Đại Chúng số 82 - phát hành ngày 15/9/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


HIỆU NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA THƠ (CONCRETE POETRY)
(*)

Bản dịch Khổng Đức Đinh Tấn Dung

Cuộc Cách mạng công nghiệp trong thế kỷ 18-19 đã khiến cho chữ viết và sự ấn loát được quảng bá lưu truyền rộng rãi. Trường học đã dạy dỗ cho mọi người kỹ thuật viết nhanh, máy đánh chữ, nghề tốc ký phát triển, gần đây lại còn có máy vi tính cá nhân lan tràn.

Tất cả các phương tiện đó thôi thúc đòi hỏi con người phải đọc mau, xem lướt cùng lĩnh hội mau lẹ, làm cho ngôn ngữ thành một thứ thị giác, thính giác, cùng hình thức cú pháp biểu hiện bị xuống cấp mà trước kia chưa bao giờ có. Cho nên nhà thơ kiêm nhà phê bình là Franz Mon, Amsterdam đã viết:"Chưa bao giờ chúng ta có nhiều tư liệu để viết như thế...Đồng thời bản thân của ngôn ngữ chữ viết lại cung cấp cho ta ít nhu vậy. Nó giống như một vết thương sắp lành miệng đang bao trùm trên khắp cuộc sống của chúng ta."

Đối với ngôn ngữ phát sinh ra tình huống phân tách phán đoán như thế, liên quan đến xu hướng chính trị của văn hóa. Tính chất ngôn ngữ và hình tượng của hội họa, trong hình thức biểu hiện của phương tiện truyền thông cũng đều cần phải đổi mới. Có thể nói về mục đích phát triển phong cách thi ca và mình phải phong phú lên bằng cách trở về với sự tư duy. Có thể thơ cụ thể (Concrete poetry) - chỉ về hiệu năng và nghệ thuật của thơ - cũng vì mức độ yêu cầu đó mà phải phục vụ cho mục đích của mình. Nó cũng phải canh tân tạo ra một thứ ngôn từ giàu ý nghĩa tư duy thành hình thức thị giác.

Lịch sử chữ viết đã từng nói với chúng ta, vì nhu cầu tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa hình tượng, khiến cho chữ viết biến thành một hình dạng rõ ràng, dễ nhìn và dễ viết hay khắc. Nhưng thật đáng kinh ngạc là dù đã trãi qua hàng nghìn nam, chữ viết tự

nó vẫn rực chói với hình tượng đầy ý nghĩa. Cho nên một người dân Nhật Bản hay Trung Hoa hiện đại trong phút giây trầm tư mặc tưởng vẫn nhìn chữ Tokyo (Đông Kinh), có hình ảnh mặt trời mọc lên gần ngọn cây (ta thấy chữ Nhật ghép chung với chữ Mộc). Và dù cho tự nguyên của chữ ấy đã mất đi lâu rồi mà ít nhất trong nó vẫn giữ lại một khái niệm, một phù hiệu đặc biệt. Khi chữ viết diễn tả ý nghĩa được thay thế bằng âm tiết hay tự mẫu của cách viết thì thứ ký hiệu và ý nghĩa quý giá một đối một liên hệ chặt chẽ như bị phá hủy không bao giờ cứu vãn được. Sự trực tiếp liên hệ giữa đối tượng và phù hiệu thị giác sẽ bị sai lệch bởi âm thanh tiếng nói. Càng tồi tệ hơn, chữ viết làm cho kết cấu mỗi ngữ âm của mỗi từ độc nhất phân giải thành một số bộ phận nhỏ phát âm (là cách nhận định đối với ngôn từ của Tây phương) vì vậy chúng ta phải loại bỏ một số phù hiệu, mà bộ phận kết hợpnó không có chút gì phản ảnh được đối tượng mà nó được tiêu biểu. Tuy nhiên bất cứ thờ nào chúng ta cũng thiết lập các bộ phận của ngon từ như vậy - tức bộ phận khái niệm cùng khác biệt trong hệ thống phức tạp rõ ràng sẽ đạt được nhiều lợi ích. Bởi vì đó là một hệ thống sáng tạo rất hoàn hảo, cùng với thế giới sự vật thoát ly khỏi mối quan hệ; là một thế giới ảo tưởng của huyền thoại, là nơi các nhà văn học cùng thi nhân đều say mê.

Ngôn ngữ miêu tả đối tượng...sự vật có bao hàm cái ta trong đó, nó cũng giống như tự động ban một bộ phận cho vật thể, do đó tay chân, da thịt hay máu mủ đều như một cơ thể hoàn chỉnh độc lập và thống nhất. Thậm chí thuộc tính và hoạt động của ngôn ngữ biến thành sự vật;l tấy cả những gì sở hữu của chúng ta và sự thể hiện đều tách ra. Như "quả dâu tây" là ngôn từ diễn tả một sự vật, trong khi màu sắc của nó lại là một cái khác, và khi chúng ta nghe một câu nói "kẻ mưu sát Abel" thì từ mưu sát được trình bày như một đối tượng dính liền với nạn nhân, nhưng lại tách rời ra. Đồng thời nó cũng liên hệ với thời gian lẫn không gian và lý luận được cụ thể hóa. Muốn hiểu ngôn từ tức là phải vận hành những văn kiện trùng tân cách tổ chức hình ảnh đó. Phương cách chính của sự tái thiết lại hình tượng của ngôn ngữ là tạo nên mối liên hệ của không gian trong khoảng cách của ngôn từ và mục đích liên hệ không gian chính là sự liên hệ của tuyến tính (hay đường giây). Nhưng đường giây liên hệ không phải là tính cố hữu của ngôn từ. Nếu đó là điểm tất yếu nhắc nhở chúng ta thì thơ cụ thể hoàn thành nhiệm vụ đó. Ngôn ngữ chỉ khi nào dùng để chuyển đạt thành sự kiện đường dây thì mới có tính đường dây. Thí dụ như dùng hình thức báo cáo trình bày hiện tượng ngoại giới xảy ra, hay dùng phương pháp lý luận biện chứng báo cáo một sự kiệnxảy ra, hoặc báo váo một sự kiện thuộc lĩnh vực tư tưởng. Hình ảnh thị giác út tùy thuộc vào tuyến tính, một cách khái quát nó thiết lập cho chúng ta nhận thức sự vật trong không gian ba chiều, hay cũng có thể như một bức họa mô tả một câu chuyện tập họp mọi hành vi trong một chuỗi thời gian.

Bất cứ thế nào, nếu chúng ta muốn tìm hiểu mối liên hệ này xuyên qua sự suy luận tất nhiên chúng ta phải phác họa cùng lúc mối liên hệ đường dây xuyên qua lĩnh vực tri giác. Đó là cái hì xảy ra khi chúng ta nói vật này lớn hơn hay bình thường hơn sự vật kia; hay là khi quan sát ánh trăng thì nói trăng lên rồi chiếu sáng cả đại dương. Ngôn ngữ khi dùng để trình bày sự việc hay lý luận, tất phải mang tính liên tục. Đối với ánh mắt mà nói thì sự liên tưởng ấy là một chuỗi từ vựng"độ dài với bản thân câu chuyện phải tương xứng nhau". Để cho tiện lợi chúng ta phải cắt bỏ chuỗi từ vựng thành bộ phận ngắn dài hợp với tiêu chuẩn của nó, giống như chúng ta cắt một cuộn giấy thành từng trang... Trạng thái thị giác của ngôn ngữ văn từ trải qua cuộc cắt xénkhông ảnh

hưởng gì đến kết cấu của văn chương. Nói như thế là cái hàng chữ bị cắt, hay một hàng cuối trangđếu không làm cho nội dung câu chuyện bị chia cắt.

Tuy nhiên nôi dung bài tản văn viết tay hay ấn loát đều bao hàm khả năng phản ảnh các phần chi tiết của tính chất kết cấu văn chương. Ngôn từ chia cắt tạo thành một khoảng trống, câu cú cắt ra cũng như vậy. Nó đánh dấu sự kiện của đoạn lạc hay kết cấu của tư tưởng. Căn cứ vào thị giác miêu tả xâm nhập sâu vào cơ cấu có bao hàm nội dung thì có thể phân biệt thi ca và tản văn. Thứ thị giác miêu tả ấy không phải là thứ miêu tả bề ngoài chung chung. Sự cắt xén toàn cơ thể ngôn từ thành mảnh nhỏ, khiến chúng ta trở về với hình thái ngôn ngữ thuở ban sơ: cách trình bày một tiếng hay câu ngắn gọn.

Dùng hình thức thị giác biểu hiện tự ngã xuyên qua hình ảnh thường xuyên trong hội họa, điệu khắc, kiến trúc... giống như trong thơ trữ tình dùng hình thức ngôn ngữ biểu hiện cái tự ngã vậy.

(còn tiếp)

Khổng Đức Đinh Tấn Dung

(*) Trích dịch từ Mew Essays on the Psychplogy of Art của Rudolf Arnheim)

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002