Đại Chúng số 87 - phát hành ngày 1/12/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


MỖI KỲ MỘT DANH NHÂN

(Trong Phần Hiểu Biết là Sức Mạnh - Knowledge is Power)

Lạc Việt sưu tầm

Từ lâu lắm rồi, thời Thượng Cổ. Loài người lúc đó còn thời kỳ phát triển, trí óc bắt đầu nở nang, thông minh hơn trước. Không còn rượt đuổi hay bị rượt đuổi bởi thú dữ hơn mình. Có thể những người tiền sử đó, rãnh rỗi vào một buỗi tối trời, họ đã ngước đôi mắt tò mò nhìn lên trời. Hàng vạn đốm lấm chấm lấp lánh trên màn trời đen, lâu lâu có một vệt xẹt chạy ngang chân trời mà họ không biết cái gì? Sau này họ mới biết đó là sao xẹt, rồi sau này nữa thì đó là một vẫn thạch chạm vào bầu khí quyển trái đất mà cháy tan ra bụi.  Mỗi lần biết như vậy thì thời gian bước đến con số ngàn năm rồi.

Hôm nay, nhân loại chúng ta rất thích thú nhìn lên không gian vũ trụ bao la, chúng ta ai ai cũng đều hiểu hết chuyện trên trời. Có người hiểu nhiều có người hiểu ít... nhưng tất cả đếu vô cùng thích thú và sảng khoái khi nhìn lên không trung vô cùng tận. Hàng vạn tỉ ngôi sao lấp lánh, hàng vạn điều kỳ bí mà chúng ta mong đợi hơn nữa. Trước đây chừng 50 năm, thì vũ trụ mà chúng ta được biết chưa có âm thanh và màu sắc. Người có công đầu trong phần trang trí âm thanh, màu sắc mà vũ trụ của chúng ta nhìn hôm nay... rất đẹp màu, có âm nhạc và tiếng nói của đủ mọi ngôn ngữ hiện hữu của loài người hiện nay. Người đó chính là khoa học gia, hay nói đúng hơn Vật lý Vũ Trụ Gia: “Carl Sagan”

Lúc xưa còn một thời sinh viên tại Khoa Học đại Học Đường Saigon, trước khi bị động viên vào Thủ Đức, chúng tôi rất tò mò đọc những bái báo tại quốc nội và quốc ngoại nói về một khoa học gia trẻ. Người này đang mở màn cho thế giới biết đến có rất nhiều có thể là sinh vật sống trên một hành tình nào đó... trong không gian vô tận khôn cùng. Người này sau đó trở thành một giáo sư tên tuổi tại đại học Cornell Hoakỳ. Người này tên là Carl Sagan.

Lúc đó vào năm 1960, Carl Sagan được 26 tuổi. Giữ một phân khoa mới thành lập tại Cornell University, một trong 10 đại học nổi danh nhất hoàn vũ. Chính nơi này có nhiều khoa học gia tạo được một loại kính (hay là ống dòm/ binocular) nhìn được hình ảnh động vật di chuyển trong màn đêm thăm thẳm không một chút ánh sáng, họ... những khoa học gia dùng ánh sáng yếu ớt của ngôi sao chiếu xuống, được khuếch đại hàng chục ngàn lần bởi một cục pin nhỏ bằng 3 ngón tay chụm lại. Trường này nổi tiếng về ánh sáng, vũ trụ và kính thiên văn. Kính Thiên Văn Hubble từ nơi này làm ra.

Trở lại chàng trai trẻ Vật Lý Vũ Trụ Gia Carl Sagan, khi được ngôi vị phân khoa trưởng vế Vật Lý Vũ Trụ (astrophysicist), anh đã làm phân khoa này sinh động vô cùng. Anh có thể diển tả bằng đủ loại như bằng nắm tay co lại, bằng đôi bàn tay mườn tượng như cánh bướm, bằng lời nói luôn miệng: “billion of billion” (hàng tỉ của hàng tỉ) anh diển tả được một vũ trụ vô cùng và tối tăm vô tận trở thành tươi sáng màu sắc. Thật sự như vậy, khi chúng ta ra khỏi Thái dương Hệ của chúng ta, nghĩa là chúng ta ra khỏi ánh sáng của Mặt Trời, thì chúng ta sẽ thấy một màn đen vô cùng tận... rồi nếu chúng ta ví dụ, dùng một phi thuyền chạy ngang với ánh sáng (300 ngàn cây số / một giây) thì chúng ta đi chừng vài trăm năm ánh sáng thì chúng ta sẽ chạm đến một Vùng thuộc ảnh hưởng Thái Dương Hệ nào đó, và chúng ta sẽ được lại ánh sáng. Ánh sang này có thể khác màu ánh sáng của Thái Dương hệ chúng ta, có thể một màu xanh dương chói lọi, hay một màu vàng yếu ớt vì Mặt Trời này đang dần dần tắt lịm...

Với đủ ngôn từ và cử động thân thể như vậy, Carl Sagan cho chúng ta thấy rất rõ vũ trụ mà anh gọi là một trong: “billion of billion of planets”. Có lần Ban Khoa Học của Đức Giáo Hoàng Pope John Paul II có mời anh và một khoa học gia chuyên về Vật Lý Vũ trụ là: “Stephen Hawkings” đến điện Vatican đến diễn giải Vũ trụ cho các Hồng Y Vatican đang háo hức ngồi chờ từ lâu.

Cũng nhờ sự diễn giảng của Carl Sagan Professor of Cornell University mà chúng ta có thể hiểu dễ dàng sinh vật đầu tiên được tạo hình từ đại dương bát ngát đang còn âm ỉ nóng trên Trái đất mới thành hình. Vâng chúng ta từ một hành tinh nóng đỏ đã nguội lần lần, từ điểm nguội lần lần đó mà có sinh vật đầu tiên được thành hình. Đó là đơn sinh tế bào, mà ngày nay các khoa học có thể lập lại trong phòng thí nghiệm của mình.

Trong khi đó NASA (National Aeronautics and Space Administration) - một nơi mà Hoakỳ tự hào là tụ tập nhiều đầu óc lỗi lạc về Khoa học và Vũ Trụ nhất thế giới. Khi NASA tạo phi thuyền Pioneer 10 và 11 để bay vào hành tinh Jupiter và Saturn, thì cơ quan này vô tình tạo được một vật bay vào vũ trụ vô tận (spacecraft). Năng lực để đến được Jupiter vô cùng to lớn, như vậy Pioneers phải bay rất nhanh để thát khỏi sức hút Mặt Trời kéo nó lại. Nó sẽ bay trôi nổi trong dãy Ngân Hà (Milky Way) đến hàng tỉ năm trường. Như vậy, nó sẽ được một nền văn minh nào đó... chụp được. Như vậy tại sao không gởi theo Pioneers một giấy... giới thiệu cho nền văn minh ấy biết được nó từ đâu đến.

Nhưng ai có thể viết được giấy giới thiệu đó mà không biết văn tự loại nào mà nền văn minh ấy... đọc được? Nhưng NASA biết chắc rằng nền văn minh ấy, nếu chụp được Pioneers của địa cầu gởi đến thì hẳn rất giỏi về...toán học là cái chắc.

Đương nhiên chuyện này ngoài Carl Sagan thì ai làm nổi? Carl Sagan đem dự án của NASA về nhà mà suy nghĩ ngày đêm. Bắt buộc loài người chúng ta phải cho nền... văn minh xa lạ ấy biết là Trái đất ở đâu, hay là từ nơi nào mà đến mới được. Nhưng nếu vẻ mặt Trời và mặt Trăng thì chưa chắc họ hiểu, vì trong dãy Ngân hà (Milky Way) có hàng triệu hệ thống Thái Dương hệ như chúng ta vậy. Nhưng trong dãy Ngân hà ấy chỉ có một Super Nova duy nhất mà thôi. Nova là một ngôi sao như hình dáng mọi loại sao trên vũ trụ, nhưng thình lình nó tự sáng lên rồi sau đó lu mờ trở lại, rồi tắt mất... sự tự bừng sáng lên và từ từ tắt mất có thể kể đến hàng... triệu năm ánh sáng tính theo thước đo thời gian của Trái đất. Nhưng loại Super Nova này dù đã tất mất hàng ngàn năm ánh sáng rồi, nhưng nó vần phát ra đều đặn những làn sóng Radio mà hành tinh nào trong dãy Ngân hà đều nhận được. Nguồn sóng Radio này sẽ làm chuẩn cho các phi thuyền vũ trụ khi đi ra khỏi Trái đất và phải trở về Trái đất, như tại Trái đất người xưa đều ngó đến sao Bắc đẩu vậy.

Còn vẽ hình loài người ra làm sao? Chẳng lẽ vẽ cặp đàn ông và đàn bà ăn mặc theo kiểu Paris hay London... hay quấn tùm hụp áo quần? Vậy phải vẽ cặp đán ông đàn bà này với một nét vẻ không có áo quần vậy. Khi NASA nghe lời nhà bác học VậtLý không gian trẻ tuổi là Carl Sagan thì NASA nhận rất nhiều thơ ... than phiền của mấy vị linh mục và các nhà đạo đức là: “Tại sao lại đem cặp đàn ông đàn bà với... không mảnh vải che thân vậy? Bộ hết hình nào khác sao?” NASA trả lời những bức thơ đó: “Thật sự chúng tôi, ráng hết sức vẽ một cặp đàn ông đàn bà... như thế vậy. Hết cách rồi.” Và Carl Sagan vẽ người đàn ông đưa bàn tay ra... như chào hỏi và có tánh cách... hòa bình thân thiện. Và tấm sắt làm bằng nickel được gắn vào võ phi thuyền Pioneers, rồi cho phóng lên không gian vô cùng tận.

Nhưng Carl Sagan và người vợ tương lai, Ann Druyan không quên nhét vào phi thuyền này một Cassette thu thanh hàng ngàn lời nói của loài người. Tiếng Anh thì chỉ cần thu: “Xin chào các bạn, chúng tôi là những người từ hành tinh gọi là Trái đất, nằm trong dãy Thái Dương và cách Super Nova chừng 2 triệu năm ánh sáng”... và ngoài tiếng Anh còn có tiếng Nhật, tiếng Hoa, tiếng Ả Rập... thêm cả tiếng thổ dân Da đỏ nữa, còn tiếng thổ dân của Nam Mỹ như giống dân Aztec và Mông Cổ cùng Tây Tạng cũng không được bỏ sót.

Trong phi thuyền Pioneers này các khoa học gia cho mang thêm những máy Tivi truyền hình chỉ cần bấm nút là hình ảnh xinh đẹp của Trái đất hiện lên. Núi non, sông hồ, con người đi nườm nượp tại Tokyo, tai New York hay tại khu đông dân chật hẹp tại một ngỏ hẽm của Hongkong vậy. NASA còn gởi thêm những âm thanh thiên nhiên như: mưa, sấm sét, tiếng sóng biển vỗ ầm ĩ vào tảng đá, tiếng cười trẻ thơ, tiếng nói chầm chậm của một cụ già, hay tiếng cười thành thót của thiếu nữ đang xuân... Khoa học gia họ không quên cho Pioneers mang theo nhiều bản nhạc nổi danh từ trước đến nay. Như thiên tài âm nhạc Beethoven với bài bất hủ là: “Fifth Symphony”, với Johnny B. Goode cùng những bài ca vang danh ngày xưa của nhóm Tứ Quái: “Beattles”...

Họ, Carl Sagan cùng khoa học gia NASA đang cố cho một nền văn minh nào đó ngoài trái đất chúng ta được hiểu... đại khái loài người chúng ta là gì với nền văn minh đó.

Tấm bảng đồng “plaques” mang hình ảnh con người hiện nay đang cách xa chúng ta vạn dặm.

Với sự giúp đỡ ngân khoản... muốn gì cũng được của nhóm NASA, đã làm Carl Sagan và bạn đồng nghiệp Bruce Murray lập ra một cơ quan phi chánh phủ, chuyên nghiên cứu về một nền văn minh nào đó... ngoài chúng ta ra. Được gọi là SETI (Extraterrestrila Intelligence). Và được nhiều quốc gia trên thế giới ghi danh tham dự làm hội viên, như: Ý, Nhật, Nga và ngay cả Trung quốc nữa. Hiện nay số hội viên này lên đến 300 ngàn người rồi. Vâng! khắp thế giới người ta cũng tin là có một nền văn minh thứ nhì ngoài Trái đất. Sau khi phi thuyền Voyagers bay từ Jupiter đến Saturn, nó gởi rất nhiều tấm hình màu rõ nét cho Địa Cầu. Vùng bảo tố Gió lạnh cực Nam của Jupiter mà chúng ta nhìn qua viễn vọng kính mạnh nhất với một màu xanh dương cực lạnh.

Carl Sagan viết sách nổi danh trên thế giới gọi là: “Một nền văn minh trong Vũ Trụ” (Intelligent Life in the Universe, kỳ lạ là Nga Sô lúc đó (1960) rất... kỵ những sách vở từ ngoại quốc nhập vào Nga, kể luôn sách khoa học, vì họ cho khoa học của Nga là... tốt rồi, không cần gì đọc thêm sách Ngoại nữa. Nhưng lần này Hội Khoa Học Gia của Soviet Union xin Carl Sagan được dịch trọn quyển sách này ra tiếng Nga và tiếng Slavic cho xứ họ. Quyển này sau đó trở thành như Kinh Thánh cho các sinh viên thi tốt nghiệp Tiến Sĩ về Vật Lý Vũ Trụ.

Đến năm 1982 Carl Sagan được ngân khoản vô cùng lớn của tư nhân và của chính phủ Hoakỳ và Anh, Carl Sagan lập ra một nguyệt san lấy tên là: “Science”. Trong Nguyệt san vang danh thiên hạ này, Carl Sagan có hơn 120 khoa học gia trên thế giới làm biên tập viên, trong đó có trên một chục vị có giải Nobel về Khoa học viết bài cho báo Science này. Nghĩa là toàn thể khoa học gia trên Trái đất đọc nguyệt san “Khoa Học” (Science) của Carl Sagan một cách nồng nhiệt. Sách được in ấn làm 70 ngôn ngữ trên thế giới, vượt sách Hiểu biết của Liên Hiệp Quốc là 60 ngôn ngữ. Sau khi Cộng Sản Nga xập đổ một cách không ai ngờ, với chánh sách Tự Do nên nhiều nhà khoa học bí mật nhưng rất giỏi của Nga thú thật với báo Times là tháng nào mà báo Science chậm gởi qua Nga là tháng đó.. họ thấy... ăn không ngon miệng rồi, và họ khen không dè các nước Tư Bản sao mà họ giỏi quá vậy?

Người ta còn nhớ, lúc Carl Sagan cùng với Vật lý Gia Nga Shklovysky cùng đàm luận với nhau tại Hội nghị của URSS, rất nhiều máy TV chạy chầm chậm, khán giả Nga nín thở mà nghe Carl Sagan diễn tả về Vũ Trụ. Bởi bàn tay linh động, đôi lúc uốn lượn như hai cánh bướm và ngôn từ đặc biệt... Carl Sagan đã làm khán thính giả Nga một cách say mê, và họ vui mừng là loài người không còn đơn lẻ trong Vũ Trụ vô cùng tận nữa, và như vậy tại sao loài người chúng ta lại... ghét nhau?

Những sách Carl Sagan viết ra đều trở thành best sellers nhiều tháng năm, như: “The Shores of the Cosmic Ocean”, “The Dragon of Eden”, “Travelers’ Tales”, “Pale Blue Dot”, “The Demond- Haunted World”, “The Man on the Moon and the Face on Mars”, “Broca Brain” (Broca là phần quan trọng nằm trong óc, thuộc về phần diễn tả như nói, suy nghĩ và phát âm...) , “Shadows of Forgotten Ancestors”, “Who speaks for Earth?”

Carl Sagan được tưởng thưởng cao quý nhất về không gian như: “NASA’s Apollo Achievement Award, The John. F. Kennedy Astronautics Award, The Masursky Award từ American Astronomical Society, the Konstantin Tsiolkolvsky từ Soviet Cosmonauts Federation....”

Năm 1987, Carl Sagan đến Pasadena (gần Los Angeles) diễn thuyết tại Caltech, hân hạnh chúng tôi có đến dự, hội trường nhỏ đã đủ người từ lâu. Khi Carl đến thì mọi người kể cả vài giáo sư tại Caltech có giải Nobel Vật lý hay Hóa học, cũng đứng lên vỗ tay luôn. Đề tài: “The Burden of Skepticism” (Tạm dịch là gánh nặng của sự hoài nghi), Carl Sagan nói trên gần 1 giờ 45 phút, và để dành trên 30 phút cho khán giả đặt câu hỏi. Câu hỏi quan trọng từ khán giả là: “liệu có thật một nền văn minh xa vời ngoài trái đất không?”... Carl Sagan trả lời: “Khi Trái đất được thành hình, qua hàng ngàn năm hàng triệu triệu năm mới có sinh vật, từ đơn tế bào đến đa tế bào... thì cùng lúc đó cũng có hàng tỉ tỉ hành tinh cùng gốc như chúng ta vậy, nó cũng đi từng bước từ sinh vật đơn bào đến sinh vật đa bào, nhưng có cái đi trước chúng ta, dĩ nhiên xa hơn chúng ta hàng triệu triệu dặm đường. Đi trước chúng ta nên sinh vật chắc chắn sẽ có trước chúng ta, có trước hàng triệu triệu năm nay rồi. Nhưng vì khoảng cách nở của vũ trụ quá xa nên chúng ta chưa nhận được tín hiệu của họ. Vì nền văn minh điện tử chúng ta chỉ mới thành hình.... từ chiều hôm qua, nếu tính theo thước đo thời gian của Trái đất”. Cả Hội trường vỗ tay rất lâu vì câu trả lời rất đơn giản mà chúng ta hoài nghi hàng ngày, khi ngó lên bầu trời về đêm, với hàng vạn ngôi sao lấp lánh mãi mãi triệu năm nay rồi.

Môt câu hỏi của giáo sư Ph. D dạy tại U.C.L.A hỏi đến: “Thưa Giáo sư, có thể nào phát họa một chút gì về sự lớn rộng của không gian này không?” Câu hỏi làm nhiều người cười khẽ, nhưng thật sự là câu hỏi mà chính chúng tôi cũng không tự giải đáp được. Vũ trụ quá bao la, nhưng bao la đến đâu? Đơn vị đo lường là vận tốc ánh sáng là 300 ngàn km đi trong một giây, là đơn vị tột cùng (absolute) do Albert Eisntein đặt ra, và chúng ta tin như vậy đi... Giáo sư Carl Sagan sau đó lôi ra một cái dĩa bàn, một chén đất sét và một lọ nhỏ mà trong đó chứa bột lóng lánh. Giáo sư hỏi: “Các bạn biết cái gì đây không?” Cả hội trường cười rần: “Cái đĩa”. Carl Sagan tiếp lời: “Vâng! Cái đĩa, còn đây là đất sét dùng để tạo thành cái đĩa, đây là bột nhôm nên các bạn thấy nó lóng lánh khi ánh sáng rọi vào... Khi tôi nhào đất sét này với bột nhôm rồi nặn thành cái đĩa... nó thành cái đĩa nhưng sẽ có chất lấp lánh vì bột nhôm tỏa ra. Trình độ hiểu biết của chúng ta ngày nay không vượt quá phạm vi cái đĩa này.”

Cả hội trường “ Ồ” lên một tiếng. Carl Sagan tiếp lời: “Cho ví dụ cái đĩa nầy dầy khoảng 15 ly đi, và bán kính cái đĩa này khoảng 200 ly, nghĩa là từ rèm này đến rèm kia được 400 ly. Và thử tưởng tượng một chút, cái đĩa này chính là vũ trụ của chúng ta. Từ tâm đĩa đi ra ngoài viền bạn sẽ tốn khoảng 200 triệu năm ánh sáng, và từ tâm đĩa xuyên qua mặt bên kia bạn sẽ tốn đoạn đường 15 triệu năm ánh sáng vậy ... Còn những đốm chấm sang long lanh của bột nhôm, thì các bạn tưởng tượng như một Thái Dương Hệ (Solar System), Thái Dương Hệ chúng ta gồm có tổng cộng 10 hành tinh như: Sun, Mercury, Venus, Earth, Mars, Jupiter, Saturn, Unranus, Neptune, Pluto, giữa Sun và Earth là Moon...”, Giáo sư Carl Sagan cầm cục phấn trắng chấm một chấm trên bảng đen, rồi nói tiếp: “...đó như vậy Thái Dương Hệ của chúng ta tượng trưng là một chấm trắng như vậy... và các bạn thấy trong cái đĩa mà tôi đang cầm đây có hàng chục ngàn chấm trắng nhu vậy đó là đại diện cho Thái Dương hệ như vậy, nhiều Thái Dương Hệ sẽ lập thành một Thiên hà (galaxy), nhiều Galaxy sẽ tạo một Milky Way (Ngân Hà).... đó như vậy đó. Và vũ trụ mà chúng ta đang hiểu được là gọn trong một cái đĩa. Nhưng khoan đã, Cosmos mà ta gọi là ví dụ như phòng Hội của chúng ta, không gian như vậy sẽ có hàng chục ngàn cái đĩa bay lơ lửng trong không gian là phòng này, có cái đứng dọc, có cái nằm nghiêng mà theo một định luật vũ trụ ngoại biên mà hiện nay chúng ta chưa có công thức... Rồi không gian trong phòng Hội này đang nở dần dần, thì dĩ nhiên hàng chục ngàn cái đĩa cũng sẽ tách ra xa những cái đĩa khác. Vận tốc nở của không gian vũ trụ thì chúng ta mới đoán được một phần nhỏ mà thôi, nhưng chắc chắn nó sẽ nhanh bằng vận tốc ánh sáng đi trong một giây hay là hơn nữa mà chúng ta chưa kiểm nghiệm được. Hiện giờ chúng ta như là một đứa bé nhỏ, chưa biết nói mà chỉ biết sờ hay nắm chụp mà thôi... và chúng ta chưa đặt tên những ngoại vật thuộc về Cosmos là danh từ gì.”

Giáo sư Carl Sagan còn nói nhiều nữa về sự lớn rộng của vũ trụ, nhưng chúng tôi đang bị shock. Vâng! bị shock vì không tưởng tượng được sự rộng lớn của vũ trụ là ngần nào. Khi tan giờ Hội nghị mà thật sự hình như chỉ mình giáo sư Carl Sagan nói mà thôi. Sự hiểu biết của ông giáo sư rất trẻ này rộng vô ngần. Có nhiều sinh viên tại CalTech xin chụp hình chung với giáo sư. Còn chúng tôi ra về lặng lẽ, bâng khuâng. Lái chiếc xe cũ ra khõi sân trường đầy cây râm bóng mát, xe chúng tôi nhập vào đường cái ồn ào của thành phố Pasadena. Thì thình lình, một tên Mễ vọt xe đạp băng ngang... Chỉ trong phần một triệu giây vận tốc ánh sáng... là chúng tôi cho thằng Mễ này... lên Vũ Trụ bao la rồi. Thắng gần chết! Dĩ nhiên nó Xổ Nho chùm bằng tiếng Mể, còn chúng tôi chỉ biết gụt gặc cái đầu: “I am sorry! sorry!”. Vũ trụ bao la vô tưởng tượng, còn con người thì chỉ một cái thắng xe hơi, chỉ cách có vài cự ly thì cả hai lên Thái Dương Hệ rồi.

Lạc Việt

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002