Đại Chúng số 88 - phát hành ngày 16/12/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


MƯA BÊN NÀY, NẮNG BÊN KIA

Thinh Quang

(tiếp theo kỳ trúơc)

Đọc xong thư con, Quốc Trung cảm thấy xây xẩm cả mặt mày. Rồi như không còn đủ sức kèm hãm lại nỗi xúc động, ông gật đầu xuống mặt bàn khóc lên rưng rức! Đại Minh từ trong phòng sổ nghe thấy tiếng khóc của Quốc Trung vội chạy ra hỏi:

_ Ông ơi, ông làm sao thế? Có chuyện gì đã làm cho ông đau khổ?! Trong người ông không được khỏe phải không? Cần gì để con giúp ông?!

Quốc Trung cố gắng ngẩng mặt lên đáp lại bằng giọng nói đứt quãng:

_ Ờ, ờ... không, không sao, không có gì cả... tôi chỉ bị mệt... hơi chóng mặt... chút thôi...

Nhìn thấy trán của Quốc Trung vã đầy mồ hôi, Đại Minh khẽ kêu lên:

_ Nguy rồi! Ông bị ngã bệnh! Vậy ông có thể về nhà sớm hôm nay, công việc ở đây con có thể tự mình lo liệu. Xin ông đừng ngại...

Đại Minh tuy tuổi còn trẻ học hành chẳng được bao nhiêu, song lối xử thế tỏ ra là con nhà gia giáo. Lời nói của Đại Minh đã làm cho Quốc Trung vô cùng cảm kích, ông lắc đầu từ chối:

_ Không, chẳng có gì cả... không sao đâu! Tôi... khỏe rồi... Tôi có... thể ở... lại...

Đại Minh ái ngại tò mò hỏi:

_ Thưa ông! Lúc nãy dường như có thư cậu Hai ở ngoại quốc gửi về?

_ À... à... à phải...

Biết Quốc Trung có thể do lời lẽ trong thư làm ông bị kích động, Đại Minh bèn ngỏ lời khuyên:

_ Thưa ông, theo con thì con người ta không nên vui mừng hay buồn bã thái quá, nếu không đôi khi còn tai hại có thể gây nguy hiểm cho tính mạng mình. Năm nay ông đã trên ngũ tuần rồi, cần phải giữ gìn sức khỏe... Người già chẳng khác gì như trái chín trên cây, cái sống với cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc...

_ Cám ơn anh! Tôi chỉ choáng váng xoàng thôi! Thư nó viết về chẳng vui mà cũng gì đáng buốn cả...

Nói xong Quốc Trung định đứng lên song chân ông như bị dính cứng lại không thể nào cất lên được, đành ngồi thừ ra thở dốc. Đại Minh vì chưa thấu rõ qua nội dung của bức thư nên cứ thản nhiên hỏi thăm về sự học hành của Sùng Thật:

_ Thưa ông, câu Hai nhà đi du học đã mấy năm rồi?

_ Ờ... sắp bốn năm...

_ Vậy thì chắc câu hai cũng sắp về đến nơi rồi.

_ Ờ... hi vọng vậy.

Đại Minh ngồi xuống ghế đối diện, tiếp tục nói chung quanh việc đi du học ngoại quốc:

_ Con nghe đến ngoại quốc, cảm thấy với con thật xa vời... Chắc chắn là trọn cuộc đời con không bao giờ được đặt chân đến những đất nước xa xôi đó. ..Con chẳng biết đất nước ngoài có gì lạ mà lắm người rạo rực muốn đến đó?

_ Ừ, tôi cũng chưa đi qua bao giờ, nên cũng chẳng biết. Thằng Sùng Thật nhà tôi thì phải tiếp tục học nên nó phải đi đến những nơi đó... chứ không phải là ham muốn được chiêm ngưỡng cái mới lạ của xứ người.

Đại Minh mải mê nói chuyện vô tình không để ý đến mặt mày của người chủ già nua trước kia của mình cứ trắng bệch dần ra.

_ Dạ, con biết... Đó là con nói những người khác ao ước được như vậy, thưa ông.

Nói xong, Đại Minh vội đứng dậy bán hàng cho khách, còn Quốc Trung thì cứ vi5n lấy mặt bàn để khỏi bị ngã xuống. mấy dòng chữ trong thư của Sùng Thật cứ chập chờn hiện ra trước mắt... "ba má lo liệu hộ cho con về việc ly hôn... để nàng sớm lập lại cuộc đời..."

Quốc Trung không tin mình đọc đúng những lời lẽ đó trong thư là sự thật, ông lẩm bẩm lặp lại:

_ Ly hôn? Thật vậy sao? nếu vậy thì chẳng hóa ra chuyện cho đi du học là một lầm lẫn đáng tiếc mà ta đã vấp phải? Không. Không thể như vậy được. Đi du học là để mở rộng thêm tầm kiến thức, chưa hề nghe ai bảo đó là điêu tai hại...

Điều chắc chắn là trên thế giới này không có một quốc gia nào lại đi dạy cho con cái bất hiếu với cha mẹ, cho vợ chồng phản bội nhau. Điều này chắc chắn không có, nhưng sự việc cho gia đình ông lại là sự thật. Chính bút tự nó viết trong thư mang lời lẽ của nó nói lên những điều này. Nó muốn ly hôn với vợ nó, không một hút xót thương. Vơ nó đã làm điều gì thương tổn đến nó bao giờ! Vợ nó đã phải quần quật suốt ngày để kiếm tiền gửi sang cho nó ăn học, những mong sao cho nó công thành danh toại... Thế mà... Ôi, cái thằng con tán tận lương tâm... lòng dạ nó còn hơn loài lang sói...

Lòng Quốc Trung ngổn ngang trăm mối tơ vò. Rồi đêm nay đây mang thư này về biết ăn nói làm sao với Ngọc Phụng? Nếu trao cho Thục Trinh và Ngọc Phụng , liệu vợ và con dâu có thể chịu nổi tin như sét đánh ngang tai này chăng? Chắc chắn là không rồi. Như vậy chỉ còn dấu nhẹm đi và tìm cách viết thư kêu Sùng Thật về là mọi việc sẽ yên xuôi.

Sau khi tính tiền xong với khách hàng, Đại Minh trở lại mơi Quốc Trung đang ngồi lễ phép nói:

_ Thưa ông, ông có thể về nhà nghỉ. Tiệm giờ này cũng bắt đầu thưa thớt khách rồi, . để con một mình trông coi cũng được.

_ Ờ, ờ... nhưng mà...

Giọng Quốc Trung phát ra có vẻ mệt nhọc, lúc bấy giờ Đại Minh mới nhận thấy mặt mày ông tái hẳn lại, vội kêu lên:

_ Kìa! Ông bệnh thật rồi... nên về ngay nghỉ ngơi cho khỏe. Ông đừng ngại gì cả, cứ để cho con trông cửa hàng, không hề gì đâu.

Quốc Trung gượng đứng lên:

_ Ừ, thì tôi xin về trước... Cám ơn anh. Ngày mai tôi sẽ đến sớm...

_ Không sao cả, thưa ông... nếu ông còn cảm thấy mệt, cứ tự nhiên ở nhà chạy chữa thuốc me... Con đứng một mình ít hôm chẳng có gì khó khăn . Miễn sao ông lành bệnh là con mừng lắm rồi...

Đại Minh chạy đi lấy chiếc nón nĩ màu lam cùng chiếc áo ấm ban đêm mặc vào cho Quốc Trung, đoạn dắt tay đưa xuống các bậc cấp trước mặt cửa tiệm.

_ Dạ, ông đi nhớ cẩn thận...

Nhưng không biết nghĩ sao, Đại Minh bỗng dắt Quốc Trung quay trở lại rồi khẽ nói:

_ Ông đợi con một tí... Con đóng cửa tiệm rồi đưa ông về ngay.

Quốc Trung vội xua tay:

_ Không, khỏi phải làm vậy... Tôi có thể về một mình được.

Vừa nói, Quốc Trung vừa quày quã ra đi trước sự ái ngại của Đại Minh, đành đứng trơ ra dỏi mắt nhìn theo cho mãi đến khi bóng ông thất thểu nhạt nhòa hẳn dưới bóng trăng bàng bạc... mới chịu quay trở vào trông nom tiệm.

Vừa thất thểu đi, đầu óc Quốc Trung quay cuồng suy nghĩ: nên hay không đưa bức thư của Sùng Thật cho vơ và con dâu không? Chắc chắn là không thể được. Vợ có thể ngã ra bất tỉng còn Ngoc Phụng cũng chẳng khỏi bị xúc động mạnh có thể liều lĩnh làm chuyện không hay...

Quốc Trung thật sự bối rối, không biết phải xử trí làm sao cho phải! Việc ông cho con ăn học, mong sao cho đổ đạt thành tài, đâu phải là điều sai trái?! Nhưng cũng chính vì lòng cao vọng của ông đẽ gây nên cảnh gần như tan nát cả gia đình. Với ông, đây là một sự thật phũ phàng !

Ánh trăng đêm bàng bạc soi xuống bãi tuyết trắng lóng lánh như một tấm thảm nạm đầy những hạt kim cương. Bóng ông ngã dài trên mặt tuyết. Chân lảo đảo bước như tuồng đi không nổi nữa. Bất giác Quốc Trung nghĩ đến hoàn cảnh hiện tại của mình. Hai dòng lệ lại tuôn trào ra đôi khóe mắt! Ôi! Thời vàng son đâu còn nữa! Cả gia tài sự sản của cha mẹ để lại nay chỉ còn lại hai bàn tay trắng! Ông đã bán đi tất cả để lo cho Sùng Thật ăn học, mong sao cho con thành công trên đường đời... Còn với ông tiền bạc với ông còn hay hết là chuyện thường tình. Tôn Tử binh thư há đả chẳng viết:"Cố ngũ hành vô thường thắng, tứ thời vô thường vi, nhật hữu đoãn trường, nguyệt hữu tử sinh" đó sao? Trong năm cái Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, chẳng có Hành nào thịnh mãi. Cũng như trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, đâu có mùa nào đứng yên một chỗ. Ngày thì có ngắn, dái, trăng thì có khi tròn khi khuyết. Việc gia cang đâu có khác gì! Vậy thì cái đương thời lụn bại suy tàn của mình hiện hữu cung nằm trong cái vòng lẩn quẩn... Rồi đây có một ngày nào đó... hết tiết đông thiên lạnh lẽo đến cảnh xuân về ấm cúng... Nghĩ cho cùng có gì vĩnh viễn d0âu? Chuyện gì mà thơ than cho thêm mệt trí !

Rồi Quốc Trung lý luận về trường hợp Sùng Thật, cũng có thể là vậy. Nhất thời Sùng Thật có thể bị lôi cuốn bởi bã vinh hoa phú quí nhưng rồi cũng có hồi sực tĩnh lại mà trở về với lẽ phải, với đạo lý thánh hiền. Quốc Trung bỗng sực nhớ lại hai câu thơ mà lâu nay ông thường mang ra ngâm nga để tự an ủi lấy thân phận mình:

Vận di Hán tộ chung nan phục

Chí quyến thâm tiêm quân vụ lao.

(Vận hết đâu mong khôi phục Hán

Quyết chí thân tàn dẫu khổ đau.)

Ngót cả năm trường vắng thư con, Quốc Trung bồi hồi lo lắng. Nay có thư về chẳng khác nào như tiếng sét đánh ngang tai. Càng về gần đến nhà, chân Quốc Trung càng nặng nề cơ hồ như muốn nhấc lên không nổi.

Quốc Trung vừa bước chân vào nhà, bà Thục Trinh đã kêu lên:

_ Hay quá! Đang nghĩ đến ông thì ông đã lù lù về đến...

Bà Thục Trinh vừa nói vừa giơ cao hai lon sữa bò vun đầy cả cám lên trước mặt đoạn ra hiệu cho chồng theo mình:

_ Ra đây mà xem bầy heo của tôi nuôi... Chúng nó ăn ghê gớm... Kiểu này chóng lớn lắm! Tôi rút kinh nghiệm của nhười xưa dạy, cứ cho chúng ăn thật no nê đầy đủ, riết rồi sẽ ú lên ! Lúc mà chúng đã ú rồi thì đâu còn ăn được nhiều nữa ! Lúc đó mình vừa đở tốn kém vừa bán được hời giá !

Quốc Trung lắc đầu:

_ Không, không! Tôi không thích bà làm những chuyện này.

Bà Thục Trinh vẫn một mực nài nĩ chồng đi theo mình:

_ Thì ra đây mà xem nè! Thấy chúng rồi ông sẽ thích chết đi được. Tôi nuôi kiểu ấy làm sao không chóÀng lớn? Tôi chọn sẵn một con thật lớn chờ ngày thằng Sùng Thật mình về, mổ thịt, trước cúng ông bà tổ tiên, sau đãi đằng ông làng, ông xóm, cùng chòm xóm láng giềng... Còn lại bao nhiêu tôi sẽ bán lấy tiền đưa cả cho ông với con Ngọc Phụng mà bồi bổ cho bù lại bao nhiêu năm tháng lao đao khổ cực kiếm tiền gủi đi ngoại quốc nuôi nó ăn học đổ đạt thành tài... Tôi dự tính, thằng quan trạng của mình về xong, là cho con Ngọc Phụng ở sát một bên nó để đền bù lại những ngày xa cách...

_ Thôi đủ rồi... giờ tôi bị mệt quá... xin bà đở cho tôi nằm xuống nghỉ ngơi chốc lát...

* * *

Đêm nay Quốc Trung lò mò về đến nhà vừa đúng tám giờ đêm, không thấy bóng vợ và con dâu như thường lệ túc trực sẵn để chờ cơm nước. Duy chỉ có mỗi một con vện được dẫn theo từ quê hương lên đang nằn dưới gầm ve vẩy đuôi một cách yếu ớt để chào mừng chủ. Sau cái chiếu lệ đó, nó lại tiếp tục gác đầu lên hai chân trước lim dim mắt ngủ lại.

Quốc Trung đi thẳng vào bên trong nhà, khi nghe qua phòng con dâu nghe văng vẳng bên trong có tiếng nghêu ngao hát của Ngọc Phụng vọng ra. Tiếng hát ru con của con dâu có vẻ bất bình thường khiến Quốc Trung dầnh chân lại nghe ngóng. Rõ ràng là Ngọc Phụng vừa hát vừa bị đứt khoảng chứng tỏ bị tắt nghẹn. Chuyện gì đã xảy đến cho Ngọc Phụng? Bức thư của Sùng Thật gửi về đến nay đã hơn cả tháng trường, ông đã cẩn thận cất giữ trong bọc áo trong treo ở thủ trong, Thục Trinh cũng không thể biết được. Phải chăng Sùng Thật lại gửi thêm một thư nữa cho Ngọc Phụng nói rõ về sự từ hôn của mình đối với nàng? Nếu thật vậy thì rõ ràng nó là kẻ tán tận lương tâm không thể nào dung thứ được. Mồ hôi vả ra khắp người.

Bỏ đi thẳng về phòng ngủ, Quốc Trung nhìn thấy vợ đang ngồi ủ rũ dưới ánh đèn, tỏa ra một màu vàng nhạt. Bóng bà bất động in lên tấm vách lụa xế cạnh giường được đóng bằng gỗ táo. Đây là chiếc giường kỷ niệm ngày cưới mà tận tay bà Mã trông coi thợ đóng mang về. Nghe giọng hát cả Ngọc Phụng đã ảo não, giờ lại gặp thêm cảnh vợ đang ủ rũ mày châu, khiến lòng Quốc Trung càng thêm não nuột...

_ Bà làm sao mà buồn vậy?

_ Nghe Ngọc Phụng ru con mà lòng tôi đứt ra từng đoạn...

_ Thì bà phải khuyên nhủ nó, tạo cho nó vui vẻ có phải hơn là bà ngồi rũ riệt ra như vậy...

_ Suốt cả buổi chiều nay tôi khuyên bảo nó nhiều rồi. Tôi bảo nó bầy heo nay đã lớn... còn heo nái thì lại đã bắt đầu "chịu đực", nếu muốn gửi thêm tiền cho thằng Sùng Thật thì má sẽ kêu đám bảy đáp đến bán lấy tiền ngay...

_ Rồi nó bảo sao?

_ Nó bảo là mình mới gửi tiền, không nên gửi quá nhiều vô ích...

Rôi bà nhìn thẳng vào mặt chồng kể lể:

_ Tại vì hồi chiều này, cợ chồng chú Hồ lên thăm , nghe những chuyện gì đâu đâu mang ra kể nào là mười người đi ra ngoại quốc du học hết cả mười đều có vợ có con... Đã vậy, thiếm Hồ còn lôi con Ngọc Phụng ra tận chái hè to nhỏ thì thầm điều gì, khiến nó khi quay trở vào đôi mắt đỏ hoe cả lên... Tôi hơi nghi ngại là đã có chuyện gì, nhưng chẳng lẽ đi hỏi thiếm ấy sao? Đành phải đợi chú thiếm ấy ra về tôi mới hỏi nó..

Quốc Trung lo lắng hỏi:

_ Rồi nó bảo làm sao?

_ Nó bảo chẳng có gì, rồi lặng lẽ ôm thằng Bé Bự vào phòng lấy cớ cho con ngủ sớm...

Bà Thục Trinh tuy ít học hành, song bản chất thông minh. Bà đã có ý ngờ vực ngay là vợ chồng chú Hồ có nghe ngóng chuyện gì liên quan đến Sùng Thật nên đặt chuyện đến thăm viếng để dò la sự thật như thế nào. Nếu bà mang chuyện thằng Sùng Thật thưa thớt thư từ thì... ắt là vợ chồng chú Hồ cũng mang ra thuật lại những điều mình nghe ngóng được.

(còn nữa)

Thinh Quang

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002