Đại Chúng số 87 - phát hành ngày 1/12/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


HƯƠNG SẮC QUÊ MÌNH

Lãng Nhân

 

BÀ CAO NGỌC ANH (1877-1970)

Bà sinh năm 1877, làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Trung Việt, ái nữ của Đông Các Cao Xuân Dục. Năm 19 tuổi kết duyên cùng án sát Nguyễn Duy Nhiếp, con trai Cần Chánh Nguyễn Trọng Hiệp, quán làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, Bắc Việt. Hai họ Cao Nguyễn đều là lệnh tộc, nức tiếng về văn học và phẩm cách. Bà Ngọc Anh được thân phụ rèn luyện bút nghiên từ tấm bé, lại sẵn có tài ngâm vịnh nên sớm nồi danh trong làng văn tự. Đến năm 26 tuổi, bà không may gặp cảnh góa chồng. Găp ngày nguyên đán bà nghĩ thương người sớm quá cố, có bài:

Đôi đào chàng mới trồng năm trước

Nay thấy đào hoa chẳng thấy chàng.

Ví khiến thần hoa như có biết:

Vì chàng nhan sắc giảm phần chăng?

Nhân giở lại tập thơ của chồng, bà cảm tác thành thiên luật Đường, lược dịch:

Ấm ức lòng thu ngủ chẳng yên

Đốt lò hương dậy đọc di biên.

Bao nhiêu lời hẹn tuôn mây gió,

Để chút duyên thừa dấu bút nghiên!

Trăng dọi lầu ngâm thêm lặng lẽ,

Đèn chong lệ sáp nhỏ liên miên.

Hồn thiêng đâu đó như cùng biết

Thêm mấy vần thơ "biệt hận thiên!"

Bà ở góa trong cái tuổi nửa chừng xuân, tài sắc kiêm ưu, nên nhiều nhà thơ trong giới quan trường không khỏi có ý muốn lân la, buông lời trêu cợt. Bà tuyệt nhiên không trả lời ai cả. Một hôm nhân nhà có giỗ, bà cho mời tất cả các vị ấy lại dự tiệc. Khi tan tiệc, cùng lên cầu Hàm Rồng chơi. Đến nơi, bà nói:

_ Đứng trước danh sơn thắng cảnh này, dám xin các vị thi nhân mỗi vị cho một bài, làm kỷ niệm.

Một ông đáp:

_ Vâng, chúng tôi đâu dám chối từ, nhưng xin bà cho bài xướng trước, chúng tôi mỗi người sẽ họa sau.

Bà đọc rằng:

Hàm Rồng nô nức tiếng đồn om,

Rải rác nhà tranh ở mấy chòm.

Hỏi đá chờ ai ngồi nhấp nhỏm?

Thương cầu vì nước đứng lom khom...

Sóng như chào khách chờn vờn nhảy,

Nguyệt cũng yêu ta lấp ló dòm.

Cửa dộng rêu phong mờ nét chữ,

Ai người mến cảnh chút trông nom...

Bài thơ vận khó quá, ý tứ lại tế nhị. Câu "Hỏi đá chờ ai ngồi nhấp nhỏm" và "Sóng như chào khách chờn vờn nhảy" có ý trỏ vào các vị thường có thơ gửi đến trêu bà. Câu "Thương cầu vì nước đứng lom khom" và "Cửa động rêu phong mờ nét chữ" bầy tỏ tâm sự mình, cảm thương số phận và quyết giữ niềm tiết phụ.

Các vị thi bá tần ngần nghĩ chẳng ra vần, và cũng không dám trêu cợt trước thái độ đoan trang ấy, nên đứng chơi hồi lâu rồi xin lỗi chủ nhân, lẻ tẻ kéo nhau về. Từ đó không dám múa bút với bà nữa. Bà một dạ thờ chồng nuôi con, nên trong cảnh ly phụ thường thốt ra lời thơ não nùng:

Tự thán

Muốn chết mà chưa nhắm mắt đành,

Hồn quê vơ vẩn suốt năm canh.

Trông gương kim cổ chưa mờ thủy,

Thấy cuộc tang thương lại giật mình.

Chiếc bách lênh đênh nhà bốn bể,

Môí tầm vương víu nợ ba sinh.

Ấy ai cốt nhục cùng ta đó,

Quẩy dỡ cho nhau một gánh tình!

Gánh tình ai quẩy đỡ cho nhau?

Một bước chân di một bước sầu.

Trải khắp non xanh cùng nước biếc,

Quản chi nắng dãi với mưa dầu.

Ngâm câu khế khoát tai còn vẳng

Đọc chữ cù lao dạ quặn dau.

Nam Bắc đôi đường trông mỏi mắt,

Hiu hiu gió thổi ngọn bông lau...

Trong bao năm non sông bị ách thống trị của ngoại bang, bà thường ký thác nỗi lòng thương nước vào thơ văn mỗi khi có dịp nhàn du đây đó:

Ngũ Hành Sơn

Nghe nói Hành Sơn cảnh tuyệt vời

Thanh nhàn dạo bước, thử xem chơi

Năm hòn chót vót cây chen dá

Bốn mặt mênh mông nước lộn trời

Bãi cát trắng phau cơn gió thổi

Chòm rêu xanh ngát bóng trăng soi

Ngự thi nét bút còn như cũ

Dâu bể bao phen dã đổi dời...

Ở Trung Kỳ

Trung kỳ nấn ná bấy nhiêu năm,

Buồn lại đi chơi, mỏi lại nằm.

Cũng đủ với đời: tai mắt miệng,

Mà cam chịu nỗi: điếc mù côm!

Nghe chi cho mệt lòng suy nghĩ,

Nói lắm càng thêm sự lỗi lầm.

Đã thế thì thôi, thôi mặc thê,

Hơi đâu chác lấy chuyện thơng tâm!

Ăn Tết ở Sài gòn

Nghìn dặm xa xôi trải nớc non,

Thoi đa thấm thoát sáu trăng tròn.

Xuân về hón hở ngời vui bạn,

Tết đến bùi ngùi mẹ nhớ con.

Người trước năm mới đà biết dại

Ta nay sáu chục vẫn chưa khôn

Nam kỳ ướm hỏi ai tri thức

Khắc khoải xa nghe cuốc gọi hồn.

Ngay cả những khi ngồi chơi với con cháu trong ngày tết, bà cũng không quên đợc tình cảnh quê hương:

Đánh Bài Bất

Một cuộc mua vui học trẻ con

Quây vây băm tám một vòng tròn

Nhị rồi tống cửu đen như mực

Thất kéo lên tam đỏ quá son

Đã trót vùi đầu theo với nớc

Cũng đành nhắm mắt chẳng thôi non

Cửu văn ông cụ dà vơ sạch,

Ngơ ngác nhìn nhau: nước mất còn?

Bề ngoài nói nói cười cười, nhng thâm tâm vẫn khinh miệt những trò dáo dở nơi chính trường:

Ngạo Đời

Ai bảo là ta tính ngạo đời

Khinh đời vẫn khó há rằng chơi!

Khinh người lắm của còn ham của,

Khinh kẻ cao ngôi chẳng xứng ngôi!

Khinh gái chung tình, chung cửa miệng

Khinh trai ái quốc, ái đầu môi.

Có khinh chăng nữa là khinh thế

Nào dám khinh đâu khắp mọi người!

Bà tạ thế năm 1970 ở Sàigòn, thọ 93 tuổi. Con gái bà, Nguyễn Thị Phương Nghi, có bài thơ ca ngợi bà:

Mợn thú văn chương tỏ nỗi nhà

Lam Hồng nữ sĩ khác người xa

Trần duyên chưa được tròn công quả

Tâm sự thôi dành gửi bút hoa

Mệnh bạc thẩn-thơ cơn sóng gió

Lòng son tô diểm nét sơn hà

Nuốt cay ngậm đấng bao tình cảm

Tiết điệu đêm dài lệ nhỏ sa...

 

BẢ HỒNG NHAN

Đoàn Đức Mậu quê ở Quảng Bình, sau ra ngụ ở Hà Tĩnh, tự hiệu là Bạch Xỉ vì ông sinh tại chùa Bạch Xỉ và muốn được ứng vào câu sâm Trạng Trình: Bạch xỉ sinh, thiên hạ bình (bao giờ răng trắng là có thái bình).

Trước ông gia nhập đảng Văn thân, năm 1885 khởi binh Cần vương. Vốn học giỏi và có ít nhiều tà thuật: quân chỉ dùng quạt và gậy làm khí giới, quạt phẩy cho địch mê, gậy để đập chết.

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, ông cho là vận nước đổi thay, mệnh trời sẽ ứng vào mình nên tự xưng là Văn Lượng hoàng đế, lập triều đình có 28 chức gọi là nhị thập bát tú quây quanh sao Tử Vi. Một hôm dẫn 28 vì sao cầm gậy và quạt xuống núi đánh đồn Phố, chỉ phe phẩy thế mà lính trong đồn không ló mặt ra, cũng không bắn, nên vua Văn Lượng lại thu quân về sơn trại bình an.

Trong sơn trại có năm bảy căn nhà, giữa gian nhà lớn treo bức hoành có bài thơ:

Xẻ giữa rừng xanh nổi nóc nhà

Mà cho bốn biển ngưỡng trông ta

Khoan thai rủ áo ngồi vui vẻ,

Nào khác đền Nghiêu những mấy tòa.

Hai bên treo đôi câu đối:

Vận hội nửa ngàn may gặp đó,

Công danh bốn biển kém ai dâu.

Đến năm Bính thân (1896) một bữa ông xuống núi, vào chơi nhà dân làng, bất thần bị sốt rét li bì. Có kẻ nhận diện ra ông, liền đi báo quan đem lính tới bắt giải về giam trong đề lao tỉnh Nghệ.

Được ít lâu Văn Lượng Hoàng Đế thăng hà, để lại một vợ và một con gái 5 tuổi tên là Hồng Liên. Hồng Liên và mẹ được Sogny, chánh mật thám miền Trung, đem về Huế giam lỏng, cấp dưỡng rất tử tế.

Càng lớn lên, Hồng Liên càng xinh đẹp. Đến năm 18 tuồi thì nhan sắc vô cùng lộng lẫy, khiến Sogny nghĩ ngay đến cách khai thác khi có cơ hội thuận tiện. Thì cơ hội ấy vừa tới: Nguyễn Phong Di ở Tàu về..

Nguyễn Phong Di, nguyên tên là Nguyễn Thái Bạt, quán làng Nguyệt Viên, phủ Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Trung Việt. Nhà nghèo, ông rất chăm học, lại có khí phách khác người, nên sớm gia nhập nghĩa đảng Cần vương, được đảng cho sang Nhật du học, lấy tên là Lý Phụng Hán. Phụng Hán tốt nghiệp trường võ bị Nhật, trở về Trung Hoa tìm gặp Nguyễn Thượng Hiền, được ông này tiến cử lên Hô Hán Dân. Hô thấy hai chữ Phụng Hán có nghĩa là phụng sự nhà Hán, hoan hỉ nói:

_ Tiên sinh là bậc anh tài, lại có cái danh hiệu tốt đẹp thế này, thật là quý hóa. Ngày mai tôi sẽ giới thiệu với Tôn nguyên soái (Tôn Văn), thế nào nguyên soái cũng mời tiên sinh giúp vào công cuộc cách mạng của chúng tôi.

Tôn Văn bấy giờ tuy đã đánh đổ được nhà Mãn Thanh và đang xây đắp nền dân chủ, nhưng mầm phản động vẫn còn ngấm ngầm phá hoại, nên đành nhường ngôi tổng thống cho Viên Thế Khải.

Khi Hồ Hán Dân dẫn Lý Phụng Hán tới, Tôn tiếp đãi rất ân cần, cho làm bí thư ngay. Lý Phụng Hán vốn người đẹp trai, bộ nhung phục lại làm tăng thêm vẻ kiêu hùng, khiến cô em gái Tôn Văn đem lòng cảm mến. Tôn Văn biết ý, cũng muốn ràng buộc mối thân tình, mới tính chuyện gả em cho, nhưng Phụng Hán lễ phép khước từ bằng một bức thư tạ lòng liên tài, trong có câu:

Niệm thử gia vong quốc phá, anh hùng chi hận vị tiêu;

Túng nhiên điệp sứ phong môi, nhì nữ chi tình diệc đạm,

(Nghĩ cảnh nước mất nhà tan, mối hận anh hùng còn chửa nguội

Dù có mai ong sứ bướm, chút tình nhi nữ đám đâu ham.)

Tôn Văn xem thư, rất ca ngợi chí khí nam nhi, và càng tin tưởng Phụng Hán. Phụng Hán nói được nhiều thổ ngữ Trung Hoa, lại lanh lợi khôn ngoan, giúp Tôn Văn rất đắc lực.

Thấy Viên Thế Khải bắt đầu vận động làm hoàng đế Tôn bèn xuất dương mưu đồ chống lại, công việc giao thiệp với các đồng chí ở nội địa phó cả cho Phụng Hán. Ở cương vị này, Phụng Hán đã giúp được các đồng chí cách mạng Trung Hoa tránh nanh vuốt của Viên Thế Khải, trong đó có Thái Ngạc đã về thoát Vân Nam, gây thành một lực lượng lớn.

Khi nghe tin Nhật ký hiệp ước với Pháp và trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam, Nguyễn Thượng Hiền điện cho Phụng Hán nhờ tìm cách giúp đỡ các bạn khi ở Nhật về Tàu. Phụng Hán can thiệp ngay với bộ ngoại giao Tàu, thì bộ này lúc ấy đang giao hảo với Pháp, không muốn để Pháp mất lòng, nên định cho những chí sĩ ấy tạm ở một biệt khu, đợi biện pháp tốt đẹp hơn.

Phụng Hán đề nghị với Nguyễn Thượng Hiền, để anh em ở cả Thiên Tân vì đây đã có sẵn nhà cửa, Nguyễn tán đồng, Phụng Hán ra ngay Thượng Hải đón hơn trăm anh em, đưa về Thiên Tân.

Hơn một trăm người chỉ đem theo được ít quần áo và sách vở, ngoài ra không một ai có tiền. Nguyễn Thượng Hiền xoay sở được một ít, Phụng Hán cũng sẵn có một ít góp vào, nhưng đủ sao được để nuôi một số nhân khẩu đông như vậy. Để giải quyết tình thế, những người cấp tiến, tìm cách ra đi phương trời khác, người xuống Quảng Đông, Quảng Tây, người sang Xiêm, sang Đức. Còn một số lưu lại Thiên Tân đoàn kết lại để gây thanh thế và phái người về nước quyên tiền. Cũng có người học đã thành tài, gia nhập quân đội hay các cơ quan chính trị Tàu, lấy lương bổng cưu mang anh em. Rốt cuộc mọi người cũng tạm yên. Lúc này Viên Thế Khải đã thất bại, Tôn Văn về

lập chính phủ, đặt Lê Nguyên Hông làm tổng thống, rồi trở lại Quảng Đông để củng cố nền dân chủ. Phụng Hán cũng theo đi, và được cử giữ chức đại tá trong bộ tham mưu. Đến đây, đời Phụng Hán bước sang giai đoạn mới. Quan chức cao, lương bổng nhiều, Phụng Hán đâm ra chơi bời cờ bạc. Vì Tôn Văn tín nhiệm Phụng Hán, ngoài việc quân sự chính trị, còn giao cho việc giữ tiền, nên xảy ra việc đáng tiếc là Phụng Hán một hôm thua canh bạc lớn, phải biển thủ công quỹ, rồi sợ tội mà bỏ trốn. Đi lang thang ít lâu ở Hương Cảng, Phụng Hán bị thám tử Pháp bắt giải về nước.

Khi bị tra hỏi, Phụng Hán (bấy giờ lại lấy tên cũ là Nguyên Phong Di) tỏ ra khẳng khái hiên ngang, khiến cho Pháp phải kính nể, và tìm cách thu phục, vì chính sách của họ lúc ấy là thuyết phục để cải hóa hơn là trừng trị tù đày.

* * * * *

Bây giờ là lúc mẹ con cô Hông Liên xuất hiện. Sogny nói với hai người:

_ Có một nhà đại cách mạng mới ở ngoại quốc về, trước có quen với ông Bạch xỉ, bà và cô có muốn tới thăm, tôi sẽ cho phép.

Hai mẹ con ưng thuận, và lân đầu tiên Phong Di trông thấy Hồng Liên, lòng đã rung động ngay vì sắc đẹp mặn mà, nói năng có duyên, lại là dòng dõi cách mạng. Dần dà, Hồngng Liên chinh phục được con người khí khái, Phong Di ngoan ngoãn nghe theo lời khuyên của Hông Liên, và chịu hợp tác với Pháp. Sogny trả tự do cho Phong Di, lại nói với Nam triều cho làm một chân lục sự và nhân dịp có khoa thi Hội, đặc cách cho đi thi, không cần phải qua kỳ thi Hương để lấy cử nhân trước đã, như thường lệ.

Năm kỷ tị (1919) Nguyễn Phong Di đỗ đình nguyên tiến sĩ, được bổ làm quan. Ngoài Hồng Liên, Phong Di còn lấy thêm vợ bé nữa. Một chí sĩ ở Nghệ An có gửi tặng bài thơ:

Cũng đi sang Nhật, cũng sang Tàu

Tiến sĩ thi chơi cũng đỗ đầu

Hoằng hóa giúp cho năm nếp gỗ (1)

Diễn châu cưới hộ một cô hầu (2)

Lao tù gặp bạn nên ra sớm,

Cờ bạc thâu canh chửa đủ lâu.

Khí phách thủa nào đâu mất nhỉ?

Cũng đi sang Nhật, cũng sang Tàu!

Quyền cao, lộc hậu, Phong Di lại thả mình vào cuộc đời phóng túng, tửu sắc quá độ, mấy năm sau mắc bệnh lao, và từ trần năm ất sửu (1925)

Một nhà nho ở Huế có câu đối viếng:

Ra đi đã kỳ, trở về cũng kỳ, lâý vợ thi đỗ lại càng kỳ, trời cũng nể, sân khấu còn đương xem diễn kịch Lữ xá không chết, tù đày không chết, quan sang nhà giàu lại bắt chết, người còn thương tiếc, nắp hòm dù đậy, chửa hay lòng.

Lãng Nhân

Chú thích:

(l) Lúc ông về làng, không có nhà, ông phủ Hoằng Hóa Lê Trí Hiển làm giúp 5 gian nhà gỗ.

(2) Ông Nguyễn Xuâm Đàm, người cùng làng với Di lúc ấy làm tri phủ Diễn Châu, cưới cho Di một cô hầu.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002