Đại Chúng số 81 - phát hành ngày 1/9/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN

ĐẶNG TRẦN HUÂN

NHỮNG TÁC PHẨM ĐẦU CỦA TRẦN YÊN  HÒA

Cuốn thứ nhất, thi phẩm Khan Cổ Gọi Tình, Về gồm 46 bài thơ và nhiều tranh vẽ cũng như nhạïc khúc phổ thơ của Trần Yên Hòa trình bầy trên giấy màu vàng nhạt .

Cuốn thứ hai, Những Chuyến Mưa Qua, là tuyển tập 21 truyện ngắn. mang tên ngay truyện đầu cho toàn tập.  Truyện ngắn đầu thực ra là một  hồi ký về những  ngày thơ ấâu  ở miền Trung nước Việt của chính tác giả khi còn cắp sách tới các trường trung tiểu học nhưng say mê văn chương, mơ ước say sưa sau này sẽ trở thành một nhà văn.

Nhiều truyện ngắn khác cũng  được viết rất thực, rất chân tình như hồi ký về những ngày đầu tới Mỹ (Ngày Mới Qua Buồn Bã), những khó khăn hội nhập lúc ban đầu, làm công việc một công nhân lắp ráp đứng suốt ngày cực nhọc phải bỏ đi tiểu bang xa làm heo đông lạnh (Nước Mắt - Lay off), nhưng cũng xả hơi thoải mái khi về thăm lại Việt Nam (Chuyến Về).

Chuyện  tù đầy, cải tạo, những éo le trong chiến tranh Việt Nam cũng được Trần Yên Hòa mô tả rất sinh động trong Căn Nhà Mơ Ước hay Kể Chuyện Chiến Tranh.

Với lối văn khá chau chuốt, đẽo gọt, và nhất là ông sử dụng giọng văn thuần túy miền Trung,    khiến độc giả hồi tưởng tới giọng văn độc đáo của của Bùi Hiển, Phan Du từ vài  mươi năm trước. Nhưng điểm cuối đó cũng trở thành một nhược điểm làm cho Trần Yên Hòa  lúng túng nhiều với những dấu hỏi, ngã hoặc viết theo giọng đọc trong các trang sách   (ví dụ: NCMQ  tr. 14, 15, 18 . . . KCGT,V  111, 113, 121. . . ). Cả hai cuốn đều in đẹp, chữ rõ ràng  nhưng trong NCMQ nhiều khi có những dòng chỉ mới nửa chừng chưa  hết câu đã đột ngột xuống hàng khiến có lúc tôi phân vân nghĩ  không biết đó là những lỗi trình bày hay là tác giả cố tình làm như vậy cho độc đáo. Như nhà thơ Du Tử Lê đã Acách mạng@ lối chấm câu, gạch chéo thì Trần Yên Hòa cũng cách mạng lối chấm câu, dấu phẩy, gạch chéo và cách trình bày như: Ký Ứùc, Mẹ, Đi Về Phía Hoàng Hôn - Khan Cổ Gọi Tình, Về  v . v . . . (NCMQ 16, 19, 23, 25, 27, 29, 146, 147 . . . )

Với hai tác phẩm mới khá đặc biệt và có nhiều cá tính, mơ ước trở thành nhà văn của Trần Yên Hòa đã trở thành sự thực và sẽ còn tiến nhanh trên đường văn nghiệp.

Cả hai cuốn Những Chuyến Mưa Qua (258 trang, giá 12 mỹ kim) và Khan Cổ Gọi Tình, Về (138 trang, giá 10$) đều do Nxb Thế Kỷ thực hiện. Địa chỉ tác giả:12942, Josephine St *  Garden Grove  CA 92841.

 

DI CẢO CỦA TRẦN DẦN

Một nhà văn nổi tiếng khi chết đi thường còn những tác phẩm  trong dạng bản thảo  chưa kịp in mà ta gọi là di cảo. Cũng có những di cảo chưa phải là tác phẩm mà chỉ là những ghi chép  được in thành sách. Như  trường hợp Nhật Ký của Anne Frank hay Notes (tạp ghi) của nhà văn Pháp Albert Camus.

Ở hải ngoại, gần đây thân nhân nhà văn Trần Dần giao cho nhà TD Mémoire ở Ba Lê in những ghi chép lung tung  của ông sau khi ông chết với cái tên sách là Ghi 1954 - 1960. Đó là một phần thời gian mà Trần Dần bị trừng trị vì liên quan tới vụ Nhân Văn Giai Phẩm.

Vì là những ghi chép không dấu diếm và cũng không ngờ có ngày được in nguyên văn  nên Trần Dần kể thực về những điểm xấu liên quan tới những nhà văn bạn hữu của ông. Như Thanh Châu là một người bất mãn, già tuổi nhưng không già tài: AAnh ta luôn luôn thèm thuồng ti tiện, thèm ăn, thèm uống, thèm danh vị. Một tuần lễ mà anh không được ai mời đi ăn, có tí thịt vào mồm, thì tuần ấy vợ con mất nhờ! A(tr. 249). Nhà thơ Quang Dũng là: Atiếng than của sự tàn lụi, giọt lệ của quá khứ, tiếng khóc của những chế độ đã qua A(251). Hoàng Cầm, người mà có thời cộng sản đã ca tụng là nhà thơ đuổi giặc thì được Trần Dần mô tả là một người hèn nhát, khi đi học tập về vụ Nhân Văn Giai Phẩm đã tố khổ bạn bè để lấy lòng đảng, tố khổ Văn Cao và khi Văn Cao tới nhà hỏi lại thì Hoàng Cầm lạy lục tạ tội  (264, 265). Tháng 5. 1958 Hoàng Cầm đưa vợ chính thất là cô Xuyến ra tòa xin ly dị nhưng tòa không chấp thuận nên A H Cầm ra về như một cái tã @ (273). Nhạc sĩ Tử Phác tự dùng thuốc để cung cấp khoái lạc, được Văn Cao tặng cho biệt danh là anh Ba Vòi vì sử dụng những  vòi tháo ra A vòi 2 là cô Nghĩa (vợ Tphác), vòi 3 là các cô nhân tình nhân bánh của anh chàng đa tình . . .@(327)

Còn chính Trần Dần thì nói gì về mình trong những giòng ghi riêng tư đối với những ngày tù cải tạo? 

Bùi Ngọc Tấn trong Chuyện Kể Năm 2000 chỉ  mới đi tùø có gần năm năm mà khi ra tù đã bị ám ảnh khủng khiếp, đi đâu cũng tưởng nhà tù, gặp ai cũng tưởng bạn tù. Trần Dần  đi lao động cải tạo ở nông trường Chí Linh chưa tới nửa năm. Mặc dầu đường lối của đảng của ông tuyên truyền lao động là vinh quang mà mới phải vào vườn mía cuốc hai bên gốc mía mà Trần  Dần đã thấy đau khổ và kể:

Vào bãi mía, như vào một chiến trường đặc biệt, có muôn lưỡi gươm cài tứ tung@ (tr 347)

Lại mía. Bắt rệp xong, đi lột lá.

Cái rẻ giết rệp, mủ  dầy cộp, tanh ngheo ngheo. . . Tôi có cảm giác, đây là một bác sĩ, nặn mủ cho hàng nghìn người bị lở nhọt, mà chỉ có mỗi một cái giẻ!. . . Cứ hết mụn người này sang người khác. Kinh tởm. (349)

. . . . .

Lá mía. Công tác này kinh quá. Cứ một ngày bóc lá mía, là vài ngày xót và nhức tay . . .(349)

Hai tác giả này có biết có những người chiến sĩ quốc gia sau 30. 4. 75 bị cộng sản bắt tù tới 17 năm giòng dã, ăn không đủ no, ngủ chung với rệp, lao động khổ sai trên rừng đầy vắt, ruộng lúc nhúc đỉa, trong những ao phân lúc nhúc dòi như thế nào không ?

Bùi Ngọc Tấn sau khi ra tù vẫn không làm gì cho cộng sản, khác với Trần Dần dù đã từng làm những bài thơ tố cộng nhưng chỉ mới nếm thử ít mùi lao động đã sẵn sàng đầu hàng đảng ngay.

Để lấy lòng đảng cộng sản, Trần Dần không coi vụ án  Nhân Văn Giai Phẩm là một vụ đàn áp mà chỉ là Aviệc đấu tranh văn nghệ@ (262) và ca tụng chuyện đàn áp đó. Miền Nam gọi vụ đó là đàn áp thì Trần Dần bào chữa:

Ngược lại, ở Hà Nội nên dùng chữ cứu vớt thì đúng hơn. Bàn tay khoan dung của Đảng đã kéo những kẻ lạc đường ra khỏi cái tư tưởng độc địa của chủ nghĩa xét lại! Sao lại vu cho là khủng bố? (264).

Ngoài những dòng nhật ký ngắn cho biết diễn tiến và suy nghĩ của Trần Dần về vụ Nhân Văn Gia Phẩm và về những đồng nghiệp văn chương của ông, là những tài liệu không còn bí mật gì mấy mà chúng ta đã biết như bài chê thơ văn Tố Hữu, thơ Nhất Định Thắng, Hãy Đi Mãi, kịch thơ Cổng Tỉnh . . . và phần phụ lục gồm nững văn kiện chính thức về vụ Nhân Văn Giai Phẩm , những bài viết về Trần Dầân và tang lễ ông.

Phần nhật ký của Trần Dầân trong cuốn Ghi 1954-1960 do nhà văn  Phạm Thị Hoài chép lại từ nhật ký viết tay của ông đúng theo nguyên văn lối viết của tác giả mà chỉ sửa lại chính tả cho thống nhất. Cuốn sách mang tên Ghi 1954 - 1960 nhưng trong thủ bút ở trang 366 , Trần Dần viết là Ghi Vặt có lẽ đúng hơn vì có nhiều ngày tác giả chỉ ghi  có hai, ba dòng, thậm chí có lúc chỉ có bốân hay năm  chữ (134, 56, 108).

Phần biên niên Trần Dần: cuộc đời, tác phẩm, thời đại  và những chú thích hẳn phải do Phạm Thị Hoài trách nhiệm. Là một nhà văn trưởng thành dưới chế độ cộâng sản, bị bưng bít khi sống dưới chế độ đó nhiều năm,  chỉ vượt thoát sang quốc gia tự do sau 1975  thôi nên bà còn mắc những sai lầm khi nhận xét về Việt Nam Cộng Hòa là điều dễ hiểu. Chẳng hạn bà vẫn tin vào sự vu khống của Việt cộng khi nói rằng người quốc gia đầu độc chết trên một ngàn tù cộng ở Phú Lợi (Bình Dương) năm 1958 (369) hay đảo lộn diễn tiến biên niên khi để ngày chết của Nhất Linh sau ngày binh biến 1. 11. 1963 (23) v . v . . .

Tuy nhiên nói tổng quát cuốn Ghi 1954-1960  là một cuốn sách cho ta những tài liệu bổ ích để hiểu thêm về những năm đầu khi cộng sản cai trị miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Geneva 1954, với những ghi chép thật lòng của một nhà văn nay đã quá cố.

Ghi 1954 - 1960 dày 470 trang, giá 18 mỹ kim. Nxb Văn Nghệ, Cali tổng phát hành.         

 

TẠI SAO LẠI HUYỀN SỬ ĐEN?

Huyền Sử Đen là tuyển tập  gồm 6 truyện ngắn và 21 bài thơ của Nguyễn Thế Chu, một tác giả đã quá vãng năm 1999. Tốt nghiệp thủ khoa khóa 7 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh năm 1962, và tốt nghiệp khóa sĩ quan Đồng Đế năm 1963, đi tù cộng sản 10 năm, Nguyễn Thế Chu là một người có lòng nhưng vắn số.

Tuyển tập Huyền Sử Đen không nặng về giá trị văn chương mà là những giòng tâm huyết của Nguyễn Thế Chu, những suy nghĩ của ông về quê hương, dân tộc. Trừ rất ít bài mang tính chất tình cảm, truyện và thơ Nguyễn Thế Chu lấy đề tài từ thời cuộc, vận nước hẩm hiu, thân phận những người tạm thời chiến bại.    

Trong bài thơ mang tên cho tuyển tập ông bùi ngùi, cay đắng  cho rằng vận nước long đong chính là từ huyền sử trăm trứng trăm con khi Lạc Long Quân lấy Âu Cơ nên đời sau con cháu cũng tan tác bốn phương.

- Nàng Thần Tiên miền cao mới phải . . .

. . . Ta Vua Rồng nên trở lại Biển Đông . . .

. . . thôi nhé từ nay hết nghĩa vợ chồng 

Theo giao ước phải phân đồng tài sản!. . .@(trang 130)

Huyền Sử Đen dày 210 trang, giá 12 mỹ kim. NXB Hoài Bão * 9361 Bolsa Ave # 203 * Westminster, CA 92683.

 

NHÂN VẬT H.O. TRONG VĂN CHƯƠNG

Do lòng  nhân đạo của nhân dân Hoa Kỳ qua quyết định của chính phủ, từ đầu thập niên 1990 khi các đợt HO và gia đình lần lượt tới định cư tại Mỹ, sinh hoạt  của cộng đồng người Việt có sự thay đổi rõ nét.

Rồi nhân vật HO cũng đi vào lãnh vực văn chương nghệ thuật. Nhiều phóng sự, truyện, thơ v. v . . . có những  HO là vai chính hay vai phụ. Có cả những tác phẩm mang tên HO chẳng hạn như Ông HO của nhà văn Hà Thúc Sinh. Nhưng là một tập thể khá đông và nhạy cảm nên HO cũng dễ xúc động khi nhân vật HO được thể hiện không đẹp trong văn chương.

Có những tác giả viết về HO khiến HO không hài lòng phải lên tiếng do cá nhân hay qua những đoàn thể đại diên của họ. Có thể kể làm ví dụ như những  truyện Ngày Tết Được Tha của Tuệ Chương, Chuyện  Một Người Tù Trở Về của Hoàng Ngọc Hiển đăng trên Văn Nghệ Tiền Phong hay của nhà thơ nữ Trần Mộng Tú trên tuần báo Việt Mercurỵ. Truyện ngắn Người Chồng Thứ Ba của nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh, cựu trung tá trưởng Phòng Báo Chí QLVNCH đăng trên tờ Ngày Nay cũng có anh em phiền trách. Đa số những thắc mắc đó của anh em HO đượïc các tác giả trả lời, giải thích công khai ngay trên những báo đã đăng bài. Đôi khi cũng có tác giả chẳng trả lời vì đa đoan công việc hay lãng quên gì đó.

Những điều làm một số HO không hài lòng thường chỉ là những chi tiết trong một câu chuyện. Nói chung thì có ai là thần thánh không có lỗi lầm đâu nhưng chỉ là lỗi lầm lẻ tẻ của từøng cá nhân thiết nghĩ các nhà văn thận trọïng cũng không làm nổi bật những lẻ tẻ đó thành một chủ đề.

Nhưng cũng có vài trường hợp nêu cả một tập thể HO thì hẳn là không nên. Chúng tôi đã được đọc trên một bán nguyệt san uy tín một bài phóng sự về chợ trời khi nói tới gian hàng quần áo cũ tác giả đã kết luận:  A Đa số quần áo bày bán đã quá cũ và không hợp thời trang. Họa chăng chỉ có thể bán cho dân HO@ 

Trên nguyệt san Thế Kỷ 21 số đầu năm 2000 trong một truyện ngắn khác một nhà văn trẻ viết về tình bạn của ông ta có câu: A Vậy mà chúng tôi trở thành đôi bạn vong niên thân thiết ngay ngày đầu tiên thấy mặt nhau ở Bolsa, quê hương cuối đờøi của đám cựu tù nhân được qua Mỹ theo diện HO . . .A

Nói riêng lẻ những nhược điểm của cá nhân để sửa chữa là môt điều hay nhưng cả một tập thể lớn mà bị coi thường, đánh giá chỉ đáng sử dụng những đồ phế thải hay gọi đích danh là đám cựu tù nhân thì cũng đau lòng cho họ quá. Bị tù đầy hàng chục năm không vì trộm cắp, chậm chân không được tới Hoa Kỳ mau chóng như bè bạn và nghèo túng đâu có phải là những lỗi lầm đáng trách cứ những người HO? Chê bai họ về những điều đó thì thật là quá đáng.

 

TRÀ LŨ VIẾT CHUYỆN CƯỜI

Từ trước tới nay Trà Lũ đã cho xuất bản bảy tác phẩm với duy nhất một lối viết cà kê dê ngỗng chuyện nọ nhẩy sang chuyện kia tưởng như vớ vẩn  nhưng khá sâu sắc và có duyên ngầm. Nay ông cà kê này lại bước sang lãnh vực tiếu lâm với cuốn sách dày khoảng 250 trang mang tên 300 Chuyện Cười mà thực ra là 333. Ba con số 3 khiến dân bợm nhậu nhớ quê  phải nhớ loại la ve nội hóa này kèm theo những chuyện cười bù khú.

Vẫn lối kể thủng thẳng bình tĩnh, Trà Lũ đem lại những nụ cười ý nhị, nhẹ nhàng, tục mà thanh. Tiếu lâm là loại chuyện dân gian có thể luôn luôn  trùng hợp, ta đã nghe đâu đây từ trước nhưng ăn thua ở người kể và giọng kể sao cho liều lượng vừa đủ để độc giả bật cười. Truyện Trương Chi ai mà chả biết, bao nhiêu nhà văn, nhạc sĩ đã dùng huyền sử đó làm đề tài muôn thuở nhưng khi Khái Hưng kể lại thành truyện ngắn Véo Von Tiếng Địch thì mới mẻ, thích thú và quyến rũ biết bao!

Vậy ta hãy rút thăm nghe thử một chuyện cười Trà Lũ:

Bảng công tác.

Đây là bảng công tác nhà bếp. Vì nhà hàng đông khách nên chủ viết vội, không kịp chấm câu, nhưng ai cũng  hiểu phận sự của mình. Công tác như sau: Cô Xuân cắt tiết anh Đông nhổ lông cô Hạ rửa chim anh Tây lột da cô Thu mổ bụng anh Nam băm nhỏ.A (tr. 34)

300 Chuyện Cười do Hoa Lư xuất bản 2001, giá 14 mỹ kim. Liên lạc: Trà Lũ * 113 Kennedy Ave * Toronto, Ontario , M6S  2X8 * Canada.

 

XÓM MỘ CỦA PHƯƠNG TRIỀU

Mới nghe tên thi phẩm Xóm Mộ độc giả tưởng như thơ Hàn Mặc Tử. Nhưng không, đó là tập thơ thứ ba của nhà thơ Phương Triều từ tiểu bang lạnh Minnesota. Xóm Mộ gồm 135 bài thơ mà có những bài ẩn hiện Liêu Trai ngay từ tên gọi như Xóm Nghĩa Trang, Thăm Mộ, Cỏ Đen, Ma, Mộ Bia hay những cảnh em bé, cô giáo, ông già, đêm, Tết  trong xóm mộ. 

 Xóm Mộ  dày 162 trang. Lê Huỳnh xuất bản, 3. 2001, không ghi giá. Liên Lạc: Thuy Lê * 3115 Ontario Rd * Little Canada, MN 55117.

ĐẶNG TRẦN HUÂN

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002