Đại Chúng số 81 - phát hành ngày 1/9/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


ĐỌC BÁO DÙM CÁC BẠN

Ký Điệu ghi lại

 

Bác Sĩ Nguyễn xuân Nam. Tấm gương sáng của lòng hiếu học và tinh thần phục vụ:

Một trong những điểm đặc biệt trong chương trình phát thanh của VNCR (Vietnam California Radio 106.3 FM Southern California), nhân ngaỳ 30 tháng 4 năm 2001 này là bài viết về cuộc đời của Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam. Đây là một tấm gương sáng của lòng hiếu học. Nên ngay sau buổi phát thanh nhiều thính giả gọi vào đài yêu cầu và đặt mua cuốn băng ghi âm chương trình chúng tôi rằng để gửi cho con em của họ đang cố gắng hoàn tất các chương trình Đại Học, hy vọng tấm gướng sáng của Bác sĩ Nam có thể trở thành một nguồn động lực thúc đẩy việc học của con em mình.

Sinh ra từ một gia đình làm nghề đánh cá ở tận miền cực Nam VN. Cậu bé Nguyễn xuân Nam lớn lên với tiếng sóng của biển cả và tiếng bom đạn của chiến tranh đang bùng nổ.

Mồ côi mẹ khi lên bốn tuổi, Nguyễn Xuân Nam được người cha nuôi dạy và học hỏi cùng chòm xóm nghề đánh cá, nghề duy nhất nuôi sống cả thôn. Thôn bá Hạ, thuộc Hòn Khói, cực Nam Việt Nam vẫn là một khu được chánh phủ ViệtNam liệt vào vùng mất an ninh vì ban ngày hòn Khói được cai quản bởi quân đội VNCH, nhưng vào ban đêm cán binh Cộng Sản xuất hiện tuyên truyền và khủng bố. Hầu hết những thôn trưởng của thôn Bá Hạïtừ khi cuộc chiến tương tàn bùng nổ đều bị Cộng Sản sát hại. Ông Nguyễn Tin, thân phụ của BS Nguyễn xuân Nam được dân làng bầu lên làm thôn Trưởng của Thôn Bá Hạ.

Bài báo viết tiếp... Sau đó thân phụ của BS Nam bị Cộng Sản phục kích trọng thương. Nguyễn xuân Nam phải thay cha mà đi đánh cá nuôi gia đình, lúc đó anh tròn 11 tuổi. Nhưng vẫn nhờ kế mẫu nấu thêm xôi, chè và làm đủ mọi chuyện cực để có thể nuôi đến 8 miệng ăn trong nhà. Nhưng vẫn còn thiếu thốn, nên tôi bỏ học luôn để tiếp thêm sức mà nuôi gia đình. Rồi từ đó anh lớn dần trên biển cả, sự học cũng tàn lụi luôn. Anh đã bỏ học lúc tuổi 11, nay làm gì nhớ lại sách vở nhà trường. Rồi sau đó mẹ kế và 2 đứa em kế chết vì chứng bệnh thông thường, nhưng lại không có nhà thương để chăm sóc bệnh tật.

Thế là nhìn vào 3 nấm mồ thân yêu, tôi tự hỏi tại sao có cái chết dễ dàng như vậy.

Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tuy cha anh không bị đi tù vì bị tàn phế, nhưng lý lịch của anh bị xấu. Anh không thể đi học lại được.

Nhờ vào kinh nghiệm đánh ca, lái ghe nên anh được một chủ ghe tin tưởng yêu cầu đưa cả gia đình ông ta vượt biên. Rồi đoàn người đi đến được Phi luật Tân, đó vào năm 1978.

Còn cha anh bị tra khảo nhưng vẫn cắn răng nói là không biết anh đi đâu biền biệt.

Ở tại trại người ta nói muốn đi học tại Mỹ thì phải dưới 21 tuổi, cho nên tôi xụt xuống 3 tuổi. Nhờ vào lý lịch Ba anh từng làm việc cho quân đội VNCH, nên anh được Mỹ cho nhập cư.

Lúc bấy giờ tôi chỉ mong làm sao nói được tiếng Anh là đủ rồi. Tôi chỉ mong học xong Trung học là tôi mừng rồi... vì gia đình từ trước đến nay chưa ai tốt nghiệp Trung học hết.

Anh được bảo lãnh sang tiểu bang Nebraska, lạnh hết sức khi mùa Đông tới. Vào năm đầu tiên tôi học không được, tôi định bỏ học nhiều lần. Tôi còn phải tìm sinh kế nữa, nên tôi làm lao công trong trường. Ban ngày làm lao công hết sức mệt, ban đêm đi học anh ngữ... Nhưng sau đó anh cũng ra trường Trung Học với điểm số 3.85.

Đây là một thành tích rất tốt đối với người Á Đông mà tiếng nói mẹ đẻ không phải là Anh ngữ. Anh được nhận vào Đạihọc Crieghton University nhưng với ước mơ học Y quả là điều vô cùng gian nan. Sau bốn năm anh tốt nghiêp hai bằng Toán và Hóa học, thêm bốn năm ở trường Y, anh học thêm 6 năm giải phẩu rồi thêm 2 năm ngành chuyên khoa về nhi học... đó là chưa kể những năm anh phải học lại tại Trường Trung học Hoakỳ.

Lẽ ra trường anh như người khác mở phong mạch mà sanh nhai, nhưng anh chọn 2 năm giải phẩu về nhi khoa. Giải phẫu nhi khoa tại Hoakỳ rất khó vào. Mỗi năm trường này chỉ nhận chừng 25 Bác sĩ tốt nghiệp giải phẩu trên gần 5 ngàn thí sinh xin tham dự. Chương trình học gồm 27 món. Sở dĩ anh chọn làm bác sĩ giải phẩu nhi khoa vì anh nhớ đến điều kiện y tế quá tồi tàn mà mẹ và người chị, người em đã qua đời tại đảo hòn Khói. Học môn này anh hy vọng ngày kia trở về Việt Nam để có thễ giúp các trẻ em nghèo một cách hữu hiệu.

Cho đến lúc này, việc trở về Vietnam để giúp chữa trị cho các trẻ em nghèo bệnh tật vẫn là một niềm mơ ước trong thâm tâm của bác sĩ Nguyễn xuân Nam, nhưng vì có nhiều điều kiện ràng buộc chưa cho phép anh được hoạt động một cách tự do mà không bị trở ngại về hành chánh hay về chính trị.

Bác sĩ nam vẫn chờ đợi và hy vọng sớm có một nngày về đúng nghĩa, đúng niềm ước mơ của anh.

Sau khi xong tu nghiệp bác sĩ giãi phẫu nhi khoa, anh được viện Đại học nổi tiếng giàu có UCI (miền nam California, cách Thủ đô tị nạn không bao xa). Trung tâm Ykhoa UCI mời anh về làm trưởng khoa giải phẫu nhi khoa. Trong thời gian học tập Bác sĩ Nguyễn xuân Nam có quen được một nữ đồng nghiệp là Nữ bác sĩ Nguyễn hoàng Lan, chuyên về gây mê. Hiện nay cả hai người đều làm việc cho trường đại học UCI. Hai người ngày nay trở thành vợ chồng thắm thiết. Đúng là trai tài gái cũng có sắc đẹp và tài luôn.

Mặc dù hai người có thễ rởi trường mà mở phòng mạch để trọn đời giàu sang. Nhưng hai người vẫn tình nguyện làm nghề giảng dạy, phục vụ cộng đồng. Hiện nay bác sĩ Nam vẫn đi chiếc xe cũ đời 90. Hai người vẫn tiếp tục trả tiền nợ học đường lên đến hàng trăm ngàn Mỹ kim. Họ hy vọng được phục vụ nhiều hơn nữa cho trẻ em.

Lòi góp ý:

Có nhiều Bác sĩ có trái tim vàng, lương y như từ mẫu. Học hành ra trường làm bác sĩ là cả một vấn đề lớn. Điều tiên là phải trả tiền nợ của chánh phủ cho mượn khi còn đi học. Mặc dầu học giỏi, nhưng học bổng không tài nào trang trãi phí tổn sách vỡ, ăn uống... Cho nên khi đậu ra trường, rồi đậu bằng hành nghề Y Sĩ chuyện cần phải thanh toán đầu tiên là... trả nợ. Số nợ rất lớn, tiền lời càng ngày càng to theo thời gian. Cho nên nhiều vị đành phải dẹp rất nhiều lý tưởng cao đẹp khi còn là sinh viên Y Khoa. Rồi thì có vợ, rồi lo gia đình, rồi thấy những người bạn đồng nghiệp của mình hành nghề y khoa sao mà giàu quá vậy. Thế là phải giàu như vậy mới được. Thói xấu của người đời là thấy Bác sĩ càng giàu sang thì cho rằng Bác sĩ rất giỏi. Còn Bác sĩ đạp xe đạp đi làm, hay đi xe cũ thì họ cho rằng Bác sĩ dở ẹt... Người Việt Nam chúng ta đã quên một tấm gương chói sáng muôn đời là, chúng ta có một bác sĩ nói đến tên là thế giới cảm phục... Đó là bác sĩ Yersin. Ông là con nhà giàu học giỏi, sống bên trời Âu Châu hoa lệ mà cớ sao lại lặn lội sang một xứ nghèo lúc đó đang trọng Thầy Thuốc Bắc hơn hết? Ngày kia ông gởi mình tại một triền núi vắng vẽ đời đời. Ông có con đường mang tên, mà Cộng Hòa hay Cộng Sản vẫn một lòng khâm phục, tâm phục và khẩu phục... Nhưng dân Việt chúng ta từ trước đến nay, có rất nhiều Bác sĩ nhưng chưa có tên trên con đường Việt Nam. Tại sao vậy?

Trong nghề nghiệp bị méo mó... Bác sĩ Việtnam họ cũng phân biệt đối xử khác biệt với nhau. Như Bác sĩ học trường Y Khoa Saigon và trường Ykhoa Huế thì như kỵ nhau. Họ chơi chung với nhau từng trường học. Như Bác sĩ tốt nghiệp Y Khoa Saigon thì chơi chung với dân tốt nghiệp YKhoa Saigon, còn bác sĩ tốt nghiệp Y Khoa Huế thì chơi chung với Y khoa Huế... Còn nữa cũng chưa hết. Hệ thống đại học của miền Nam Việt Nam thì được thừa hưởng từ lâu của nền học vấn từ Pháp xuất sang, đến khi Hoakỳ vào Việt Nam thì Đại Học Y Khoa được rất nhiều giáo sư Y khoa bên Mỹ sang dạy. Có người đi du học bên Hoakỳ rồi về dạy tại Y Khoa Saigon. Nên hai điện cực bị chạm nhau. Một điện cực là từ Pháp dạy và một điện cực từ Hoa kỳ dạy... Chỏi nhau rất khá dữ dội.

Nhưng chúng ta đã uống thuốc Tây từ gần trăm năm nay rồi, đến thuốc Mỹ thì hơi mạnh hơn. Nhưng trong bàn tay Y sĩ tốt nghiệp nền học vấn của Pháp họ trị bệnh nhẹ tay hơn của Hoakỳ... Và tấm lòng Lương Y Như Từ Mẫu thể hiện rất nhiều nơi những thầy Thuốc tốt nghiệp từ nền học vấn Pháp ra.

Muốn có bằng chứng ư ? Chúng tôi nghe đại danh của những Bác Sĩ Sans Frontier do từ Pháp tổ chức chứ chúng tôi chưa nghe các bác sĩ bên Mỹ tổ chức với nhau mà đi cứu dân nghèo bị thảm họa như: chiến tranh, bệnh tật, thiên tai...

Có lẽ bác sĩ tốt nghiệp bên Mỹ họ đang bận trả những món nợ nần mượn từ lúc còn là sinh viên, đến khi tay đếm dollars nhiều quá thì quên danh ngôn: "Lương Y như từ mẫu". Ai nói được bác sĩ Pasteur là học từ Pháp hay Mỹ ra? Ai chỉ tên những Bác sĩ vĩ nhân phát xuất từ Hoakỳ đi?... Có một vị bác sĩ có tấm lòng nhân hậu, ông từ bỏ kinh thanh Hoalệ Paris mà sang Phi Châu, bỏ tiền túi mà lập bệnh viện cứu dân nghèo da đen... Khi ông mất thì toàn quốc Phi Châu đều để tang, khóc sưng con mắt... Đố quý bạn vị Bác sị đó tên là gì?

Ký Điệu

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002