Đại Chúng số 88 - phát hành ngày 16/12/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


MỖI KỲ MỘT DANH NHÂN

(Hiểu biết là sức mạnh. Knowledge is Power)

Lạc Việt sưu tầm

Trước khi đi vào bài này, chúng ta đặt vài câu hỏi cho vui:

  1. Đại học nào lâu đời nhất?

  2. Đai học nào đến nay vẫn nổi danh nhất?

  3. Phân khoa nào trong Đại học đó khó học nhất?

Chuyện này hơi khó, nhưng chỉ mộỉt câu trả lời mà thôi, đó là: Đại Học Cambridge bên London (U.K), sau đó là Oxford. Còn Phân khoa khó học nhất là: Applied Mathematics and Theorical Physics tại Cambridge luôn.

Bạn có thể tưởng tượng một chuyện khó tin nhưng có thật: một người tật nguyền, ngồi xe lăn tay, không nói được, không cử động được, chỉ còn duy nhất một bàn tay mặt mà thôi. Vâng không nói được, tiếng nói không còn nghe được, nghe như tiếng ú ớ thật xa vời từ cổ họng người đó. Vâng! người đó chính là Giáo sư Tiến sĩ Khoa Học Stephen Hawking. Năm 1982 Ông được Hội Đồng Giáo Sư Cambridge chọn ông làm Phân Khoa trưởng Phân Khoa Applied Mathematics and Theoretical Physics, lúc đó Ông mới 32 tuổi và đang ngồi xe lăn tay, nói chuyện bằng bàn tay trái với một máy phát âm được làm đặc biệt cho Ông.

Vào đầu tháng 1 năm 1974, Dennis Sciama, giáo sư Vật lý Không Gian (Astrophysics Cosmology) tại Oxford đang đi về lớùp học, thì Ông nghe tiếng người bạn gọi sau lưng, Giáo sư Martin Rees. "Anh có nghe tin gì không?", Martin Rees nói tiếp luôn: "Stephen làm đão lộn hết tất cả rồi."

Dennis Sciama giật mình: "Tên Stephen làm cái gì vậy?" Stephen Hawking lúc đó vừa được giáo sư Dennis Sciama giúp cho học trò của mình được thành công trong luận án Tiến sĩ của mình, và sau khi đậu Tiến sĩ thì Stephen được Hội Đồng Khoa tại Oxford hỏi mộỉt câu chót: "Sau khi đậu Tiến sĩ, anh có muốn điều gì nữa không?", ý ngầm của Hội Đồng Khoa là mong anh học trò trẻ tài giỏi của trường trở thành Giáo sư Giảng Huấn cho Oxford. Nhưng anh Stephen trả lời: "Tôi mong được chuyển sang Cambridge để được tiếp tục nghiên cứu thêm". Câu trả lời làm Hội Đồng Khoa giật mình, vì ai ai cũng đinh ninh sau một thời gian học cực khổ, thì Tân Khoa đều muốn đi làm, tìm việc tại các cơ sở lớn tại Anh quốc hay làm giáo sư tại một Đại học ngoại quốc nào đó. Vì Đại Học Oxford, khi Tân khoa ra trường đều được ngoại quốc mời làm Giáo sư cho trường họ hết. Trường Oxford danh trấn giang hồ mà!

Khi nghe Stephen Hawking muốn về Cambridge để nghiên cứu thêm, thì Hội Đồng đành chấp thuận cho anh được toại nguyện. Cambridge rất khó vào, vì nơi nầy chuyên đào tạo học giả mà Thế Giới vô cùng ngưỡng mộ nhất.

Dennis Sciama nghe bạn mình nói về Stephen vừa có một phát minh mới nào đó, Ông vội đến lớp sắp sửa dạy như thường lệ, ông cho học trò nghỉ một bữa, rồi vội ra khỏi trường đến gặp Stephen Hawking. Hai người trò chuyện trong văn phòng của Stephen rất lâu. Sau cùng Dennis Sciama ra về và mồ hôi lấm tấm đầy trán của ông. Ngay hôm sau, ông xin Khoa Trưởng Oxford cho mở họp báo tại Đại Giảng Đường Chánh Oxford, nhưng không hiểu sao tin loan nhanh đến tay các phóng viên báo chí tại London và tại Paris luôn. Họ xin được gởi người đến tham dự buổi thuyết trình quan trọng mà họ cho là quan trọng nhất Thế Kỷ từ khi con người khi ngó ra Vũ Trụ.

Lúc đó Stephen vừa được 31 tuổi, nhưng giới Khoa học Vật Lý Vũ Trụ trên giang hồ đã nghe danh anh từ trước rồi. Hôm đó có đài BBC, VOA, ABC, Reuteurs v.v...

Giảng đường ghế ngồi trên 2000 ghế đã không còn chỗ. Trên sân khấu có máy thu băng và nơi góc sân khấu có nhiều máy Cameras dành cho các Đài truyền Hình đang ngó vào.

Stephen Hawking sẽ nói về một đề tài mới lạ mà chưa ai từng nghe được, đó là: "Black Hole"...

Nói sơ về Oxford University. Thành phố Oxford cách Thủ đô London (Unied Kingdom) độ 50 miles. Thành phố này bọc quanh bởi hai con sông là Thames và Cherwell. Ox ford University là một tập hợp nhiều đại học quanh thành phố Oxford, gồm 35 colleges thuộc quyền, mà trung tâm Oxford University là University College. Lập năm 1249 nó là nơi xưa nhất trong quần thể Oxford University.

Đời sống tại đại học Oxford là một nỗi khổ cho Stephen Hawking, bạn bè quen từ trường cũ không còn nữa, còn những bạn học lạ toàn là những người lớn tuổi gần gấp đôi Stephen. Năm ấy anh mới 17 tuổi, sinh viên trẻ nhất Oxford. Nhưng chương trình lại càng làm Stephen chán hơn nữa. Sinh viên phải có mặt mỗi ngày tại lớp học để nghe giàng bài, sau đó đến một lớp có giáo sư phụ giúp giảng nghĩa lại bài vở mà giáo sư chánh vừa giảng sáng nay, mỗi nhóm được chia làm tổ nhỏ chừng 4, 5 sinh viên... mà họ gội là: "tuitorial".

Chỉ có kỳ thi đầu năm và cuối năm cho năm thứ nhất và năm thứ ba mà thôi, còn năm thư tư thì trình luận án. Nhưng đối với Stephen thì vấn đề này không có gì khó hết, bạn bè học mỗi ngày gần 9 tiếng, còn anh chỉ có 1 tiếng là đủ rồi. Năm đầu tiên Dr. Berman cho 6 sinh viên Vật lý của mình 13 bài toán, mà phải nộp hết trong tuần tới. Sinh viên giỏi chỉ làm đến toán thứ 10 là hết hơi rồi. Nhóm của anh, vào một hôm có đến hỏi anh bài làm thầy cho đi đến đâu rồi, anh trả lời tôi chưa làm bài nào hết, nhóm bạn học cười, không dè một anh con nít 17 tuổi này sao mà làm biếng quá vậy. Hwaking cũng thường vào lớp và anh ít khi ghi chép trên tập vở như mọi sinh viên khác, anh chỉ ngó ông Thầy trừng trừng mà thôi. Đến khi nộp bài cho giáo sư phụ tá, thì Hawking chỉ nộp trả lại quyển sách Vật Lý mà Thầy cho 13 bài toán trong đó, anh gạch đỏ và ghi bên lề như sau: "...bài này đặt câu hỏi sai... bài kia cho vận tốc dynamics không đúng... bài nọ nên sửa lại câu hỏi như vầy như vầy...". Có nghĩa là Stephen Hawking sửa lại sách giáo khoa của trường. Giáo sư phụ tá và Giáo sư chánh họp lại cuối ngày, suy nghĩ lại đọc lại bài toán đố trong sách Giáo Khoa... và họ biết trong này có nhiều vấn đề cần phải sửa lại. Từ đó ban Giáo sư bắt đầu ớn anh chàng trẻ tuổi này, và không còn nghĩ anh là kẻ lười biếng nữa.

Con đường vào Oxford của Stephen Hawking cũng kỳ lạ không kém, thân phụ của Stephen là một vị Bác sĩ hạng trung tại London, nhưng Bác sĩ Hawking thích sang Phi Châu nghiên cứu bệnh lý học của thổ dân Nam Phi, nên phòng mạch không đắt khách lắm. Bác sĩ Hawking muốn con mình trở thành Bác sĩ như ông ta vậy, nhưng người con lại không thích môn Vạn Vật chi cho lắm, nhưng để làm vui lòng người Cha, Stephen Hawking chịu học môn Vật Lý, Hóa Học, Toán Học mà môn Y Khoa cũng có thể xài được. Như vậy tạm yên lòng Bác sĩ Frank Hawking khi ông sang Phi Châu vài tháng..

Nhưng Bác sĩ Hawking muốn con mình tốt nghiệp ra Bác sĩ tại một Đại Học danh tiếng hơn trường học mà ông học ngày xưa, nên Ông dẫn đứa con 16 tuổi vào gõ cửa Oxford University, nơi nầy Ông có một người bạn quen ngày xưa đang làm Giáo sư VậtLý tại Oxford. Đứa con thi đậu kỳ thi tuyển một cách dễ dàng, trội nhất là Vật Lý và Toán Học, còn môn nhiệm ý khác thì gần như rớt... cái ạch. Nhưng Hội Đồng Khoa Tuyển Sinh đồng ý cho đứa bé quá thông minh mà từ trước tới giờ Họ chưa từng gặp. Nhưng Bác sĩ Frank Hawking lại muốn đòi thêm nữa là Đại Học Oxford phải trả tiền học phí cho con Ông, vì nó học quá giỏi mà? Như vậy là chuyện lớn rồi! Vào Oxford không phải là giàu có là người ta nhận đâu, phải thật giỏi hơn mọi sinh viên tại London mới được. Muốn được học bổng do Oxford cấp phát, thì phải thi cử mới được! Họ không thể cấp học bổng cho một sinh viên thật giỏi năm đầu tiên, rồi năm thứ nhì bỏ học... như vậy mất mặt Oxford lắm. Stephen Hawking phải qua kỳ thi tại Hội Đồng Khoa Trưởng, và thi 3 ngày liên tiếp. Stephen đậu dễ dàng, nhưng phải qua kỳ vấn đáp 6 giờ liên tiếp của các Giáo sư Vật Lý, Hóa Học và Toán Học. Thi xong Stephen Hawking về nhà chờ kết quả. Đến 10 ngày sau, Stephen nhận được công điện từ trường Oxford chuẩn bị một lần thi Vấn đáp nữa, nhưng kỳ này chỉ tốn 4 tiếng mà thôi. Xong xuôi, cậu bé trẻ được cho về nhà chờ kết quả. VậtLý anh được 100%, Toán Học thì 100% với lời khen tặng của Phân khoa Toán Học, còn Hóa Học thì tầm thường. Tháng 10 năm 1959, với số tuổi 17, Stephen Hawking được nhận vào Oxford và Oxford trả tiền anh đi học. Tin này tung ra như một quả bom nổ lớn cho thành phố Oxford (Oxford City) và cả 35 Colleges của Oxford luôn.

Học tại Oxford, Stephen Hawking thường làm Giáo sư phụ trách của mình nơm nớp... lo sợ vì chính anh dám sửa sách vở nhà trường cho thuận ý của anh. Và nhà trường đồng ý cho sửa lại sách Giáo Khoa, nhất là về Bài Tập Vật Lý mà Giáo sư thường cho học trò đem về nhà làm hàng ngày.

Năm thứ nhất, Hawking qua một cách dễ dàng, năm thứ hai cũng vậy. Nhưng đến năm thứ tư thì anh alị càng trễ nãi làm bài... vì anh đang bị một chứng bệnh mà Y Khoa chưa biết được. Mọt hôm anh đang lên lầu, để vào lớp học... thì anh té thang lầu. Chở vào nhà thương thì hôm sau anh mới nhớ lại mình bị cái gì. Anh bị mất trí nhớ trên 24 tiếng đồng hồ. Sau đó anh thường bị làm rớt ly trà mà đang uống tại cafeteria trường. Tệ hơn nữa anh lại có giọng nói ngọng nghịu, lần lần nói khó nghe.

Cha ruột đành phải chở anh vào nhà thưng đặc biệt tại St. Alton gần London. Bác sĩ khám không thấy gì, và phải lấy mẫu nước tủy sống và máu mà gởi đi phòng Thí nghiệm tại London. Nhưng sau đó Bác sĩ cho gia đình anh biết, Stephen Hawking mắc một chứng bệnh rất lạ mà chưa thấy tại United Kingdom. Chứng bệnh này gọi là: "ALS" (Amyotrophic Lateral Sclerosis) mà bên Mỹ người ta gọi là Hội Chứng: "Lou Gehrig" (Lou Gehrig là một danh thủ về baseball mà toàn thể dân ghiền baseball đều biết tên).

Bệnh này phá hư thần kinh tại trung tâm tủy sống và một phần trong Óc, tuy óc không bị gì, nhưng Óc không thể truyền lệnh cho cơ bắp nữa, nghĩa là bắp thịt không còn cử động được nữa. Khi Bắp thị không được cử động thì nó sẽ lần lần teo lại, và rút ngắn lại làm bệnh nhân phải khòm người, sức phát triển cơ thể tùy theo bắp thị, nếu bắp thịt không phát triển thì xương trong cơ thể cũng rút lại luôn. Bệnh nhân rút lại như một đúa bé 10 tuổi vậy. Cho dù năm 1970 Stephen Hawking phải dùng xe lăn (wheelchair) nhưng lần lần anh không phát âm được, lưỡi bắp thịt bị rút ngắn lại và không cử động nữa. Anh hoàn toàn mất tiếng nói, phải có người theo sát và giúp anh và hiểu ý anh và nói dùm anh.

Tệ hơn nữa là anh không ăn được vì bắp thịt cổ họng bị rút lại không cử động được, anh phải ăn bằng chất lỏng với một vòi nylon thọt sâu vào mỗi bữa ăn. Các bác sĩ đều cho rằng Stephen Hawking không qua khỏi... 2 con trăng này quá. Vì bắp thịt cơ dùng cho hô hấp sẽ không hoạt động được và Hawking sẽ chết vì ngộp thở như ai bịt mũi mồm vậy.

Trở lại Đại học Oxford, năm cuối cùng tại Oxford, Stephen Hawking thi cuối năm. Bài thi viết chưa được công bố, nhưng anh phải thi tiếp kỳ vấn đáp. Vấn đáp kéo dài 3 tiếng 45 phút và thi 3 ngày như vậy. Ngày chót Hội Đồng Giám Khảo hỏi anh: "Sau khi thi đậu ra trường, anh muốn Oxford một điều gì?" Stephen Hawking không ngần ngừ: "Tôi muốn vào Cambridge, mà Cambridge chỉ nhận những người ra trường Oxford với điểm Ưu Hạng mà thôi! Còn nếu tôi không được Ưu Hạng... thì tôi đành phải học lại Oxford về Khoa Học Vũ Trụ mà thôi. Nhưng tôi mong Quý vị Giám Khảo chấm tôi Ưu Hạng". Câu trả lời của Stephen Hawking làm toàn thể Hội Trường nín lặng... không ai dám nói một điều gì! Vì đây là một tự ái ngàn năm của Oxford, nói tóm là mộ Danh Dự của Oxford. Làm sao chấm một Sinh Viên cho dù giỏi cách mấy để... hắn ta qua trường khác... học tiếp, cho dầu hai trường này là Mặt Trời và Mặt Trăng trong làng Khoa bảng. Cambridge là Mặt Trời và Oxford là Mặt Trăng.

Điều ngạc nhiên là Hội Đồng Giám Khảo đều đồng ý phê điểm cho anh: "Ưu Hạng!" Tháng sau Stephen Hawking chuyển trường, anh sang Cambridge. Kỳ này anh gặp 6 người trong Hội Đồng Tối Cao Chọn Tiến Sĩ Nghiên Cứu tại Cambridge. Họ hỏi anh có dự định gì trong tương lai khi qua đây, chọn môn học nào? Lúc đó Thế giới về Cao học Vật Lý Vũ Trụ chỉ có hai con đường đi mà thôi. Một là chọn con đường Cực Nhỏ trong Nguyên Tử "Subatomic Particles", hai là con đường Cực Lớn "Cosmology". Còn Particles (Phân tử) chưa có một hệ thống gì vững chắc, chưa có nguyên lý và định đề nào ổn thảo cả, nếu tìm được loại phân tử cực nhỏ nào đó, cũng chỉ là xếp hạng nó vào bảng Nguyên Tố mà thôi, cái này không cần giỏi mà chỉ cần kiên nhẫn ngồi hàng ngày trong phòng thí nhgiệm với máy móc... và ngồi đếm giờ khi nó hiện trên phim Negative mà thôi, rồi tính toán vài con số... thế là phí giờ. Trong khi đó Vũ trụ đang bước đến một con đường vô cùng mới lạ nhờ Einstein. Einstein với "Thuyết Tương đối - General theory of Relative", nghĩa là Eisntein mới lập luận một chủ thuyết thôi, chớ chưa thành một định lý. Có nghĩa ai mà tháo được một phần vỏ này... là Thế Giới biết đến tên liền. Vả lại trên thế giới chỉ có 2 người... rành về Thuyết của Einstein mà thôi. Mọt người hiện là Fred Hoyle Giáo sư Tiến sĩ Phân khoa Trưởng Cosmology Cambridge, còn người kia là Giáo sư Phụ tá cho Fred Hoyle tên là Dennis Sciama (người mà vừa rảo bước trong hành lang định vào lớp học thì người bạn gọi giựt ngược nói là Hawking làm chuyện lạ nữa rồi đó!)

Khi Hội Đồng Tuyển Chọn Cambridge nghe Stephen Hawking chọn một con đường Cực Lớn về Vũ Trụ thì họ không lấy làm gì ngạc nhiên lắm. Thế là Hawking được nhóm học giả tại Cambridge mở rộng cửa đón anh vào.

Hawking lúc vào Cambridge, anh rất mong được Giáo sư Fred Hoyle dạy mình. Giáo sư Fred Hoyle lúc đó đang làm Phân Khoa trưởng Vũ Trụ Học tại Cambridge. Một vị giáo sư rất khó gặp, vì ông thường công du đến khắp Đại học trên thế giới khi có lời mời. Môn này rất mới vào khoãng thâp niên 70, ông viết sách rất nhiều. Mỗi quyển sách chính là sách giáo khoa cho Đại Học Paris hay tại Hoakỳ. Cambridge rất nể vị giáo sư này, và Stephen Hawking cũng ngưởng mộ ông luôn.

Nhưng ngày nhập học đầu tiên, Hawking thất vọng vì giáo sư hướng dẫn Hawking lại là vị phó Phân Khoa Trưởng, Dennis Sciama. Mặc dầu học vị của giáo sư này rất cao trong giới Vật lý Không gian trên thế giới. Đó làn năm 1962. Năm đầu tiên tại Cambridge cho Hawking rất vui, nhưng năm đó sức khỏe Hawking bắt đầu tệ hại. Lúc đó Cambridge chưa biết nhiều, nghĩa là chưa làm quen nhiều đến Hawking, một sinh viên rất ít ra ngoài chơi với bạn bè, rất ít tham dự những buổi tiệc làm quen theo thông lệ của sinh viên Cambridge. Còn Giáo sư Dennis Sciama giảng nghiệm viên cho Hawking thấy Hawking càng lúc càng ít nói, lời nói lại ngọng nghịu khó nghe. Cho đến Tết năm 1963, các sinh viên tề tựu tại Hội trường ăn mừng năm mới và chúc tụng các Thầy, thì Stephen Hawking làm rớt chai rượu và té nhào xuống sàn. Bệnh của anh đã bước vào con đường trầm trọng vô phương cứu chữa rồi. Năm đó anh dúng 21 tuổi.

Gia đình Hawking lấy làm lo ngại và đem anh vào nhà thương gần Cambridge, nhà thương này rất nổi tiếng vì gần Hoàng Cung Anh quốc. Trước đó anh có quen được một nữ sinh viên lúc học tại Oxford. Cô nữ sinh này rất mến Hawking vì anh thông minh ngầm và tánh tình hòa nhã nhất trường. Nay cô nữ sinh Jane Wilde thấy Stephen Hawking rất cần một nữ y tá chăm sóc sức khỏe cho anh và cho anh ăn uống. Cô Jane này tình nguyện bỏ học và đến nhà Hawking mà nuôi dưỡng anh. Đẩy xe lăn tay chở anh đến lớp học và chở anh về nhà. Thật tội nghiệp, nếu không có Cô Jane này thì Thế Giới chúng ta sẽ không có một thiên tài về Vật Lý Không Gian tên là Stephen Hawking. Sau đó hai người làm lễ thành hôn. Hawking và Jane Wilde có 3 người con, một gái và hai trai khỏe mạnh.

Trở lại một đề tài thuần túy khoa học một chút, vào năm 1931 thiên tài Vật Lý Albert Einstein làm chấn động thế giới tại Đại học Caltech, Pasadena, California. Về đề tà Thuyết Tương Đối (the Theory of general relative). Einstein cho biết Vũ Trụ chỉ có ba con đường phải đi mà thôi. Ba con đường đó là: "Vũ Trụ nở ra mãi" hay là "Vũ Trụ phải co rút lại", và "Vũ Trụ phải ở yên một chỗ" thế thôi. Nếu Vũ Trụ ở Yên một chỗ thì mọi đinh lý trên địa cầu này phải đúng, nghĩa là sức hút của Newton và giả thuyết của Einstein sẽ được minh chứng. Thuyết Tương Đối là vận tốc ánh sáng sẽ là một vận tốc không một gì vượt qua được, nó phóng đi với vận tốc 300 ngàn km trong một giây, nhưng nếu đi theo một vận tốc đo ... thì trong Vũ Trụ... cho ví dụ là cây thước được phóng đi theo vận tốc ánh sáng thì cây thước sẽ bị co rút lại chỉ còn 80 cm thay vì 100 cm tại địa cầu. Và ánh sáng bay đến từ một hành tinh thật xa, cho là một ngôi sao đi khi đi ngang Mặt Trời thì sẽ bị bẻ cong lại vì sức hút Mặt Trời Gravity vô cùng lớn...

Và tại Cambridge hay tại Âu Châu một người duy nhất hiểu vế thuyết Tương Đối của Albert Eisntein chính là giáo sư dạy Stephen Hawking đó là: giáo sư Dennis Sciama. Khi Hawking trở thành học trò của giáo sư Dennis Sciama, thì môn Vật lý mới mẻ này chưa có ai thấu hiểu hết, vì quá mới. Thuyết Tương Đối chưa có ai chứng nghiệm được.

Thuyết Tương Đối của Einstein cho biết ngay cả ánh sáng cũng bị một vật thể lớn kéo hay bẻ cong vì bị sức hút (gravity) của vật đó. Năm 1919 Thế giới rúng động vì thuyết này quá đúng. Năm đó có Nhật thực toàn diện xảy ra trên địa cầu, và một toán khoa học gia chuyên về thiên văn chụp được nhiều tấm hình khi họ di chuyển theo con đường đi của Nhật Thực. Nghĩa là Mặt Trời bị Mặt Trăng che lấp, không ánh sáng phát ra từ mặt trời. Và một ánh sáng của một vì sao thật xa chiếu đến Trái đất, điều kỳ lạ là nó bị bẻ cong lại... vì sức hút gravity của Mặt Trời. Một chuyện hy hữu. Lúc đó Thế giới nghĩ ràng ngôi sao nào ở vị trí A mà họ đinh ninh từ hàng trăm năm nay rồi từ khi họ tính được con toán học về Vũ trụ, nhưng nhờ Nhật Thực toàn diện nên thật sự ngôi sao này đúng lý là ở vị trí B thay vì A. Như vậy Thuyết Relative của Einstein được tính đúng.

Nhưng có một điều trái ngược với lời tiên đoán của Einstein là Vũ Trụ chỉ có hai con đường: một là co rút lại hai là bành trướng nở ra. Nhưng nếu co rút lại hay bành trướng ra, thì ánh sáng sẽ không bị bẻ cong bởi gravity của một vật thể lớn hơn. Nghĩa là Vũ trụ phải ở yên một chỗ thì ánh sáng đi tới từ một ngôi sao thật xa mới bị sức hút của Mặt Trời mà bẻ cong lại. Nghĩa là càng giảng nghĩa thì càng đi vào con đường cụt. Và Giáo sư Phân khoa Trưởng nổi danh của Cambridge là Fred Hoyle tán đồng quan niệm của Einstein là Vũ Trụ đứng yên không chuyển động gì cả và như vậy ánh sáng mới bị sức hút gravity bẻ cong lại được. Stephen Hawking khi còn học tại Oxford rất sùng bái vị giáo sư này, và anh mong được sang Camnrifge mà thụ giáo vị giáo sư này.

Nên nhớ lúc đó trên Thế giới chưa ai có một quan niệm Vũ Trụ bành trướng hay Vũ trụ co rút lại vì lúc đó con người chưa có dụng cụ hay máy móc nào minh chứng được.

Cho đến năm 1930, Hoakỳ họ làm được một Viễn vọng Kính có sức mạnh nhìn thấu Vũ Trụ qua hàng ngàn năm ánh sáng thì họ mới biết là Vũ Trụ đang bành trướng. Khi Eisntein biết được Vũ Trụ đang bành trướng vì nhờ Viễn vọng kính lớn nhất Thế giới tại Hoakỳ chứng minh được... thì Einstein thốt lên: "đây là một điều làm tôi vô cùng... choáng váng nhất đời" (the greatest blunder of my life).

Trởũ lại phần trên, tháng giêng năm 1974 khi giáo sư Dennis Sciama đang vào lớp học, thì một người bạn là giáo sư Martin Rees chạy tới nói nhỏ: "Anh chàng Stephen Hawking làm chuyện lớn nữa rồi" (lúc đó Hawking 32 tuổi vì được thiên hạ biết tiếng khá nhiều về Cosmology của anh. Anh đã được hàm học vị Tiến sĩ Vật lý Không gian và người ta gọi anh là Dr. Stephen Hawking).

Tháng hai 1974, tại Đại Giảng Đường Rutherford - Appleton Laboratory, gần Đại Học Oxford nhiều vị học giả hay đúng hơn là Bác học về Thiên văn và Vật lý trên thế giới tề tựu đến Đại Giảng Đường này theo lời mời của giáo sư Dennis Sciama. Người đến từ Pháp, người đến từ Hoakỳ, người đến từ Nga... họ rất háo hức đến nghe buổi diễn thuyết của Dr. Hawking. Một người tàn tật đang ngồi xe lăn tay, nói chuyện không được, phải có người thông dịch lại từ Hawking khi máy phát âm trợ cụ phát ra từ sau lưng xe lăn tay của Hawking. Dr. Hawking từ từ được một người đẩy xe lăn tay ra sân khấu Giảng đường, Hawking dùng xe lăn tay vào năm 1970, trong khi đó Đại Giảng Đường đã chật cứng người rồi, trên hàng ghế Danh dự là Giáo sư Khoa Trưởng Đại Học King College London, John Taylor (chính đại học này người ta xem như là trường Quốc Tử Giám vậy, vì các Hoàng tử hay Hoàng Thân Quốc Thích của triều đình Anh quốc đều tốt nghiệp tại đây). Ánh đèn sân khấu được tắt bớt, để cho máy chiếu phim và những miếng slide trong máy chiếu phóng hình lên màn ảnh. Đó là phần giảng nghĩa của Dr. Stephen Hawking. Đề tài: "Black Hole không hẳn là Black nó gần như Black vậy"... (nên nhớ Black Hole là danh từ của nhóm Hawking đặt ra, vì họ khám phá trước. Nó là một lỗ hổng trong vũ trụ, sức hút gravity mạnh đến nỗi ánh sáng không phát ra được, và khi ánh sáng không phát ra thì không thấy được, nên gọi là Balck Hole. Lúc đầu mọi người không tin nhưng sau này mới biết thiên tài của Hawking là đúng). Hawking trình bày trên mảnh phim chiếu "slide" với những công thức mới của anh. Vì lúc đó và hiện nay với một đề tài vô cùng kinh khủng như vậy, và chưa có một công thức Vật lý trên Địa cầu minh chứng được, hay nói tóm chưa có ngôn ngữ Vật lý nói chuyện cho người ta hiểu, thành thử Hawking phải tạo công thức mới cho đề tài này. Dr. Stephen Hawking giải thích tiếp: trong ngoài viền mép của Black Hole nó có một lực gọi là: "entropy" (entropy theo từ VậtLý là một năng lượng trong thể tỉnh - thermo energy) và vì có năng lượng energy nên nó phát ra radiation, và vì nó phát ra radiation nên nó không hẳn là hoàn toàn đen Black Hole.

Một quả bom nổ choáng váng tất cả các nhà bác học Vậảt Lý đang ngồi nghe trong giảng đường Rutherford-Appleton. Khi Dr. Stephen Hawking, người tàn tật ngồi trong xe lăn tay, với tiếng nói không nghe rõ, chỉ có người than cận dịch diễn cho Hawking. Khi Hawking dứt lời, cả Hội trường đều lặng người, kinh hoàng vì không ai đoán trước được đề tài của Dr. Stephen hawking nói, như vậy là một cuộc cách mạng thứ nhì từ khi Bác học Albert Eisntein nói về thuyết Tương đối.

Sau cùng, Dr. John Taylor, Khoa trưởng Đại Học King College (một trường nổi danh như Quốc tử Giám tại London), John Taylor đứng lên nói: "Dr, Hawking, thưa ông! chuyện ông nói hôm nay hoàn toàn sai lạc hết, chúng tôi không tin một điều gì ông nói ngày hôm nay, thưa Dr. Hawking). Và Dr. John Taylor cùng đoàn khoa học gia trường King College đùng đùng bỏ ghế ra về, không một lời từ giả hay bắt tay Dr. Stephen Hawking. Chuyện xảy ra điều này làm Hawking cũng bất ngờ không nói được, Dr. Stephen Hawking lặng người trên ghế wheelchair, rồi lặng lẻ Dr. Hawking rời Hội trường như mọi người cũng lặng lẻ rời hàng ghế dưới sân khấu. Buổi thuyết trình của Hawking không dè kết thúc một cách buồn thảm như vậy. Dr. Stephen Hawking đưa ra một định luật về Năng lực dành cho Vũ Trụ mà lúc đó chưa ai biết được, kể cả Eisntein, đó là luật: "Quantum Mechanics" dành riêng cho Astrophysics mới đây (1974), trong luật Quantum Mechanic có hai particles, một particle thuộc loại ảo (không thấy được) gọi là: "Virtual Particles" và một: "Anti-particles". Hai Particles này một cái xuất hiện ra thì bị va chạm liền thì bị cái kia nuốt mất (Virtual particles and anti-particles are created in pairs, but they immediately collide and annihilate one another). Nhưng trong một bầu trời phẳng ngang tại miệng Black Hole, thì một particles sau khi va chạm với nhau, chưa bị cái kia nuốt mất... thì nó bị lọt vào miệng của Black Hole rồi. Như vậy chỉ còn một particle cô đơn ngoài rèm miệng lổ đen (the boundary of Black Hole), như vậy sẽ phát ra Radiation. Điều này nói lên vào lúc đó không ai hiểu nổi, nên Khoa trưởng Đại Học King College, Dr. John Taylor không giận đùng đùng bỏ về sao được?

Qua tuần lễ sau, Chủ nhiệm nguyệt san Khoa học nổi tiếng tại Âu Châu là: "Nature and Science" điện thoại vào văn phòng Dr. Stephen Hawking nói rằng: "Giáo sư Khoa trưởng Đại học King College vừa gởi đến chúng tôi một bài viết bác bỏ lý thuyết của Ngài (Hawking) vừa nói tuần trước, cùng những công thức chứng minh là lời nói của Ngài là sai hoàn toàn. Vậy Ngài có ý kiến bác bẻ gì cần chúng tôi lên tiếng hay không?". Dr. Stephen Hawking trả lời không ngần ngừ: "Anh cứ việc cho đăng đi, vì thế giới khoa học không có một bạo lực nào ngăn cản nó phát tiếng nói được. Có tiếng nói, có chỉ trích thì Khoa học mới tiến bước được. Tôi không phiền lòng bài viết của Giáo sư Khoa Trưởng John Taylor đâu!". Bài báo tung ra khắp thế giới kể cả qua bên bức tường thép là Moscow, làm chấn động mọi Vật lý gia trên toàn cầu. Nhưng sau đó, nhờ máy móc bên Hoakỳ vừa làm được một hình chụp: "thermo entropy và bức xạ quang năng" chụp Black Hole thì cả thế giới đều đứng lên hoan hô giả thuyết của Stephen Hawking là hoàn toàn đúng. Tháng Ba năm 1975, Giáo sư Khoa Trưởng Đại học King College tại London, Dr. John Taylor viết một bức thư xin lỗi Dr. Stephen Hawking, và yêu cầu nguyệt san Nature and Science phải đăng nguyên bức thư này. Dr. John Taylor, Ông nói: "...chúng tôi, Khoa trưởng Đại học King College xin thành thật nhận lỗi, chúng tôi đã lầm một thiên tài Vật lý Vũ Trụ là Dr. Stephen Hawking! Vâng! Lý thuyết của Ông và công thức của Ông đã nói vào năm 1974 là hoàn toàn đúng. Ông là một kỳ tài mà tôi khâm phục nhất ngày hôm nay".

Bài báo đăng lên làm cảm động vô cùng nhóm Khoa Trưởng Đại Học Oxford và Cambridge, người cảm động nhất là giáo sư Tiến sĩ, Dr. Dennis Sciama. Dr. Sciama nói: "đây là một điều tuyệt vời nhất trong thế giới Vật Lý của chúng ta, chính anh Stephen Hawking là người tạo ra một công thức dành riêng cho Vũ Trụ mà ngay cả Dr. Albert Einstein cha đẻ thuyết Tương Đối "Relative" cũng khâm phục, vì Hawking tổng hợp lý thuyết của Einstein cùng công thức trong lý thuyết Quantum Mechanics một cách thành công trọn vẹn vậy. Anh Hawking đã cho Vật Lý gia chúng ta thêm một con đường cần học hỏi là: "Quantum Mechanics".

Với sự khám phá radiation của Black Hole nên khoa học gia ngày nay gọi radiation này là: "Hawking Radiation". Năm 1975 Stephen Hawking được mời vào Hội Hoàng Gia: "Royal Society" (tương đương Viện hàn Lâm Khoa Học cả Pháp vậy), lúc đó Hawking mới 32 tuổi, là người trẻ nhất trong Viện hàn Lâm Hoàng Gia Anh quốc. Stephen Hawking kỳ trước có sang Vatican theo lời mời của Đức Giáo Hoàng John Paul II, Dr. Stephen hawking có trình bày cho Ban Khoa Học của Đức Giáo Hoàng về sự thành lập của Vũ trụ từ một điểm mà Hawking gọi là điểm Đơn giản: "Singularity". Từ điểm nhỏ bằng kim tây, nó nổ lớn thành ra mộ tiếng Nổ lớn mà Khoa học gọi là: "Big Bang" và thành lập Vũ Trụ luôn. Hawking được Đức Giáo Hoàng trao giải gọi là: "Pius XII Medal" do Viện Khoa học mà ta gọi là: "the Potifical Academy of Science" tại Vatican, rồi Hawking được giải thưởng của Viện Hoàng Gia Không Gian "the Eddington Medal from the Royal Astronomical Society", và giải "Hughes Medal from Royal Society", tại Hoakỳ người ta trao giải Johns Hopkins, Dannie Heiemann (Đức), Maxwell. Đến năm 1978 Dr. Stephen hawking được giải thưởng của Hội Albert Einstein Award mà Hội nay trước đó chưa trao giải cho ai mà chỉ gởi bằng ban khen thôi. Giải Albert Einstein Award rất khó tương đương với Nobel vậy. Năm 1975 Đại Học Cambridge lập thêm một phân khoa mới nhất cho Trường, Phân khoa này tên là: "Gravitational Physics" và Cambridge mời Dr. Stephen làm Phân khoa Trưởng khoa này.

Vì sự bệnh hoạn đưa đến tật nguyền cho Dr. Stepehn Hawking, ông không nói được, không cử động được, chỉ ngồi xe lăn tay và nói chuyện bằng bốn ngón tay bấm vài nút máy trên tay vin của ghế lăn tay wheelchair, nên Trường Đại Học cấp cho ông một người hầu hạ, chăm sóc sức khỏe của ông. Họ không cần ông dạy học như những Phân khoa Trưởng cùng trường, mà họ cần ông khỏe là được rồi. Vì ông giỏi ngang hàng với Albert Einstein.

Năm 1979 Cambridge trao một chức vị mà từ khi Issac Newton mất đi chưa ai được là: "Lucasian Professor of Mathematics", học vị này trước đó trao cho Newton vào năm 1669 cho đến nay còn bỏ trống vì chưa ai xứng đáng được, cho đến khi người thứ nhì... người đó là Stephen Hawking.

Kỳ tới chúng tôi, nếu có dịp sẽ đi đến vài quyển sách gây chấn động giang hồ về sự thành lập Vũ Trụ và ngày tàn của Vật Lý Địa Cầu trong tương lai gần. Vì Vật Lý Địa Cầu ngày nay không còn xét ra đúng nữa so với vận tốc ánh sáng và tiếng nổ Big Bang. Vật Lý Địa Cầu chỉ còn đúng cho những Vật Lý gia năm mà Newton còn sống khi một trái táo rớt trên đầu Newton, nay đã gần 500 tuổi cổ xưa rồi. Vâng nếu có dịp!

Lạc Việt

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002