Đại Chúng số 84 - phát hành ngày 15/10/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


HIỆU NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA THƠ
(CONCRETE POETRY)

Khổng Đức Đinh Tấn Dung

(tiếp theo kỳ trước)

Nếu chúng ta coi ngôn từ là tư liệu nguyên thủy của lý trí thì chúng ta có thể đánh bạo mà đoán,vì sao ngày nay phương tiện truyền thông của loại thơ Croncrete Poetry lại hấp dẫn đến thế.

Nó không những giải trừ được sự mê lú đối với ngôn ngữ, mà còn biến đổi hình thức ngôn ngữ thành hình thức thị giác. Nếu như thế chúng ta có thể vứt bỏ toàn bộ ngôn từ,vì phương tiện truyền thông của nghệ thuật thị giác có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Thơ loại này có một sức hút quyến rủ đặc biệt là vì nó cung cấp cho chúng ta một cơ may có thể cắt bỏ tính chất suy luận của ngôn từ mà không cần phải đảm nhận tính liên tục của suy luận.

Sự phản ứng đối với suy luận liên tục không thể biểu hiện trong phương tiện truyền thông của hội họa và điêu khắc. Vì những hình tượng phi thời gian không trình bày liên tục như vậy. Hình tượng suy luận có liên quan đồng thời của sự kiện của sự thực. Hình tượng trong hội họa như chúng ta đãtrình bày trên, tất cả mối liên hệ cá biệt tan hòa trong một dạng thức thống nhất. Ý nghĩa ấy, tất cả đều tác động đến một nguyên tố phát sinh ảnh hưởng hỗ tương, rồi từ nguyên tố ấy thiét lập một định nghĩa thị giác rõ

ràng. Trong một tác phẩm nghệ thuậtthị giác hoàn hảo không có hướng tạo một sự vật hàm hồ treo lơ lửng không giải quyết, mà chúng được hấp thụ trong tác dụng tương tác của lực. Nó là một vấn đề khác biệt khi hình tượng là chất liệu do ngôn ngữ, văn từ

cấu tạo nên. Mặc dù toàn thể trình tự có thể bị suy yếu đi hay căn bản không còn nữa; ngôn từ vẫn xuất hiện trong một trình tự nhỏ, hay do sự hợp cạnh nhau tự nó gợi ra một trình tự khác "Ich etwas" tôi - sự vật,không thể suy diễn: "tôi là sự vật", hay là "tôi tồn tại - tôi muốn vật đó". Giống như bài thơ của Bence đã trình bày những ngôn từ như vậy tập hợp thành cụm mà vẫn giữ được cá thể tự do,khi nó tiến hành các sự kết hợp vẫn bảo trì được tính tự chủ riêng biệt.

Thơ Concrete Poetry có phải là sự phản ứng đối kháng của thế hệ cận đại đối với khái niệm suy luận quan hệ nhân quả, mà tạo ra tuyến tính xoay quanh không? Cứ theo tính chất đặc biệt của loại thơ này thì nó không có cái gọi là bắt đầu hay có cái gọi là kết

thúc. Nó không trở lại với bất cứ đầu mối của câu chuyện nào, mà còn tìm cách vượt khỏi cái kết thúc dự đoán vị lai. Xuyên qua sự hồi tưởng và dự đoán ,chúng ta thử đưa ra câu hỏi: Vậy thì nó phát sinh ra cái gì? Và làm sao phát sinh? Nó có thể làm gì cho

tương lai? Thật ra nó có thái độ thích hợp với chủ nghĩa hành động, mà còn có ý nghĩa làtin vào khả năng hiểu biết và giải quyết của con người. Đó là nền tảng chính của tiểu thuyết, hí kịch và sự tự thuật của phim ảnh; cũng là cách thế để nghiên cứu thành

phương thuốc để trị liệu,cũng tạo thành công dụng cho khoa học miêu tả. Nó chống trả lại những ai không tín nhiệm ở phương pháp phân tích tâm lý (vì đó là cách thể biểu hiện trình tự tuyến tính rất cao), cùng với môn lịch sử cơ giới giải thích, nhằm ủng hộ tán thành cho sự thay đổi các học thuyết chính trị.

Hãy chấp nhận rằng hình tượng dù bất động im lặng cũng có thể biểu hiện mối \liên hệ nhân quả; nhưng những hình ảng không biểu hiện những trạng thái vượt ra ngoài sự hạn chế của ranh giới. Nhà nghệ thuật thường trìng bày cảng Judith chén đầu Holofernes rơi giữa pháp trường; thế nhưng cô ta không đủ can đảm nhìn cảnh ấy, mà quay lại hỏi: Tại sao ta lại hành động như thế này và cái gì đã xảy ra? Trình tự của tuyến trình không ở trong bản chất của môi giới hình tượng hóa (tức hội họa). Trạng thái ôn tại là do cách xử lý về sau,và do chuyển biến thành tồn tại.

Do sự sắp xếp ngôn từ và câu cú không theo hình thức tuần tự, điểm nhọn của thơ cụ thể chỉ rõ cái khuyết điểm của suy luận là không có sức thuyết phục. Nó cho chúng ta thấy không có bắt đầu, cũng không có kết thúc; do đó cũng không có con đường vượt ra ngoài sự mâu thuẩn. Trong ý nghĩa tích cực, nó kiên nhẫn trình bày mối liên hệ phức tạp, đồng thời duy trì tính đa nghĩa và mâu thuẩn tạo thành sự suy tư của trí óc, cọng thêm bầu kinh nghiệm tích lũy mà nhận ra. Đồng thời phải thừa nhận một điểm nó cũng chống lại sự thách thức của tinh thần phân tích làm cho tác phẩm nghệ thuật bị hạn hẹp cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Khổng Đức Đinh Tấn Dung

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002