Đại Chúng số 81 - phát hành ngày 1/9/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


TIN NHỎ NÊN BIẾT

Đạt Luận sưu tầm

Nghề Thủ Công Việt Nam

1.- Đồ Gốm:

Nghề đồ gốm ở Việt Nam có từ lâu lắm rồi. Ở miền Bắc thì có gốm bát Tràng (HàNội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Thỉ Hà (Bắc Ninh)... Còn ở miền Nam thì có gốm Saigon, gốm Bình Dương, gốm Biên Hòa (Đồng Nai) vv..vv...

Ngày nay sản phẩm Việt Nam rất phong phú, từ những vật nhỏ như: lọ đựng tăm, gạt tàn thuốc lá... còn những sãn phẩm cở trung bình như: lọ hoa, tượng Phật, Thiếu nữ, ấm trà, cà phể, bát dĩa, tô, chậu cảnh... đến những sãn phẩm lớn như: lọ độc bình, đôn, voi v.v...

Những màu đen thường dùng trong đồ gốm là màu đen, men ngọc, men da lươn, men vàng trâm, men chảy giọt. Họa tiết trên sản phẩm được gắn liền với những nét quen thuộc trong đời sống như chú bé mục đồng thổi sáo trên lưng trâu, thiếu nữ hái hoa, cây đa cổng làng, chùa, hồ sen, thiếu nữ gãy đàn... Các nước Âu Châu hiện nay rất thích hàng gốm VN.

2.- Hàng mây tre:

Cây tre, cây song và cây mây là những loại cây rất nhiều trong rừng Việt Nam. Có quanh năm suốt tháng. Loại này là một sản phẩm vô tận cho những thợ thủ công làm mây tre. Việt Nam về mây tre. Hàng mây tre có mặt từ thời Pháp thuộc, trong triển lãm chợ phiên Pháp quốc tại Paris năm 1931, cả dân thành Paris rất nghạc nhiên về sự khéo tay làm lấy của thợ mậy tre. Hiện nay có đến hơn 200 mặt hàng thuộc dạng mây tre... Khách thích những loại như: dĩa bày trái cây, lẵng hoa, bát hoa, làn, giỏ, nơm ná, lọ hoa, chụp đèn, bộ salon, tủ sách v.v...

Ưu điểm của mây tre là nhẹ, gon và hàng không bị mọt

3.- Hàng sơn mài:

Trên thế giới có nhiều nước làm son mài, có nhiều nước nghề sơn mài có trước nước ta, nhưng chỉ còn Việt Nam là hàng son mài còn có mặt. Nhiều núi cao có nhiều loại cây la mà sơn mài, nhưng vùng Phú Thọ thì sơn mài dẻo và bền nhất. Nhựa cây sơn tại vùng núi Phú Thọ tốt hơn nhựa cây sơn các nơi khác.

Vào thế kỹ 18 ở Thăng Long Hà Nội, đã có phường Nam Ngư chuyên làm sơn mài. Ban đầu chỉ có 4 màu: đen, đỏ, vàng, nâu. Nay nhờ khoa học tiến bộ nên có nhiều loại sơn nhập vào dùng màu rất tốt đẹp hơn màu xưa cũ.

Các hàng sơn mài như: tranh treo tường, lọ hoa, hộp, hộp đựng nữ trang, hộp đựng thuốc lá, khay, bàn cờ, bức bình phong chắn gió, những tranh treo tường rất lớn, nhỏ có...

4.- Nghề Khảm trai, xà cừ:

Mãnh vỏ mặt trong của trai, xà cừ khi ánh sáng chiếu vào sẽ long lanh nhiều màu sắc rất đẹp, có khi nổi màu ngũ sắc lung linh. Người thợ khảm dùng vỏ trai, vỏ hến, ốc biển để gắn khảm lên mặt đồ vật. Công việc làm này khá tỉ mỉ, nhẫn nại, như vẽ mẫu tranh, mài, cưa, đục mãnh, khảm, gắn lên tranh rồi mài sát mặt, đánh bóng. Sau đó bức tranh hiện lên rõ những đồ vật với nhiếu màu sắc lung linh. Từ chiếc hộp gỗ, cái khay, bàn cờ, mặt bàn, thành ghế, cánh tủ, bình phong, tranh treo tường v.v... bằng gỗ đều có thể khảm trai.

Với chiều dài bờ biển phong phú trai, xà cừ, nghêu, sò... nên ngành này không sợ thiếu vật liệu khảm, cẩn.

5.- Chạm khắc Đá:

Từ những khối đá cẩm thạch, người thợ chạm có thể khắc đá thành những hình ảnh dễ thương, quen thuộc. Như tượng Phật, tượng thú vật, vòng tay, gạt tàn thuốc lá, hoa l và hoa quả, thú vật nhà như chim, mèo, công... Dưới chân núi ngũ hành sơn (Đà Nẵng) là các làng Quan Khái, Hòa Khê, dân làng có tay nghề truyền đời hơn nơi khác.

6.- Hàng Thêu Ren:

Tại Saigon chung ta ít thấy có nguyên con con đường, phố dành cho hàng thêu Ren. Nhưng tại phố Hà Nội, thì có nguyên một hàng thêu Ren, gần phố hàng Trống giáp với phố Lê thái Tổ.

Các loại hàng thêu rất đa đạng, mẫu thêu cáng ngày càng phong phú cầu kỳ như: Hoa sen, hoa cúc, hoa thược dược, rồng phượng, cây tùng, chim hạc, bông sen, đôi chim uyên ương, phong cảnh, chân dung, núi đồi ao hồ v.v... Có loại dành thêu trên áo sơ mi mà thôi, có loại thêu trên tà áo dài của thiếu nữ, có loại thêu áo gối cho cặp tân giai nhân tân hôn, có loại thêu khăn phủ giường, thêu áo kimono, thêu khăn mù-soa... đôi khi nhiều thọ khéo tay người tay thêu những bức tranh treo tường. Có bức tranh lồng đến 20 loại chỉ màu.

Nhưng hiện nay vì hàng Trung Quốc nhập vào ồ ạt, nên ngành nghề này lần lần lui bước. Những bức tranh thêu của thợ Trung Quốc đem vào Việt Nam thì lấn át hẳn vì sự tinh vi và đẹp của nó, như cảnh núi non sông hồ, rồi nhiều con chim bay lượn trên cành cây đào, hay buơm bướm chập chờn bay.

Với sự chật hẹp của căn nhà, với sự bụi bặm của phố thị, nên ngành thêu giờ đây phải lui gót trước những hàng vẽ rồi nhuộm màu lên, rất lâu phai và dễ xấy giặt nữa.

7.-Hàng Vàng Bạc:

Từ Thế kỷ thứ II, người Việt Nam đã biết dùng vàng bạc để làm đồ trang sức. Trong nghề vàng, bạc có ba nghề khác nhau nhưng liên quan rất mật thiết với nhau:

Nghề chạm vàng bạc: Chạm trổ những hình vẽ hoa văn trên nét vàng, đồng

Nghề đậu: nghĩa là kéo vàng thành sợi nhỏ, rồi uốn ghép lại thành nhựng dạng đẹp mắt, như hoa lá chim muông, gấn lên trên các món trang sức.

Nghề Trơn: Chuyên đánh vàng, bạc thành những đồ tranh sức mà không cần chạm trỗ như 2 phần trên kia.

Các mặt hàng từ vàng, bạc rất đa dạng: Nhẫn, vòng dây chuyền, hoa tai, bao bọc những ly tách đi xuất khẩu các nước ngoài.

Tại HàNội vẫn còn phố hàng vàng, bạc. Phố này từ ngày xưa chuyên chế tác các kiểu và là nơi mua đi bán lại những món hàng của các cô thiếu nữ hay các cụ già lớn tuổi...

8.- Đồ gỗ Mỹ Nghệ:

Nghề làm đồ gỗ Mỹ nghệ đã có từ Việt Nam trên hàng trăm nam nay hay hơn nữa, tay nghề đa số khá cao có thể cự nỗi những hàng từ Trung quốc vào. Sau một thời gian bán yếu, nay nghành nghề này lại rầm rộ kéo nhau xuất khẩu đi nước ngoài như: Phi Châu, Âu Châu... Các mặt hàng chủ yếu là tượng gỗ, bàn ghế, tủ sập giường v.v...

Tại Saigon thì có nhiều công ty rất lớn, có nơi có trên 300 nhân công chuyên lo đồ gỗ Mỹ nghệ lý do nước Việt có rất ngút ngàn rừng núi, gỗ nhiều loại rất quý. Nhưng hiện nay chánh quyền CSVN chưa có một pháp lý ngăn cấm những thợ phá cây lấy gỗ, có nhiều cây cần đến 100 năm mới cho ra gỗ tốt, nay chỉ cần vài nhát búa của thợ rừng là loại cây quý này sẽ lần lần tuyệt diệt.

 

B.- USA. Quận Cam. Little Saigon. Thủ đô người Việt Tị nạn

Gần đây có một số báo chí Việt kiều tại Quận Cam đang sôi nổi cái trò trả lời phỏng vấn của Nguyễn văn Ngân, Phụ tá Chính Trị của Thiệu. Đa số đều sỉ vả Ngân, cho rằng Ngân có lá số giống như Xuân tóc đỏ của Vũ trọng Phụng. Ngân có nói lúc đó chỉ cần Ngân ngoắc tay là một tiểu đoàn sẽ đảo chánh Thiệu liền. Lới bình luận chúng tôi: "Thiệu rất tốt với Trung Uùy Trừ Bị Thủ Đức Nguyễn văn Ngân nay Ngân chưởi lại Thiệu..." bình luận như sau: "Chó không nên cắn chủ khi chủ cho ăn no nê". Tư cách của Ngân là một con chó được chủ cho ăn no thân phì gia tộc, sao lại cắn chủ? Lúc đó Ngân có nhiệm vụ vô bao thư tiền phát hàng tháng cho các nghị sĩ gia nô của Thiệu. Mỗi Nghị sĩ lương tháng 100 ngàn đồng, Ngân vô phong bì 300 ngàn cho những người nào thuộc nhóm gia nô của Thiệu (nên nhớ lương Trung Úy độc thân chỉ có 24 ngàn đồng mà thôi). Sau đó Ngân chế kiểu bắt các Nghị sĩ gia nô chúc Tết Thiệu. Thì Khiêm cận thị (Vị Thủ Tướng nổi tiếng ngậm hột... le thị) tức giận, đến nói với Thiệu: "Anh dùng thằng Ngân để chơi tôi à! Anh muốn tôi phản ứng sao đây? (nên nhớ Khiêm cận không có tài cán gì, nhờ Thái Thú Đại Sứ Hoakỳ tại Việt Nam thương trong công cuộc đảo chánh TT Diệm là công đầu, không có Khiêm thì đảo chánh không thành... TT Diệm nghi ngờ Đôn, Minh, Khánh... nhưng không bao giờ nghi ngờ Khiêm, giao Khiêm nhiệm vụ vô cùng quan trọng, xin xem lịch sử cận kim sẽ thấy rõ) "Nghe Khiêm nói như vậy Thiệu hoảng sợ, vội vàng sa thải Ngân lập tức chức Phụ tá Chính Trị. Thiệu còn sống tại Mỹ, Khiêm còn sống tại Washington DC chắc không quên vụ này. Chó không nên phản chủ, và chó không nên cắn chủ. Nó cắn chủ thì cho vào nồi làm rựa mận rất ngon. Câu châm ngôn của mấy chủ tiệm bán thịt chó thường nói như vậy. Không tin hỏi họ xem. Ngân là một trong những tay Tội Đồ Dân Tộc Việt, chính tụi này làm mất miền Nam thân yêu của chúng tôi. Người xưa có nói nay mới thấy rõ: "Đồ súc vật đầu thai làm người" có lẽ dành cho đám này.

 

C.- Đại Tướng và Tổng thống 48 giờ, Dương văn Minh đã mất tại Pasadena, California.

Ngày thứ Hai (August.06.2001). 86 tuổi.Tai biến mạch máu não. Trước đó nghe tin Ông ở bên Pháp, năm 1983. Nay sang California. Thành phố Pasadena là thành phố nổi danh về xe Hoa Hồng ngày đầu năm Dương Lịch. Con gái Ông Minh là Dương thị Mai, nói rằng: "Ông ngồi xe lăn tay, không hiểu sau té xuống, chở vào nhà thuông chúa nhật thì thứ hai qua đời." Pasadena City nơi có khá nhiều Việt kiều cư ngụ từ năm 1975 đến nay. Có Đại Học CalTech nổi danh thế giới về không gian và vũ trụ. Giáo sư nơi này đa số là có bằng Nobel hay được đề nghị nhiều nhất. Phòng Lab nổi tiếng là Jet Propulsion Lab. Những phi thuyền lên mặt trăng hay thám hiểm hỏa tinh là từ nơi này. Nơi này cũng nổi tiếng có phòng ghi địa chấn ký về Động Đất. Nhà thương Hungtington Memorial Hospital là nhà thương rất sang trọng, do Ông Hungtington tặng cho. Ngày xưa Hungtington là một trong 7 người giàu nhất nước Mỹ, người thứ nhất là Ford. Hungtington có một vườn bách thảo đủ loại cây kỳ thảo trên thế giới. Kế đó là một thư viện nổi danh mang tên Ông. Hungtington tuy ít học, nhưng ông rất thích có thư viện riêng. Ông chất rất nhiều sách, ngày kia một lái buôn sách đến gặp ông nói: "Ông trữ sách nhiều nhưng vô dụng y như tụi hàng xén bán sách cho mấy chị bé Bự đọc rồi quăng bỏ vậy, sao không mua sách mà thiên hạ không ai có". Thế là Hungtington nghe lời, mua nhiều sách quý. Có một quyển sách rất nhỏ và rất quý. Lớn bằng bàn tay, nhưng mấy vua Ả Rập bõ hàng chục triệu đôla USD cũng không có. Sách viết bằng tay, đó là kinh Coran vậy. Thế giới có 2 quyển loại này. Một quyển bị cháy mất trong trân chiến tranh Thỗ nhĩ Kỳ với Hồng quân Anh quốc, quyển thứ nhì về tay Hungtington. Dĩ nhiên quyển này, Ông Hungtington làm sao đọc nỗi. Nó được viết bằng chữ Ả Rập loại cỗ xưa. Không ai mượn cầm được, nó để trong tủ kính rất dày... sợ mấy vị thuộc loại Mahomad Saddam Hussein làm càn thì nguy. Có một chứng bệnh không trị được gọi là Huntington Disease. Sẽ nói về trang Y Khoa sắp tới.

Dân chúng Nam Cali được nghe trực tiếp đài radio Bolsa Radio lúc 10 giờ dáng ngày thứ Tư, August.08.2001. Qua sự phỏng vấn của ký giả Huỳnh lương Thiện (San Jose), Đại tướng Nguyễn Khánh xác nhận Dương văn Minh thú thật là có cho cận vệ là Đại Úy Nhung giết ông Ngô đình Nhu mà thôi (lúc đó Hội Đồng Tướng Lãnh họp 3 ngày 2 đêm liên tiếp xem ai ra lệnh giết TT Diệm và Nhu)... người ra lệnh giết luôn Ông Diệm là Tướng Mai hữu Xuân (tướng này vốn xuất thân là mật vụ an ninh). Đại tướng Khánh nói hành động sát nhân TT Diệm và Nhu là hành động mọi rợ, Ông Khánh nói Đại tướng Minh không nên ra lệnh đầu hàng... Chuyện này không phải như vậy, lúc đó chúng tôi nghe đài TV thấy Ông Minh cuối đầu đọc diễn văn soạn sẵn, không có đoạn nào nói đến sự đầu hàng cả. Ông chỉ nói các đơn vị nên ngừng chiến đấu, chờ lệnh mới. Người ra lệnh đuổi Mỹ ra khỏi VN trong vòng 24 tiếng là Vũ văn Mẫu. Trước đó 3 ngày toàn thể bầu trời Saigon bị một màu mây ảm đạm thê lương chưa từng thấy, ngoài trời mưa rơi lất phất, ngoài đường hỗn loạn người ta hôi của những người bỏ chạy, họ bỏ quân phục, họ kéo tủ lạnh về nhà, nhiều nơi đám cháy bập bùng. Nhân dân Tự Vệ cầm súng carbin cánh tay mang cờ Việt Cộng. Những người khảo cứu lịch sử cận đai vô cùng thất vọng khi những người tay nhúng vào lịch sử thì câm nín như: BS Tuyến, Đại tướng Minh, Thiệu, Khiêm, ... Hình như chiếc xe Thiết vận Xa M 113 chở Tổng thống Diệm và Cố vấn Nhu, chiếc xe sát nhân là của Tướng Lý tòng Bá hay chăng? Rồi những người lái xe này đều bị bất đắc kỳ tử sau đó.

Riêng Đại Úy Nhung người rút boa-nha đâm Ông Diệm, Nhu với hai tay bị trói ké rồi dùng súng bắn nát mặt ông Nhu... máu chảy ngập nửa sàn xe Thiết vận Xa M 113. Rồi tên Nhung được lên Thiếu tá sau đó... Thời gian ngắn tướng Khánh lật ghế Dương văn Minh thì có lẽ nhóm của Đại tướng Cao văn Viên cho người vào đá bể lá gan của tên Nhung này đang bị giam tại Trại giam của TTM, rồi dùng giây giày bốt-đờ-sô mà treo vội vào cần cổ tên này. Khi tướng Minh bị mất ghế mất quyền thì tên Nhung vào quán uống rượu liên miên, miệng lảm nhảm rằng đến ngày tận số rồi. Quả như vậy, hắn bị An Ninh đến bắt tại bar rượu đường Hai bà Trưng / Saigon. Sau này chúng tôi được biết người tức giận Tướng Minh và tướng Xuân giết Ông Diệm và Nhu nhiều nhất là tướng Khánh và tướng Cao văn Viên. Nói tóm lại nhóm người nhúng tay vào giết TT Diệm là tướng Minh + Xuân. Tướng gián tiếp giết Ông Diệm là tướng Trần thiện Khiêm, Tôn thất Đính, Nguyễn văn Thiệu, Trần văn Đôn, Lý tòng Bá, Vị tướng được Ông Diệm cưng nhất vì tưởng tánh tình đạo đức là Huỳnh văn Cao lại lật lọng theo nhóm giết chủ thầy của mình. Lúc đó chúng tôi tuy là học sinh nhưng biết Tướng Cao rất được lòng Ông Diệm vì hình thức siêu đẳng nịnh thần, đi dự lễ rất sớm tại nhà thờ, thú tội những lời rất ngoan đạo, nói vài lời tuyên bố là nằm mộng thấy Đức Mẹ ban ơn cho Ông Diệm vv.vv... Nay khi họ nhảy thêm 1,2 sao thì không bao giờ nhắc đến chủ cũ của mình. Chúng tôi cũng biết TT Diệm và Nhu có khá nhiều lầm lỗi, nhưng Ông yêu nước và không tham nhũng. Cộng Sản không dám nói xấu đến Ông Diệm một lời nào. Chúng tôi cũng biết nhóm giết chủ là Thiệu Khiêm nay giàu hết sức, rất trơ trẽn khi dân chúng miền Nam liều chết trên đại dương, hải tặc, chết đói khát, lạc vào hoang đão rồi chết mất tiêu luôn... Đài BBC năm 1976 hõi Ông Thiệu lúc đó đang đi shopping tại London, thì Thiệu nói câu trứ danh thứ nhì: "Tôi không mắc mớ gì đến họ". Câu trứ danh thứ nhất: "Đừng tin những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm". Những danh ngôn này đáng lưu hậu thế.

Riêng Tướng Khánh chúng tôi có gặp tại Freemon, Gần Santa Clara/ California. Ông có nhiều lầm lỗi, nhưng chúng tôi có thể bắt tay Ông, còn tên Thiệu Khiêm thì thà bắt tay người cùi còn hơn là bắt tay tên Thiệu (đó là lời nói của nhà tỷ phú Nguyễn tấn Đời, ông bảo trợ các trại Cùi tại Việt Nam). Ông Nguyễn tấn Đời còn nợ chúng tôi một số tiền nhỏ, khi gặp Ông thì không cách nào đòi ông được. Ngày xưa ai mà gửi tiền vào Ngân Hàng Tín Nghĩa thì rút tiền lúc nào cũng có lời và rất dễ dàng, tôi để dành tiền lương mọn khi làm Thày giáo dạy kèm trẻ em vào mỗi mùa hè. Gởi vào Tín Nghĩa Ngân Hàng tại Bến Chương Dương Saigon, sau đó Thiệu cho người nhốt Nguyễn tấn Đời, rồi bắt Nguyễn tấn Đời ký 3 tờ giấy trắng (gọi là bạch khế)... Sau này 3 tờ giấy có chữ ký của Nguyễn tấn Đời được Thiệu cho một luật sư bên Paris rút sạch hết tiền Ngân hàng của Đời tại Thụy Sĩ. Còn tôi thì mất tiền tại Tín nghĩa Ngân Hàng luôn. Lúc đó họ có cho phép rút tiền qua Ngân hàng gì gì đó của chánh phủ, nhưng chúng tôi không về được Saigon vì bận ngó núi nhìn rừng trên tiền đồn heo hút Pleiku / Hàm Rồng.

Tiền viện trợ của Hoakỳ cho Việt Nam đánh giặc, 100 đồng thì Hoakỳ xài hết 60 đồng, như lương lính chiến Hoakỳ, súng đạn Hoakỳ, ăn chơi nghỉ hè vv..vv... Còn 40 đồng thì nhóm tham nhũng của Thiệu Khiêm Quang và tướng tá lấy hết 30 đồng. Còn lại 10 đồng chia cho Quân dân cán chánh (lương quân đội, công chức, giáo chức, cảnh sát...) Nên không lấy gì làm lạ một sĩ quan trẻ không tham nhũng, gần cuối tháng thì ăn cơm tay cầm xịt xì dầu đen thui hơn hắc ín nữa và mì gói vạn tuế...

Đại tướng Dương văn Minh khi mất đi, bảo đãm linh hồn Ông sẽ gặp TT Diệm mà trả lời câu hỏi như sau: "Tại sao tôi thương anh ngập mặt, mà anh lại giết tôi rồi đưa đến đất nước điêu linh lầm than vậy? Mấy anh làm nát cả quê hương yêu dấu của người Việt rồi".

Hy vọng Thiệu Khiêm ráng tìm câu trả lời khi được hỏi như vậy, nhưng đừng đổ lỗi cho Hoakỳ thì hèn lắm. Thiệu cũng đến gần trạm xe lửa cuối đời rồi, đến nơi phải xuống xe thôi. Có 300 triệu USD, nhưng làm sao sống được 300 tuổi?

Đạt Luận

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002