không dám cho địa chỉ, điện thoại để ĐC hỏi xem đã xơi "C" như  thế nào, bao giờ mà biết "NGON VÀ DỠ"!??...hèn chi đọc xong lá thư  ĐC lại tưởng đó là loại bốn chân nên không chấp đâu.

Đặng Trần Huân đã trở lại với chúng ta sau một thời gian ngắn vắng bóng. Thành thật vui mừng chào đón người bạn tri kỷ của ĐC. Trong số báo nầy, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc bài viết "Lần Giở Trước Đèn". Đặng Trần Huân đã cẩn thận phân tích và phê bình những nội dung chính của những tác phẩm đầu của Trần Yên Hoà. Cuốn thứ nhất, thi phẩm Khan Cổ Gọi Tình, cuốn thứ hai, Những Chuỵên Mưa Qua, là tuyển tập 21 truyện ngắn của Trần Yên Hoà. Đặng Trần Huân cũng điểm lại những khuôn mặt nổi bậc và có tiếng tăm trong và ngoài nước trong Di Cảo Của Trần Dần. Từ những bản thảo nầy, chúng ta có thể hiểu thêm về số phận những văn tài của Việt Nam bị vùi dập dưới bàn tay tàn bạo của CSBV. Đặng Trần Huân cũng nói về tác phẩm Huyền Sử  Đen của Nguyễn Thế Chu, là một tuyển tập gồm 6 truyện ngắn và 21 bài thơ. Oâng cũng không  quên nói về những tác phẩm viết cho Nhân Vật H.O trong văn chương hải ngoại.  Và sau cùng, Đặng Trần Huân nói về nhà văn Trà Lũ viết truyện cười và thi phẩm Xóm Mộ của Phương Triều. Mỗi người một phong cách viết rất riêng biệt với nỗi lòng, tâm tư tình cảm đã gởi gấm vào tác phẩm và việc điểm lại từng trang sách của Đặng Trần Huân là một việc làm đáng được trân quý. Cám ơn Đặng Trần Huân.

Kỹ sư  Sagant Phan thường hay nhớ nhà lắm! Nhất là ông nhớ lại thuở tóc còn để chỏm, thời thanh niên và đời lính. Bao nhiêu đó đã gói trọn hành trang một đời người còn gì? Hôm nay, có lẽ lại nhớ quê hương nên kỹ sư lại viết về một hòn đảo nhỏ gần Phú Quốc với những kỷ niệm với mấy con rùa. Nếu chúng ta dùng hình ảnh con rùa để nói về Việt Nam thì thật là hợp lý. Trong lúc các nước đang trên đà tiến hoá thì Việt Nam hiện nay như con rùa bị lật ngữa, giơ cả bốn chân lên trời giữa đêm đen bão tố mịt mùng. Bởi vậy, nhớ về Việt Nam là Sagant Phan muốn rơi nước mắt. Đọc bài "Một Chuyến Hải Hành- Rùa Biển Việt Nam để thấy nỗi buồn đóng thành khói trong trái tim của kỹ sư (nhưng nhớ đừng có ôm gối khóc tối nay nha ông!).

Mục đọc báo dùm bạn lần nầy có Ký Điệu lo giúp. Ký Điệu lựa hoài cho đến lúc chộp được bài viết về cuộc đời của BS Nguyễn Xuân Nam, một tấm gương sáng cho chúng ta học hỏi.  Nhất là BS mà có tầm lòng "Lương Y Như Từ Mẫu" thì càng đáng được trân trọng. Loại BS "Lương Y Như  Kế Mẫu" thì ở VN sau 75 thấy nhan nhản, còn bây giở ở hải ngoại nghe bà con nói đến BS là cũng sợ le lưỡi luôn. Hy vọng những trái tim bằng vàng và kiến thức đó không biến họ thành những kẻ xem tiền là nhất đời. Có lần ĐC nghe một người bạn kể lại rằng một ông BS Việt Nam ở tại Maryland,  chồng vợ nổi tiếng rất yêu văn nghệ, khoái ca hát...nhưng cũng thích nhìn mặt người để trị bịnh lắm! Nghe phong phanh ai không có tiền là đóng cửa không thèm tiếp dù người đó bị tai nạn giao thông...Ông BS "nhân đức" đó còn ăn nói rất lỗ mãng, rất mất lịch sự với một người phụ nữ đang bị tai nạn, khủng hoảng vì không biết mình đang bị bịnh gì (tại ông ta sợ cô ấy quịt. Trời ơi! Chiếc xe của cô ấy đi cũ rích, cô lại bình dân nữa nên ông ta sợ cô không có tiền). Sau đo,ù cô bạn phải lập tức đem tiền 630 đô la đến trả tại chỗ vì quá khinh thường ông BS nầy. Cô đi tìm một BS khác và sau đó người BS Mỹ đã cho cô đi chụp lại MRI, người ta tìm ra nguyên nhân cô bị đau một bên đầu, hai bả vai và xương cổ bị đau nhức, nhức đầu thường xuyên và nguyên cánh tay thường tê mỗi khi ngũ hay lái xe là do xương cổ số 5 và số 6 bị chấn thương... BS Việt Nam mà đối xử với đồng hương như quân ăn cướp như vậy thì lương y như  từ mẫu ở chỗ nào? Chúng tôi không nêu tên họ của ông BS yêu văn nghệ nầy làm gì nhưng có lẽ bạn đọc cũng đã biết ông ta là ai?

Khi ba tập Bí Mật Hậu Trường Chính Trị Miền Nam ra đời đã tạo ra những tranh luận sôi nổi, nhiều ý kiến đối lập nhau và gây một chấn động lớn cho tất cả bọn buôn dân bán nước MNVN. Trong số những nhân vật then chốt nhất quyết định số phận của MN có sự hiện diện của "Big Minh". Sự xuất hiện của ông ta là một điềm rất xấu cho nhân dân Việt Nam. Ông vua không ngôi "24" tiếng đồng hồ đã tự động đem dâng MN cho CSBV. Nhưng mĩa mai thay những thành phần bắt tay với CS, giúp CS chiếm MN, cung cấp thuốc men, gạo...cho CS để làm giàu lại không bao giờ chịu sống với CS mà lại chuồn ra nước ngoài làm trò kháng chiến chống cộng để kiếm tiền đô xài tiếp. Nay, ông vua không ngôi "24 giờ" đã chết. Chúng ta xin phúng điếu ông một bài viết "Thử Phác Hoạ Lại Vài Nét Về Thân Thế Và Sự Nghiệp Chánh Trị Của Một Vị Tướng Nằm Vùng Đã Gây Nhiều Đổ Vỡ Tan Nát Nhục Nhã Cho Miền Nam" của nhà báo Đặng Văn Nhâm để nhắc nhở lại cái chết đau đớn của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.  Và cảnh cáo những ai "NẾU KHÔNG CÓ ĐỦ TÀI ĐỨC THÌ ĐỪNG LÀM CHÍNH TRỊ, ĐỪNG LÀM ÔNG NỘI BÀ NỘI CỦA DÂN" vì cái danh "thơm" đó sẽ được hậu thế lưu truyền đời đời, kiếp kiếp...

Nhà văn Đào Nguyên sau một thời gian vắng bóng nay lại đến với tuần báo ĐC, vừa qua ông đã mừng sinh nhật 77 tuổi. TBĐC xin kính chúc nhà văn Đào Nguyên dồi dào sức khoẻ, gia tộc vạn an và hạnh phúc. Nhà thơ Đào Nguyên sao lục và dịch Nôm bốn bài thơ nói về cái quạt để độc giả cảm thấy khoẻ, mát mẻ trong những tháng cuối hè còn oi bức: Quạt Nàng Tiên, Quạt Của Ông, Quạt Chị Nguyệt, Quạt Xuân Hương.

Tú Lắc đi đã lâu nên nhiều người nhớ lắm, cứ nhắc ĐC dài dài. May nhờ có Lý Thu đứng ra gánh thơ Chua dùm nên đọc cũng đở ghiền. Kỳ nầy Lý Thu ...hay...hay...Búa Tài Xồi "dám" lấy bài thơ "Chế Sư" của Hồ Xuân Hương ra chọc giận mấy "sư cụ". Hoạ lại cũng chì ghê đâu có thua gì bà Xuân Hương thứ thiệt . Nhưng nhớ một điều là nếu muốn làm thơ tới luôn về các sư  "làm tay sai cho CS" thì hỏi ông Đặng Văn Nhâm. Ổng rành sáu câu vọng cổ. Riêng bài "Già Dốt T.X Làm Thơ" và bài "Phú Đắc" của Trình Xuyên thì đụng tới mấy cụ già quá! Kính lão đắc thọ đó nha!

Nhà thơ Hà Thượng Nhân lại gởi lòng mình về dĩ vãng để đời ông không cảm thấy đáng buồn. Ôi! Tâm sự một thi nhân tuổi đã xế chiều, nhìn quê hương mờ xa, nhìn cảnh đời thay trắng đổi đen mà chỉ còn mong mượn lời thơ tâm sự với kẻ hư vô. Mời độc giả thưởng thức tiếp "Bên Trời Lận Đận" của một nhà thơ có tâm hồn lớn. Chúng ta cũng gặp trong lời thơ của Duy Hoàng-Mỹ Dung một mối tình chung thuỷ sắc son, một Trình Xuyên mong ước gặp bạn thơ tri âm, tri kỷ, một Hạo Nhiên lâng lâng chất chứa yêu thương hình bóng của một thời hoa mộng ngày xưa.

Phụng Hồng cũng giớ`i thiệu đến độc giả thi phẩm "Thơ Kỉnh Chỉ- Đường Nét Lãng Mạn & Phong Cách Đa Tình Trong Thơ Kỉnh Chỉ".

TBĐC rất vui khi nhận được bài hát "Bông Hồng Trắng" của Vũ Hữu Toàn. Bài hát đậm đà lòng nhớ thương của người con đối với người mẹ yêu dấu. Hy vọng bài hát dễ thương nầy sẽ được phổ biến rộng rãi cho mọi người cùng hát và chia xẻ nỗi niềm với tác giả. Chúc bạn vạn sự như ý và sáng tác thêm những bài thơ mới.

Tình yêu, quyền lực và tiền bạc là những vấn đề mà người đời thường quan tâm đến. Và hình như tạo hoá trớ trêu thường giành cho những người đàn bà đẹp trong bàn tay định mệnh phũ phàng, cay nghiệt. CHRISTINA ONASSIS LÀ AI? Mời bạn đọc tìm hiểu nhân vật nỗi tiếng nầy qua bài tài liệu đặc biệt của Đại Chúng.

Hải Bằng HDB cũng nói về tình yêu và ông cũng dẫn chứng câu nói của một bài hát quen thuộc "...Đời mất vui khi đã vẹn câu thề..." qua bài viết "Tình Xưa Và Đời Nay: Trái Tim Và Lý Trí".

TBĐC xin mời bạn đọc theo dõi bài "Mấy Rặng Trâm Bầu" của Hà Ngọc Bích để thả hồn về quê xưa nhớ lại những cánh đồng lúa, con sông nhỏ, bến đò xưa với những món ăn mộc mạc của đồng quê không bao giờ phai nhạt trong hồn của người Việt Nam. Cám ơn sự cộng tác của Hà Ngọc Bích.

Sau cùng, trong tuần qua tòa soạn Đại Chúng đã nhận được sự ủng hộ của những nhà hảo tâm sau đây: Nhà thơ Đào Nguyên một lần nữa ủng hộ Đại Chúng $50; ông Nguyễn Lai ở New Jersey ủng hộ ĐC $25; và nhà thơ Từ Ngọc Phong (Đức quốc) ủng hộ ĐC 100 Đức mã. Tòa soạn Đại Chúng xin đa tạ sự đóng góp quí báu của quí anh em, và kính chúc quí vị đầy an lành, vui tươi trong cuộc sống.

Kính chúc quý vị một tuần lễ an lành và hạnh phúc.

Đại Chúng

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002