Đại Chúng số 88 - phát hành ngày 16/12/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


CHA KHÔNG TRUYỀN, CON KHÔNG NỐI

Phạm thị Quang Ninh

Dù khác nhau tên gọi, theo tôi các con của những vị nguyên thủ quốc gia đều được xem là công chúa, hoàng tử. Nước Hoa Kỳ theo chính thể Dân Chủ Lập Hiến, không có vua nên người ta không gọi con của các vị Tổng thống bằng những danh từ ấy. Tuy thế, trong thâm tâm phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng con Tổng Thống cũng là con vua, chỉ khác một điều là không phải "Con vua lại được làm vua" như các nước quân chủ còn lại trên thế giới.

Tuy được sinh và nơi quyềụn quí, các công chúa và hoàng tử cũng có số mệnh như mọi người. Có những người được sinh ra trong tòa nhà Bạch ốc như con của tổng thống Tyler, Leveland..., cũng có những người vào vào trong Bạch cung khi còn nhỏ tuổi như con của tổng thống Roosevelt, Kennedy, Carter... hay lớn hơn như con của tổng thống Clinton, W. Bush... Hoặc họ đã trưởng thành như các con tổng thống Reagan, George Bush và những tổng thống khác.

Cũng có những người con của các vị tổng thống xấu số hơn. Họ đã mất đi khi tuổi còn rất trẻ như con của tổng thống Adams, Roosevelt, Lincoln. Và mới đây nhất là cậu hoàng tử Hoa Kỳ, đẹp trai con tổng thống Kennedy, tài ba nhưng yểu tướng mà dân Hoa Kỳ vẫn gọi thân yêu là "John-John", đã tử nạn máy bay, làm cả nước bùi ngùi thương tiếc.

Cùng một số phận là được theo cha mẹ vào sống trong tòa Bạch Ốc, nhưng mỗi hoàng tử, công chúa có những đam mê khác nhau. Đối với người có tham vọng chính trị, vì không được truyền ngôi nên muốn được làm tổng thống như cha, họ vẫn phải có chí lớn, cố gắng leo từ từ như những người có tham vọng chính trị cùng thời. Vì vậy, các hoàng tử và công chúa Mỹ cũng có những hoạt động khôn ngoan để ganh đua với những chính trị gia khác. Và cũng phải được sự tin cậy của quầ chúng. Vì vậy, trong lịch sử Hoa Kỳ, rất hiếm có trường hợp cha con cùng làm tổng thống như cha con tổng thống Adams và tổng thống Bush.

Tổng thồng John Quincy Adams (1825- 1829), con trai của tổng thống John Adams vị tổng thống đầu tiên là con tổng thống. Năm 26 tuổi ông đậu luật sư và sau đó được tín nhiệm vào nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền, như đại sứ tại Netherlands, Berlin... Năm 1802 ông đắc cử nghị sĩ trong quốc hội và sau đó đi làm đại sứ taị Nga. Dưới thời tổng thống James Monroe ông được cử làm bộ trưởng ngoại giao, và là một trong những ngoại trưởng nổi tiếng của nước Mỹ. Dưới thời tổng thống John Quincy Adams, không có biến cố lớn nên dân Hoa Kỳ không biết tới ông như những tổng thống Washington, Lincohn, Roosevelt, Kennedy...

Tổng thống Adams là vị tổng thống "con vua" của thế kỷ thứ 18. Vào thế kỷ 21 lại có một vị tổng thống "con vua" nữa ra đời, đó là tổng thống George W. Bush, con trai trưởng của tổng thống George Bush.

Tổng thống George W. Bush thuộc gia đình giàu có vì làm chủ công ty dầu hỏa. Ông tốt nghiệp cử nhân tại học Yale và cao học tại đại học Harvard về môn thương mại. Sau đó ông theo chân cha để điều khiển ngành dầu hỏa. Cũng đã có lần ông ra ứng cử nghị sĩ nhưng không thành công. Tổng thống W. Bush có thời kỳ rượu chè be bét khi ông còn trẻ tuổi, nhưng đến năm 1986 cách sống của ông đã thay đổi. Ông bỏ rượu, sống đạo đức hơn. Năm 1994 ông đắc cử thống đốc tiểu bang Texas. Ông W. Bush đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, thắng ứng cử viên Al Gore với một số phiếu rất "đường tơ kẽ tóc", và tuyên thệ nhậm chức ngày 20 tháng Giêng năm 2001.

Người ta nói "thời thế tạo anh hùng". Khác với tổng thống Adams, tổng thống George W. Bush vừa mới nhậm chức đã phải đương đầu ngay với bọn khủng bố Osama bin Laden, phá hoại ngay tại đất Mỹ. Cũng nhờ vụ này, ông trở thành vị tổng thống nổi tiếng. Theo sự thăm dò của giới truyền thông, báo chí thì sự tin tưởng ở tài năng lãnh đạo quốc gia của tổng thống Bush đã tăng vọt, khác hẳn với hồi lình xình, kiện cáo trong thời gian bầu cử tổng thống vừa qua. Nhưng thật sự lịch sử chưa thể phê phán được một vị tổng thống khi ông ta chưa hết nhiệm kỳ, và khi ông ta chưa "rửa tay gác kiếm".

Nói về các con gái của những vị tổng thống, có lẽ người dân Hoa Kỳ chưa chấp nhận phụ nữ làm tổng thống hoặc vì các công nương không hăm hở bước vào con đường chính trị, nên các công chúa nước Mỹ chưa thấy ai có chút triền vọng nào vào làm chủ tòa Bạch ốc. Trong số những người con gái tổng thống, có lẽ bà Maureen Reagan, con gái của Tổng thống Reagan và ngôi sao màn bạc Jane Wyman, là có tham vọng chính trị hơn cả. Bà Maureen Reagan là một chính trị gia nổi tiếng, một bình luận gia,"talk show" trong các đài truyền thanh và truyền hình, là một trong những phụ nữ trong hàng lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng hòa, đại diện Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc săn sóc về tình trạng phụ nữ khắp thế giới và nhiều chức vụ quan trọng khác nữa.

Theo cái nhìn của tôi nhân dịp tiếp xúc với bà Maureen ở một đại hội, bà là người đàn bà rất cương quyết, thông minh, hoà nhã và thân thiện với mọi người. Và chắc chắn là bà có mộng lớn. Trong cuốn sách "First Father, First Daughter" bà Maureen đã thẳng thắn cho biết tham vọng chính trị và cho rằng mình có cái quyền ấy.

Tiếc thay, Bà Maureen đã lìa đời quá sớm vì chứng bệnh ung thư da nên bao nhiêu mộng ước của một đời người cũng phiêu bồng nơi chín suối. Nàng công chúa nước Mỹ đã không có dịp trổ tài "kinh bang tế thế" như các đấng mày râu, nam tử. Gần đây nhất cô công chúa nhỏ Chelsea Victoria Clinton được nhiều người nhắc đến như một cô gái can đảm sau những tai tiếng lem nhem của ông bố Bill Clinton. Người ta vẫn thấy cô xuất hiện tự nhiên, lịch thiệp tươi cười trước đám đông khi đi phó hội với cha hay với mẹ. Bây giờ quá sớm để biết được tương lai chính trị của cô bé này. Cô vẫn bị báo chí theo dõi và không để yên. Tờ báo Talk đã dụ dỗ được Chelsea viết một bài về biến cố 9- 11. Không ngờ họ khám phá ra cô có tài viết văn và diễn tả tình cảm rất chân thành và linh động. "Cờ đến tay ai người đó phất", phần lớn mọi người đều có một vài cái tài gì đó mà chưa phát triển vì cờ chẳng tới tay. Các hoàng tử, công chúa cũng không hơn gì. Tuy không được truyền ngôi nhưng dù muốn dù không, họ vẫn nổi tiếng hơn mọi người cùng một tài năng và trình độ vì có "cái dù" thế lực của ông cha.

Thật sự "cái dù" chưa đủ điều kiện để đi đến thành công nếu người đó không đ? tài năng và đức độ, trừ khi "mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên". Một người thành công mà không có "cái dù"ụ quả là can đảm và đáng phục. Thành công ở đây được hiểu là những mộng ước chính đáng của một người đã được thành sự thật.

"Một người làm quan, cả họ được nhờ", huống hồ một người được hưởng tràn đầy cái kinh nghiệm của một ông bố làm Tổng thống. Chuyện bình thường, xưa như trái đất, chắc chắn không ai phủ nhận được.

Phạm Thị Quang Ninh

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002