|
|
Giới Thiệu |
Cách đây vài tuần, có dịp xuống Santa Ana. Tôi chạy xe ngang một tiệm Phở tên gọi là Phở Bolsa. Phở ở khu thủ đô Người Việt Tị nạn, hay gọi bằng Anh ngữ là Little Saigon thì có quá nhiều, nhiều hơn nấm mối mọc đầu mưa. Điều kỳ lạ, Phở nhiều nhưng người ta vào ăn cũng nhiều. Người bạn quen trong sở, anh này người Britain, anh nói: “Hình như người Việt thích ăn uống không thua người Tàu?” Vâng! người Việt thích ăn uống, nhưng họ mở tiệm hình như chỉ có người Việt là vào, còn người Âu Mỷ thì như cánh cò bay biền biệt phương nào. Còn người Hoa thì họ mở tiệm, người Âu Mỹ cũng vào rất đông. Nhưng người Âu Mỹ thường hay than phiền là người Tàu họ thêm quá nhiều bột ngọt vào thức ăn. Tại tiệm Phở Bolsa, ngay cửa tôi gặp anh Nguyễn Long. Ngày xưa mà có danh đồn là “Long đất”, nghĩa là anh... kỵ nước, rất ít muốn tắm. Anh là một nghệ sĩ mà bộ môn nào anh cũng có mặt, chỉ thiếu làm nghề ca sĩ mà thôi. Anh đạo diễn rất nhiều phim, làm tài tữ nữa. Phim anh sản xuất rất nhiều, có cái có thể mua về cất trong thư viện riêng của mình, có cái vất vào... xọt rác cũng không tiếc. Anh quen thân với quái kiệt Trần văn Trạch, lúc đó bài ca xổ số nổi tiếng của Trần văn Trạch là: “Xổ Số Quốc Gia, chỉ mươi đồng thôi, mua lấy xe nhà giàu sang mấy hồi! Triệu phú đến nơi, chỉ mươi đồng thôi...”. Nghĩa là lúc đó, triệu phú không phải dễ gì! Nhưng anh Nguyễn Long lúc đó ra phim, có lúc hốt đến trên dưới 20 triệu đồng. Nghĩa là “Multimillionaire” rồi. Lúc đó anh quá giàu, làm băng nhạc lấy tên Joe Marcel cũng là triệu phú nữa, nhưng ngày nay anh ngồi ngoài cửa trông ngóng từng độc giả mua sách của anh, anh có mặt tại tiệm Phở lúc 9 giờ sáng đến 9 giờ khuya, rồi anh xếp thùng sách mà đến cửa tiệm ăn chơi nhảy đầm Majestic mà bán sách đến 2 giờ khuya. Anh ra phim mà có tựa đề linh thiêng cho đến những hàng chục năm sau thành sự thật. Phim “Xin nhận nơi nầy làm quê hương”, tôi còn nhớ phim này tôi coi xong phân nửa là... bỏ về nhà ngủ sướng hơn. Đúng ngày nay, xứ Hoakỳ nơi nầy xin nhận làm quê hương! thì phim anh tôi muốn coi lại... thì không thể nào được rồi. Lúc còn ở Saigon, tôi còn đang dùi mài kinh sử, rớt một cái là đi lính ngay, chưa lập gia đình, còn người yêu thì thấy trơn trịu một mình. Phim mang tên: “Sợ Vợ mới anh hùng”. Tôi thấy sao mà giống cảnh gia đình của chú ruột tôi hết sức. Chú chở tôi bằng xe vespa ra ngoài Chợ Cũ mà mua xá xíu và uống ly nước mía, về trễ thì bà thím làm chú tôi một trận. Bà Nội tôi cũng buồn ra mặt, bà nói với ba tôi: “Má cưng thằng tài hết sức, không muốn nó làm việc cực trong nhà... thế mà ngày nay nó sợ vợ quá xá”. Tôi thì không biết tác giả là ai để mà cự nự một trận... làm mất mặt mày râu. Sau này mới biết chính là Nguyễn Long. Chính anh cũng thú nhận trong quyển sách gần đây của anh viết, anh thích kết thân với kẻ nào sợ vợ, không muốn kết thân với kẻ nào vũ phu. Như vậy đúng lá số anh rồi. Anh không ở chung với vợ, anh ở riêng độc thân. Trước đó vợ con chưa qua thì anh viết báo chí ca tụng bà vợ hết lời, tiền có lúc anh gửi về cho vợ một lần cả những 50 ngàn đôla. Cho nên vợ anh ở Saigon tưởng anh là triệu phú nữa, khi qua đây thấy sự thật thì bà dông tếch lên cực bắc California. Một nhà văn nào có nói: “đàn bà có thể lấy đàn ông lưu manh, chớù họ không muốn lấy đàn ông... hèn làm chồng!” Nhưng đến ngày hôm nay tôi lấy vợ rồi... mới thắm. Phép mầu của tôi học được trên núi ĐàLạt lúc chưa ra khỏi quân trường, nay xuống núi đi trấn đóng ngoài biên ải, rồi về phép lấy vợ. Lấy xong thì phép học trên núi... hết thiêng. Pháo kích tôi không sợ! Nhưng tôi sợ bà xã gây với tôi rồi bã tức bã giãy đành đạch... ngộp thở thì tù chết. Bã mập quá mà! Trong lúc này tình hình Hoakỳ sôi lên vì giận nhóm khủng bố do cha đạo râu dê dài thườn thượt là Osamar bin Laden làm chủ chốt. Sau đó Hoakỳ đánh Afghanistan bằng bom bằng oanh tạc cơ đủ cở... rồi Hoakỳ được xứ Pakistan hậu thuẫn. Nhưng Pakistan là một xứ có trình độ văn mình tối cổ nhất thiên hạ, nay thì không. Xứ quá nghéo dân rất ít học. Danh từ Pakistan mới được thành hình cách đây không lâu. Xứ này có nhiều sắc dân du mục chung chạ với nhau, nhiều bang họp lại chung với nhau như: Punjab, Afghan, Kasmir, Sind, Baluschistan. Năm 1931 một sinh viên Muslim du học tại Oxford bên Anh, tên là Rhamat Ali, tin chắc ngày kia xứ mình sẽ được đế quốc Anh trả lại độc lập, nên anh ngồi ghi lại trên giấy những tên, rồi gọp lại sao cho có một tên mà sắc dân du mục của nước anh được vui dạ, viết rồi xóa, rồi viết lại. Cho đến một lúc thì anh lóe ra là nước của anh phải có một ý niệm là “Đất được thuần bởi người Persian và người Urdu”. Sau đó danh từ riêng ra đời. Tên gọi là Pakistan. Xứ này có nhiều đồi hoang, núi cao, thung lũng và nhiều hang động. Khoảng 150 triệu năm về trước, thời gian mà “khủng long” (dinosaurs) đang gầm thét, thì có một vùng biển rất lớn, nằm trong đất liền. Sóng biển vỗ đến chân núi Hymã lạp sơn. Biển ngút ngàn... rồi vật đổi sao dời... biển rút đi, trơ lại lòng đất khô cằn... đó là xứ Ấn Độ và xứ Pakistan ngày nay vậy. Thành thử tại gần thủ đô Tibet, người ta thấy rất nhiều vỏ sò sót lại, đó là biển cả dâng đầy nơi đây. Biển mất, rồi có nhiều dòng sông xuất hiện, đó là sông Indus, mà nhà Tần gọi là dân xứ đại Hà (xứ có sông lớn)... Khi biển mất, thì có một nền văn minh cực kỳ sáng chói xuất hiện, đó là nền văn minh mà sử sách gọi là nền văn minh nhân hậu nhất. Văn minh này vượt xa nền văn minh sau này như: Troy, Nineveh, Babylon, Aicập. Nền văn minh này biết lập ra nhà dưỡng lão nuôi người già cả, có nhà thương thí cứu giúp những người nghèo, có bộ luật pháp mà tôn trọng sự công bằng, nền văn minh đó là Mohenjo-Daro, tại sao người ta gọi tên dài như vậy, vì thành phố cực kỳ rộng lớn, nhưng phần lớn ngày nay nằm sâu dưới lòng biển Ấn độ Dương, phần còn lại là phần mà người ta đào xới từ nơi di tích là Mohenjo-Daro. Tiếng Ấn gọi là thung lũng Tử thần. Nhờ mang danh như vậy nên bọn trộm đạo không dám thọt xuống, hay đào xới mà chôm chĩa. Nền văn minh đi mất, nhưng trong kinh vệ đà là kinh căn bản của Ấn độ Giáo (Bàla môn) có ca ngợi đến đó là kinh Rig-Veda... Kinh kể thật sự là một thiên anh hùng ca dã sử, cho rằng có một giống dân mệnh danh là dân Aryan đến xâm lấn, giống dân này có màu da xanh xanh mà người dân da đen Ấn độ sơn trên vách tường là màu xanh nước biển. Giống dân này rất dũng mãnh, mà Hitler đi tìm một chủ thuyết cho đứng vững chủ thuyết của mình nên Hitler gọi là giống Aryan mà dân Đức mới chính là hậu duệ sót lại. Nay cực bắc Pakistan còn sót lại di chỉ của nhóm này. Ngày nay quanh khu vực Mohenjo-Daro là sa mạc sỏi đá, ngày nóng cháy da, đêm lạnh kinh hồn... chỉ có cát và gió mà thôi thêm nữa là ánh nắng mặt trời chói lọi ngày ngày. Nhưng 4000 năm trước khu vực này là vùng đồng lầy, có nhiều dấu vết cả cá sấu loại cực lớn, trâu rừng cũng cực lớn, tê giác, hà mã, voi thì hàng hà sa số... thú lớn gầm thết vang dội cả vùng Pakistan. Vào khoảng thế kỷ thứ sáu trước tây lịch, có vua xứ Cyrus (gọi là Cyrus the great) lập nên đế quốc mạnh đó là đế quốc Persia (nay gọi là Phổ hay gọi là Iraq cũng được). Rồi sau đó vua hùng mạnh nhất là Darius I kéo rộng thêm nữa đến tận Ấn độ và sông Indus (đại hà). Khi xứ Persian thịnh vượng, thì nền kinh tế phồn vinh theo. Từng đoàn lạc đà, thương nhân nối đuoi đến nườm nượp mà buôn bán, thủ đo giàu có nhất là Kabul ngày nay vậy... Rồi quốc gia Persia xụp đổ, thì cực bắc Pakistan tuyên bố độc lập. Họ được độc lập cho đến vua trẻ hùng mạnh nhất bấy giờ là Alexander the Great đến đánh lấy mất xứ. Từ một thung lũng nhỏ, thế mà chàng trai trẻ xứ Macedonia đánh lấy Hylạp (Greece), Ai Cập (Egypt), Babylon... Sau khi Babylon xụp thì vua này vẫn rong ruỗi trên lưng ngựa không ngừng nghỉ đến tận xứ Turkestan và Afghanistan. Năm 327 B.C trước khi đánh lấy Pakistan thì quân lính của nhà vua Alexander ther Great họp nhau lại và than phiền là họ đã đi quá xa nhà rồi. Tám năm ròng rã viễn chinh được cái gì đâu? Đất đai quá rộng, nhưng được điều gì đây? Nhưng Alexander hứa khi nào đoàn quân viễn chinh của ông đến tận dòng sông Indus (Đại Hà) thì ông sẽ cho lui quân về cố quận. Để chúng minh lời thành thật, ông chia quân làm hai cánh. Cánh nào tới trước thì thành công. Chia quân ra từ hẻm núi Khyber pass. Khi quân Alexander đi ngang qua Kabul River Valley, thì ông đụng phải nhóm quân du kích hung dữ quanh núi đó. Ông cho quân ngừng lại nghĩ gần một tháng, rồi ông âm thầm cho quân đóng bè vượt sông nơi xa. Bè đóng xong, thì đêm đó đại quân ông qua sông. Trận đánh tại Taxila thì quân địch thua. Mai này quân của ông sẽ gặp một vì vua oai hùng mà Alexander cũng cảm phục. Vua xứ Paurava. Trận đánh này nếu tính theo quân sử thì Alexander hy vọng thắng có vài phần trăm, mà thua thì gần đến 90%. Trận này quyết định sự thành bại của Alexander the Great, ông vua trẻ này không ngờ được, vì quân thiện chiến của ông được chia ra làm hai rồi, tại hẻm núi Khyber Pass vừa qua. Mở màn trận đánh thì quân Alexander thua, vì quân số yếu hơn quân địch. Đạo quân ông đụng một thứ mà ông không ngờ... đó là đoàn voi trận đông kinh khủng, trên 600 thớt voi hùng dũng của vua Porous. Kể lại thì quân Alexander gồm có 6000 quân bộ chiến và 4000 ngàn kỵ binh, còn bên kia thì có 35 ngàn bộ binh, 300 chiến xa (war chariots), điều kinh khủng là 600 thớt voi trận vô cùng hung dữ thiện nghệ. Cú ra quân đầu tiên, nghe voi trận rống từ xa thì lính Alexander kinh hồn rồi. Ngựa chiến Alexander the Great không cách chi đến gần voi được, ngựa kinh hoàng chạy ngược về sau. Hai bên tạm dừng lại vì có dòng sông chắn ngang. Vua Porous và Vua Alexander chờ ngày mai qua sông giáp chiến. Hai bên đóng trại, thì đêm đó toán quân do thám của Alexander the Great tìm được lòng sông cạn cách trên đó khoảng 20 cây số. Đêm khuya Alexander cho quân âm thầm chạy ngược lên trên giòng sông cạn, doanh trại vẫn để đèn canh gác như thường lệ. Tình báo của vua Porous cho biết quân Alexander đã vượt sông, nhưng các tướng lãnh của vua Porius cho rằng cánh quân của Alexander sẽ bị lún đầm sình lầy nơi đó... Vua Porous hừng sáng cho dàn quân voi trận và lính thiện nghệ đón rồi. Alexander cho quân lính mình biết, thay giáo nhọn có thể đâm hay bắn trúng voi được, nhưng không bao giờ làm voi chết được, voi càng bị thương càng nguy hiểm cho mình. Nên ông ra lệnh bắn vào nài voi, nghĩa là người điều khiển voi. Bắn phải thật trúng và nếu không trúng thì sẽ thua và voi sẽ đạp mình chết. Sáng sớm giáp trận, thì nhất tề hàng ngàn mũi tên của lính Hylạp đều bắn ngã nài voi, người điều khiển voi bị chết thì voi không người điều khiển sẽ trở lại đạp quân lính. Chiến thuật tinh klhôn của Alexander đã đảo ngược tình thế nan giải. Với số quân ít và không bao giờ thấy voi trận, nhưng Alexander thắng trận này. Lính giải giao một tướng lãnh địch quân cho vua trẻ Alexander, mình bị trọng thương nhưng viên đại tướng này vẫn dõng khí hiên ngang. Alexander hỏi tướng bị thương: “Thế thì nhà ngươi muốn ta làm gì?” Viên tướng bị thương máu chảy ròng ròng không kêu than một tiếng, tướng này nói: “Ta muốn được đối xử như vua với vua”. Viên tướng đó là vua Porous. Thầm phục sự hiên ngang và oai hùng của vua địch. Alexander liền cho ghế ngồi và trả lại ngai vàng cho vua Porous. Đó là lời nói hiên ngang của nhà vua xưa Paurava, cực bắc Pakistan nay là một phần của Afghanistan. Sau này vua Alexander chưa tới sông Indus nhưng đến Ấn độ. Năm 324 B.C vua Alexander chiến thắng Babylon, rồi năm sau ông ngã bệnh và mất tại chiến trường. Còn xứ Pakistan thì thượng tướng của Alexander nắm giữ không muốn trở về lại Macedonia nữa. Nay quý bạn đã biết chiến trận chưa dứt tại Macedonia thì cũng cùng thời gian Pakistan và Afghanistan lại dấy động binh lửa... nhưng mà từ xa đưa đến. Có thật lịch sử tái diễn trùng phùng hay chăng? Trên hai ngàn năm rồi mà?
|
Copyright (c) DaiChung News Media 2002