Đại Chúng số 83 - phát hành ngày 1/10/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


CON NGƯỜI & VŨ TRỤ

LÒNG THAM VỌNG CỦA CON NGƯỜI SỰ SỐNG VĨNH CỬU LÀ ĐIỀU TẤT YẾU AI CŨNG MUỐN NHƯ VẬY

Hoàng Quyên

Con người lúc nào cũng muốn sống mặc dù lắm lúc... có ý nghĩ không còn muốn sống nữa. Tuy nhiên ý nghĩ "không còn muốn sống" nữa đó cũng chỉ nhất thời trong giây phút bất như ý, sau đó họ lại tiếp tục muốn sống và còn muốn sống vĩnh viễn trên cõi đời này mà họ cho là lắm nỗi ưu phiền!

Các bậc đế vương từ ngàn xưa, không phải riêng đất nước có ông vua tàn bạo nhất trong lịch sử Trung Hoa là Tần Thủy Hoàng luôn luôn muốn được trường sinh bất tử, mà ngay cả các hàng đế vương của xứ sở Ai Cập cũng muốn được sống mãi hoặc bằng hình thức này hay hình thức khác, miễn sao họ có sự hiện diện của họ trên thế gian này. Sau khi được hàng giáo sĩ khuyến cáo là cuộc sống trên trần gian này chỉ ngắn ngủi tạm thời, cung đình hiện hữu chẳng qua là một quán trọ... có đó rồi mất đó, mà lăng mộ mới chỉ là trường tồn, vĩnh cửu... Thế là các Pharaon mở kho mang tất cả của cải của triều đình xây phần mộ cho mình... vượt hẳn của các đất tiên vương...

Bắt đầu các Kim Tự Tháp xuất hiện để đặt xác các Pharaon cùng với của cải quí báu nhất trần đời. Các Pharaon tin rằng rồi đây xác của chính mình sẽ được sống dậy nếu biết giữ cho thân xác của mình... không bị rữa nát và linh hồn sẽ trở về nhập vào để tiếp tục sống nắm lại quyền uy trị vì thiên hạ. Các xác của các Pharaon kể từ Hoàng đế Khuphu được vùi vào loại "soude" thiên nhiên được gọi là "narton" (loại "narton" này vốn có ở Ai Cập) sau đó một thời gian ngắn họ mang ra mổ xác lấy cả nội tạng, và luôn cả não bộ mang chôn, còn trơ lại cái vỏ bên ngoài của con người. Và, sau khi rửa ráy sạch sẽ họ dùng hương liệu thơm đặc biệt tẩm vào, nhét đầy cả vỏ cây quế cùng với vỏ hồi vào bụng xác chết. Trước khi khâu lại lành lẹn, họ còn tẩm vào loại thuốc sát trùng để khỏi bị các vi khuẩn xói mòn và làm rữa nát xác ướp. Chưa hết, sau khi hoàn tất việc mổ xác và tẩm ướp xác bằng các nhu liệu đầy hương thơm, họ mang gói vào một tấm vải hàng trăm mét trên mặt sơn phết bằng chất "gelenit" tức khoáng chất chì. luôn cả các chất màu lấy ra từ khoáng vật và thực vật v.v... Trình độ ướp xác của người Ai cập được xem là cao mà lịch sử loài người đã phải công nhận như vậy.

Như trong tạp chí Discover số ra từ tháng 8/97, trong đó có đăng bài "The People of the Bog" của tác giả Shanti Menon nói về "Những Xác Ướp Trong Than Bùn", giúp cho giới khoa học khám phá thên về tác dụng của bùn đối với việc giữ xác được tươi nhuận như Ai Cập thờ cổ đại đã ướp xác các Pharaon. Vào năm 1835 tại Đan Mạch đã tìm thấy xác của một người phụ nữ do một người đào mương phát giác tại một bãi than bùn. Người phụ nữ này bị đóng chặt dưới những cọc gỗ được vót nhọn. Bãi bùn này mà dân địa phương gọi là "Bãi Than Bùn Gundhilde" ở vào thế kỷ thứ 18. Người phụ nữ này bị hải tặc giết chết trên đường về để kết hôn với vì Vua Đan Mạch có tên Hoàng đế Harald Bluetooth Sau khi xác nhận xác chết đó là Nữ Hoàng Gundhilde, Hoàng đế Dăn Mạch Frederick Đệ Lục bèn ra lệnh tổ chức một nghi lễ an táng như nghi lễ triều đình đối v?i một vì vua đương kim băng hà.

Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, than đá trở thành quí hiếm, người dân ở Tây Bắc Âu bắt buộc phải khai thác các mỏ than bùn tại địa phương để thay thế cho than đá ! Nhưng khi mà các phu khai thác mỏ than bùn đó cắt ra từng mãng than đó từ các bãi than bùn dọc theo ven bờ của miền duyên hải, họ bắt đầu phát hiện ra nhiều thi thể mà theo họ mang ra quan sát thì đều bị giết chết, và được bảo quản rất kỹ đến độ mới thoạt nhìn thấy cứ ngở đó là các thi thể này bị chết không bao lâu; đến khi các nhà khảo cổ học xét nghiệm cho biết là các xác này đã chết từ hơn 2000 năm về trước!

Và sau đó những nạn nhân từ thời cổ đại liên tục được phát hiện ở Tây Bắc Âu Châu đặc biệt là ở Đan Mạch và mạn Bác nước Đức. Theo tài liệu này ghi lại từ 2000 đến 2500 năm về trước, người Đức vào thời đại đồ sắt có thói quen thường ném xác người xuống những đầm bùn sau khi đã giết chết chết. Kể từ khoảng thập niên trở lại đây các nhà nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm đến những xác ướp trong than bùn còn lại. Họ phân tích những xác ướp đó như là những xác chết của những nạn nhân trong những vụ án mạng ngày nay. Có nghĩa họ sử dụng phương pháp khảo nghiệm pháp y nhận dạng những tử thi vô thừa nhận. Thoạt đầu người ta nghi ngờ đây là những xác mới bị giết chết gần đây. trước một tử thi quần áo bị nhòe nhoẹt cả bùn, tóc và da vẫn còn nguyên vẹn để cho rằng đây là những cái chết là những cái chết mới đây. Năm 1950, khi các công nhân Đan mạch phát hiện được thi thể của một người đàn ông co quắp tại vũng bùn. Họ đều nghĩ rằng đó là thi thể của một học sinh từ thủ đô Copenhagen vừa mới bị mất tích. Nhưng thật ra, không đúng như vậy và cũng nhờ đó họ mới phát giác điều mà về sau họ được gọi là "Người từ Tollund" mà không biết. Rồi cũng chỉ trong vòng hai năm người ta lại tìm thấy cách đó vài dặm tìm được một xác ướp được gọi là "người về từ Grauballe". Xác ướp này đang nằm dài trên ghế trường kỷ, trên cổ bị cắt đứt một vết dài.

Những xác ướp này được bảo quản một cách tinh vi nhờ trải qua một thời kỳ than bùn hình thành. . . Được biết than bùn này bắt đầu rong rêu chiếm lĩnh một dãy đất thấp, khiến đất nơi này ứ đọng và được acide hóa bảo trì được cho thi thể đó.

Những xác ướp của thời cổ đại Ai Cập mà các Pharaon đã theo lời các giáo sĩ lúc bấy giờ là ướp xác và xây dựng Kim Tự Tháp... để chờ một ngày nào đó linh hồn sẽ trở lại nhập vào xác để sống dậy tiếp tục sống... ngồi lên ngai vàng thống trị thiên hạ. Quan niệm của người Ai Cập cổ đại cũng chẳng khác nào các nhà khoa học hiện đại là làm tái sinh lại tế bào trong xác ướp.

Trong một bài báo được đăng tải trên VNTB nói về việc dùng tế bào gốc của bệnh nhân để níu kéo lại sự sống cho chính họ. Hôm 24-6-2001 các bác sĩ tim mạch của Đại Học Y Khoa thành phố Dusseldorf (Đức) đã công bố kết quả chữa trị một bệnh nhân 46 tuổi VớÙi phương pháp cấy ghép tế bào gốc, bằng cách trích rút tế bào gốc trên cơ thể bệnh nhân, sau đó đem cấy ghép vào tâm thất trái của ngửa người đó để phục hồi chức năng hoạt động của tim, chữa bệnh nhồi máu cơ tim. Cuộc thử nghiệm được tiến hành hồi tháng 3 vừa qua (Mars 2001).

Đây là lần đầu tiên giới chuyên môn đã thành công trong hai lĩnh vực: 1. Họ đã nhận dạng và trích rút được tế bào gốc trên cơ thể con người, chứ không phải lấy ra từ phôi thai. 2. các bác sĩ đã thành công trong việc cấy ghép tế bào gốc này vào bộ phận khác đã bị hư hoại. Qua đó, tế bào sinh sôi phát triển, phục hồi lại chức năng của bộ phận cơ thể nói trên.

Từ nhiều năm nay, việc sử dụng tế bào gốc để chữa trị bệnh là một thách thức chính đối với các nhà khoa học. Tế bào gốc có hai đặc trưng cơ bản : (1) tạo ra tế bào cùng loại. (2) Khi được cấy ghép vào một bộ phận cơ thể đó thì nó sản sinh ra những loại tế bào của bộ phận này.

Giới chuyên môn chia tế bào gốc làm bốn loại. (1) Tế bào gốc đơn chức năng (unipotente) chỉ có thể tạo ra tế bào cùng loại. Ví dụ tế bào gốc của da. (2) Tế bào gốc đa năng (multipotente) có thể sản sinh ra nhiều loại tế bào khác nhau. Ví dụ tế bào gốc của máu trong tủy xương con người: tế bào này chế ra hồng huyết cầu và bạch cầu. (3) Loại tế bào này hiện nay đang gây tranh luận nhiều, đó là tế bào đa năng trích rút từ phôi thai (puripotente). Tế bào gốc puripotente được trích rút ra khi phôi thai mới phát triển được khoảng 40 tế bào. Nó chỉ có thể tạo ra khoảng 200 loại tế bào khác nhau. (4) Tế bào gốc siêu đa năng (totipotente). Chính nó là những tế bào đầu tiên xuất hiện sau khi phôi bào thai phát triển được bốn ngày.

Với kỹ thuật sinh sản vô tính (clone), loại tế bào gốc siêu đa năng có thể phát triển tạo ra được con người hoàn chỉnh. Tuy nhiên việc sử dụng tế bào gốc trích rút từ những phôi thai đã gây tranh luận từ mặt đạo đức y học. Do đó một trong những hướng nghiên cứu của giới chuyên môn là dùng tế bào gốc của chính trên cơ thể bệnh nhân để chữa trị bệnh cho người đó.

Hoàng Quyên

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002