Đại Chúng số 86 - phát hành ngày 16/11/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN

Đặng Trần Huân

BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC CẠN

Tác phẩm của Nguyễn Thị Thảo An gồm 12 truyện ngắn lấy truyện Bức Phù Điêu Khắc Cạn làm tên chung.

Truyện Xóm Hưu trong 12 trang giấy đã có tới mấy cái chết thật cô đơn buồn bã, những lục đục xích mích của một số người Việt mới đến Mỹ chung đụng mà chẳng thương nhau, được mô tả sáng sủa nhưng thản nhiên, tưởng như không hề có một xúc động nào, như một bức tranh, một bức phù điêu của một khác bàng quan, một người thợ ảnh bấm mấy kiểu hình.

Truyện chính Bức Phù Điêu Khắc Cạn bắt đầu bằng cái chết của bà ngoại người kể chuyện, lộn về những đời xa xưa, từ nhân vật có thật trong lịch sửû là ông Nguyễn Văn Thành thời Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi lần mò theo gia phả được giấu kín và phát giác sau , tác giả kể về những thăng trầm của tổ tiên rồi tới những đời gần thời Việt Minh cướp chính quyền cho tới những năm tháng sau ngày 30/4/75.

Điều mọi người không ngờ, hai mươi năm tập kết, cậu Chín trở về làm dân trơn. Cậu không nhận một chức vụ nào trong Đảng. Khó tin hơn nữa cậu vẫn độc thân như hồi trẻ. Cậu cười, giải thích, không vướng bận dễ xin về (tr.181).

Tác giả nói về sự thức tỉnh của người nông dân trước chế độ công sản bằng hành động:

Khi mọi người thấy cậu Chín nói đúng thì đã muộn. Chế độ mới không chấp nhận người cũ,họhàng tôi lũ lượt vào tù. Mọi người vỡ lẽ, hòa bình cũng có chia lìa, chết chóc không khác chiến tranh. Cậu Tư tìm cách trấn an, bất cứ thời nào, nông dân cứ theo sau cái cày cũng sống. Nói vậy, nhưng cậu lật đật cắt ruộng, chia đều cho các con (tr. 182).            

Cứ nhẩn nha như thế dù nội dung câu chuyện chứa nhiều đau thương cho đến cái chết của cậu Chín khi bị xã hội chủ nghĩa lừa đảo phải tự tử:

Cậu Tư kể, mọi người nằm trong mùng nhìn ra, thấy cậu Chín rót từng chén trà, ung dung uống. Không ai ngờ cậu đang uống thuốc độc. (tr 186).

Truyện Đỉnh Trời Tròn giống như một du ký về sinh hoạt ở tiểu bang Alaska xa xôi. Trong khung cảnh lạnh lẽo, đàn bà rất quý hiếm này lạc lõng một cặp vợ chồng người Việt đi tìm sinh kế.

Một người phía sau cười cợt, ACứ ở lâu rồi biết, một đàn bà quý hơn mười lò sưởi. A Cả bọn nhao nhao, ALuật xứ này, tội cướp vợ nặng hơn tội giết người.” Cả đám xúm cười hô hố. Oâng già bước tới vỗ vai, AAnh mang vợ , là mang cả gia tài theo đó, biết không?” (tr. 101).

Ngươi vợ Việt thương chồng. Một bữa anh đi ra ngoài cả ngày không mang súng, khiến chị vô cùng lo lắng. Mãi tới buổi chiều:

Thấy anh về, vợ vất cuốn sách, vụt ôm chầm rồi rơi nước mắt. Vợ nói, hỏi James, hắn bảo anh ra ngoài cả ngày lại không mang súng, đâm sốt ruột. Cảm động, nhưng lúng túng không nói được gì, anh ngượng nghịu vuốt từng lọn tóc mềm của vợ . . . Anh cụng trán vợ, gương mặt trắng mịn chợt tối sầm. Nhìn trong mắt, hình như trăng sao cũng tắt. (tr. 110, 111).

Nồng nàn thế đấy, nhưng vì sinh kế hay lạnh lẽo đã đi đến kết thúc rất buồn do quyết định bất ngờ của cái gia tài sống:

Về tới nhà, không thấy vợ. Chạy qua bên James, cửa đóng kín. Trên có gắn một miếng giấy đề tên anh. Ngạc nhiên, mở ra xem, trong vỏn vẹn có mấy chữ. “Chúng tôi chân thành xin lỗi.” Phía dưới đề: James Barrett và Di Nguyen (tr. 114).

Những truyện Mrs Jeans, Tình Ca Con Dúi, Khi Trời Không Có Mây và Chiều Đi Qua Làng Kinh có những đoạn buồn nhưng tác giả cũng chỉ ghi chép nhẹ nhàng mà gây cho độc giả ngậm ngùi khi đọc hết.

Đặc điểm văn Nguyễn Thị Thảo An ngắn gọn mà súc tích vừa đủ. Nhưng lối văn quá cô đọng này lại thất bại trong truyện Tên Thị Nữ Xứ Đàng Trong. Truyện xây dựng dựa theo những tài liệu lịch sử có rất nhiều sự kiện, rất nhiều nhân vật nên ngắn gọn, cô đọng quá sẽ trở thành khô khan, nhạt nhẽo và khó hiểu.

Sự ngắn gọn đôi lúc quá tay cũng làm cho câu thiếu, hụt hẫng như câu: “Khi chị ra phía sau. (chấm hết)” (tr. 167). Cũng có những từ sai có thể đo đánh máy vội vàng, ví dụ như: bush pilot (tr. 98), gềnh (tr. 99, 127), sát nhập (tr. 179) v.v... (đề nghị sửa: bus pilot, ghềnh, sáp nhập).

Điều đáng nói không chỉ ở truyện của Nguyễn Thị Thảo An mà là ở những câu trả lời phỏng vấn của tác giả. Độc giả hẳn đã đọc những câu phát biểu của nhiều nhà văn nữ khác khi duyên dáng, khi cầu kỳ, khi sâu sắc nhưng ít có ai khiêm nhường như Nguyễn Thị Thảo An. Những câu trả lời khá mộc mạc như về sứ mạng nhà văn bà nói: “Nhưng khi dùng hai chữ ‘sứ mạng’ thì tôi hơi ngờ, ngươi ta nâng người viết văn lên cao quá chăng? Tôi cứ nghĩ nhà văn cũng như các ‘nhà’ khác thôi... Gán cho họ những ‘sứ mạng’ thiêng liêng quá, tội nghiệp lắm” (tr. 202). Hoặc “Tôi ít viết về mình vì sợ truyện nhạt làm độc giả nản” (tr. 201), “Tôi chuộng sự đơn giản” (tr. 200), “Tôi chấp nhận quy luật đào thải một cách vui vẻ, còn hơn phải cầm bút viết nhảm.” (tr. 206)

Với BPĐKC, có thể là tác phẩm đầu tay, tác giả chớ sợ phải “chấp nhận một cách vui vẻ” đâu, mà với đà này chắc còn cống hiến cho chúng ta nhiều tác phẩm hay trong tương lai.

Bức Phù Điêu Khắc Cạn do Nxb Văn Mới xuất bản tháng 4. 2001. Dày 210 trang, bán 12 mỹ kim. Liên lạc qua địa chỉ mới của Nxb: 1127, W. Gardena Blvd * Gardena, CA 90247 * Phôn: (310) 366 - 6867.

 

CÓ BAO NHIÊU TỔNG THỐNG MỸ?

Trong bài Lần Giở Trước Đèn kỳ trước chúng tôi có viết từø George Washington tới George W. Bush là 42 vị tổng thống. Một độc giả viết ông Bush là tổng thống thứ 43 của Mỹø vậy tại sao viết 42. Thắc mắc của vị độc rất chí lý. Sở dĩ có sự khác nhau về con số 42 và 43 vì tổng thống Grover Cleveland làm tổng thống hai lần. Ông nhậm chức tổng thống thứ 22 của Hoa Kỳ tháng 3.1885. Tổng thống thứ 23 nhậm chức tháng 3.1889 là ông Benjamin Harrison. Tháng tư 1893 ông Cleveland lại nhậm chức lần thứ hai (nhưng không phải nhiệm kỳ 2) và là tổng thống thư 24.

Như vậy tính theo thứ tự thì có 43 tổng thống nhưng tính đầu người thì chỉ có 42 vị mà thôi. Thân này ví xẻ làm hai được.

 

THI VĂN BÌNH THOẠI CỦA NGƯYỄN VĂN LƯỢÏNG

Nguyễn Văn Lượïng, tác giả Thi Văn Bình Thọai là một nhà nhà giáo và là một cựu dân biểu Việt Nam Cộâng Hòa nhưng quan tâm nhiều tới văn học, nâng niu văn học, không chịu được những điều sai sót về văn học nên phải lên tiếng trong những bài viết rải rác từ gần hai chục năm qua. Nay gom lại in thành một cuốn vừa bình, vừa kể chuyện văn học khá thú vị.

Trong TVBT, Nguyễn Văn Lượng (bên trong còn ghi bút hiệu Vân Trình) góp ý, bổ túc từ những chuyện xảy ra từ lâu như chuyện ông không đồng ý với nhà biên khảo Nguyễn Ngọc Bích dịch hai chữ biểân dâu là mulberry sea có nghĩa là một biển trồng dâu, hai tiếng rút trong thơ Tàu mà Nguyễn Du viết lại “trải qua một cuộc bể dâu”, những phỏng đoán về thân thế T. T. KH., những lời bàn thêm về bài Tình tuyệt vọng của Arvers tới những văn thi phẩm mới xuất hiện cuối thập niên 1990 của những cây viết nữ Hồ Mộng Thiệp, Nguyễn Thị Ngọc Dung.

Cũng như khá nhiều tác gỉa khác Nguyễn Văn Lượng đả kích nặng nề những bịa đặt, xuyên tạc ngụy biện của cuốn Truyện Kiều Và Tuổi Trẻ của Lê Hữu Mục, Phạm Thị Nhung và Đặng Quốc Cơ trong suốt bài Xin Đừøng Vẽ Rắn Thêm Chân.

Tìm hiểu về lai lịch T. T. KH., Nguyễn Văn Lượng phân tách ba bài trước đây về vấn đề này của Nguyễn Vỹ, Thanh Châu và Nguyễn Thạch Kiên để tạm tin T.T. KH. là Thâm Tâm. Vì sao chỉ tạm tin. Vì ông cho rằng những tác giả đó cũng chỉ được nghe kể chứ không phải là nhân chứng. Nhất là khi ông Lương tìm ra cái sai của Nguyễn Vỹ khi gán cho bútù hiệu Thâm Tâm là lấy từ hai chữ Dạ, Sâu trong câu thơ “Một cánh ty gôn DẠ Khắc SÂU” của T. T. KH. Vì bút hiệu này Thâm Tâm lấy từ trước khi quen T. T. KH. và bài thơ chỉ có sau khi T. T. KH. đã lấy chồng (tr. 84, 85).

Có một lỗi có thể coi là lỗi chính tả nhưng khá quan trọng trong bài Ngô đồng nhất diệp lạc (tr. 173). Nếu đã đọc thơ chữ Hán không ai không biết câu này chỉ Một lá ngôâ đồng rụng. Theo chữ Hán Diệp là lá và Điệp là con bướm. Không giỏi chữ Hán lắm chỉ đọc nhan đề tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan cũng biết Lá Ngọc Cành Vàng là dịch từ ngọc diệp kim chi hay Tắt Lửa Lòng khi được chuyển sang cải lương với tên Lan Và Điệp có hoa và bướm thì cũng biết điệp là bướm. Không hiểu tại sao trong bài Ngô đồng nhất diệp lạc của Nguyễn Văn Lượng tất cả 4 từ Diệp đều in là Điệp kể cả nhan đề. Nếu lầm như vậy hóa ra tên tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan phải là Bướm Ngọc Cành Vàng.

Thi Văn Bình Thoại do táùc giả xuất bản, năm 2000. Dày 256 trang, giá 12 mỹ kim. Liên lạc: 9715 Fremont Ave N * Seattle WA 98103.

 

MINH NHỎ LÀ AI?

Chúng tôi được đọc một bài báo có câu đại ý nói tướng Dương Văn Minh thường được gọi là “Minh Lớn” để phân biệt với “Minh Nhỏ” là tướng Trần Văn Minh của Không Quân.

Chi tiết này không đúng. Hai tên gọi Minh Lớn và Minh Nhỏ có từ hồi đảo chính 1/11/63. Báo Mỹ thường gọi Big Minh (Minh Lớn) để chỉ tướng Dương Văn Minh nhưng Little Minh (Minh Nhỏ) để chỉ tướng Trần Văn Minh thuộc lụïc quân. Tướng Trần Văn Minh là sĩ quan cấp tướng lâu đời. Có người bạn tôi tốt nghiệp Trường Đại Học Quân Sự còn giữ bằng tốt nghiệp do tướng Minh ký năm 1959 với chức vụ chỉ huy trưởng trường này. Về sau có thời tướng Minh đi làm đại sứ.

Thời gian trước đảo chính 1963, ông Trần Văn Minh Không Quân còn là sĩ quan cấp tá. Ông chỉ thăng cấp chuẩn tướng và giữ chức vụ tư lệnh không quân thay tướng Nguyễn Cao Kỳ trong chức vụ này khi tướng Kỳ tham chính. Tướng Minh không quân năm 1975 mang cấp trung tướng, sau di tản sang Mỹ và đã qua đời.

Chúng tôi cũng được nghe từ một đài phát thanh tiếng Việt tại quận Cam, CA kể chuyện đại tá Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng của tướng Dương Văn Minh, được lệnh chia tiền cho phe đảo chính 1/11/63.

Sự thực người được lệnh chia tiền khi đó là thiếu tá Đặng Văn Hoa, chánh văn phòng của tướng Trần Văn Đôn. Chánh văn phòng của tướng Dương Văn Minh là đại tá Trương Minh Đẩu. Đại tá Phạm Bá Hoa là chánh văn phòng của tướng Trần Thiện Khiêm và chính ông đã kể lại chuyện chia tiền trong hồi ký Đôi Dòng Ghi Nhớ (ấn bản lần 3, tr. 65).

Chúng tôi sẽ trở lại với những chi tiết sai - mà chúng tôi biết chắc chắn - trong số những bài tình cờ đươc đọc để góp ý với các tác giả.

 

SÁCH MỚI NHẬN

Tháng qua chúng nhận được những sách sau đây:

NGUYỄN BỬU THOẠI Trở Lại Mật Khu Sình Lầy . Tiểu thuyết, 456 trang. Tác giả xuất bản, giá 20 mỳ kim. Liên lạc tác giả: PO Box 330872 * Houston TX 77233. IRCC,SAN JOSE Nhiều sách và tài liệu. MẠC PHƯƠNG ĐÌNH. Lời Ru Của Mẹ. Thơ. 144 trang. Địa chỉ tác giả:1277 Peach Ct * San Jose CA 95166. TRẦN HOÀI THƯ Phố xa. Thơ. Địa chỉ tác giả: PO Box 58 * South Boundbrook NJ 08880.

Xin cám ơn các tác giả và nhà xuất bản.

Đặng Trần Huân

PO Box 3022 * Industry CA 90744

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002