Đại Chúng số 88 - phát hành ngày 16/12/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


TINH THẦN DÂN CHỦ VÀ NHÂN DÂN TRONG
TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT

Chu Thủy

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NGƯỜI & VẠN VẬT

Người Việt Nam không quan niệm "nhân ư vạn vật chi linh", coi vạn vật thua kém con người, mả quan niệm vạn vật bình đẳng với người, vạn vật với người là một. Ta đã dùng đại từ như "chú", "ông"... để xưng hô với loài vật. Ví dụ như:

"Con mèo trèo lên cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo".

Hoặc "ông voi", "ông ba mươi", "ông bình vôi"... và ta cũng còn tâm tình với chúng:

"Trâu ơi! ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây, trâu đó ai mà quản công

Ngày mai lúa trểu đầy bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đìng trâu ăn."

Khác với chúng ta, Tây phương coi vật kém người nên phải nhân cách hóa đưa vật bằng người, mở các trường dạy súc vật, và đôi khi tưng tiu thái quá. Như chúng ta d0ã thấy, có những ông Tây, bà Đầm coi chó, mèo còn hơn các bậc sinh thành và nhiều cảnh diễn ra thật là gai mắt.

Chúng ta coi vạn vật với người là một, nên khi tai biến tang thương, vật đổi sao dời dều có sự cảm thông chia xẻ:

"Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"

Hoặc:

"Phong trần khắp cả sơn khệ

Tang thương đến cả hoa kia, cỏ này."

Hay:

"Lan huệ sầu ai lan huệ héo

Lan huệ sầu đời trong héo ngoài tươi."

Không những coi vật bằng người mà chúng ta còn thờ vật như thờ voi, thờ hổ, thờ rắn, thờ núi, thờ sông và còn thờ cả cây đa, cây đề nữa. Chúng ta không những thờ thần mà thờ cả quỉ ma. Vì không quá thiên trọng thiện ác, coi vấn đề thiện ác không quan trọng bằng mối tương quan nên khôn khéo điều hợp dung hòa để tạo thế cân đối, thăng bằng chứ tuyệt nhiên không tạo Cực này đế tiêu diệt Cực khác.

Một trăm quả đồi trước đền thờ vua Hùng giống như những hình voi chỉ có 99 con chầu phục, còn một con thì chổng đít vào đền mà dân ta vẫn để nguyên, không cho là phạm thượng mà bạt đi hoặc sửa LẠI. ông Thiện ông Aùc thờ ở trong các chùa đã nói lên được cái truyền thống xử thế tiếp vật tuyệt vời của dân tộc Việt Nam. Trong truyền thống đấu tranh giữ nước và dựng nước chúng ta đã thấy sắt thép và cỏ cây cũng đã cùng với người đứng lên làm lịch sử, đã ghi bao nhiêu chiến tích oanh liệt rành rành : Ngựa sắt, cành tre của cậu bé làng Phù Đổng - Cờ lau tập trận của Vạn Thắng Vương - Gậy tầm vông của nhân dân Việt Nam qua các triều đại: Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã làm cho quân thù: Tống, Nguyên., Minh, Thanh, Pháp thực dân và Phát xít Nhật phải bay hồn bạt vía...

* * * *

Cái thuyết định mệnh với quan niệm "nhất ẩm nhất thực giai do tiền định" tuy hoàn toàn không phải là truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhưng chúng ta cũng không tuyệt đối phủ nhận cái quyền năng đó, mà cho rằng "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều".

Nhờ cái truyền thống hóa giải đó mà tinh thần của chúng ta không bị quyền lực siêu hìnhcủa vũ trụ ám ốp, đe dọa mà còn hòa cùng vũ trụ , sống thảnh thơi bầu bạn với gió trăng. Hơn thế nữa mà còn coi ta là một tiểu vũ trụ.

Nhưng ngược Tây phương thì hết sức tôn ti. Thượng Đế là chí tôn, bất khả xâm phạm như Đức Khổng đã bảo: "thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong". Chắc chắn chúng ta nhớ cách đây không lâu, một nhạc sĩ tài danh trong ban nhạc Beatles đã được coi như là thần tượng của giới trẻ khắp hoàn cầu, anh đi đến đâu cũng được tiếp đón trọng thể, nồng hậu hơn cả các bậc đế vương. Thế mà sau đó bị bắn chết một cách thảm thương, chỉ vì trong lúc bốc đồng, anh đã tuyên bố là anh được tôn sùng hơn cả Đức Chúa Jesus. Thật không may cho anh, một thiên tài mà vắn số. Nhưng nếu ở Việt Nam thì anh nói như thế, chứ nói hơn thế nữa cũng chẳng hề gì, vì nhân dân Việt Nam không coi đó là điều "phạm húy", mà còn dùng từ "trời con", "thánh sống"... để chỉ vào những nhân tài... Đôi khi còn dám hách xì xằng "mặc cho con tạo xoay vần thế nao", hoặc "vợ muốn là trời muốn"... có chết ai đâu! Cái tinh thần bình đẳng đó ta có thể tự hào là chỉ có ở Việt Nam mà thôi!

Để kết thúc vấn đề chúng tôi xin trích bài thơ sau đây để thể hiện trọn vẹn cái đạo tương quan đã trình bày thật trọn vẹn:

"Đên qua ra đứng bờ ao

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ

Buồn trông con nhặng giăng tơ

Nhện ơi, nhện hỡi, nhặng chờ mối ai?

Buồn trông chếch bóng sao Mai

Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?

Đêm qua tưởng dải ngân hà

Chuôi sao tinh đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ...

Cách đây hàng mấy ngàn năm, cái bọc trăm trứng tiên rồng vỡ ra để xây nên một Việt Nam anh hùng, và nay lại thêm một lần vỡ nữa để đám con rồng cháu tiên đem cái tinh thần dân chủ Việt Nam gieo rắc khắp cùng nam châu bốn bể... Chúng ta, những người Việt hải ngoại phải biết giữ cái niềm kiêu hãnh đó. Phải thành thực mà nói rằng, chúng ta không phải là những người đi tìm tự do, mà là những hành giả của tự do. Vì thế chúng ta phải có bổn phận bảo tồn cái tinh thần dân chủ này tại bất cứ quốc gia nào mà người Việt chúng ta đang tạm dung...và làm sao cho xứng đáng với lời căn dặn của các đấng tiền nhân là "người như hoa, đến đâu thơm đó".

Chu Thủy

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002