Đại Chúng số 82 - phát hành ngày 15/9/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


TIẾNG CHUÔNG CHIỀU

Kỹ sư Sagant Phan

Lâu lắm rồi, lúc nhỏ nhớ đọc một quyển sách nhan đề: "Chuông gọi hồn ai", quyển này làm bang khuâng một thời gian dài. Nếu là người có đạo, thì chuông nhà thờ là một sự nhớ vô vàn, rộn rã khi ngân nga vào dịp lễ hay chiều chúa nhật. Nếu là Phật tử thì chuông chùa ngân văng vẳng nơi xa, làm nhớ nhiều một ngôi chùa quen thuộc lúc bé thơ. Ai mà không có một tiếng chuông ngân trong lòng?

Vào thời son trẻ, biết yêu ai mà không bị tiếng chuông gọi hồn:

"Kim giờ làm khổ kim giây

Em đi một bước, anh xoay trăm vòng

Muốn làm kim phút cho xong

Sợ khi chạm mặt, chuông lòng lại kêu!"

Có ai từng bị tiếng chuông lòng ngân nga trong trái tim không? Thấy người yêu cũ nơi xa, thì nơi này chuông gọi chuông đỗ làm chóng mặt rồi, băng ngang đường không ngó trước ngó sau thì rất dễ bị xe hơi đụng lắm... rồi lại có chuông ngân của xe Hồng thập Tự thì xong rồi. Kẻ thất tình rất kỵ tiếng chuông này ngân nga trong lòng mình.

Nhưng còn thi sĩ thì sao? Nhiều tiếng chuông lắm, đủ kiểu, đủ loại. Đưa em sang sông, thì có tiếng sóng trong lòng, sóng đây là tiếng chuông lòng đó. Ngày em làm lễ vu qui thì chuông đỗ rộn ràng nơi nhà thờ xa xa, thì tiếng chuông người bị tình phụ ngân mãi khôn nguôi.

Một bài thơ bốn câu, tứ tuyệt, viết từ ngàn xưa, mà nay vẫn còn in mãi trong lòng. Bài thơ này tả tiếng chuông ngân của một ngôi chùa nhỏ, nhưng nó làm ngôi chùa nhỏ này thành danh tự. Danh tự nghĩa là một ngôi chùa nỗi danh, khác nghĩa với một cổ tự. Cổ tự nghĩa là ngôi chùa xưa. Còn danh cổ tự thì vừa là một chùa xưa vừa có danh tiếng ngàn thu. Có ai thuộc bài thơ này: "Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự". Nghe đến tên này thì lòng đã bắt đầu bâng khuâng rồi phải không?

"Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hõa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền "

Có nghĩa là đêm trăng gần tàn, sương mờ che kín giòng sông, một tiếng chim quạ gọi đàn nơi xa. Thuyền chài đang đậu gần bến, họ lên đèn, hay đang nhuốm củi lửa mà nấu cơm sáng trên thuyền. Màn đêm vẫn còn phủ nhiều. Thì một tiếng chuông chùa trên núi vọng xuống, ngân nga mãi vào lòng người lữ khách đang ngồi trên thuyền đậu dưới đó. Chùa này là chùa Hàn San, trên núi Cô Tô. Chùa ngó xuống dòng sông dài thẳm nơi xa, thuyền đang đậu dưới bãi sông.

Tản Đà xúc động khi đọc bài thơ tứ tuyệt này, thi sĩ dịch luôn bài này. Bài này trở thành thiên thu cổ nguyệt:

"Trăng tà, tiếng quạ kêu sương

Lữa chài, cây bến sầu vương giấc hồ.

Thuyền ai đậu bến Cô Tô,

Nữa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San."

Hàng Châu thuộc nước Tàu, người xưa có nói: "Trên thì có Thiên đường, dưới thế thì có Hàng Châu". Tô Châu cách Hàng Châu không bao xa. Nó nằm trong đồng bằng lưu vực con sông Trường Giang. Nơi đây, Trường Giang cũng là một nơi phát tích của người Việt chúng ta. Cách đây trên hai ngàn ba trăm năm, Tô Châu là kinh đô của một triều đại oai hùng và bi thương. Vào thời Đông Châu Liệt Quốc, trước thời Tần thủy Hoàng. Nơi này có vị vua nỗi tiếng là Ngô hạp Lư (khoảng 484 trước Tây lịch). Ngô hạp Lư chọn Tô Châu này làm kinh đô triều Ngô. Vua cho xây một bức thành bảo vệ Tô Châu. Thành này dài khoảng 24 km (tương tự từ Saigòn đến Biên Hòa vậy), có tất cả 16 cổng thành. Nay du khách thăm viếng Hàng Châu, rồi Tô Châu thì thấy thành này không còn nữa, họa chăng chỉ còn một cổng thành đỗ nát nơi ngoại ô Tô Châu sau lưng là những đồi cỏ ngút ngàn. Hạp Lư có con trai là Ngô phù Sai. Phù Sai là một danh tướng, miệt mài trên lưng ngựa. Ngô phù Sai đánh tan một nhóm Bách Việt, thu gọn nước Việt vào nước Ngô. Vua nước Việt uất hận thua chạy vào vùng hiểm trở cao nguyên bạt ngàn, trốn lánh tại vùng Cối Kê, thuộc tỉnh Triết Giang ngày nay. Nhờ Phạm Lãi tìm được một người con gái đang giặt lụa bên sông. Người con gái quê mùa này được Phạm Lãi mua về, dạy đàn và hát, dạy nghi lễ nơi triều vương. Nàng một một trong Tứ Đại Mỹ Nhân Trung Quốc, tên là Tây Thi. Nàng ngụ tại thôn Trữ La, một thôn nổi tiếng về nghề tơ lụa. Trong Trữ La Thôn, người con gái này nổi tiếng đẹp rồi.

Theo tài liệu của Nguyễn tường Bách, người đi đến nhiều nơi trên Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Quốc thì Cối Kệ, ngày xưa là nơi hoang vắng, hung hiểm, nên Ngô phù Sai không chú ý khi Vua Việt bỏ chạy vào nơi này. Câu Tiễn trốn vào vùng Cối Kệ mà ngày nay chính là Shanghai, hay là Thượng Hãi bây giờ.

Theo sách sử Phạm Lãi tìm được hai người con gái tuyệt trần tại vùng Thượng Hãi ngày nay, một nàng tên là Tây Thi, còn một nàng tên là Trịnh Đán. Mỗi người một vẹn đẹp ngàn vàng. Nhưng Ngô phù sai yêu thích Tây Thi hơn nên Trịnh Đán thời gian sau tại hậu cung buồn rầu rồi mất đi. Khi Trịnh Đán mất rồi, vua Phù Sai sợ Tây Thi nhớ bạn mà yểu mạng nên vua cho thợ giỏi xây một thành hay đúng hơn một lâu đài "Tình Ái ", lâu đài này tên là Cô Tô đài.

Cũng theo Nguyễn tường Bách, thì Cô Tô Đài được xây trên núi Linh Nham, cách thành đô khoảng 2 km đường chim bay. Lâu đài tình ái xây gần 5 năm trời ròng rã, đủ loại kỳ hoa dị thảo, đủ loại chim đẹp. Cây cối rất đẹp, suối reo, chim hót, cùng người con gái đẹp nhất trần gian, nàng chân nhõ mang guốc vông. Tiếng guốc kêu trên cầu kiều, dưới là đàn cá lội, nơi xa là chim uyên ương... làm Ngô phù Sai quên quốc sự. Cô Tô Đài đã làm Phù Sai vong quốc. Lâu đài Tình Ái đã làm chàng trai trẻ lại, quên chuyện kiếm cung mà lo đến nụ cười mỹ nữ. Đến 6 năm sau thì nước Ngô mất bởi vua Việt tên là Câu Tiễn.

Đến đây chúng ta sẽ ngừng lại vì nếu tiến tới truyện thiên tình sử người con gái thôn Trữ La và Phạm Lãi thì sẽ lạc mất tiếng chuông chùa Hàn San rồi phải không? Nhưng truyện này chúng tôi xin hẹn các bạn sẽ trở lại trong bài tới (nếu tác giả thấy bớt... lo trong lòng, lo đây là đang lo kiếm cơm... phải không?)

Hàn San Tự ngày nay vẫn còn, bài thơ tứ tuyệt nầy chúng ta chưa quên. Nhưng chúng ta lại vội quên mất người làm bài thơ này. Ngày xưa học tại trường dòng, giờ quốc văn, chúng tôi tưởng bài thơ này của Tản Đà làm ra, vì nó hay quá. Tài sức Tản đàn có thể làm được. Nhưng nay mới biết Tản Đà chỉ dịch lại mà thôi. Người làm bài thơ này đã mất trên 1000 năm nay rồi. Vào thế kỷ thứ 8, tại Cô Tô có một vị quan chức vụ khá nhỏ, ta có thể gọi vị này làm nghề quan thuế hay Hải quan cũng vậy. Anh coi sóc các thuyền bé ghé bến, dịch vụ buôn bán rất sầm uất. Thuế má phải đóng cho triều đình. Trạm thuế vụ của anh cũng gần bến Cô Tô. Ngày xưa công sở và nhà ở cũng gần nhau, sát vách. Khi nghe tiếng trống đánh kêu oan vào nữa khuya tại công đường, thì vị quan lật đật bật dậy, cởi áo ngủ mà mặt vội vào áo quan rồi quan thăng đường. Phòng ngủ và công đường công sở có khi chỉ là tấm vách mỏng nếu là quan nhỏ xíu. Vị quan nhỏ này lo về Hải quan Thuế vụ, hàng ngày xuống bến sông mà kiểm điểm hàng hóa khai báo. Ngày xưa thuyền bè thường chở nhiều nhất là: gạo, muối, đường, rồi đồ gốm lu, hũ, chén bát, trái cây..vv... Nhưng cho dù làm nghề hải quan mà anh không mấy thích trong lòng, nhưng anh phải làm. Anh rất thích làm thơ, giờ rỗi rảnh anh thường hay tụ họp bạn bè đồng nghiệp mà làm vài bài thơ. Nhà anh ngó lên thì thấy chùa Hàn San rồi. Chuông chùa ắt hẳn đã ghi đậm vào lòng anh thuế vụ hải quan này từ lâu. Anh tên là Trương Kế. Chùa Hàn San trên núi Linh Nham, dưới núi là con sông nhỏ, thơ mộng. Rất nhiều bóng cây mát. Cây nhiều nhất chính là cây Phong, có lá giống như lá cờ của Canada vậy. Nên trong bài thơ tứ tuyệt của Trương Kế, chúng ta thấy có cây Phong nằm trong đó. Nhiều nhà dịch giả từ ngàn năm trước cho là gió là Phong. Thật sự là loại cây Phong. Trên núi ngó xuống bến Cô Tô, thì nhiều thuyền đậu san sát, khuya về họ lên đèn. Ngọn đèn dù nhõ nhưng vẫn lung linh ánh sáng vàng trong màn đen đêm khuya, trên trời thì sao sáng vằng vặc. Có sao thì có mây, rồi có ánh trăng vàng đẹp diệu hiền tỏa xuống từ trời cao. Phong cảnh hữu tình, mây gió, núi đồi, chuông chùa, chim quạ bay về. Tiếng chim quạ kêu rất mạnh hơn tiếng hạc kêu. Muốn nghe hạc kêu thì phải tứ cố vô thân. Nghĩa là một mình hoang vắng nhưng biên địa thì mới nghe hạc gọi về. Thành đô không thể nào nghe được tiếng hạc đó.

Vào năm 502 (theo lời của Nguyễn tường Bách) thì ngôi chùa hàn San này được xây lên. Ngôi chùa này rất nhỏ, trong đại sảnh có thể chứa đến 5 ông sãi chùa ngồi đọc kinh là hết chỗ... cục cựa. Có nghĩa là nhỏ xíu xiu vậy.

Vào thế kỷ thứ 7, tại nơi này, có một anh học trò, thất cơ lỡ vận, anh tên là Hàn San, nghĩa là người nghèo ở núi. Thi trượt nên anh chán đời, anh đi rày nơi này nơi kia, sau cùng lòng vòng tại đây. Trên núi Thiên Thai, có chùa Quốc Thanh. Vị sư trụ trì là sư Phong Can. Học trò tên Hàn San còn sư trụ trì tên Phong can... nghe như tương hợp từ kiếp trước vậy. Phong Can có lần xuống núi, định lên kinh đô có chuyện cần, đi ngang một xóm nhà nghèo, trong một đống rác ngoại ô, sư nghe tiếng khoc đứa bé. Sư đến tìm được một dứa bé bị bỏ rơi, sư bồng đem về chùa và bỏ dự tính lên kinh đô từ đó đến nay. Đứa bé được sư đặt tên là Thập Đắc, tên này nghĩa là nhận được vào ngày thứ mười gần ngày rằm trăng tròn, cũng có nghĩa là không gì hơn bằng cứu một người. Đó là Thập Đắc. Đưa bé lớn lên, thì sư cho quy y. Một ngày kia Thập Đắc gặp được người bạn từ phương xa đến, đó là Hàn San cuồng sĩ, anh học trò thi rớt phẫn hận cuộc đời. Hàn San cất một mái am nhỏ dưới triền núi, thường lên chùa mà ăn cơm. Các vị tiểu sư phụ chùa rất không ưa Hàn San, vì chàng nhận cơm chùa thường hay chê bai ngon dở, nhưng vì phương trượng Phong Can không phật ý đến nên các sư chùa đành cắn răng chịu tức với anh chàng học tró thi rớt này. Có lần anh say rượu lên sân chùa mà chưởi khách thập phương om sòm, trái cây gần chín thì anh hái ăn trước. Anh đúng là quỷ phá chùa mà. Thập Đắc lại thích ý với Hàn San nữa. Hai người thường trốn chùa mà lên dốc núi cao ngâm thơ xướng họa nữa.

Có lần một vị đại quan đương triều ghé ngang phong cãnh hữu tình này. Vị đại quan cho rằng nơi phong cảnh hữu tình bắt buộc phải có chân tu. Ông ra lệnh binh sĩ ngừng dưới núi, một mình ông nhất bộ nhất bái lên chùa. Đại quan trên là Lư khưu Dẫn, ông có lòng mộ Phật, trọng Nho và nễ Lão. Ông lên gặp phương trượng chùa Phong Can. Đại quan thành kính xin phương trượng chỉ giáo vài lời vàng ngọc, Lư Khâu Dẫn hỏi Phong Can có phải là một vị chân tu không? Sư nói không phải, hõi tiếp vậy là ai xin chỉ dùm. Phong Can chỉ Hàn San, sư nói Hàn San chính là Văn Thù đầu thai ngày nay vậy, còn Thập Đắc chính là Phổ Hiền vậy. Đại quan Lư khâu Dẫn đến gặp hai người này, thì hai người này nói lớn: "Phong Can thiệt là hỗn với chúng ta ". Rồi hai người bỏ chùa đi mất không trở lại nữa.

Nhưng khi về lại kinh đô thì Lư Khâu Dẫn đễ lại rất nhiều ký sự và bài thơ cảm khái khi gặp được hai người này. Hiện nay chùa Hàn San còn hình vị hai người trẻ này.

Tô Châu cảnh đẹp nhờ có thêm chùa hàn San nên đẹp hơn nữa. Ngày xưa Tô Châu là nơi đẹp, cách Thượng Hãi độ 65 dặm. Nơi này là tơ lụa nổi tiếng Trung Quốc thời bấy giờ, cũng nơi này có nhiều họa sĩ nổi tiếng tụ tập nơi đây. Họ dùng lụa mỏng vẽ tranh thủy mặc, loại tranh chỉ có màu đen, trắng và xám. Đến đời nhà Thanh gần đây thì Tô Châu đất đai càng đắt giá nhất thế giới, nhà giàu, các quan lớn trong triều tranh nhau đến Tô Châu xây nhiều ngôi nhà đẹp nghĩ về mùa hè và mùa Đông.

Nhưng cuối thế kỷ 19 thì nơi này trở thành hoang địa vì giặc Hồng tú Toàn tràn đến, cướp phá, tàn sát dốt phá hàng ngàn ngôi nhà đẹp quanh chợ lớn. Khi Nhật Bản nắm được bí quyết làm lụa thì Tô Châu nên kinh tế bị xuống dốc thảm hại. Nhưng khi Nhật chuyển sang nghề tơ lụa bằng sợi nylon nhân tạo, thì người ta bắt đầu trở lại Tô Châu mua tơ lụa thiên nhiên nơi này. Người ta đào nhiều kênh rạch chằng chịt mục đích lấy nước, và vận chuyển những chiếc ghe nhỏ, quanh bờ họ trồng liễu và cây phong gió. Người Pháp gọi nơi này là Venice của Á Châu quả là không ngoa. Tô Châu còn nỗi tiếng những khu vườn trồng cây kiểng đẹp cụa Trung Hoa. Nhiều phim võ hiệp thường dùng quang cảnh những khu vườn nhỏ bé, xinh đẹp mà trở lại thời xưa võ hiệp kỳ tình. Tô Châu còn nổi tiếng về nghề làm quạt mát, nhiều cây quạt có viết những bài thơ nổi tiếng trữ tình. Người Trung Hoa thường mua lông chim của miền Nam mà đem về đây kết thành quạt lông chim, nhẹ và thanh lịch vô cùng.

Trở lại Chùa Hàn San, tiếng chuông ngân vào trăm năm trước bị giặc lấy mất, Nhật lấy chuông làm súng đạn. Năm 1905 chuông được đúc lại theo kiểu xưa. Trên sân chùa hàn san ngày nay có nhiều bia mộ. Bia đá khắc nổi tiếng nhất chính là bài thơ của Trương Kế. Nhiều người lấy giấy trắng mà dùng than đen cà sát mặt bia đem từng chữ ghi khắc trên đa mà về nhà treo lên kiếng. Ngâm nga khi mùa Thu đến, nhớ về người xưa. Người xưa đi mất, nhưng chuông chùa đã văng vẳng nơ đây.

"Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hõa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền"

Kỹ Sư Sagant Phan

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002