Đại Chúng số 88 - phát hành ngày 16/12/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


Nhân Mùa Cưới

NÓI ĐỦ MỌI THỨ CHUYỆN

Vũ Phong Sưu Tập

Tập tục cưới vợ gả chồng mỗi nơi mỗi khác, không nơi nào giống nơi nào. Như ngày xưa dân tộc Việt Nam ta có lệ... cha mẹ đi "nhắm mắt" con gái người ta, trước khi cho mai dong đến ngỏ lời cầu hôn cho con trai mình. Nếu được chấp thuận, nhà trai xin hẹn ngày "bỏ trầu cau" làm hàng rào thưa ngăn trước để cho thiên hạ biết rằng... cô gái kia đã bán gả xong xuôi rồi. Sau đó là lễ "vấn danh, nhà trai mang trà rượu, trầu cau, hoa quả, ít nữ trang cùng ít tiền gọi là... tiền giẽ cho cô dâu sắm sửa áo quần ngày vu qui. Cuối cùng là lễ cưới, các lễ vật phải đầy đủ như rượu trà, nữ trang đến tiền cheo heo cưới v.v... màng đến nhà gái...

Có điều sau khi cưới gả xong xuôi, thời xưa có lễ "Nhị Hỉ" tức ngày lễ "Phản Diện". Nhà trai cho chú rể cùng nàng dâu về nhà cha mẹ vợ với... con heo quay vàng ửng. Heo này trước là để... chàng rể ra mắt Ông Bà Tổ Tiên bên nhà vợ. Nếu hai tai heo còn nguyên vẹn thì mọi việc xuôi chèo mát mái, bèn không thì... cái tai heo bị lấy mất đi là báo cho gia đình bên gái biết là... cô dâu đã bị thất tiết. Tất nhiên, bên nhà gái thuộc hàng danh gia giàu có thì, một cuộc thương thảo sau đó giữa hai bên bên về sự bù chì lại bằng của "hồi môn" tùy theo sự giàu có của nhà gái...

CHỮ TRINH ĐÁNG GIÁ NGÀN VÀNG

Không phải chỉ có Việt Nam, Trung Quốc, Nhật bản, Triều Tiên, Mông Cổ v.v... mà cũng có lắm các quốc gia khác xem trọng cái ngàn vàng của các nàng con gái... trước khi lên xe hoa về nhà chồng.

Tại Nam Phi chẳng hạn. Theo bài sưu tầm của Thu Vân, thì vào một ngày đẹp trời nào đó, nếu các bạn có dịp trông thấy những thiếu nữ Zulu ở trên trán một đám vôi trắng thì xin đừng nghĩ rằng đó là đó là cách trang điểm mới của các cô gái da đen này. Đám vôi đơn sơ ấy có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cuộc đời họ: theo quan niệm ở đây, đó là dấu hiệu cho biết "còn trinh".

Tại các xứ Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ, xem trinh tiêt là vấn đề quan trọng . Đa số vẫn còn giữ tục lệ: Cô dâu khi về nhà chồng mà bị mất trinh, có thể sẽ bị dân làng tụ hợp lại xét xử rồi ném đá đến chết, hoặc bị chính người chồng dùng dao giết chết để "lấy máu rửa nhơ".

TỤC LỆ ĐI KHÁM TIẾT TRINH

Một nhóm các cô gái càng lúc càng đông lên khi mặt trời ló dạng ở Inanda, một ngôi làng nhỏ ở trong thung lũng Nghìn đồi. Cho dù thành phố cảng Durban - một trung tâm công nghiệp của Nam Phi - chỉ cách đó độ 30 cây số nhưng người ta rất dễ tưởng cuộc sống ở đây lạc hậu đến cả thế kỷ.

Thoạt tiên, các cô gái hình thanh những nhóm nhỏ, nhảy múa hát hò. Suốt buổi sáng, những chiếc xe bus chở đầy các cô gái liên tục đổ đến. Tiếng hát càng lúc càng to hơn. Tất cả các cô dâu đều ăn mặc như đi trảy hội: một chiếc váy nhỏ dính đầy các viên nhựa nhiều màu sắc che vừa đủ chỗ kín; phía trên ngc chỉ là một vòng chuỗi mỏng manh để lộ bộ ngực trần sung sức. Những phụ nữ lớn tuổi hơn mặc váy dài và áo ngực đính kết cũng bằng hạt cườm nhựa, trong vai trò những người tổ chức, bắt đầu hướng các cô gái (có đến khoảng 3.000 cô) vào giữa một đồng trống. Bầu không khí có vẻ nặng nề lên khi các cô tụm theo nhóm 3-4 người để được thực hiện nghi thức "Hlola" tức khám nghiệm tiết trinh.

Nomvula và Lungile bình tĩnh chờ đến lượt mình. Các cô là học sinh trường Kwa Mashu và đến đây với bạn học cùng lớp. Đây không phải là lần đầu tiên các cô trải qua khám nghiện trinh tiết dù phần lớn các cô đều có dáng vẻ thiếu niên. Một số cô có vẻ còn nhỏ tuổi hơn nữa nhưng cũng có một số trông già dặn. Có hai phụ nữ lớn tuổi - một người trong đó cho biết là mình đã 65 tuổi - cũng xếp hàng để được "Hlola" Khi sắp đến lượt mình, cả Nomvula lẫn Lungile đều có vẻ như trong trạng thái ngây ngây lên đồng.

Thế rồi hai cô nằm lên một manh chiếu cói, đối diện với 3 phụ nữ đang quì gối. Các cô có vẻ như không biết nhiều lắm về điều gì đang chờ đợi. Thế rồi các cô cũng dang chân ra. Một trong ba bà cụ già bắt đầu xem xét bộ phận sinh dục của từng cô để biết màng trinh có còn nguyên vẹn không. Đó không phải là cuộc khám nghiệm theo đúng nghĩa chỉ là cái nhìn phớt qua. Thế nhưng các bà cụ "giám khảo" thì khẳng định là rất dễ biết các cô gái có còn trinh hay không nếu như đã được huấn luyện kỹ lưỡng cho việc khám nghiệm này.

Người làm sống lại khám nghiện trinh tiết của người Zulu là một cô gái trẻ đẹp tên Andile Gumede, mới 29 tuổi. Cô cảm thấy thoải mái cả với bộ trang phục truyền thống... Gumede cho biết cô đã thấy tập tục "Hlola" lần đầu khi mới lên 7, vào một buổi sáng khi cô đột ngột xuất hiện lúc bà ngoại mình đang khám nghiệm cho các dì.

Năm 1993, khi vào làm nhân viên hộ tịch của thành phố Kwa Zuluthuộc tỉnh Natal, cô nhận thấy đa số các thiếu nữ đến làm giấy tờ đều không biết cha mình là ai. Cô chột nhận ra: "Chúng tôi có con cái nhưng chúng tôi không có gia đình. Chúng tôi ngủ ngay vớin người đầu tiên mà mình thích. Tôi thấy cần phải tìm ra một giải pháp để thay đổi tình trạng này." Theo ý cô, sự thay đổi chỉ có thể xảy đến thông qua việc phụ hồi một ý nghĩa tinh thần nào đó và ý nghĩa đó chỉ được tôn trọng khi nó được tôn vinh. Cô lập luận:" Chỉ khi nào thấy mình được ngưỡng mộ thì mình mới thấy tự tin và như thế làm cho người khác phái tôn trọng mình." Nhưng phải làm sao để có được sự ngưỡng mộ đó? Gumede nhớ lại cách khám nghiệm bà ngoại mình cũng như niềm tự hào của các dì khi còn trinh tiết. Tôi gọi tất cả các bà cụ trong khu vực và nói với họ rằng tôi muốn học cách khám nghiện trinh tiết cho các cô gái." Thế là các cụ dẫn đến độ 20 cháu gái và sự quay trở lại các tập tục khám nghiệm trinh tiết ấy đã thu hút sự chú ý của một đài phát thanh địa phương. Chỉ vài tuần sau, Gumede cùng các trợ tá lớn tuổi của mình được mời đến các làng bên cạnh, rồi đến các tỉnh lân cận, rồi vượt cả biên giới - sang tận Swaziland - để làm hồi sinh một tập tục. Bảy năm sau, nghi lễ khác nghiệm trinh tiết diễn ra mỗi tháng một lần, thu hút mỗi lần hàng nghìn cô gái trẻ.

DẤM CHẤM BÔI: BẰNG XÁC NHẬN TRINH TIẾT

Khi cuộc khám nghiệm hoàn tất, Nomula cùng Lungile được khám nghiệm vỗ một cái nhẹ thân mật vào đùi trước khi được hướng dẫn về với vòng tay của những người thân và bạn bè (nam giới không được phép hiện diện trên bãi đất trống này). Một phụ nữ khác đánh dấu lên trán các cô một thứ bột vôi trắng. Đây là dấu hiệu cho phép các cô xếp vào hàng chờ đợi "bằng chứng nhận trinh tiết". Một số cô nhận được tấm giấy quí giá vừa đi vừa nhảy, tay vung vẩy tấm giấy khẳng định sự trinh trắng của mình. Nhưng đa số khác thì vội chạy ra phía rìa đồng mua lấy cái bánh mì , nước uống hoặc cây kem. Các nhìn của các cô về cuộc khám nghiệm không hẳn giống nhau. Lungile hào hứng:"Mẹ tôi sẽ hài lòng lắm". Nhưng Momvula thì thú nhận: "Cũng được thôi, nhưng không phải là hay lắm." Sau buổi khám nghiệm, các cô mặc quần áo vào và mang giày song vẫn để ngực trần. Kể ra cũng hơi lạ khi các cô gái dân thành thị thì lại không thấy khó chịu lắm vì không có quần áo chỉnh tề. Sau độ 3 giờ, người ta đã khám được khoảng 3.000 cô gái và phần lớn các cô đi trở lên nơi có cha mẹ, các cậu trai sẽ và rất nhiều đàn ông đứng tuổi tụ tập. Các vi đứng tuổi là những vị trưởng làng.

NẾU LỠ CÁI TIẾT TRINH KHÔNG CÒN NỮA?

Việc gì sẽ đến cho các cô này? Có một câu hỏi buộc phải được đặt ra là: bằng chứng nhận có giá trị trong bao lâu? Ý tưởng của Gumede là khích lệ niềm kiêu hãnh để các cô gái giữ mình còn trinh tiết càng lâu càng tốt. Cô khuyến khích các cô gái đi thực hiện khám nghiệm mỗi tháng một lần nếu có thể nhưng cô cho rằng tập tục này sẽ thực sự trở thành tập quán một khi nó trở thành chuyện thường tình trong gia đình, như thời của bà ngoại cô. Vấn đề là làm sao cho nghi lễ ngoài trời này trở thành sự cam kết của từng cá nhân.

Kể ra thì truyền thống cũng phải nhưồng chỗ cho một số thay đổi nho nhỏ có tính chất hiện đại như cái giấy chứng nhận nói trên. Đó là ý tưởng của Gumede vì cô cho rằng các cô gái phải nhận được một bằng chứng gì đó như một phần thưởng. Bằng chứng nhận có vị trí của nó trong của hồi môn của từng cô gái trước khi lấy chồng. Theo truyền thống Zulu , một người đàn ông muốn cưới vợ thì phải nọp cho bên gia đình vợ một số gia súc. Sự trinh tiết của người vợ sẽ làm tăng giá cho phần của hồi môn môn này. Giấy chứng nhận trinh tiết giờ đây được sử dụng cả trong những buổi thương lượng trước kỳ hôn lễ. Một câu hỏi khác không kém phần quan trọng là chuyện gì sẽ xảy ra nếu cô gái không còn trinh tiết? Gumede cho biết: "Chuyện đó không xảy ra thường xuyên , các cô gái không còn trinh không dám đến khám nghiệm. Chúng tôi không ép buộc bất kỳ ai đến đây khám nghiệm, nên khi có cô nào không còn trinh thì chúng tôi mời cô đó ra riêng để nói chuyện."

Theo Reggie Shelela - người tài xế đưa các cô gái đi khám nghiệm cho rằng trinh tiết là một thứ gì đó "rất quí giá" mà người ta không thể mua được. Nghi lễ này dạy cho các cô gái tính kỷ luật và cách ứng xử tốt đẹp." Nhận xét của anh cũng giống như của vua Zulu Goodwill Zwelithin và nhiều tộc trưởng khu vực khác. Dưới mắt họ, việc lý giải cho cách khám nghiệm nằm trong tuyền thuyết người Zulu vì tổ tiên xa xưa nhất của họ chính là nữ thần Nomya Kimhubulwane. Bà là một mẹ đồng trinh bảo vệ cho tất cả phụ nữ Zulu.

TUYÊN BỐ KẾT HÔN

Thời vua Charlemagne (742-814), kị nhất về vấn đề cùng một huyết thống lấy nhau, vì sợ thường gây ra những căn bệnh di truyền cho con cháu về sau. Nhà vua đã cho ban hành sắc lệnh là bất cứ cuộc hôn nhân nào cũng phải tuyên bố 7 ngày trước khi được làm lễ công nhận. Nếu ai biết được cô dâu và chú lễ tương lai đó có cùng huyết thống phải báo cho chính quyền biết để ngăn cản lại.

NHẪN ĐÍNH HÔN

Tục lễ có nhẫn đính hôn có từ thế kỷ thuk 15 và có nguồn gốc Anlo-Saxon. Khi hợp đồng đính hôn được ký, chú rể tương lai bẽ làm hai một vật nào đó. Anh ta giữ một nửa, còn một nữa trao cho bố vợ tương lai.

Nhẫn đính hôn trở thành thủ tục bắt buộc đối với những tín đồ Công Giáo theo sắc lệnh của Giáo Hoàng Niclas đệ nhất ban hành vào năm 860. Nhẫn phải làm bằng vàng...

PHÙ RỂ

Người Goths - dân tộc Đức sống vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên - một chàng trai phải chọn người vợ tương lai ngay trong làng mình. Nhưng nếu các đại diện của phái nữ không lọt vào mắt họ thì chàng trai có thể đi lấy vợ ở một ngôi làng khác. Theo tập tục anh ta có thể bắt cóc người đẹp trong mộng của mình bằng cách có sự giúp đở của một người bạn thân. Ngày nay người rể phụ là người đại diện tân thời cho người bạn đồng lõa trong vụ bắt cóc cô dâu trước đây. Anh at được coi là người cận vệ cho chú rể, vì lo sợ gia đình cô dâu tìm cách bắt lại con gái mình nên chàng cận vệ này luôn luôn ở cận kề chú rể và sẵn sàng có gậy gộc, dao găm và một cái lao...

CÁC TẬP TỤC KHÁC

Đó là tập tục cô dâu phải đứng bên tay trái chú rể suốt thời gian hành lễ. Lý do là sợ cha mẹ cô dâu tấn công bất thần để cướp lại con gái mình. Nhờ đứng bên phải nên chàng rể có thể thuận tay rút gươm đang đeo bên mình ra khi... cần thiết. Tục nhẫn cưới là bắt nguồn từ tập tục Ai Cập. Người Hebreux thì thích đeo ở ngón trỏ. Nhưng chính người người Hy Lạp là chủ nhân của tập tục đó lại đeo nhẫn cưới vào ngón áp út như ngày nay. Theo các nhà khoa học thì cho biết sở dĩ đeo ở ngón áp út vì ngón này có chứa một tĩnh mạch đó là tĩnh mạch tình yêu nối thẳng với tim!". Đến áo cưới màu trắng mà ngày nay còn dùng. Nên nhớ là năm 1830 cô dâu vẫn còn mặc áo cưới màu vàng như các cô dâu thời La Mã cổ đại. Tấm khăn voan màu vàng là để các cô tránh khỏi những cặp mắt thèm khát của khách mời dự cưới.

Có một tập tục mà ngày nay không còn nữa là tục "Bước Qua Ngưởng Cửa Nhà Chồng" trong vòng tay của chú rể. Tập tục này phát sinh từ thòi Goths. Chú rể đánh cướp cô dâu và buộc người đẹp phải bước vào tổ ấm hôn nhân của mình.

Có một tập tục ghi nhớ những hàng vi thô bạo của người Goth! Sau khi bắt cóc người đẹp, chàng rể tương lai phải đi ẩn núp trong một khoảng thời gian nào đó để không bị cha mẹ cô gái tìm thấy.

Thành ngữ tuần trăng mật phát sinh từ tập tục theo đó sau khi đám cưới xong, cứ mỗi ngày trong suốt một tháng trời, đôi vợ chồng trẻ phải uống một cốc rượu mật ong, một loại rượu vang làm từ mật.

Ngoài ra đối với người Goths, mặt trăng biểu hiện một chu kỳ tương đương với một tháng hiện nay. Vì vậy nên thành ngữ "Tuần Trăng Mật" là để chỉ tháng đầu tiên sau khi cưới nhau, thời kỳ ưu đãi của đôi vợ chồng.

NHỮNG CHUYỆN LẨM CẨM KHÁC

Ở Nhật Bản ngày nay thích vận áo cưới màu trắng như phương Tây. Cũng ở đất nước Phù Tang này, cô dâu chú rể sau khi mở lời đồng ý kết hôn thì đôi trẻ này lần lượt uống một ly rượu saké. Theo sau đó, cô dâu đội một cái mũ để che "cặp sừng" của mình, ngụ ý là che đậy sự ghen tuông của mình... nếu chú rể đi ăn lẻ sau này. Theo người Nhật, người vợ ghe tuông thì đầu sẽ bị mọc sừng.

NHỮNG KIỂU ĐỘNG PHÒNG KỲ LẠ

Trong hôn nhân động phòng là nghi thức qua trọng. Mỗi dân tộc có một cách thể hiện riêng. Người Shemang ở Mã Lai thích tận hưởng giây phút đặc biệt này nơi thiên nhiên hoang dã. Bộ tộc Maya ở Nepal lại động phòng sau khi cưới 5 ngày.

Trong quan niệm của người Shemang (Mã Lai), vẻ diễm lệ của thiên nhiên là biểu tượng tràn đầy sức sống, là linh hồn của Vũ trụ. Vì thế, trải qua giờ phút động phòng ở ngoài trời sẽ khiến họ cảm thấy cuộc sống sung mãn và hạnh phúc. Khi cử hành hôn lễ, chú rể rượt đuổi cơ dâu ở trong rừng. Họ đuổi nhau cho đến khi mồ hôi ướt đẫm, tay chân rã rời. Điều thú vị là bắt được cô dâu ở bất kỳ địa điểm nào, dưới gốc cây , trong buội hoa, ven bờ suối, chú rể có thể gần gũi ngay. Nếu lần ân ái này có thể thụ thai, họ sẽ đặt tên con bằng tên loài hoa, loài cây chứng kiến giây phút tình yêu của mình.

Ngoài ra, đôi vợ chồng mới cưới còn trải qua 7 ngày sinh hoạt giữa rừng, xa cách mọi người. Có người thích hưởng tuần trăng mật trong hang động hay bên triền núi. Ban ngày, họ cùng hái quả, đêm ở bên nhau tận hưởng những phút giây thần tiên. Kết thúc tuần trăng mật, họ nắm tay nhau trở về, báo cáo mọi việc với trưởng tộc. Sau đó, họ cất một lều cỏ bên cạnh nhà cha m, sống tự lập.

Tại Nepal, bộ tộc Maya có tục lệ động phòng sau... 5 ngày kết hôn. Họ cho rằng động phòng ngày thứ nhất sau hôn lễ sẽ khiến thần ái tình phẫn nộ vì đó là ngày thần giao hoan cùng cô dâu. Động phòng vào ngày thứ hai sẽ khiến tổ tiên không hài lòng. Ngày thứ ba cũng không được vì đó là ngày nghỉ của cô dâu . Ngày thứ tư là của ma quỷ nên cũng cấm kỵ. Phải đến ngày thứ năm mới được cùng nhau ân ái.

Tại Maroc một số bộ tộc đến nay vẫn lưu hành tập tục cướp dâu động phòng. Không phải chú rể cướp cô dâu... mà là người trong bộ tộc. Trong ngày cử hành hôn lễ, một số người sẽ tìm cách cướp cô dâu và chiếm hữu một thời gian dài. Chú rể và gia đình hai họ chẳng những không cảm thấy bị xúc phạm mà còn rất tự hào và coi đây... là niềm vinh dự. Thời gian bắt cóc dài hay ngắn tùy thuộc vào sắc đẹp của cô dâu. Nếu cô không bị bắt cóc thì chú rể cảm thấy xấu hổ vì cho rằng vợ mình thiếu hấp dẫn...

Vũ Phong

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002