Đại Chúng số 84 - phát hành ngày 15/10/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN

Đặng Trần Huân

CHIẾN SỬ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Đã lâu lắm từ khi Phạm Huấn ngưng viết và Phạm Kim Vinh qua đời, trong tủ sách tiếng Việt hải ngoại thiếu vắng những cuốn sách giá trị nói về quân đội. Cuốn Chiến Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa của Phạm Phong Dinh phát hành tháng 5 năm 2001 đáp ứng được sự thiếu vắng đó, đáp ứng sự mong đợi của những người quan tâm tới những chiến sĩ bảo vệ miền Nam trước tháng 4 - 1975.

Tuy cuốn sách là của một tác giả trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi lính (chỉ có ba năm quân vụ) nhưng nội dung giá trị, súc tích và sự nhiệt thành của Phạm Phong Dinh rất đáng ca ngợi.

Trong gần 600 trang sách, Phạm Phong Dinh bắt đầu từ lược sử thành lập QLVNCH, lịch sử lá cờ quốc gia nền vàng 3 sọc đỏ rồi tới tất cả các đại đơn vị từ 12 sư đoàn bộ binh tới các Sư Đoàn Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến. Các lực lượng Biệt Động Quân, Biệt Cách Dù, Thiết Giáp, Nữ Quân Nhân, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân có những chương riêng biệt trong sách. Hai binh chủng Không Quân và Hải Quân được lồng vào hai phóng sự đặc biệt về trận Hoàng Sa và thành tích cứu chiến hữu đồng minh rất gan dạ của thiếu tá không quân Nguyễn Quý An.

Những anh hùng tuẫn tiết như các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng , Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, cái chết của đại tá Hồ Ngọc Cẩn và tướng Phạm Văn Phú được mô tả với đầy đủ chi tiết cảm động và đáng tin cậy vì tác giả có lợi điểm được tham khảo nhiều tài liệu và những bổ chính của những người viết trước ông. Bức ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một cán bộ Việt cộng bị báo chí phản chiến ngoại quốc khai thác, lên án được minh oan với sự sám hối của chính phóng viên Eddie Adams khi nhiếp ảnh gia này đến đọc điếu văn trước linh cữu tướng Loan tháng 7. 1998 và đăng trên báo Time có câu kết: AThưa ông tướng tôi hết sức ân hận. Lệ đã tràn đầy trong mắt tôi@ (trang 544).

Về chuyện Adams công bố bức ảnh tướng Loan bắn Việt cộng, Phạm Phong Dinh lên án những nhà khoa bảng Hoa Kỳ kiêu ngạo, những thế lực phản chiến thiên tả, với những trí óc được coi là siêu đẳng đã phải dùng một bức ảnh chụp từ mặt trận để gia tăng phong trào phản chiến làm lý do cho cuộc tháo chayï, bội ước cam kết với Việt Nam Cộng Hòa (542).

Để hoàn thành CSQLVNCH, tác giả đã tham khảo nhiều tướng lãnh cùng các sĩ quan mọi cấp có thẩm quyền hay liên hệ tới những đơn vị mà ông đề cập. Nhiều nhà văn quân đội cũng đóng góp với Phạm Phong Dinh trong việc hoàn thành tác phẩm. Về mặt phóng sự hầu hết các trận đánh lừøng danh của ta như Đức Cơ-Pleime, Mậu Thân, Hạ Lào, mùa hè 72, Xuân Lộc đều không bị bỏ sót. Cuộc chiến đấu cầm cự ác liệt tại căn cứ Charlie với sự hy sinh của đại tá Nguyễn Đình Bảo được mô tả rất sinh động qua sự đóng góp của thiếu tá Đoàn Phương Hải (234), hay bài viết về thiết giáp của chuẩn tướng Trần Quang Khôi (450).

Nhiều chuyện hào hùng, đau thương ít được nhắc trên báo chí đã được Pham Phong Dinh làm sống lại. Như trong trường hợp dầu sôi lửa bỏng của trận Dakto - Tân cảnh 1972, đại tá Lê Đức Đạt được cử chỉ huy một trung đoàn để cầm cự với sư đoàn 320 cộâng sản, đã anh dũng hy sinh và không tìm thấy thi hài khi trận đánh kết thúc (229). Chuyện chuẩn tướng tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Lê Nguyên Vỹ tuyên bố không tuân lệnh đầu hàng và rời bữa ăn dang dở với thuộc cấp, tiến vào trailer tự sát bằng khẩu Beretta mà anh em chưa kịp dấu. Cộng sản không cho mai táng tướng Vỹ trong sân Bộ Tư Lệnh mà phải chôn trong rừng cao su. Sau khi bà Vỹ và các con đã di tản, hiền nội anh ruột của tướng Vỹ phải giả làm bà Vỹ xin cải táng tướng Vỹ để sau nay thân nhân hỏa thiêu mang tro cốt của ông sang đoàn tụ với vợ con ở nước ngoài (567). Trong trận tấn công đồn Giồng Đình (Gò Công) anh Thàng, Nghĩa Quân đã hy sinh. Chị Thàng ôm 2 con cầm súng tiếp tục chiến đấu tới khi hết đạn rồi cho nổ trái lựu đạn cuối cùng để cùng hai con cùng về chín suối v. v . . . (502).

Tuy nhiên vì quá hăng say khi mô tả vụ biến động miền Trung năm 1966 nên phải chăng tác giả đã vì cảm tính khi ca tụng một vài nhân vật quá đáng và có nặng lời chăng khi coi chuyện tướng Nguyễn Cao Kỳ đưa tướng Nguyễn Chánh Thi ra khỏi nước là một vụ an trí (538).

Trong sách có một số chi tiết chưa xác thực. Chỉ xin kể một dẫn chứng làm ví dụ khi tác giả viết về lai lịch Địa Phương Quân.

Phạm Phong Dinh viết:

. . . các đơn vị địa phương Việt Nam (năm 1949) mà đã được người Pháp tuyển mộ đi lính trong quân đội Pháp trước ngày Việt Nam độc lập được chuyển cải qua cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam dưới danh xưng Bảo An Đoàn (tr. 11) . . . tháng 7. 1952 các các bộ tư lệnh vùng được thành lập . . . Các đơn vị Bảo Chính Đoàn bị giải thể, quân số được bổ xung cho các tiểu đoàn bộ binh BVN (12) . . . Các đơn vị Địa Phương Quân . . .không lâu sau đã bị giải thể vì không nhận được tài trợ của MAAG (498).

Sự thực Bảo Chính Đoàn là một tổ chức phụï lực quân hoạt động tại Bắc Việt từ khi thành lập không bao giờ bị giải thể. Bảo Chính Đoàn Bắc Việt tự đảm nhận đào tạo sĩ quan đượcsáu khóa. Khóa 7 đang học dở dang thì hiệp định Geneva được ký kết. Các đơn vị Bảo Chính Đoàn di cư vào Nam và năm 1955, chính phủ Ngô Đình Diệm quyết định sáp nhập ba t? chức bán quân sự cấp phần là Bảo Chính Đoàn (Bắc), Việt Binh Đoàn (Trung) Vệ Binh Nam Việt (Nam) thành một lực lượng thống nhất dưới sự chỉ huy của Tổng Giám Đốc Bảo An đầu tiên là ông Tôn Thất Trạch. Năm 1964 tổ chức Bảo An và Dân Vệ được đổi tên thành Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Riêng ĐPQ được nâng lên ngang chủ lực quân, bắt đầu hưởng lương có phụ cấp gia đình thay vì lương khóan.

Như vậy danh xưng Bảo An Đoàn chỉ chính thức có từ 1955 và các đơn vị Bảo Chính Đoàn (Bắc Việt) chưa bao giờ bị giải thể, giai đoạn mà Phạm Phong Dinh cho là bị giải thể vì không có tài trợ của MAAG (Mỹ) có lẽ chỉ là giai đoạn 1955 - 1964 mà Bảo An đặt trực thuộc Bộ Nội Vụ lãnh lương từ ngân sách quốc gia mà không do viện trợ quân sự của Mỹ như chủ lực quân thuộc Bộ Quốc Phòng.

Những bản đồ địa lý, sơ đồ hay hình ảnh trận chiến (tr. 5, 98, 110, 189, 432 ...) tác giả lấy từ những tài liệu Mỹ không nên vẫn để nguyên tiếng Anh mà nên dùng nhân danh, địa danh tiếng Việt cũng như dịch các chú thích vì độc giả của CSQLVNCH là người Việt.

Trong “Lời nói đầu” Phạm Phong Dinh đã bầy tỏ "viết về QLVNCH là một công việc vô cùng vất vả, vượt quá sức của một cá nhân nhỏ bé" nhưng ông vẫn viết vì đó là một niềm vinh dự để tỏ lòng tri ân các anh hùng quân đội đã hy sinh cho tự do của đất nước và hạnh phúc của dân tộc.

Với thiện chí đó ta phải cám ơn sự cố gắng của Phạm Phong Dinh đã đóng góp cho tủ sách Việt một công trình giá trị để phần nào đính chính những sai lầm, xuyên tạc của các tác giả cộng sản và cả nhiều tác giả nước ngoài khi viết về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Chiến Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa do Tủ Sách Vinh Danh xuất bản 2001. Giá bán tại Mỹ 20 mỹ kim, Ca Na Đa 30 gia kim, châu Úùc và châu Aâu 25 mỹ kim (ở xa thêm 5 mỹ kim cước phí ). Liên lạc tác giả: Phạm Phong Dinh * 914 Ashburn St * Winnipeg , MB, R3G 3C9 Canada - Phôn (204) 775 - 8914.

 

THƠ MAI TRUNG TĨNH

Thơ Mai Trung Tĩnh là một tuyển tập những bài trong các tập 40 Bài Thơ, Ngoài Vườn Địa Đàng, Những Bài Thơ Xuôi và một số thơ làm sau 30. 4. 1975 trong đó có bài làm khi ở trong trại tù cộng sản, có bài làm khi đã định cư ở Hoa Kỳ.

Nhà thơ Mai Trung Tĩnh lâm trọng bệnh đã vài năm hiện nay đang ở trong một nursing home Baltimore, MD. Tập Thơ Mai Trung Tĩnh do Nxb Tiếng Quê Hương thựchiện như một kỷ niệm tặng nhà thơ. Anh em bè bạn đã tổ chức ra mắt tập thơ này tại miền Đông Hoa Kỳ. Sau đó ngày 21. 7. 01 một buổi ra mắt khác được tổ chức tại hội trường đài phát thanh Little Saigon, Westminster, CA rất thành công về mặt nghĩa tình cũng như tài chính. Trên một trăm người tham dự gồm rất nhiều độc giả ái mộ, bằng hữu trong giới văn nghệ và bạn đồng sự của ông thuộc Cục Tâm Lý Chiến trước kia.

Thơ Mai Trung Tĩnh bán 15 mỹ kim. Xin liên lạc qua hiền thê của nhà thơ: Bà Vũ Thị Thảo * 709 Dorchester Rd * Catonsville MD 21228.

 

THẾ HỆ CHIẾN TRANH

Thế Hệ Chiến Tranh coi như truyện chính trong tập truyện của Trần Hoài Thư. Suốt 40 trang sách với nhân vật chính xưng tôi, có thể là giả tưởng nhưng cũng có thể là tâm sự tác giả với những u uất nói chẳng hết lời của một ngươi lính bất lực trước thời cuộc, trước những sức mạnh đè nén số phận lớp thanh niên sinh vào thời chiến. Cái chết của bác sĩ quân y Hà Thúc Nhơn khi ông chỉ huy thương bệnh binh chống lại cấp trên được nhắc lại như một guơng chống tham nhũng trong đơn vị quân đội. Tác giả mô tả truyện thật nhiệt tình, thành thực có lúc không kìm đươc sự bực dọc. Khi viết về phiên tòa xử những quân nhân VNCH đào ngũ, Trần Hoài Thư đã dùng những nhóm từ như: mấy tên quân cảnh, tên quân cảnh nhào tới chụp tay bà lão, tên trung sĩ quân cảnh, tên quân phạm . . .(tr. 55. 56) như thói quen bộc trực của ngươi lính chiến.

Tâm sự viên sĩ quan trốn về thăm ngươi yêu - thời gian rất ngắn ngủi - cũng là một sự rối bời không thuần túy tình cảm của hai người yêu nhau đã lâu chưa gặp lại:

Nó sủa vì ghen chúng ta.
Hay nó xô đuổi chúng ta?

Cả hai. Trong thời chiến tranh mỗi người là một con mồi. Một là bị tròng cổ, dắt đi. Hai là trốn chạy rồi bị săn đuổi hoài. Con người còn thua cả con vật. Anh không hiểu tại sao khi người ta cầm lưỡi lê thọc vào tim, mổ gan, lấy mật, xẻo lóc từng mảnh thịt, người ta coi như là chiến công. Anh không hiểu tại sao lại có những thằng lính trẻ bị chết mà khẩu súng vẫn còn bị khóa vào ống chân . . . Anh đã quá mệt để nghe những mỹ từ, nhân danh . . . (38)

Bốn năm ra đi, khi trở về mọi sự thay đổi hết, từ cái sân ga này, đến khu xóm kia, từ người thân đến hàng xóm. Họ sống như những cù lao cô độc, đầy những nghi kỵ và tham lam . . . (39)

Những truyện khác trong THCT hầu hết là những truyện về quân đội, về cuộc chiến có khi là cuộc chiến của một chuyên viên dân sự giằng co với lương tâm mình khi chính mình chiến thắng. Nhân vật chính trong Ngươi Chiến Đấu Không Đội Ngũ là một chuyên viên điện toán rất giỏi đã hoàn thành một công trình tự động hóa làm lợi cho chủ mỗi năm vài triệu đồng nhưng do kết quả đó sẽ có nhiều công nhân bị sa thải vì chương trình mới của ông Sang đã làm thay cho họ. Oâng Sang được khen thưởng, được tuyên dương. Nhưng ông không vui vì không nghĩ đó là một hãnh diện của đời ông. Điều ông hãnh diện là việc ông đã làm cách đây nhiều năm khi còn trong quân ngũ, khi chỉ huy trung đội phá sập một cây cầu không cho cộng quân đuổi theo hàng ngàn dân tỵ nan. Dù sau đó khi địch quân chiến thắng và cầm tù ông nhiều năm.

Bên Kia Cầu là một truyện rất hay mô tả trận chiến của những anh em thuộc đơn vị trinh sát, mô tả những gian khổ của người lính đồng thời cũng gửi gấm những suy tư của các nhân vật về chính trị, về giới lãnh đạo, về cuộc chiến.

Có nhiều truyện viết như tùy bút để nhân đó phát biểu về văn hóa và tâm sư ïmột người mẹ sắp mang con vượt biên . . . (Tháng Giêng, Quán Đợi Hoàng Hôn, Tản Mạn Văn Học, Lòng Mẹ Bồi Hồi).

Thế Hệ Chiến Tranh là một cuốn sách hay được viết với giọng văn và suy nghĩ thẳng thắn của một người lính bộc trực, những tư tưởng mà tác giả không thể viết ra để xuất bản khi còn ở trong tình trạng chiến tranh, trong nước ngày xưa.

Ngoài Thế Hệ Chiến Tranh, chỉ trong năm 2000 Trầân Hoài Thư còn là tác giả nhiều cuốn khác đã xuất bản như Đại Đội Cũ & Trang Sách Cũ, Thủ Đức Gọi Ta Về, Thơ Trần Hoài Thư, Qua Sông Mùa Mận Chín . . . mà ông đã tự thực hiện từ viết tới khi hoàn thành cuốn sách không qua một ấn quán nào. Cũng vì ôm đồm và làm nhanh như vậy nên khó tránh được nhiều lỗi về chính tả và ấn loát.

Thế Hệ Chiến Tranh dày 190 trang, giá 12 mỹ kim. Liên lạc với tác giả qua: PO Box 58 * S. Boundbrook, NJ 08880 * Email: tht5@juno.com

 

TỪ ĐIỂN CỦA MICROSOFT

Theo hãng thông tấn Associated Press một số học giả chê cuốn từ điển Microsoft Encarta College Dictionary có nhiều sai sót, cần sửa lại. Nhiều dịnh nghĩa về danh nhân rất inconsistant (mâu thuẫn nhau), misleading (lừa dối), outright inaccurate (sai lầm trầm trọng). Nhất là về các nhân vật lịch sử. Trong 42 vị tổng thống Mỹ từ George Washington tới George W. Bush đều chỉ được gọi là chính khách (statesman) trừ hai ông Richard Nixon và Zachary Taylor. Robert Kennedy ghi là chính trị gia (politician ), trong khi ông chủ tịch hạ viện quậy nhất xứ và phải ra đi trước khi hết nhiệm kỳ Newt Gingrich là lãnh tụ chính trị (political leader).

Chuyện Webster làm tự điển về chiến tranh Việt Nam mắc nhiều sai lầm còn có thể bào chữa là không am hiểu tình hình nước ngoài nhưng tự điển về nước Mỹ mà còn như thế thì cũng lạ về cách làm việc của Microsoft thật. Oâng trùm điện tửï này đã vì nhu cầu tài chánh, kinh tế thị trường nên chẳng cần sách hay sách dở nên chỉ làm cho kịp bán chăng nên đã thuê một số người không chuyên về từ điển làm cho nhanh, cho có . Oâng từ lãnh vực điện tử lại nhảy sang chữ nghĩa nên vấp váp chăng? Chẳng lẽ lại thêm một trường hợp "Ông thợ giày lên trên nơi giày dép"

 

ĐƯA NGƯỜI TÌNH ĐI TU

Đó là tên tác phẩm thứ 6 của nữ thiếu tá Cao Mỵ Nhân và là thi phẩm thứ 5 của nhà thơ họ Cao. Trong các tập thơ trước từ Hoa Sao 1959, Thơ Mỵ I, II,1961, 1997, Aùo Màu Xanh 1999, Cao Mỵ Nhân còn mơ mộng, rạt dào tình cảm và mung lung trên nhiều đề tài, nhiều cảm súc. Nhưng với Đưa Người Tình Đi Tu nhà thơ họ Cao rẽ sang một lối khác, nghiêm chỉnh, suy tư, man mác thiền tính như cắt bỏ dĩ vãng. Hầu như tất cả các bài thơ trong ĐNTĐT đều có lời tụng niệm, đâu đó trang nào cũng có tiếng Nam Mô, có mái chùa, có Phật, có hòa thượng, có áo lam, hoa sen, hoa súng . . . Tuy nhiên không phải vì thế mà hồn bướm Cao Mỵ Nhân mơ tiên để thoát hẳn vòng trần tục mà cũng còn vương vấn chuyện đời, pha lờøi chua chát như bốn câu đầu trong bài Hoa Dâm Bụt (tr. 102):

Bụt kia sao lại gọi là dâm
Thật khổ cho ngôn ngữ lỡ lầm
Hay tại người tu mà hạnh giả
Hoặc vì trí mạo hóa lời câm . . .

Trong lờøi giới thiệu Cao Mỵ Nhân, Nxb đã ghi áo màu xanh là màu áo nữ quân nhân, nhưng riêng về thi phẩm Aùo Màu Xanh ý của Cao Mỵ Nhân còn muốn nói tới áo dài xanh của một thời Trưng Vương và tập thơ xuất bản để kỷ niệm cuộc họp mặt đầu tiên tại vùng Hoa Thịnh Đốn. của các cựu nữø sinh trường này.

Đưa Người Tình Đi Tu do Tiếng Vang, Sacramento, CA xuất bản 2001, gồm 60 bài thơ, không ghi giá. Liên lạc: (310) 679 - 7965

 

TUYỂN TẬP VÕ PHIẾN

Tuyển Tập của Võ Phiến dày quá, gần 800 trang như một cuốn tự điển nhưng cũng chẳng chứa được bao nhiêu vì sự nghiệp của nhà văn kỳ cựu này đồ sộ quá. Thế nên tuyển tập thứ nhất này (chắc vậy) chỉ gồm những đoản văn thuộc thể loại tùy bút, truyện, tạp luận, thơ và phê bình. Có những bài ghi viết từ 1966, có bài ghi 1998, nhưng không phải 1966 là bài cũ, bài o ri gin vì nhà xuất bản cho biết tác giả có sửa lại trước khi đưa vào tuyển tập.

Tuyển Tập giá bán 25 mỹ kim. Liên lạc Nxb Văn Mới, Los Angeles, CA.

 

NAM QUỐC SƠN HÀ. . . .

Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư là một tập họp bài của nhiều tác giả viết về chủ quyền Việt Nam như Doãn Quốc Sỹ, Thái Văn Kiểm, Trác Như, Tạ Quốc Tuấn . . . Sách do tạp chí Văn Hóa Việt Nam xuất bản 2001. Đây là cuốn thứ nhất và dự tính sẽ ra mỗi năm một cuốn để nhớ ngày quốc hận, quốc sỉ và ngày thất thủ Hoàng Sa 20. 1. 1974.

NQSHNĐC dày 312 trang,không ghi giá bán. Liên lạc: Phạm Quang Tân, chủ nhiệm tạp chí Văn Hóa Việt Nam * PO Box 683276 * Houston TX 77268.

 

SÁCH MỚI NHẬN

Trong thời gian qua chúng tôi đã nhận:

TRƯƠNG TIẾN ĐẠT. Quỷ Vương Đã Ra Đời. Sách liên quan tới Thiên Chúa giáo, 392 trang, giá 15$. Liên lạc tác giả: PO Box 829 * Fair Oaks CA 95628. TRẦN HOÀI THƯ. Đaiï Đội Cũ & Trang Sách Cũ * Thủ Đức Gọi Ta Về. Liên lạc qua tác giả. HỒ TRƯỜNG AN. Lai Láng Dòng Phù Sa. Viết về 9 nhà văn miền Nam Việt Nam. Không ghi giá bán và địa chỉ. MAI THẠCH, THÁI CUỒNG . Thơ. Thơ Đen. Những bài thơ của hai lão thi sĩ, tài tử nhưng tài hoa. An Tiêm Studio xb 2001. Để kỷ niệm, không bán.

Xin chân thành cám ơn các tác giả và nhà xuất bản.

Đặng Trần Huân

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002