Đại Chúng số 82 - phát hành ngày 15/9/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


KHOA HỌC VÀ Y KHOA

Hữu học sinh họ Vương ghi lại

1.- Khoa học gia HoaKỳ đã gần đến ngôi mộ của Thành cát Tư Hãn (Genghis Khan):

Một nhóm Khoahọc gia trường Đại Học Chicago và Trường đại học Mông Cổ đã tìm một nơi nghĩa địa của tướng tá, tùy viên của Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan).

Đây là điều vô cùng quan trọng cho những nhà khảo cổ và lịch sử cổ kim.

Vào đầu thế kỷ 13, tại vùng thảo nguyên ngút ngàn cực Bắc Trung Hoa, xuất hiện một nước hùng mạnh làm kinh ngạc nhiều vương triều lân bang. Trước đó, họ cho rằng dân Mông Cổ chỉ là một giống dân du mục, rày đây mai đó, nuôi dê, trừu và một số ít ngựa. Văn tự chự viết không có, thường xuyên bị đói khát triền miên, họ đến những chợ trời vùng biên giới đổi chát, tánh tình có thể nói hơi khù khờ vì bị con buôn biên giới lợi dụng triệt để. Như họ đổi vài chục con dê và ngựa để đổi lấy một giỏ muối ướt nhẹp và hôi hám, hay đổi vải vóc với lạc đà... nghĩa là mần ăn với họ thì con buôn thị thành đều vui vẻ cả làng. Còn các Khả Hãn của họ thì đeo nhiều trang sức bằng nhôm hay bằng đồng, uống rượu liên miên. Bộ tộc này đánh với bộ tộc kia triền miên khói lửa, chị vì một lý do rất đơn giản là đàn gia súc của họ dành đồng cỏ với nhau, hay dành một khe suối nước trong... Khả Hãn có khi đến gặp quan Trấn biên ngoại ải một cách khúm núm và sợ hải Thiên Triều Trung Quốc.

Cực Bắc Trung Hoa là một thảo nguyên hoang dã chạy dài ngất trời, mùa Thu thì chuẩn bị một sự lo lắng kinh hoàng cho mùa Đông đến. Mùa Đông có khi tất cả là tuyết trắng ngần, ngọn cỏ không còn, gia súc đành chịu chết đói... gió lành vùn vụt cắt da, màu da của dân Mông Cổ là một màu cháy nắng, tóc tai cháy xém, môi khô nút nẻ. Mùa Đông đến, bầu trời chỉ thấy ánh sáng mặt trời độ vài giờ, còn tất cả đều là màn đen tối. Người già đến tuổi về hưu thì thường được con cháu cho một con ngựa già, để họ lang thang nơi góc núi mà chọn chỗ chết, xương thịt bị chó sói hay kên kên ăn.

Nhưng thảo nguyên Mông Cổ này lần lượt xuất hiện những chính quyền hung dữ làm thế giới khiếp sợ như: Hung Nô, Tiên Ti, Đột Quyết, Hồi Các, Hiệt Ưu Tư... Còn bộ lạc Mông Cổ là một bộ phận của nhóm dân có tiếng nói khác tiếng nói Trung Nguyên, thời đó họ cư trú tại Hưng An Lĩnh (núi Hưng An), phía đông sông Ngạch nhĩ Nổ cáp. Trong đó có một giống bộ lạc rất hung dữ gần tộc Nga là dân Tarta. Vào thời đó các nhóm dân du mục này thường xuyên giết lẫn nhau, cướp đoạt tài sản từng bộ lạc này đến bộ lạc kia. Cho tới thời kỳ bộ lạc của giống Mông Cổ đến thống nhất thì Trung Nguyên mới bắt đầu nguy hiểm. Các bộ lạc Mông Cổ gồm có đến 9 nhóm hùng cứ khác chính kiến với nhau. Cho đến năm 1189 C.N một bộ lạc mạnh nhất tôn Thiết mộc Chân lên làm Vương Hãn (nghĩa là vua của các bộ lạc thuộc nhóm Mông Cổ), người huynh đệ Thiết mộc Chân là Trác mộc Hợp đem 13 đại quân đến đánh Vương Hãn. Trận này quyết định tương lai của Thiết mộc Chân, thắng thì ông sống thua thì ông chết, không có màn đầu hàng làm thần dân.

Lần lần Thiết mộc Chân đánh thắng từng đạo quân. Năm 1195 thì quân của ông dẹp hết nhóm đối địch rồi, trong năm này quân Ông đến đánh nước Kim rồi thắng bộ tộc Tarta luôn. Thế lực ông vói đến xứ Nga rồi.

Năm 1200 Ông bình định được vùng thảo nguyên cưc bắc Mông Cổ... nhà vua đánh triều Kim rồi sau này sẽ thống nhất Trung Nguyên. Tạm ngừng phần lịch sử dài dòng đến đây.

Trong lúc độc giả của báo Đai Chúng, ắt hẳn có vị từng xem truyện kiếm hiệp của Kim Dung, nổi tiếng nhất là Thần Ưng Đại Hiệp và Anh Hùng Xạ Điêu có nói đến Thầy của Quách Tĩnh là nhóm Trường Xuân Khâu xứ Cơ thuộc Toàn Chân giáo phái. Thành Cát Tư Hãn đã có chiếu thư cho người xuống tận Trung Nguyên mời cho được đạo trưởng Khâu xứ Cơ này. Tư Hãn ra lệnh cho 15 dũõng sĩ hạng nhất, dùng kim lệnh hỏa bài chạy ngày đêm cho mời được vị đạo sĩ thần tiên này (người Mông Cổ xem danh từ Dũng sĩ có nghĩa là Đại tướng không có khác). Kim lệnh hỏa bài bằng đồng thau, khắc hình chim Ưng và bó lửa. Khi ngựa chạy ngày đêm đến nơi dịch trạm, thì kỵ sĩ có quyền trưng dụng ngựa tại đây, nếu thay ngựa bị mệt đến chết, thì chỉ chìa kim lệnh hỏa bài mà trưng thu ngựa của phú gia hay quan đầu tỉnh sở tại. Ai kháng lệnh hay ngần ngại sợ ngựa chết, thì sẽ bị trảm tại chỗ, lệnh bất thành văn, nhưng từ trước đến giờ chưa thấy ai dám cải lệnh hỏa mã kim bài lệnh này. Lệnh tuy ngắn nhưng gọn là mời ngay lập tức Đạo Trưởng Khưu xứ Cơ, không cần giải thích lý do sao. Và người nhận lệnh mời nếu cải lệnh cũng sẽ bị lấy đầu đem về trình Đại Hãn. Cho nên ai mà nhận lệnh mời đều hồn phi phách lạc, riêng đạo Trưởng Khưu xứ Cơ đã quen thân Đại Hãn lúc Đại Hãn còn hàn vi yếu thế tại Ngoại Mông ngày xưa, nên ông và 3 người tùy tòng vui dạ rất nhiều. Đoàn người ngựa của Thành cát Tư hãn triệu về, đi ngang qua phố phường, đến ngụ chỗ nào thì chỗ ấy phải cực kỳ cung kính tiếp đãi, cho ăn uống thượng cung kính, cải lệnh thì toàn gia bị tru lục. Chính kim mộc hỏa bài lệnh này, tương tự như vậy, mà gian thần Thủ tướng Tần Cối phát một đêm đến 8 hỏa bài lệnh. Đến cái thứ 8 thì Nhạc Phi đành phải chịu trói mình, cho dù Nhạc Phi lúc ấy đang nắm đạo quân lớn nhất thời mạc Tống thời đó, quyền nghiêng thiên hạ. Đó là sức mạnh của Kim hỏa bài. Sau một thời gian đàm luận với Khâu xứ Cơ thì Thành Cát Tư Hãn ra lệnh hay cho phép Khâu xứ Cơ được lập một môn phái hay một tôn giáo mới, mà ngày nay Đạo Lão có thờ hình ông là đệ nhất danh sư. Khư xứ Cơ có viết truyện Bắc Du, người đọc muôn phần cảm khái cảnh hùng vĩ miền Bắc Trung Hoa. Núi non bạt ngàn, đồng cỏ liền với núi, núi liền với mây. Chạy trên lưng ngựa hàng trăm ngày vẫn chưa hết đồng nguyên thảo dã. Cũng vì vậy có thuyết cho rằng quyển Tây Du Ký dựa sách này mà viết ra truyện Tôn ngộ Không, Tam Tạng đi tây Thiên Trúc thỉnh kinh.

Đến đây chúng tôi đi quá đầu đề rồi đó. Trở lại chuyện người Tây Phương vừa khám phá ngôi mộ của Thiết mộc Chân Thành Cát Tư Hãn tại vùng cách thủ đô Mông Cổ là Ulan Bator độ 322 km (200 miles). Thật sự Đại học Chicago do giáo sư Tiến sĩ John Woods với 5 cộng sự viên khám phá một cách thình lình mà thôi, vì họ thấy một bức tường gọi là Tử cấm Thành, nghĩa là ai vào khu vực này thì kể như chết cho dù hoàng thân quốc thích đi chăng nữa. Bức tường cao đến 12 feet (hơn hai người), xây bằng đá cuội chất rất ngăn nắp với nhau. Tử cấm Thành này gần thị xã Batshireet ở Hentli... Từ đây khoa học gia sẽ khám phá được những ngôi mộ mà người Trung Quốc cho là huyệt mộ Vạn đại phát đế Vương.

Sẽ có rất nhiều ngôi mộ nhõ, đó là mộ của các lính chiến cấp thấp dùng khiêng quan tài Đại hãn, rồi đến mộ của các dũng sĩ. Các dũng sĩ sẽ lần lượt giết chết hết khoảng 1200 lính thuộc loại Ngự lâm quân, rồi sau đó các dũng sĩ này sẽ tự vận mà theo Vương Hãn nơi suối vàng. Nhìn cách họ chết nằm im, hai tay úp vào ngực, đầu cổ ngay thẳng , và có nhiều thẻ lệnh bài bằng đồng. Nên nhớù lúc đó đồng là một vật quý kim thuộc loại hiếm.

Khi tìm được ngôi mộ của Thành cát Tư hãn thì không khó gì. Vì sử học Phương Tây biết sau khi Thành cát Tư Hãn trúng tên, thì hai tay ôm chặt mũi tên mà chạy về Tổng hành Dinh Đại Đoàn, rồi ông té ngựa. Với sức ngựa chạy nhanh như tên bắn, Đại Hãn té xuống... có thể gãy cổ vì theo luật Vật Lý tính sức nặng của Đại Hãn to lớn, người mang nhiều áo giap nặng nề. Tìm được một bộ xương mà hội đủ điều kiện nói trên... thì ngôi mộ này chính là của Thành Cát Tư Hãn. Giống như lời khuyên của Trường Xuân Khư xứ Cơ với Đại Hãn vào mùa hè năm nào: "Tôi không đem thuốc Trường Xuân cho Đại Hãn được, nhưng tôi đem được một lời khuyên, nếu nghe theo lời tôi thì Đại Hãn có thể sống được Trường Thọ..." Đẹp dạ vì lời nói ngay tình của vị tu sĩ, Thiết mộc Chân ban lệnh cho nhóm giáo phái này được có mặt trên trái đất này, còn các giáo phái khác phại bị tru diệt... Thành cát Tư Hãn không nghe lời Khưu xứ Cơ nên khoảng 12 năm sau thì mất trong chiến trận, đúng lời mong của những Dũng sĩ. Thà chết thì chết trong chiến trận hơn trên giường bệnh... Xin nói nhỏ thêm một lời, theo lời nói của Bác sĩ Trần đại Sĩ, hiệu là Yên Tử, Ông hiện nay đang cầm đầu nhóm bác sĩ Pháp mà sang Trung Hoa trao đổi khoa học Y Khoa với Trung Hoa. Bác sĩ Trần đại Sĩ có nói: "Dòng dõi họ Trần là phát tích từ Mông Cổ mà ra." Chúng tôi soạn bài này hoàn toàn đồng ý với Bác sĩ, nhưng không dám nói thêm vì nhiều điều cấm kỵ lắm. Dòng bác sĩ Trần đại Sỹ này là nhánh lớn của Trần hưng đạo Việt Nam vậy. Sử học tuy xem vậy, tưởng vậy nhưng nếu truy thấu cho tột cùng thì không phải vậy. Chúng tôi đã soạn một bộ sách họ Trần gốc phát từ Mông Cổ, nhưng viết xong đến trang 10 thì phải ngưng vì thấy hình như đi lầm đường rồi. Thôi kệ, sử cứ việc viết cho học trò tin đi... phải không? Ai từng xem phim Rashomon của Nhật dạo nào, thì biết sự thật là gì khi mỗi người nhìn mỗi khác theo mình.

 

2.- Người Vượn (Người Tiền Sử) biết nói cách đây 300 ngàn năm?

Nhóm khoa học gia, khảo cổ tại Đại học Madrid (Tây ban Nha) cho rằng Người Vượn họ đã biết phát âm, trò chuyện với nhau bằng một số nguyên âm sẵn có như : a, u, o, i,. Tuy những nguyên âm này không giống như chúng ta. Nhìn những mảnh sọ của người vượn được gởi về phòng thí nghiệm, các khoa học gia biết phần phát âm gọi là phần Broca rất lớn so với loài khỉ hay loài hầu. Nhưng cách đây đến 300 ngàn năm rồi.

Điều này làm ngạc nhiên chúng ta, vì chúng ta tưởng rằng người vượn mới chỉ biết nói đến khoảng 90 ngàn năm mà thôi.

Nhờ những hộp sọ vừa được tìm gần đây tại Atapueca, miền Bắc Tây ban Nha... Hệ thống phát âm tương trợ với nhau như: hàm sọ, khoang miệng, răng, cầm.... Những thanh âm nay rất cao hơn các đười ươi, và gần giống người hiện đại gần 10 ngàn năm nay.

Hầu hết khoa học tin rằng người Neanderthal cổ xưa là loài biết nói đầu tiên. Nhánh này biết nói rất... khá, sống khoảng từ 30 ngàn năm đến 90 ngàn năm. Nhưng nhóm này biến mất khỏi trái đất từ đó đến giờ.

Tuy nhiên có một số khoa học gia tiến bộ hơn, quả quyết rằng loài Người Vượn biết nói và trao đổi ngôn ngữ cách đây khoảng 1 triệu năm.Nhưng hiện nay chưa có một bằng chứng nào ủng hộ giả thuyết này.

Với đà tiến bộ của kỹ thuật và khoa học, ngành D.N.A sẽ minh chứng những lý thuyết nói trên là đúng hay chưa đúng.

 

3.- Alzheimer disease (AD). Bệnh Alzheimer là bệnh gì?

Bệnh này có từ lâu trên trái đất này, nhưng chưa có tài liệu Y Khoa nào ghi lại, cho đến khi Bác Sĩ Alzheimer khám phá ra não bộ của người bị bệnh... Não bộ bị loại vi trùng này đục hay gặm nhấm gần hết. Như một miếng cây, bị mối mọt ăn thủng hàng ngàn lỗ trong ruột cây vậy. Rồi cho đến Tỗng thống Hoakỳ Ronald Reagan bị bệnh này ở tuổi về hưu, thì thế giới mới biết rõ thêm. Người ta tưởng bệnh này chỉ dành cho những người nghèo hay những... Phó Thường Dân mà thôi.

Đây là bệnh dành cho những người bước vào tuổi hoàng hôn bóng mờ, liên quan đến sự mất trí nhớ, mất một phần tánh tình. Bệnh này nó khác nhau từng người.

Một câu chuyện rất xưa của Trung Hoa kể chuyện sau đây:

...Có một ông nọ tự nhiên đãng trí, quên từ từ những chuyện đã làm, đang làm và sẽ làm. Ông quên luôn tên ông, quên luôn vợ con. Từ khi ông quên thì ông rất vui, ca hát luôn ngày. Gia đình đành phải mướn thêm vài người đầy tớ, người lo chuyện tắm rửa, người lo chuyện mặc áo quần, người lo đúc cơm cho ông ăn, dẫn ông đi chơi... Gia đình rất lo ngại, chạy hết thày này đến thày nọ mà bệnh vẫn không hết. Một ngày kia người nhà tìm được một ông thày rất giỏi, đến trị bệnh cho ông. Bệnh tình từ từ thuyên giảm. Đến một hôm thì hết hẳn bệnh. Cả nhà tổ chức lễ cám ơn thày thuốc, đồng thời cho con bệnh đến cám ơn ông luôn. Giữa buỗi tiệc, quan khách đều ngó trừng trừng đến con bệnh nay đã lành. Thì con bệnh bỗng nhiên đứng lên, thay vì cám ơn thày thuốc, thì ông ta xách cây roi chạy đến đánh thày thuốc túi bụi. Thày thuốc bất ngờ, hết hồn rồi chạy mất ngoài ngõ.

Cả nhà xúm lại hỏi nguyên do. Con bệnh tức giần nói: "lúc ta chưa bệnh, thì đời sống ta rất cực khổ, nào lo đủ chuyện. Sáng thức dậy là trong lòng lo rồi, trưa cũng lo, chiều tối cũng lo, cho đến tối ngủ thì ta không còn lo nữa. Lo như vậy ta không biết tính làm sao đây. Thì Trời đất cho ta bệnh này. Sáng ta không còn lo, chiều không còn lo, ăn cơm có người lo, ngủ cũng có người lo dùm kẻ trộm, đi chơi cũng có người lo. Nghĩa là mọi sự lo của ta thì đã có người gánh hết rồi. Nay hà cớ gì mà các người lại mướn người giúp ta... để cho ta lo trở lại đến khi chết đây? Tội này ta không cách gì quên hay tha thứ được. Đánh ông Thày này là phải rồi...

Đó là câu chuyện xưa có nhiều ân dụ.

Bệnh Alzheimer này càng lúc càng nhiều, mỗi năm có đến thêm khoảng 360 ngàn bệnh nhân mới tại Hoakỳ này. Nó đánh vào tuổi 65, nhưng có người khá sớm hơn. Hiện nay tại Hoakỳ có đến khoảng 35 triệu người bị bệnh này. Tương đương 13% dân số. Một con số rất kinh sợ cho chúng ta.

Bệnh chứng lâm sàng:

Trong người bị bệnh Alzheimer thì người ta thấy trong bộ não có nhiều miếng keo dính vào (gọi là plaque, y như thẻ bài nhỏ) nhưng miếng plaque này nhiều nhất tại trung tâm trí nhớ (memory area). Chất keo này do chất protein gọi là amyloid precursor protein (APP). Còn những tế bào thần kinh thì bị xoắn vào nhau như hai sợi dây thun xoắn vào nhau và rút lại, cho đến nay khoa học chưa biết tại sao như vậy.

Lý do gây bệnh:

Người ta cũng chưa biết tại sao lý do gì mà bệnh phát ra, rồi khi phát ra thì vô phương cứu trị. Tại sao có một số tế bào trong não bị như vậy còn số khác thì không bị?

Khoa học đành xếp bệnh này vào hai phần:

Phần do Di Truyền và phần không do Di Truyền.

Nhưng hiện nay tại các bệnh viện tối tân, giàu có và dư tiền bạc, họ thử một phương pháp khá mới, nhưng hơi táo bạo... là gở hết những miếng keo dính trong óc (tháo gở những miếng plaques dính chùm trong tế bào óc thuộc phần trí nhớ) như ta gở từ từ những miếng kẹo cao su dính trong tóc vậy.

Hay là chế những chất vaccine (thuốc chũng ngừa) cho những người nào mà trong dòng họ thường bị bệnh Alzheimer này.

Nhưng chúng ta cũng biết từ lâu, vâng từ lâu lắm rồi. Hình như Nội, hay Cố Nội của mình biết một loại cây có thể trị một phần nào bệnh lãng trí này.

Người Trung Hoa, thường thường thích ăn chè vào buổi chiều tối, sau khi cơm nước buổi chiều xong, thì trước khi đi ngủ, họ thường ra ngoài đường ắn một chén chè, hay nhờ người nhà nấu cho họ một chén chè. Chè này gọi là chè: Bạch Quả. Thật sự chè này hơi đắt tiền hơn chè Xâm-bổ-lượng hay chè đậu xanh, đậu đỏ.

Vậy Bạch Quả là trái gì ? Trái nó nhỏ bằng ngón tay út, nấu khá lâu mới mềm. Vỏ cứng có khi dùng búa nhẹ gõ mới tách làm hai mảnh vỏ được, màu trắng... nên người ta gọi là Bạch quả. Người Hoa họ biết từ lâu tận bên Tàu hàng ngàn năm trước rồi.

Tên Khoa học gọi cây có trái đó là Gingko Biloba. Nếu các bạn may mắn, các bạn có thể tìm thây cây này ở trường học hay ở thư viện. Lá nó xanh, như 3 đồng tiền dính nhau vậy, khi ra hoa rồi ra trái thì trái màu trắng cứng. Cắn nhẹ trái này thì... đắng nghét. Khi nó chín thì rớt xuống sân, đạo chèm nhẹp và hơi hôi nữa. Mấy tay làm vướn không ưa cây này. Nhưng họ đâu biết nó có giá trị vô song từ ngàn năm tại Trung Hoa.

Người ta cho rằng giống cây này bị tuyệt chủng từ 400 năm trước. Nhưng nhờ Thiếu lâm Tự có còn hai cây đại thụ mọc sau lưng chùa. Công dụng của nó làm vua chúa Tàu rất thích, nên họ gây giống rồi họ tặng cho nước láng giềng.

Hiện nay các nhà thuốc tây, hay các tiệm bán thuốc Vitamins có bánh thuốc, loại thuốc con nhộng gồm lá Gingko Biloba xanh xây nhuyễn.

Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học, đôi khi hơi tàn nhẫn, dĩ nhiên làm phật lòng các nhà đạo đức học hay các nhà tu hành... Khoa học dùng tế bào Thai (gọi là Stem Cell)

Khoa học biết được Stem Cell nghĩa là khi trứng thụ tinh trùng, thì bắt đầu nẩy mầm. Từ một tế bào sẽ tách ra làm hai, làm bốn, rồi làm tám giống nhau, đều nhau. Nhưng thật sự tám tế bào nhỏ trong tế bào lớn này có nhiệm vụ Thượng Đế giao phó khác nhau. Một cái sẽ trở thành tế bào xương, cấu tạo ra xương, ra răng, ra hộp sọ... Cái thành tế bào máu hay chất dung dịch lỏng... cái thành tế bào óc, sẽ tạo ra khối óc, ra tủy sống, cái thành ra gan, lá lách, tim, phổi, ruột... Khi khoa học nhúng tay vào, họ sẽ tách một tế bào chánh một trong 8 tế bào đó trong phôi thai (embryo), khi óc bị bệnh Alzheimer hủy hoại tế bào óc từ từ, thì khoa học họ nuôi tế bào stem cell đó trở thành tế bào óc. Rồi họ chích chất đó vào óc người bệnh. Tế bào stem cell này sẽ nẩy nở thành tế bào óc mà trám đầy những chỗ lủng lỗ của óc. Chỗ lủng lỗ nơi óc là vi trùng (tạm gọi như vậy đi) Alzheimer ăn mất tiêu.

Hiện nay thị trường có bán loại thuốc gọi là Exelon (dĩ nhiên phải có toa Bác sĩ) , dùng trị bệnh nhẹ của Alzheimer này, nếu nặng thì vô phương.

Còn thuốc Tacrine và Donepezil dùng cho những bệnh nhân lãng trí, nói trước quên sau.

Lịch sử:

Alzheimer là do bác sĩ Đức, Alois Alzheimer, 1906, Bác sĩ Đức người chuyên về Thần kinh học (neurophathologist) . Ông mổ một bộ óc tuổi 55 bị bệnh mất trí, ông ghi lên tập là có những phần khác thường trong óc, đó là những miếng keo dính lại, như kẹo cao su trắng dính cứng vào óc, ông gọi là neuritic plaques còn một phần tế bào thần kinh dính xoắn với nhau, ông gọi là neurofibrillary tangles. Ngày nay người ta dùng máy scanner toàn thể óc thì thấy rất rõ. Máy MRI (Magnetic Resonance Imaging) sẽ quét hàng ngàn lần trong một giây, bằng từ lực đối cực. Máy này không nguy hại gì cho óc hết. Hình cho ra màu sắc đỏ, xanh dương, trắng và đen...

Quý vị chắc còn nhớ ngày xưa khi học thi, các thì sinh thường hay học khuya, ráng học cho nhớ hết hàng trăm sách học, bài vỡ vv...vv... nên óc rất mệt. Khi đo chất lỏng trong óc, thấy học trò thí sinh rất thiếu chất acetylcholine, nên nhiều dược phòng tung ra thị trường những loại thuốc mà họ gọi thuốc bổ óc. Đây là chất hóa học tạo nhiều chất acetylcholine này. Như vậy khi thử tủy sống của những bệnh nhân bệnh Alzheimer này thì bác sĩ thấy thiếu rất nhiều loại này trong tủy sống. Nhiều cha mẹ nghèo, không có tiền mua thuốc bổ óc cho con học thi, họ mua óc heo đem về chưng hầm... Ăn tuy ớn thiệt, nhưng thuốc Bắc ghi là ăn gì bổ đó, trừ ăn tóc mà thôi.

Phần nhớ thuộc bộ óc hay memory là hippocampus (tục gọi là sọ khỉ sau ót). Trẻ em nào có sọ khỉ to lớn, thì em đó hy vọng nhớ nhiều về tay chân khéo vv...vv...

Trước khi chấm dứt bài Alzheimer này. Chúng tôi xin nhắc lại vừa đây, khoa học Âu Mỹ rất ngạc nhiên khi nhìn những người lớn tuổi mà lúc trẻ họ có tập một phương pháp giúp rất nhiều cho trí óc. Đó là phương pháp Thiền Định. Chính phương pháp này mà trong lúc hành giả đang tập trung thiền, thì tế bào óc phát một chất như điện lực làm sạch lại óc. Càng thiền định càng lâu thì càng tốt cho tế bào óc. mà chúng ta có thể là tập trung tư tưởng vào một chữ Không. Thiền định này do người Ấn Độ khám phá đầu tiên trên thế giới hàng ngàn năm nay rồi. Họ gọi là Yoga. Yoga hay Du Già cũng có nhiều cách mà họ gọi là pháp môn. Có pháp môn tập trung tư tưởng, có pháp môn cho tư tưởng phóng xa. Ngày nay Âu Mỹ đang có người tập Thiền Định này.

Hữu học sinh học Vương

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002