Đại Chúng số 85 - phát hành ngày 1/11/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


HIỆU NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA THƠ

(CONCRETE POETRY)

Khổng Đức Đinh Tấn Dung

Nếu một tác phẩm nghệ thuật phản ảnh một con người toàn vẹn,thế tất nó phải dấn thân vào tinh thần con người ấy với tất cả năng lực của mình. Bất cứ một tác phẩm hội họa ưu tú nào cũng đều phải đáp ứng đầy đủ sự đòi hỏi đó.

Thi ca truyền thống đòi hỏi tinh thần chúng ta phải thâm nhập vào; vì ngoài việc truyền đạt tình tự,tâm trạng, nó còn ẩn tàng cái tư tưởng quý giá làm cho con người cảm xúc sâu xa, như thơ của Leopardi, Dickinson hay Yeats. Trên phương diện bình thường, có lẽ chúng ta hơi ân hận về tính điển hình của loại thơ này (concrete) là sao quá đơn giản. Nhưng chúng ta hãy đối chiếu với nên hội họa và điêu khắc trong thời gần đây mới thấy tất cả đều có khuynh hướng về thứ nghệ thuật giản đơn (crimimal art), rồi có thể kết luận là hãy trở về với nguyên tố bản thân hay coi đó là một sự trị liệu mang tính lịch sử đặc biệt. Chúng ta phải tự vệ sự ban cho tác phẩm cái địa vị hoàn hảo cũng như phải thu nhỏ sản phẩm lại. Đó là ý kiến chống đối không được nhìn nó với sự nhàn hạ. Tuy nó cũng có thể làm cho chúng ta quýnh quáng vì xu hướng phong cách nào đó, hiện tại thấy nó bày biện quá sơ sài, nhưng có thể mang đầy ý nghĩa trong tương lai. Cái mà ta có trong đầu gọi là "vật kỷ niệm" và cái gọi là "thông điệp" trên căn bản hoàn toàn khác nhau.

Nicolas Poussin đã để lại cho chúng ta một bức tranh: Một gã chăn cừu vô tư lự gởi thân trong cánh đồng xanh, tình cờ phát hiện ra một tấm bia mộ,trên bia khắc câu cổ ngữ Et in Arcadia. (Ta từng ở Arcadia). Câu ấy như lời báo tin,sự thật tất cả chốn này là nơi chôn cất những người đã chết, nó là một nghĩa địa. Nhưng lại là như một bài thơ gồm 4 chữ mà cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Nhưng nó không phải là tiêu đề của báo chí, cũng không phải là một thông điệp,đúng hơn là "vật kỷ niệm" (memento). Không phải là nhắm truyền đạt một thông điệp mà nó tìm đến ta, mà là chính chúng ta phát hiện ra nó ở một nơi nào đó, sự phát hiện ra nó với một bối cảnh không thể tách rời. Nếu chúng ta suy tư và khảo sát thì lời trên bia kia có thể làm chúng ta rối rắm, giống như chúng ta phóng đạimột trái cây đã bị ruổi lằn làm thối rửa không hiểu gì trơn.

Có nhiều nên văn hóa trong giai đoạn ban sơ, những tác phẩm thuộc nghệ thuật thị giác đều có khuynh hướng tạo những "vật kỷ niệm". Đó là những di tích cung cấp đầy đủ sự tồn tại mang ý nghĩa kỷ niệm. Các tượng khắc là một thí dụ rõ ràng. Những bức

bích họa, phù điêu hay thảm trải nhà được khai quật từ hang động, lăng mộ, thành quách và giáo đường, đều không thể chia cắt ra từng phần. Chúng ta khảo sát chúng cũng như khi khảo sát cây cỏ, cát đá của khung cảnh , coi như đó là một vật kỷ niệm do con người chế tạo ra thành phẩm đều có tính chất điển hình. Do các nguyên nhân, nên phạm vi của chúng rất giới hạn,và thường thường tương đương với thời nguyên thủy; được coi như một bộ phận của hoàn cảnh,tác dụng của nó chỉ hạn hẹp trong sự miêu tả cực độ. Đối với bản thân phong cảnh chúng chuyển đạt đến một yếu nào,chỉ là để gia tăng thành phần. Hơn nữa nó phải phục vụ cho những công cụ hoạt động của con người như làm việc, nghỉ ngơi, du lịch, tham quan, truyền đạt, cung cấp, sùng bái, v.v...; nó phối hợp với những hành động con người. Cho nên nó phải tương đương chính xác, thích hợp với sự vãng lai biến đổi của người tiêu thụ.

Giữa đầu trụ đá ở Easter Island và tượng đá tạc hình Apollo truy tầm Daphne của Bermini có một sự khác biệt, không phải chỉ thuộc phong cách lịcj sử,mà là thuộc về chức năng. Tượng đầu cột đá là "kỷ niệm vật, để suy đoán về đối tượng sùng bái,mục đích của cuộc hành hương và hóa thân của thần linh. Cò hình tượng của bermini được trưng bày tại viện bảo tàng là nhằm truyền đạt một thứ thông điệp; nó không có liên hệ gì đến hoàn cảnh hay chức trách công cọng, nhưng chỉ là d0ến với chúng ta như trạng thái bản chất con người. Như vậy nó phải nói lên ý nghĩa gì để xứng đáng được chúng ta chú ý đến,đồng thời do sự cách ly với thời không, ý nghĩa do nó trình bày tất phải hoàn chỉnh. Chúng nó là kẻ truyền đạt tư tưởng, mà những nghi lễ dâng lên đầu tượng đá ở Easter Island là cơ hội để suy tư.

Đối với tác phẩm ngôn ngữ cũng có những đặc điểm như vậy. Những ngôn từ ghi khắc trên bia mộ là một thứ kỷ niệm vật, nên hãy coi nó như một thứ phù hiệu bày tỏ: Thoát ra (Exit) hay Im lặng (Silence). Cái kỷ niệm vật tùy thuộc vào chức năng đặc biệt

của nó, chỉ dẫn phương hướng, qui định hành vi v.v... Nên ngôn từ của kỷ niệm vật cũng phải chính xác đơn giản rõ ràng, có thể chỉ vẽ cho con người về mặt hoạt động tư tưởng. Đúng như cây thập tự giá bằng đồng đặt trên bàn thánh,không đòi hỏi sự so sánh đầy phức tạp với tác phẩm Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá của Rubens, Nhưng tượng Chúa trên bàn thờ thánh là điểm nổi bật và kích thích người đi lễ đạo với lý tưởng tôn giáo, cũng như những trích dẫn từ kinh Coran trang trí trên các bức tường của thánh đường Hồi giáo là kỷ niệm vật, khác với nguyên lý từ bài luận văn dài dòng của triết học.Trong thiền viện Phật giáo chúng ta thường thấy treo một bức đại tự mang ý nghĩ Thiền hay Phật, và trước bức đại tự có bình hoa. Chính chữ ấy và hoa kia đều dẫn chúng ta vào cõi suy tư...

(còn một kỳ)

Khổng Đức Đinh Tấn Dung

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002