Đại Chúng số 82 - phát hành ngày 15/9/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


ĐỪNG HỎI TẠI SAO

Người thứ Chín biên soạn

1.- Có nơi người ta dùng Muối đễ trị tuyết đóng cứng đường đi, có nơi người ta dùng cát?

Hóa học gia Gabriel Daniel Fahrenheit (người tạo ra thước đo nhiệt độ, mà ta gọi là độ F) biết rằng khi muối trộn với cát thì sẽ tạo ra một nhiệt độ rất thấp hơn nhiệt độ nước đông đặc. Từ đó người ta bắt đầu dùng muối mà rải đường đi, khi trời đổ tuyết xuống, gặp muối thì sẽ không đông đặc lại thành nước đá. Nước đá làm trơn trợt đường đi.

Nhưng sau đó, thành phố mới biết rằng muối gây rất nguy hại cho nhiều vấn đề:

Như làm hư hỏng hệ thống thoát nước dưới lòng đất. Làm mòn rỉ sét tất cả những ống sắt, hay nhôm của hệ thống gas hay hệ thống điện. Muối sẽ chảy xuống ao hồ, sông rạch làm chết biết bao nhiêu sinh vật sống nhờ nước. Làm chết nhiều loại cây, vì rễ hút nước muối dưới lòng đất. Làm hư hỏng luôn hệ thống chassis dưới lườn xe hơi, xe hơi mau mụt (sở dĩ hãng xe hơi không báo động chuyện nay cho khách hàng biết, vì họ mong chủ xe càng mục hệ thống sườn xe, lườn xe mà mua xe hơi mới, họ bán được nhiều xe hơi hơn.)

Muối lâu ngày sẽ thấm làm mục rỉ sét cốt cây cầu (bằng sắt). Có nơi thấm nhiều muối quá làm mục rã chất xi măng của cây cầu... Làm hư chết nguyên đồng cỏ hay cánh đồng trồng rau cải...

Nên ngày nay người ta khuyến khích dân chúng nên dùng cát mà ngừa tuyết đông đặc trên mặt đường. Cát làm tốt cho xe hơi, bánh xe bớt trơn trợt. Và cát không có hiệu quả xấu như dùng muối kể trên.

Ngày nay nhiều người biết rằng cát rất rẻ hơn muối rồi. Như muối tổn phí là khoảng $20 USD một tấn, trong khi đó có $5 USD cho cát một tấn.

Nhưng những người thợ chạy xe quét đường, họ thường than phiền nếu dùng cát thì xe quét đường rất nặng vì cát, tốn 3 lần công sức là lái xe lại chỗ khác mà đổ cát ra, tốn giờ và tốn công 3 lần hơn người ta dùng muối. Thành thử lời khuyên nên dùng cát ít hiệm nghiệm hơn dùng muối.

2.- Tại sao Telephone loại ấn nút số (Telephone Touch-Tone Key Pad) được xếp số khác với số của máy tính Calculator?

Bạn thử lấy máy tính Calculator của bạn mà đem so sánh với máy điện thoại loại bấm nút, thì thấy khác rõ ràng.

Người ta cho rằng xếp nút số của máy điện thoại bấm nút (touch-tone) khác vì làm chậm bớt ngón tay của người ta, ngõ hầu điện tử signal trong điện thoại kịp ăn điện (thử một lần bạn bấm những nút số điện thoại rất lẹ như bấm máy tính tình bạn thấy điện thoại sẽ bị... ngộp thở ngay. Điều giải thích này chỉ trúng một phần mà thôi.

Cả hai: máy điện thoại bấm nút (touch-tone) và máy tính calculator được trình làng cho dân chúng cùng thời gian giống nhau, khoảng năm 1960 hay trước đó chút ít.

Máy tính được xếp số từ số lớn đến số nhỏ. Vậy con số của máy tính calculator số nhỏ nhất là nằm dưới máy. Còn số telepohone thì từ số nhỏ nhất (số 1 - 2 - 3) ở hàng đầu.

Trước năm 1964, máy tính dùng mechanic hay electron tubes. Và số của máy tính calculator người ta xử dụng hay copy lại giống như máy tính loại xưa, loại của Ông Nội mình thường xài (Cash register). Nghĩa là từ con số 9 từ ở hàng trên bên trái, cho đến con số 0 ở dưới cùng. Và từ đó người ta có khuynh hướng ấn nút máy tính cash register của Ông Nội là số lớn ở trên, số nhỏ ở dưới. Hãng điện thoại đi tiên phong đầu tiên chuyện đảo ngược con số nơi máy điện thoại là hãng AT & T. Hãng này tạo ra loại máy ấn nút xếp hạng theo loại máy tính cũ và loại máy điện thoại nút ấn xếp đảo ngược lại. Họ nhận thấy nếu xài số cũ thì người ta quen... rồi ấn lầm nút hoài, gây nghẹt đường dây Digital. Còn xếp thứ tự con số theo máy mới đảo ngược thì, người ta phải... sượng lại vài tích tắc đồng hồ, thời gian vừa đủ cho máy digital ở hộp máy điện thoại và tổng đài kịp ăn điện. Đó là sự nghiên cứu của hãng AT & T. Lúc đó hãng này mạnh nhất thế giới, gần như bá chủ hoàn cầu về điện thoại, nên ngày nay tất cả các hãng điện thoại đều y như cũ... cho được việc.

3.- Tại sao hành khách phi cơ đường dài (long route) thường hay bị chứng sưng bàn chân?

Bác sĩ hàng không cho biết không có sự khác biệt nào lắm. Nếu bạn cứ để hai chân y như ngồi trên phi cơ vài tiếng đồng hồ thì chân của bạn cũng sẽ mập hơn bình thường. Trái tim của bạn có nhiệm vụ là máy bơm, đồng thời những bắp thịt chân của bạn cũng giúp bơm máu tiếp cho tim. Tại sàn phi cơ, thì chân của bạn dĩ nhiên thẳng góc với sàn phi cơ, thời gian lâu thì máu sẽ tụ xuống bàn chân rất nhiều, làm chân mập lên. Còn nếu bạn thấy nghẹt đôi chân, bạn cởi giày ra... thì cảm thấy đôi chân rất thoải mái. Nhưng coi chừng, sẽ khó khăn khi bạn, mang giày lại khi phi cơ gần đáp xuống phi trường. Vì giày bạn vừa khít, nhưng đôi chân mập hơn... thì bạn sẽ thấy ai ai cũng ra cửa phi cơ hết rồi, còn bạn cứ loay hoay với đôi giày của bạn, nhét hoài mà không vô.

Người Thứ Chín

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002