Đại Chúng số 83 - phát hành ngày 1/10/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


MƯA BÊN NÀY, NẮNG BÊN KIA

Thinh Quang

(tiếp theo kỳ trước)

Meo xanh đóng khớm cả các bờ tường xen lẫn với các cụm đen loan lổ như lọ chảo. Trước mặt nhà,một con đường nhỏ hẹp vừa đủ chỗ cho một chiếc xe bò chở các lúa thóc hay rơm rạ từ ngoài ruộng về. Nhà nào cũng co một cây rơm to tướng,được dựng lên phía sau vườn trông hệt như một cổ tháp dành cho trâu bò ăn hoặc đun bếp nấu nướng. So với mấy năm trước, năm này Quốc Trung gầy hẳn trông thấy rõ.Đầu tóc bắt đầu bạc phếu. Quần áo cái nào cũng rộng thùng thình,điều này khiến ông ta cảm thấy khó chịu trước cái thừa thãi vô tích sự của nó. Có lần Quốc Trung bảo vợ:

- Em mang mấy bộ quần áo này đến tiệm may nhờ họ thu hẹp lại. Nó rộng thùng thình thế này làm việc gì cũng bị vướng vấp , nhiều khi làm đổ vung vải cả đồ đạc nữa...

Thục Trinh theo lời chồng mang đến tiệm may song chẳng ai khứng nhận và đều khuyên bảo:

_ Thưa bà, bà may mấy bộ khác đi...Giá khâu lại với may cái mới cũng chỉ xê xích không bao nhiêu.

Bà Thục Trinh nằn nì:

_ Xin bà chị giúp hộ cho...Thú thật với bà chị tôi cũng muốn thế song chưa đủ điều kiện...

_ Nếu tôi có sữa cũng chưa chắc đã được. Mấy bộ này trông thế mà mục cả rồi, đụng mạnh đến đâu nó sẽ bị rách đến đó...

Thục Trinh cũng muốn may cho chồng vài ba bộ áo quần mới để mặc đi làm,trước là để khỏi bị chòm xóm láng giềng khinh dể, sau là để tránh tình trạng vướng vấp gây trở ngại việc làm... song đào đâu ra tiền bây giờ? Đồng lương của Quốc Trung cũng như Ngọc Phụng, ngoài việc trả tiền thuê nhà cửa, chi phí việc ăn uống, sắm sửa các thứ lặt vặt cho đứa cháu nội, tần tiện lắm năm bảy tháng mới dành dụm được ít tiền gửi sang cho Sùng Thật ăn học. Tuy nhiên không phải mọi việc đều suông sắn theo như ý mình, lần này ngày gửi tiền đã gần đến nơi, tiền tom góp lại vẫn chưa thấm vào đâu, vả lại Sùng Thật cứ liên tiếp về thúc hối, đợi chồng về bà thủ thỉ hỏi:

_ Ông nè! Ông đã đọc thư của thằng nhỏ chưa?

Quốc Trung gật đầu:

_ Xong rồi!

_ Ông nội nó hè! Con nó có thiếu mới thư về hỏi, mình có thể mượn trước tiền lương để gửi ngay cho nó không?

Ngập ngừng trong giay lát,Quốc Trung đáp lại bằng giọng yếu ớt:

_ Ừa! Để thử xem...

_ Còn thử gì nữa! Ông nội nó có biết giờ này nó đang nóng lòng trông đợi đến đỏ con mắt ở bên ấy không?

Ngọc Phụng từ phòng trong nghe cha mẹ chồng bàn thảo về tiền nong vội nói vọng ra:

_ Ba má yên lòng! Đợi ngày mai con tạm mượn đở của người bạn về hẵn gởi cho anh con. Khi nào lãnh lương con sẽ hoàn trả lại họ.

Ngày nào cũng vậy, mãi đến tối hù Quốc Trung mới lò mò về đến nhà. Hôm nào may mắn lắm mới gặp mặt đứa cháu nội còn thức. Những lần như vậy Quốc Trung cảm thấy tất cả sự mệt nhọc như tan biến nất hẳn. Hai ông cháu ôm nhau đùa nghịch,hết trò chơi này đến trò chơi khác. Tiếng cười của Quốc Trung cùng đứa cháu nội làm huyên náo cả lên, khiến Thục Trinh lẫn Ngọc Phụng cũng vui lây...

_ Ấy dà! Ông nội nó ơi! Chọc lét mãi coi chừng coi chừng nôn ruột nó đó nha!

_ Ậy! Nôn cái gì? Nè, bé Bự ơi! Đến đây ông nội làm ngựa cho Bự cỡi. Hồi xưa thằng cha mày, nội cũng đã từng nai lưng làm trâu rồi. Còn mày chắc là thích cái thân già này làm ngựa phải hôn? Cầm cái roi ngắn nội để ở ghế cạnh con ngồi đó rồi mang đến đây...

Đợi cho Anh Hào trèo lên lưng ngồi yên úy, Quốc Trung làm động tác như ngựa đang phi, miệng nói liên hồi với cháu nội:

_ Bây giờ, Bự của nội cứ quất vào mông của con ngựa... già này đi! Còn chần chờ gì nữa, cứ quất mạnh vào... Ờ, như vậy... nhưng mạnh thêm chút nữa...

Anh Hào này đã lớn nên sức giáng xuống của chiếc roi cầm trên tay nó có phần khá mạnh, nhất là Quốc Trung chỉ mặc chiếc quần lụa mỏng lại bên trong chẳng có quần lót nên cảm thấy đau thấm thía,bèn hạ giọng năn nỉ:

_ Ấy... nhẹ nhẹ tay một chút Bự ơi! Ngựa quắn cả đít rồi... Ấy... cho ngựa già này xin một tí khoan hồng...

Quốc Trung càng năn nỉ, bé Bự lại càng ra sức quật mạnh thêm. Nó vừa quật vừa cười lên sặc sụa....

Cuối cùng sức chịu đựng có hạn hạn, Quốc Trung chịu đau không nổi nữa ngả lăn đùng ra chiếc giường gỗ mun nằm thở dốc. Mẹ con bà Thục Trinh nom thấy đứng cười ngất nghẻo. Ngọc Phụng chạy đến ôm con về phòng khẽ bảo vào tai nó:

_ Đúng giờ rồi, để ông nội nghỉ ngơi cho khỏe... Con quấy phá làm ông nội muốn ngất xỉu đi, con thấy không?

Thục Trinh càng về già càng thương yêu chồng hết mực. Từ ngày Quốc Trung bán tiệm ra đi làm công, bà săn sóc chồng thật chu đáo từ miếng ăn đến giấc ngủ. Bất luận Quốc Trung về giờ nào, Thục Trinh dù mệt mỏi đến đâu cũng gắng ngồi đợi. Lần nào cũng vậy, Quốc Trung vừa từ cửa bước vào là bà đã đở ngay lấy chiếc áo ngoài hay cầm lấy nón, mang khăn cho chồng lau... nhất nhất bào đều lo liệu chu toàn...Có nhiều đêm chồng về trễ, ngoài trời lại đang cơn bão tuyết, Thục Trinh lo lắng,thở vắn than dài, nếu không có Ngọc Phụng ngăn cản bà đã bỏ chạy đi tìm chồng cho được.

_ Không được đâu má! Đang cơn bão tuyết má ra đường nguy hiểm lắm...Thế nào Kim Đại Minh cũng ngăn cản không cho ba về đâu!

Trở lại vào nhà, Thục Trinh không chịu vào phòng nằm vẫn chong đèn ngồi đợi. Nhìn con dâu đang ngồi ủ rũ bên kia giường cạnh bé Bự đang say ngủ, Thục Trinh cũng biết con dâu cũng đang mang trong tâm trạng mình nỗi đau khổ không kém. Ra lấy chồng chỉ võn vẹn có mấy hôm thì chồng đã lên đường ra đi ngoại quốc ăn học. Rồi kịp đến bụng mang dạ chửa, chín tháng mười ngày,mang nặng đẻ đau ,sinh ra được bé trai cho gia đình họ Mã để nối dõi tông đường. ..

Mấy năm đầu, Sùng Thật thư về đều đặn,có khi còn vượt hơn cả sự mong đợi của nàng, nhưng kể từ năm qua, thư từ của chồng thưa thớt dần, lần nào cũng chỉ nói chuyện qua loa với lời thăm hỏi lấy lệ. Thư cho cha mẹ, Sùng Thật lần nào cũng có câu: "Con cần tiền, xin ba má gửi ngay cho để đóng tiền ăn ở và học phí".

Tất nhiên mỗi lần có thư gửi về là ngày hôm sau đã có ngay thư gửi đi.Quốc Trung thường viết thật dài và với hàng chữ sau cùng là "Ba má và Ngọc Phụng gửi khoảng tiền chi phí này cho con cần dùng".

Từ ngày Sùng Thật thưa thớt thư từ về, Thục Trinh cằn nhằn bảo Sùng Thật là bất hiếu chi tử, có ăn học mà không biết gì đến đạo lý của thánh hiền. Những lúc như vậy, Quốc Trung thường nhỏ to với vợ:

_ Sùng Thật nó đã lơ là như vậy mà bà đi cằn nhằn như vậy mãi,không sợ con dâu nghe được buồn sao?

_ Nếu tôi không nói ra, chẳng lẽ con Ngọc Phụng không biết thằng con mình bội bạc à?!

_ Nhưng dù sao,bà là mẹ chồng không nên để lộ những lời lẽ trách móc con mình,thế nào nó cũng đau lòng thêm! Điều cần thiết là mình nên tránh gợi lên hình ảnh thằng Sùng Thật trước mặt nó được chừng nào hay chừng ấy. Bộ bà không trông thấy vẻ tiều tụy của nó trong bấy lâu nay đó sao?

Nghe chồng khuyên bảo, Thục Trinh trầm ngâm trong giây lát rồi xuống giọng:

_ Thì thôi,từ nay tôi không đề cập đến tên thằng Sùng Thật trước mặt con Ngọc Phụng nữa...

Nói đến đây Quốc Trung thở dài:

_ Chỉ trách cho thằng con mình, càng học càng ngu, chẳng biết nó co ăn phải bùa mê thuốc lú nào không mà như vậy!

* * *

Mùa đông năm nay tuyết đổ liên miên. Đêm nay Quốc Trung về sớm hơn mọi hôm. Vừa bước chân vào nhà đã nghe thấy tiếng của vợ reo lên:

_ Ông ơi! Đợi đó để tôi đở áo cho... Có thư của thằng Sùng Thật về đây nè!

Đưa tay lên vuốt những hạt tuyết rơi bừa bãi trên mặt, cởi chiếc áo bông mỏng ướt ra trao cho vợ, xong lên tiếng hỏi:

_ Thư của Sùng Thật?

_ Ừ! Thì của nó chẳng lẽ của ai vào nừa!

_ Con Ngọc Phụng cũng có chứ?

_ Dạ, thưa ba, chắc là có... Lần nào anh con cũng bỏ chung cùng một phong bì với ba má...

Trong khi Ngọc Phụng mang thư trao cho cha chồng, bà Thục Trinh vội đi lấy khăn đem lại. Được thư con, Thục Trinh lộ vẻ mừng ra mặt,cười hỏi chồng:

_ Sao không mượn dù của chủ mà đi, đỡ phải bị tuyết đổ dính đầy cả người thế này...có ngày nhiễm nước sinh bệnh mất... Ông ơi! mình già yếu rồi,cái gì cũng phải cẩn thận mới được.

Quốc Trung lặng lẽ ngồi đọc thư con, rồi chuyển lại cho Ngọc Phụng, nhếch miệng cười nói:

_ Kể ra thằng con có trí nhớ thật tài tình...

Nghe chồng nói vậy, bà Thục Trinh vội cất tiếng hỏi:

_ Hả? Ông bảo trí nhớ gì?

_ Nó nhớ nhắc mình gửi tiền đúng ngày cho nó... Có lẽ nhờ vậy mà nó không quên gửi thư về thăm cha mẹ vợ con...

Nói xong, Quốc Trung phá lên cười. Tuy vậy,ông không tỏ vẻ gì giận hờn Sùng Thật. Quốc Trung đưa mắt nhìn về phía vợ và con dâu như để thăm dò phản ứng. Sợ cha chồng lo lắng về tiền bạc chưa được đầy đủ, Ngọc Phụng vội lên tiếng:

_ Thưa ba, con có được ít tiền dành dụm cho Anh Hào sau này, ba có thể lấy ra dùng gửi cho anh con. Theo con nghĩ trời bên ấy đang vào mùa đông, chắc anh con cần thêm áo ấm...

Quốc Trung gật đầu:

_ Ừ, cũng có thể tạm khoảng tiền cho để tiết kiệm cho Anh Hào sau này, ít hôm nữa có ba sẽ đưa lại con cũng được. Và, ba cũng còn một ít tiền trong túi áo đây, thêm với số tiền của con mang gửi ngay cho nó...

Đêm nay, gia đình Quốc Trung thật vui. Khác với trước kia, Quốc trung cười nói pha trò luôn miệng. Mỗi lần như vậy bà Thục Trinh lưu ý miệng ông để lộ một khoảng trống do hai chiếc răng cửa bị gãy trông như một cái hố đen hun hút. Bà Thục Trinh nhìn chồng trân trối, cảm thấy chồng mình đã già sọm đi nhiều. Mặt mày đầy những vết nhăn hằn sâu xuống. Nụ cười trên môi của ông gần như tắt hẳn, ông ít nói năng hẳn đi. Thỉnh thoảng ông chỉ đùa với vợ bằng hình ảnh đứa cháu nội:

_ Bà cần gì phải trông mong thằng Sùng Thật về... mà lúc nào cũng tỏ ra nóng ruột nóng gan...

_ Chứ bộ nó là con của mình, trai cũng nó, gái cũng nó...

_ Thì đã có thằng Anh Hào đó... Nó là hình ảnh của cha nó, mình cứ trông thằng Anh Hào là thấy ngay thằng Sùng Thật.

Bà Thục Trinh bỗng nhắc lại ngày về của con:

_ Hình như ông nói với tôi chừng không đầy một năm nữa là thằng nhỏ về phải không?

_ Ờ, bao nhiêu năm còn chịu đựng nỗi nhớ thương được, huống hồ chỉ còn không đầy một năm nữa thôi! Ngày mà trông thấy nó về chắc là bà với con Ngọc Phụng vui vẻ lắm!

Bà Thục Trinh cười:

_ Bộ mình tôi với Ngọc Phụng vui còn ông thì... sẽ bảo ông thánh con đọc lại chữ nghĩa thánh hiền cho mà nghe!

Cả ba người cùng phá lên cười!

* * *

Hôm nay trời mưa dầm, không còn quang cảnh tuyết đổ nữa. Thỉnh thoảng vài ba ánh chớp lóe lên sáng rực, xuyên qua các kẻ hở của mấy tấm cửa phên của căn nhà ọp ẹp. Tuy là ngôi nhà cũ kỷ song tương đối rộng. Gian trước dùng chỗ để thờ phượng ông bà Mã. Bàn thờ làm bằng loại gỗ táo. Trên mặt bàn đặ bộ ngũ sự bằng đồng mua tận Vân Nam. Một tấm bình phong có cẩn sa cừ áng ngay trước cửa ra vào. Bên trên mặt tường ván lụa được treo tấm biểng viết ba chữ "Mã Từ Đường" sơn phết bằng nhụ kim vàng óng ánh. Một bộ chén trà kiểu xưa đời nhà Tống có vân xanh và một ống đũa bằng loại sứ Giang Tây vẽ hình con chim phương đỏ đặt cạnh chiếc bát mỏng có hình con rồng. Gian giữa có hai căn phòng đối diện nhau. Căn day mặt về hướng Đông là của vợ chồng Quốc Trung, còn căn day mặt về chính hướng Nam là phòng của Ngọc Phụng và bé Anh Hào. Tiếng là phòng,song mỗi căn chỉ kê võn vẹn được một chiếc giường, vừa đủ chừa cho lối đi nhỏ. Gian nhà bếp có thoáng hơn nhờ cửa nẻo rộng rãi,nhưng lại lắm mạn nhện chăng đầy bên trên chồ bếp. Cửa sổ có song bằng gỗ hướng ra sau vườn. Một chiếc giường tre cũ kỷ kê sát bờ tường dùng ngồi làm thức ăn đối diện với cái bếp xây gạch đứng.

Cứ ba tháng một lần gửi tiền sang Mỹ cho Sùng Thật. Mới gửi đó nay lại đã tới kỳ. Dưới bóng đèn tọa đăng,vợ chồng Quốc trung ngồi chụm đầu vào nhau đếm từng đồng góp nhóp cho đủ số để gửi đi. Thỉnh thoảng Quốc Trung đưa tay mằn mò, nắn nót từng bọc áo đang mặc trong người mong tìm được đồng nào còn sót lại để bỏ thêm vào.

_ Ấy ! Chỉ còn thiếu có hai đồng nữa là đủ ba trăm chẳn...

Thục Trinh ngẩng mặt lên nhìn chồng, rồi như sực nhớ ra điều gì, bà vội đứng lên bỏ chạy vào phòng lục lọi các ngăn kéo rồi hăm hở bước ra trao cho chồng:

_ May mắn quá... tôi còn hai đồng đây này.

Quốc Trung ngạc nhiên hỏi:

_ Thế là vừa túc số. Thế bà moi đâu ra tài tình như vậy?

_ Tiền này ngày còn ở quê tôi bán bớt mấy gánh lúa giống đặng dùng bỏ vào họp đếm hàng đêm đợi ngày về của thằng Sùng Thật. Từ ngày nó về bỏ quên không còn nhớ đến nữa... May là nhờ ông bảo thiếu tiền,tôi mới sực nhớ ra...Ôi! như vậy chắc là khi nó nhận được khoảng tiền này thế nào cũng may mắn như lúc nó ăn há cẩu nhằm được trái dâu đỏ ngày nó lên đường vậy!

(còn nữa)

Thinh Quang

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002