Đại Chúng số 86 - phát hành ngày 16/11/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


NỖI BẤT AN, NIỀM BẤT ỔN

Phạm thị Quang Ninh

Người ta vẫn nói những gì ta hưởng trên đời này đều không vĩnh cửu, mọi việc đều có có, không không. Ý tưởng ấy quả thật là vô vàn chí lý, và trong cái không không đó tôi còn thấy cả một sự mất mát lớn nữa là sự thay đổi làm mất an bình trong xã hội loài người.

Theo nhà xã hội học Pháp vào thế kỷ 19 Emil Deukleim, người đã nổi tiếng về những khảo cứu những vấn đề xã hội, trong đó có một vấn đề liên quan đến sinh mạng là tự tử. Theo ông thì một trong những nguyên nhân làm người ta tự sát là sự thay đổi. Xem thế thì sự thay đổi đưa đến bất ổn và có thể làm người ta không còn muốn sống nữa.

Trong sự thay đổi đó, có những sự thay đổi cá nhân như sự mất mát một người bạn, sự đổ vỡ của một cuộc tình, nửa đường đứt gánh của một cặp vợ chồng, hay đau thương hơn nữa là sự ra đi vĩnh viễn của một người thân... tất cả những gì mình đang có mà mất đi đều đưa người ta đến tình trạng bất ổn, có thể làm người ta sống bi quan, không tôn trọng mạng sống của chính mình.

Tôi vẫn tin rằng nước Hoa kỳ là nơi an toàn nhất thế giới, cho đến khi biến cố ngày 11 tháng 9 xảy đến, hai tòa nhà cao vút Mậu dịch Quốc tế và Ngũ giác đài bị khủng bố, làm thiệt hại vật chất và nhân mạng lên tới hơn năm ngàn người. Sự kiện này đã mang đau thương, mất mát, bất ổn cho biết bao thân nhân, bạn bè và cả những người chưa bao giờ quen biết của người dân Hoa Kỳ. Thêm vào đó, nên kinh tế vốn đang đà đi xuống lại tăng tốc độ tuột dốc một cách thảm hại làm ảnh hưởng tới toàn thế giới.

Trong thời gian đại nạn trên quê hương thứ hai của phần lớn người tị nạn Việt Nam, tôi có công việc riêng nên phải bay từ Cali sang Vancouver, Montreal, New York rồi mới trở lại Cali.

Công việc riêng của tôi cũng rất bình thường là đi thăm con cái, anh em, bạn bè. Có người đã gẫn 40 năm tôi chưa gặp lại như anh chị Nguyễn Văn Tiên ở Montreal. Mà đã lâu không gặp thì chắc chắn có nhiều chân tình ghi nhớ.

Bước vào phi trường Los Angeles, tôi gặm nhấm tâm trạng bồn chồn lo lắng. Trong đời đã độc hành nhiều lần nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác như vậy. Tôi cố trấn tĩnh, nghĩ rằng phi

trường kiểm soát kỹ như vậy thì phải có an ninh, nhưng sao tôi vẫn thấy bất ổn. Từ chỗ xách cái túi ra phi trường trước giờ bay 15, 20 phút cho đến lúc phải đi sớm 3, 4 tiếng đồng hồ xếp hàng đêû bị kiểm soát ba, bốn bận. Quả thực sự thay đổi này đã làm mất đi sự thoải mái và thì giờ cùng sự lo sợ vẩn vơ của hành khách đường hàng không không ít.

Trên đường đi, nhìn qua cửa sổ, mây phủ đầy trời tôi thấy như mình ở một thế giới khác, cái thế giới chỉ mình tôi. Chưa bao giờ tôi thấy đơn độc như lúc ấy và thèm sự hiện diện của chồng, nhất là khi phải chuyển trạm:

Ta độc hành viễn du Đông Bắc,

Trong phi trường kẻ lạ với mình ta

Con chim bằng ghé bến Phi La,

Nhìn quay quắt chỉ ta và người lạ

Nhớ trước khi đi, chàng hỏi "Sợ không?", tôi cứng đầu trả lời "Ứ ừ, em đâu có sợ?". Nghe thì mạnh dạn nhưng thật sự là nói dối. Nguyên nhân chính mà tôi phải bước lên máy bay trong thời gian "dầu xôi lửa bỏng" này là không muốn hủy bỏ chương trình đã dự định từ trước, tính tôi vẫn thế. Nhiều khi tôi không hiểu nổi chính mình, khi thì thật nhút nhát, khi thì liều lĩnh đến phát sợ. Nhưng dù can đảm thế nào đi nữa, tôi cũng cảm thấy lòng đầy bất ổn.

Có lẽ sự bất ổn của tôi bắt nguồn từ sự sợ. Người dân Hoa Kỳ hơn lúc nào hết, đang trong tình trạng bồn chồn lo lắng vì sự bình yên đã mất., sợ bị khủng bố, sợ bị nhiễm Anthrax sợ thất nghiêp... Tuy vậy, sự bất ổn của dân Hoa Kỳ được bảo vệ đến mức tối đa mà chính quyền có thể làm được, dù chưa biếùt kết quả như thế nào. Trái lại ,đời sống của dân A Phú Hãn dưới sự cầm quyền của Taliban mới thật đáng thương. "Dân nào vua ấy". Người dân kém trí thức mới tôn thờ một lãnh tụ, một chính quyền tạo nên sự tàn phá cả một dân tộc (theo thống kê, dân A Phú Hãn từ 15 tuổi trở lên chỉ có 31% biết đọc, biết viết). Nếu là người lãnh tụ tài giỏi, chính quyền Taliban phải biết tiến thoái, không bao giờ để xảy ra chiến tranh tàn khốc cho nước mình như vậy. Chính sách ngu dân và kỳ thị đàn bà của Taliban đã làm dân lành chết oan vì chiến tranh cũng như bệnh tật.

Riêng với phụ nữ, sống dưới chế độ man rợ Taliban, họ có tâm lý sợ mọi chuyện từ trong nhà ra ngoài ngõ. Theo báo y tế "Le Journal of the American Medical Association" gọi tắt là JAMA, trong một khảo cứu rất khoa học, thì sự hà hiếp đàn bà như một chính sách đã đẩy người phụ nữ vào một nước đường cùng. Họ không được chữa bênh đúng mức, có khi còn không được chữa bệnh vì bệnh viện chỉ dành cho đàn ông, làm phụ nữ chết oan rất nhiều. Đàn bà A Phú Hãn sợ hãi đàn ông như những ông chủ khó tính và họ chỉ được coi như một nô lệ tình dục. Nếu sức khỏe của phụ nữ không được bảo vệ thì chắc chắùn ảnh hưởng đếùn trẻ con (A Phú Hãn là một nước nghèo nhất thế giới, có số hài nhi tử vong cao nhất ( tỉ số 165/ 1000), và trẻ em chết nhiều nhất (tỉ số 257/1000).

Trước khi Taliban lên cầm quyền, người phụ nữ A Phú Hãn có tới 70% trong ngành giáo dục, 50% nhân viên trong các ngành dân sự, 40% bác sĩ thành phố là đàn bà. Họ có tự do ăn mặc, tự do đi đến trường để học hành và chọn nghề nghiệp. Nhưng điều kiện như vậy đã không còn nữa. Tất cả phụ nữ có công ăn việc làm ngoài xã hội đều bị sa thải, về làm vịêc nhà. Khi đi ra đường phải trùm từ đầu chí chân. Tôi vẫn không biết làm sao Hoa kỳ bắt nổi Osama Bin Ladin, từ chiến thuật đánh du kích, lẩn như trạch của địch, đến sự hóa trang của bọn khủng bố, trùm như đàn bà, lẫn lộn vào dân thì làm sao nhận diện được.

Người phụ nữ có học A Phú Hãn đã có và đã mất phần lớn đời sống của họ. Sự thay đổi đó theo như khảo cứu của JAMA, tình trạng sức khỏe của đàn bà A Phú Hản rất thê thảm . Tỷ lệ 71% (113/160 ) người bi giảm thiểu chữa cả bệnh lý lẫn tâm thần, 81% ( 129/160) thiếu chương trình y tế. Ngoài sự chịu đựng sự kỳ thị đàn bà, người phụ nữ A Phú Hãn còn bị khủng hoảng về chiến tranh vì sự mất mát của người thân (84%, 134/160 cho biết có ít nhất một người trong gia đình chết trong chiến cuộc).

Trở về cuộc sống của dân Hoa Kỳ, một dân tộc rất kiêu hãnh về sự bình an, thịnh vượng và dân chủ của nước mình, thì cuộc sống đã thay đổi. Nhất là dân Hoa Kỳ đã lâu không phải trực diện với sự khủng hoảng như cacù nước có chiến tranh khác, thì sự mất ï an bình chẳng khác gì như phụ nữ A Phú Hãn mất nhân quyền của họ.

Tổng thống Bush tuyên bố sẽ đánh cho đến khi đạt được mục tiêu. Như vậy cuộc chiến vẫn còn dài, có thể khởi đầu cho thế chiến thứ ba không biết chừng. Hiện tại thì bom đạn cứ rải để trừng phạt nhà cầm quyền Taliban ngoan cố, và người cứ chết. Khi khí giới cạn trong kho, các hãng xưởng lại mở ra làm bom đạn súng ống, máy bay, tàu bò. Dân chúng lại có công ăn, việc làm, giải quyết được nạn thất nghiệp. Mọi người sẽ có tiền tiêu, kéo theo sự phát triển của các dich vụ khác. Kinh tế rồi sẽ phục hồi.

Bây giờ còn quá sớm nói về tương lai lên xuống của nước Mỹ sau chiến tranh và vấn đề này thuộc về các nhà bình luận chính trị. Bởi vậy dân chúng vẫn còn trong tình trạng hoang mang và bất ổn. Có lẽ sợ sự bất ổn sẽ đưa đén khủng hoảng tinh thần cho quần chúng, kéo theo những hành động điên rồ làm thiệt hại cho chính họ và người chung quanh, nên các đài truyền hình đã mời cacù nhà tâm lý học, các bác sĩ lên phỏng vấn để trấn an dân chúng. Tất cả đều khuyên chúng ta hảy sống bình thường trong cái bất bình thường của sự thay đổi trong cuộc đời đang sống, hy vọng tình hình sẽ sáng sủa hơn. Hay nói một cách khác, chúng ta cứ sống bình an trong cái bất bình an do thiên nhiên hay do lòng người mang đến.

Phạm Thị Quang Ninh

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002