Đại Chúng số 85 - phát hành ngày 1/11/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


ĐỌC BÁO DÙM CÁC BẠN

Ký Diệu ghi lại

Nhạc Sĩ Nguyễn Đức và Ban Việt Nhi (VNCR 2001-2002):

Đối với mây chị Ca sĩ thì Ký Điệu không rành lắm, toàn nghe lời đồn không hà. Có cái đúng có cái sai. Lúc qua Mỹ thì nghe Nhật Trường tự vận, rồi tới Thanh Đại vv.vv...

Nhưng nghe chuyện các chị ca sĩ kiếm ra tiền thì rất nhiều. Nghe đồn chị Lệ Thu có tiền mỗi tháng cao nhất. Nhưng chưa thấy giấy viết trên giấy trắng mực đen ra sao, nay có quyển sách của nhà văn, tài tử, ca sĩ, đạo diễn Nguyễn Long vừa báy bán tại tiệm, và cũng chính Nguyễn Long hàng ngày ngồi tại Phở Bolsa, ở Little Saigon từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, rồi sau đó đến phòng trà nhãy đầm Majestic bán sách từ 9 giờ tối đến 2 giờ khuya. Quyển sách mang tên Việt Nam 66 năm: Nhạc- Kịch – Điện Ảnh từ 1937 – 2002.

Trong quyển này Nguyễn Long viết rõ ràng: Ca sĩ Lệ Thu lúc đó là ca sĩ cao giá nhất. Mỗi tháng chị thu được 70 lượng vàng lá. Vâng! 70 lượng vàng cho mỗi tháng.

Rồi sau đó cách đây độ 6 tháng thì nghe tin chị bị bệnh, nên hội ái hữu tiếng ca của Lệ Thu tổ chức một buổi hát giúp tiền cho chị tiêu dùng, nghĩa là chị... sạch bách tiền rồi.

Nguyễn Long cũng vậy, lúc Nguyễn Long quen thân với quái kiệt Trần văn Trạch với mái tóc dài đến vai, thì Trần văn Trạch có hát: “Triệu phú quốc gia chỉ... mười đồng thôi! Mua lấy xe nhà giàu sang mấy hồi!” Nghĩa là lúc đó triệu phú rất it người, mà Nguyễn Long đóng xong một cuộn phim thì anh được dư tiền đến... những 20 triệu đồng. Kinh khủng thật! Và hôm nay anh phải ngồi bán từng cuốn sách tại tiệm Phở, anh ở thuê bị cháy nhà sạch hết tất cả những hình ảnh bản thảo mà anh có, hiện nay anh share một phòng nhỏ ở Mobile home gần Little Saigon.

Bây giờ Ký Điệu xin trở lại ông bầu nổi tiếng nhất Miền Nam bấy giờ. Đó là Nhạc Sĩ Nguyễn Đức, ông đào tạo những danh ca như: Phương hoài Tâm, Phương hồng Quế, Phương hồng Hạnh...

Nhạc sĩ Nguyễn Đức tên thật là Nguyễn đại Đức, sinh nbăm 1929 tại Bạc Liêu (Miền Hậu Giang VN). Năm 1949 ông dạy nhạc và dạy hát cho các em thiếu nhi do Hội Truyền bá Quốc Ngữ tổ chức. Năm 1960 ông cộng tác với đài phát thanh Saigon, phụ trách ban Việt Nhi cho đến năm 1975 thì chấm dứt. Năm 1991 Nhạc sĩ Nguyễn Đức chuyển cư đến Toronto, Canada đoàn tụ với gia đình cho đến nay. Trong chủ đề tìm hiểu về những hoạt động văn nghệ của hệ thống phát thanh trước năm 1975, VNCR đã thực hiện một cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Nguyễn Đức về ban Việt Nhi, một chương trình có sắc thái riêng được nhiều thính giả thời đó yêu thích.

VNCR: Xin nhạc sĩ cho từ nguyên do nào, ban Việt Nhi được thành lập?

N.Đức: Trước hết cần phải nói là ngay từ năm 1949, khi có chân trong hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ, tôi đã dạy những đứa bé trong xóm như là Thanh Phong. Sau này cùng Phương đại, Duy Mỹ lâp ra bộ Sao Băng (Trio Sao Băng). Kế đến tôi có dạy cho bộ Ba mà tôi đặt tên là Tam Vấn (Trio Tam Vân) gồm có ba em bé 10 tuổi là Ngọc Vân, Bích Vân và Phước Vân. Các em có giọng ca rất hay và hát vững ba bè. Ngoài ra còn biết nhảy thiết hài và biết xử dụng các thiết bị gõ kèm theo hát... Từ hoạt động trong Hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ, được báo chí thời đó giới thiệu, các em tham gia vào những sinh hoạt phụ diễn tân nhạc, đại nhạc hội tại các rạp hát công cộng.

Do từ những sinh hoạt với thiếu niên nhi đồng này, phòng Văn Nghệ của đài Phát Thanh Quốc Gia mời tôi đến để thành lập một ban ca nhạc thiếu nhi phát thanh từ tháng 5 năm 1960. Mỗi tuần phát thanh 1 lần.

VNCR: Xây dựng nội dung chương trình Ban Việt Nhi ra sao? Có ai trợ lực nhạc sĩ trong việc điều hành và thực hiện chương trình không?

Ns/ NĐ: Đáp lại lời mời của đài phát thanh, tôi thành lập ra Ban Việt Nhi, tức là Thiếu Niên Nhi Đồng Việt Nam. Không có ai trợ lực tôi cả. Mỗi chương trình phát thanh mở đầu bằng kèn rạng đông, cùng tiếng gà gáy sáng. Sau đó nhiều ban khác trên đài cũng bắt chước làm phần bruitage mở đầu bằng chương trình tương tự. Ban Việt Nhi do tôi thành lập và điều hành. Tôi làm hết mọi chuyện: từ soạn chương trình, viết lời đối thoại, tâp dược các em. Tất cả những gì có ích lợi cho thiếu nhi toàn quốc tôi đều đưa vào chương trình. Chẳng hạn, mời bác sĩ Trương ngọc Hơn phu trách mục Y Học Thường Thức cho thiếu nhi, nhất là các em miền xa. Mục này giúp các em theo dõi hiểu biết được sự cần thiết vệ sinh và bảo vệ sức khỏe. Tôi cũng mời nghệ sĩ Thanh Hoài phụ trách mục kể chuyện vui cho chương trình thêm vui. Đó là hai người cộng tác với tôi biên soạn các đề mục chuyên biệt và chỉ có hai thôi.

VNCR: Phần chương trình, ban Việt Nhi thực hiện ra sao?

Ns/ NĐ: Tôi huấn luyện cho các em làm xướng ngôn viên, biên tập trả lời thư tín thính giả. Nhiều em rất có khả năng, tạo cho chương trình Việt Nhi thêm nét sinh động, vui tươi rất tự nhiên. Ca sĩ Thanh Lan chẳng hạn, lúc đó đang học ở Marie Curie, đọc thư tín và các bài sưu tầm cùng giới thiệu danh nhân. Cùng nhiều em khác cũng rất giỏi. Sau đó một thời gian, các em lớn lên theo tuổi đời và một số trở thành xướng ngôn viên của đài Phát Thanh và Truyền Hình.

VNCR: Qua cương trình phát thanh Ban Việt Nhi cung cấp cho thính giả nội dung gì?

Ns/ NĐ: Ban Việt Nhi rất được thính giả rất hâm mộ, vì trong đó tôi có lồng vào chương trình giáo dục thiếu nhi. Về ca nhạc toui mời anh Lương Phương viết những bài hát ngắn về những công thức toán ở nhà trường như tiền bán, tiên mua, tiền này kia nọ... cho thiếu nhi hát trong những giờ nhi đồng. Làm cho mấy em tiểu học nghe Việt Nhi mà thuộc lòng hầu hết mấy công thức toán. Vì vậy Bộ Quốc Gia Giáo Dục có gởi giấy khen chúng tôi. Còn nhiều, art nhiều nữa. Thật ra không có ai thúc đẩy chúng tôi làm chuyện đó. Đó là do tôi tự bày ra, tôi muốn ban Việt Nhi muốn làm một cái gì vui vui, cho thiếu nhi toàn quốc học hỏi.

VNCR: Là một chương trình do tư nhân thực hiện trên làn sóng quốc gia, nhạc sĩ gặp khó khăn gì từ cơ quan không? Như sự chỉ đạo đường lối chẳng hạn. Đối tượng thính giả của Việt Nhi là những ai?

Ns/ NĐ: Thật ra thì các anh trưởng Phòng Văn Nghệ thấy ban Việt Nhi được nhiều thính giả hâm mộ. Cho nên các anh dành cho tôi một sự rộng rãi, tự do sinh hoạt. Về sau nội dung còn tăng cường thêm nhiều mục như: đố vui, câu đố về lịch sử...Vì vậy không chỉ riêng tuổi thanh xuân đón nghe mà nhiều người lớn tuổi, phụ huynh các em cũng rất ghiền ban Việt Nhi. Sau này tại Toronto, tôi có gặp những người lớn tuổi họ nói: “Hồi xưa tôi ghiền ban Việt Nhi của anh lắm nghen! Mỗi ngày chúa nhật, là 3 giờ 15 tôi đã vặn đài đón nghe trước vì sợ hụt.”

VNCR: Ngoài bác sĩ Hơn, Thanh Hoài, Lương Phương những người cộng tác tiết mục. Trong phần thực hiện chương trình phát thanh những ai là nòng cốt?

Ns/ NĐ: Thực ra cũng là nồng cốt của ban Việt Nhi hết. Sau một thời gian các em giỏi âm nhạc lắm, giọng hát hay bè vững vàng. Tôi phải lập ra thêm một nhóm cho các em qua tuổi thiếu nhi sinh hoạt gọi là Gia đình Văn Nghệ Nguyễn Đứùc. Các em như Thanh Lan, Hoàng Oanh, Phương hồng Hạnh, Phương hồng Quế, Phương hoài Tâm... đều từ ban Việt Nhi lớn lên. Thật ra bước đầu tiên của các em đó bước ra là cái học cơ bản về cách ca. Trong suốt 15 năm hoạt động từ lò Nguyễn Đức và Ban Việt Nhi đã cung cấp cho sinh hoạt nghệ sĩ trẻ có khả năng, tiếp nối những người trước đi trên con đường nghệ thuật phục vụ quê hương.

VNCR: Trong lò Nguyễn Đức cũng như ban Việt Nhi, các em thường gọi nhạc sĩ bằng hai tiếng: “Anh Hai” mà không phải Thầy? Có một điều gì đặc biệt trong cách xưng hô này không?

Ns/ NĐ: Tiếng: “Anh hai” phát khởi từ khi tôi ra khỏi Hướng Đạo. Trước khi vô trong Hội Truyền bá Chữ Quốc Ngữ, tôi đã là một huynh trưởng Hướng Đạo. Tôi dạy các em ca hát, các em gọi tôi là “Anh Hai”. Sau này trong ban Việt Nhi hay Gia Đình Văn Nghệ Nguyễn Đức, các em quen gọi tôi là “Anh Hai” là vậy. Cũng như ba của ca sĩ Hoàng Oanh với tôi bằng tuổi nhau. Chúng tôi là anh em bạn. Về sau Hoàng Oanh cũng gọi tôi là “Anh Hai” tuốt hà. Lò Nguyễn Đức đào tạo huấn luyện ca nhạc cho các em. Thực hành, ứng dụng tùy theo độ tuổi các em gia nhập ban Việt Nhi trên đài phát thanh nếu là thiếu niên nhi đồng, vào gia đình Nguyễn Đức nếu các em đã lớn.

VNCR: Từ ngày qua định cư tại Canada, nhạc sĩ có tiếp tục hoạt động âm nhạc không?

Ns/ NĐ: Đến Canada tháng 10 năm 1991 do con bảo lãnh, tôi định sẽ nghỉ ngơi vui cùng gia đình vì tuổi đời đã cao. Nhưng sau đó một thời gian, tôi thấy nhớ nhớ thế nào ấy. Nhiều khi tôi nằm mơ thấy đài phát thanh Saigon, đài Truyền hình Saigon... Rồi sau này có người muốn học, tôi nhận lời dạy một số người. Chỉ sau một năm thôi, họ ca rất hay. Tôi lập một ban hợp ca đầu tiên tên là Ô Mê Ly tại Toronto, thủ đô của Ontario, Canada. Họ hát tại các vũ trường. Có người như Minh Nguyệt, Vũ Luân đã ra CD riêng. Họ cũng được Trung Tâm Băng Nhạc mời hợp tác. Năm nay tôi tuổi 72, tôi ước vọng còn sống ngày nào, còn nói được, còn mạnh khỏe thì tôi sẽ đào tạo thêm nhiều ca sĩ cho Toronto này. Tôi dự định thực hiện một CD 12 bài Hùng Sử Ca Nước Việt do chính tay tôi biên tập.

VNCR: Bây giờ tuổi cũng đã cao, nhìn lại đoạn đường đã ra đi, vui lắm mà buốn chắc cũng nhiều, nhạc sĩ có thể vui lòng kể lại một kỷ niệm nào đó được không?

N/s NĐ: Suốt cuộc đời làm ông thầy dạy nhạc, làm sao ránh khỏi một đôi chuyện buồn. Thế nhưng số lượng tôi đào tạo ra quá nhiều, thành công của học trò tôi rất nhiều. Đôi khi nhớ lại, cũng hơi buồn cho tình đời. Nhưng nhìn lại đông đảo học trò đã thành đạt, tôi lại thấy vui lên. Xá gì một đôi cái lẻ tẻ, phải không anh?

Ký Điệu

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002