Đại Chúng số 84 - phát hành ngày 15/10/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


NẤU ĂN NGON CHO NGƯỜI MÌNH YÊU

Cô Giáo Ngọc Cần Thơ phụ trách

Mùa Thu đến rồi, sau đó lại đến mùa Đông. Có nghĩa là mùa mà con cháu thân nhân quây quần trong nhà nhiều nhất trong các mùa khác của năm. Tụi nhỏ hết nghĩ hè rồi, hay là đi chơi xa với bạn bè. Cho nên nhà của tụi mình sẽ đầy đủ nhất hơn năm phải không?

Ngọc thường đi chợ Việt, Ngọc thấy có rất nhiều chị em chúng mình thường mua Sữa đậu nành về mà cho gia đình uống.

Sữa đậu nành rất bổ dưỡng, Bác sĩ thường nói hoài. Nhưng Ngọc tin chuyện này từ lâu. Vì mấy người tu hành ăn chay, họ rất cần đậu nành. Từ sữa, đến tương chao đến đậu hủ. Họ sống từ năm này sang năm nọ, thân thể ít bệnh hoạn lắm.

Nhưng các bạn có biết sữa đậu nành bán tại các chợ hay tại tiệm ăn restaurant ra làm sao không?

_ Vì muốn để lâu trên 1 tuần, nên con buôn bắt buộc phải thêm chất mà Ngọc gọi là chất "bảo quản" nghĩa là chất thuốc hóa học mà người ta được phép để vào thực phẩm cho chậm mau hư thối, còn lượng ít nhiều thì chưa ai biết được.

_ Bạn có nghe chuyện “động trời vừa qua tại Việtnam là Phở họ ướp thêm thuốc ướp xác chết (nghĩa là thuốc formal) dành để ngâm những xác chết trong phòng mổ vv.vv... Nay chắc dân Việt quên hết rồi.

Kỳ này Ngọc cùng với các bạn làm Sử Đậu Nành tại Nhà.

Vật Dụng:

1. - Một cái nồi nấu nước khoảng 1 gallon.

2. - Một máy xay sinh tố

3. - Một túi vải để lọc cặn (tương tự như loại dùng trong cà phê bít tất của người Hoa vậy) nếu không có bán thì bạn may một vcái túi bằng vải là được rồi.

Vật Liệu:

1.- Một gói hột đậu nành gọi là Soy Bean, trọng lượng khoảng 16 Oz. Bán rất nhiều tại các chợ Super Market Á Đông như Nhật hay Trung Hoa.

2.- Đường thẻ miếng chữ nhật

3.- Nếu thấy thích bạn có thể mua lá Dứa (tiếng Thái hay tiếng Phi gọi là BAYTHOI)

Cách Làm:

Cho một gallon sữa đậu nành thì bạn đong đủ một gallon nước vào nồi nấu.

Ý quên một điều không thôi hư bột hư đường rồi. Hột Đậu Nành bạn phải ngâm cho nó nở mềm chừng 1 đêm. Cho 1 gallon thì bạn ngâm Đậu Nành chừng l/2 gói là đủ.

Trong khi đun nước sôi, thì bạn vớt đậu nành đã ngâm một đêm, cho vào máy xay sinh tố.

Nhớ thêm nước cho máy đừng quá sệt mà cháy máy đi. Bạn xay sinh tố đậu nành ngâm đêm cho đến khi nào ra chất sệt như sữa trắng là được. Xay chừng nửa gói khoảng 4 lần, mỗi lần mút một gáo đậu nành ngâm trong thau, rồi bỏ vào máy xay sinh tố.

Đó là xay sinh tố đậu nành xong rồi đổ vào nồi nước đang nóng từ từ. Nếu bạn thích mùi thơm lá dứa thì có thể xay chung với đậu nành chừng một tàu lá dứa là xong.

Bạn cho đừng thẻ vào nồi, chừng 6 cục đường thẻ dài chữ nhật bằng 2 ngón tay của chàng là ngọt rồi.

Điều quan trọng là phải đứng canh nồi, vì sữa đậu nành khi chín thì nó trào ra rất nhiều.

Khi thấy nước sữa đậu nành gần bắt đầu trào, thì bưng nồi xuống. Để nguội chừøng 2,3 tiếng đồng hồ. Đừng quá nguội, vì nếu nguội thì cho vào chai thì đậu nành dễ mau hư.

Khi nguội xong thì bạn cứ việc bắt chàng đổ sữa vào túi bí tất mà dùng đủa kéo tuốt nhè nhẹ... sữa đậu nành sẽ chảy từ từ xuống chai hay bình nylon. Rồi chót thì chàng vắt cho hết chất bổ trong túi đó.

Làm như vậy cho đến hết sữa đậu nành là xong.

Ngày xưa bà Ngoại của Ngọc làm sữa đậu nành rất nhiều, phần cho chùa và phần cho con cháu uống. Ngoại rất ít để đường, nên Ngọc len lét ôm keo đường ra ngoài mà thêm vào sữa cho ngọt. Vì làm sữa đậu nành hao đường lắm.

Còn chất bã đậu nành thì Ngoại trộn chung với cơm heo. Ngoại nuôi sau nhà, nên tất cả... đều mập mạnh hết. Thày chùa cũng mập mạnh mà Ngọc cũng vậy.

Dĩ nhiên làm đầu tiên ai ai cũng ngán, nhưng nếu làm quen rồi thì thấy vui phải không?

Mến,

Ngọc Cần Thơ.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002