Đại Chúng số 89 - Mừng Giáng Sinh 2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ

CÀNG ĐI SÂU VÀO VŨ TRỤ CON NGƯỜI CÀNG CẢM THẤY BỊ LẠC LÕNG MẶT TRĂNG RA ĐỜI TỪ LÚC NÀO? CÓ HAY KHÔNG ĐỜI SỐNG TRÊN SAO HỎA?

Hoàng Quyên

NỀN VĂN MINH CỦA NHÂN LOẠI CÀNG LÚC CÀNG TIẾN GẦN ĐẾN TUYỆT

ĐỈNH, con người lại càng cảm thấy mình bơ vơ lạc lõng trước cái vô cùng của trời đất.

Một nhà Bác học Trung Quốc - ông Huang Jinzhong thuộc Cục Địa Chấn, tỉnh Phúc Kiến công bố vào ngày 28 tháng 11 năm 2001 vừa đưa ra một giả thuyết mới nhất về nguồn gốc của Mặt Trăng.

Trong báo cáo tại cuộc họp thường niên của Hiệp Hội Khoa Học và Công Nghệ Trung Quốc (CAST), Hwang cho biết: 4.6 tỷ năm trước, hai hành tinh nằm giữa quỹ đạo của Hỏa tinh và Mộc tinh, đã va chạm với nhau và vỡ vụn thành nhiều mảnh. Một trong số đó tạo thành mặt trăng nguyên thủy.

Mặt trăng ngue6n thủy là một thiên thể nóng chảy, quay quanh mặt trời. Bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của Một tinh, quỹ đạo của nó bắt đầyu thay đổi. Và đến khoảng 4.46 tỷ năm trước, mặt trăng này va chạm với vùng nam cực của trái đất và bị bật lại không gian. Ohản lực và lực ly tâm của trái đất sau đó đã giữ mặt trăng chạy vòng tròn xung quanh hành tinh chúng ta.

Giả thuyết của ông Hwang căn cứ vào cấu trúc và thành phần hóa học trong lòng mặt trăng, tuổi thọ của đá và các thông số địa chất khác.

Cho đến nay, đã có bốn giả thuyết về nguồn gấc của mặt trăng: Thứ nhất là mảnh vụn tách ra từ trái đất . Thưa hai mặt trăng là môt hành tinh độc lập, bị sức hút trái đất giữ lại trở thành vệ tinh. Thứ ba: cả mặt trăng và trái đất cùng hình thành từ một đám mây bụi vũ trụ. Và thứ tư: Mặt trăng được hình thành từ các vật chất thoát ra sau khi một hành tinh khổng lồ va chạm vào trái đất. Tuy nhiên, ở những mặt nào đó, tất cả các giả thuyết trên vẫn còn một số điểm chưa chắc chắn.

Hwang cho biết lý thuyết va chạn hành tinh của ông chứa đựng lý lẽ của cả bốn giả thuyềt trên, nhưng nó không đơn giản chỉ là "sự pha trộn".

Trong lúc đó, thì quốc hội Hoa Kỳ vừa bật đèn xanh cho dự án nghiên cứu Diêm Vương Tinh với một ngân khoản 30 triệu dollars vừa được cả hai viện thông qua. Số tiền lớn lao này dùng để nhằn thúc đẩy công trình nghiên cứu Diêm Vương Tinh, hành tinh thứ 9, nhỏ nhất và ở xa nhất trong hệ Mặt Trời.

Cùng với Diêm Vương Tinh, mặt trăng Europa của Mộc tinh và Hỏa tinh cũng nằm trong kế hoạch được cung cấp kinh phí nghiên cứu trong thời gian tới. Tuy nhiên, do có những lo ngại mới đây về việc chi vượt ngân sách. NASA sẽ phải cung cấp kế hoạch chi tiết mới cho việc thám hiểm hành tinh Đỏ sau năm 2007.

Phê chuẩn này được xem là một "chiến công" lớn của người Mỹ. Quốc hội đã nhận rõ sự quan trọng của việc NASA thám hiểm Thiên Vương Tinh , hành tinh duy nhất chưa được thăm dò trong hệ mặt trời.

Diêm Vương nằm ở rất xa và nó đang trở nên lạnh hơn, vì thế nếu tiếp tục trì hoãn gửi tàu thăm dò tới đó, con người sẽ đánh mất cơ hội nhìn thấy bầu khí quyển của hành tinh này trườc khi ngưng tụ và đông đặc lại vào năm 2015.

Tuy nhiên, hành trình đầu tiên tới sao Diêm Vương chưa thể thực hiện trước năm 2006, muộn hơn 2 năm so với sự chờ đợi của mọi người. Chuyến bay s? kéo dài từ 10-12 năm, tùy thuộc vào phương tiện được lựa chọn.

Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã thông qua dự án đưa một phi thuyền không gian vào quỹ đạo quanh Europa, một trong những vệ tinh lớn của Mộc tinh. Europa được băng bao phủ, nhưng các nhà thiên văn tin rằng, bên dưới lớp băng này có chứa một đại dương nước lỏng nơi mà sự sống nguyên thủy đang tiềm ẩn.

Ngoài ra, một khỏng ngân sách trị giá 92 triệu dollars sẽ được ưu tiên cho việc phát triển thế hệ Đài thiên văn vũ trụ mới, mà NASA đền nghị phóng lên vào năm 2007. Nếu chương trình này không sớm hoàn thành, đài thiên văn vũ trụ Hubble (đã hơn 10 năm tuổi) sẽ chưa thể về hưu trước khi có người kề cận nó lên quỹ đạo.

CON NGƯỜI CHƯA KHÁM PHÁ ĐƯỢC HẾT NHỮNG GÌ CÒN MÙ TỊT CỦA MÌNH THÌ ĐÃ ĐẾN LÚC RỜI KHỎI TRÁI ĐẤT

Con người càng lúc càng bấn lên vì sự sống của hành tinh mình đang hồi sắp đến ngày...mục nát hay bị hủy hoại toàn bộ. Ba nhà vật lý lừng danh người Mỹ Freeman Dyson cho rằng các hành tinh chết cần có sự tác động của con người. Nhà vật lý thiên văn J.Richaed Gott, coi nó là nhu cầu của sự sống. Và Sid Goldstein tính toán vấn đề định cư trên các hành tinh khác theo khía cạnh kinh tế và môi trường. Có một điều mà tất cả họ đều đồng ý: "đã đến lúc rời khỏi trái đất".

Khai phá vũ trụ không phải là ý tưởng mới, nhưng nó là điều mà người ta chưa thực sự nhận thức hết sau nhiều năm bàn cãi. Những bằng chứng gần đây cho thấy Hỏa tinh chứa một thành phần chủ chốt cần thiết cho bất cứ cuộc chinh phục nào của con người - đó là nước.

Tuy nhiên trong khi NASA đang gửi tàu thăm dò Odyssey tới thám hiểm quanh hành tinh này , không có công ty nào có kế hoạch gửu người lên sao Hỏa. Một trong những lo ngại lớn nhất là chúng ta còn biết quá ít về nguy cơ của các chuyến bay dài ngày hay bức xạ chết người có thể đang chờ đón chúng ta trên đó. Mặt khác, việc di chuyển tới Hỏa tinh, hay bất cứ nơi nào khác trong hệ mặt trời, không rẻ chút nào. Ước tính chi phí để đưa được một người lên đó sẽ lên đó sẽ lên tới từ 10 đến 50 tỷ Mỹ kim hay hơn thế.

Những người đề xuất chinh phục vũ trụ lại tranh luận rằng việc rời khỏi trái đất sẽ đưa đến thành quả làm giảm bớt các phí tổn tài chính ban đầu. Chẳng hạn hoạt động du lịch vũ trụ hay khai thác khoáng sản trên các thiên thạch, có thể sẽ đóng vai trò như một đòn bẫy kinh tế.

Với tất cả những điều này, hãng Space.com đã hỏi Dyson, Gott và Golstein về lý do tại sao con người nên rời khỏi trái đất. Dưới đây là những lý do được coi là quan trọng nhất:

_ Để truyền bá sự sống và vẻ đẹp trong vũ trụ.

_ Để đảm bảo sự sống sót của các sinh vật trên trái đất.

_ Để làm ra tiền và cứu lấy môi trường.

PHI THUYỀN MARS ODYSSEY ĐÃ TỚI ĐƯỢC HỎA TINH MỘT ĐẠI DƯƠNG CHẤT LỎNG NẰM BÊN DƯỚI LỚP BĂNG BAO PHỦ

Như cơ quan không gian NASA loan báo: Phi thuyền thám hiểm Mars Odyssey đã vào quỹ đạo Hỏa tinh. Sau hành trình dài khoảng 456 triệu cây số, phi thuyền thăm dò Mars Odyssey 2001 cuối cùng đã tới được Hỏa tinh vào lúc 9.30 tối thứ Ba ngày 23-10-2001 theo giờ Washington. Động cơ chính khai hỏa thành công, tốc độ giảm dần và con tàu đã đi vào quỹ đạo.

Tiếng vỗ tay rào rài vang lên và những cái ôm rất chặt tại Trung Tâm Điều Khiển ở California, khi Giám đốc chuyến bay nhận được thông tin Odyssey đã khởi động thành công động cơ chính. Hai mươi phút tiếp theo dành cho việc làm giảm tốc độ để con tàu bắt vào một quỹ đạo hình bầu dục.

Trong vài giờ sau đó, các thông tin về quỹ đạo của con tàu liên tiếp được gửi về. Mọi việc kể ra rất thuận buồm xuôi gió. Trong vài tháng tới, trung tâm kiểm soát sẽ sử dụng "thắng không khí" tức lực cản của không khí, để tiếp tục đưa con tàu vào đúng quỹ đạo hoạt động (mà không hạ cánh).

Tới tháng Giêng 2002 đây, Mars Odyssey sẽ bay quanh sao Hỏa mỗi vòng mất hai giờ, ở độ cao 400 km. Sau 917 ngày (ngày của trái đất) lập bản đồ Hỏa tinh, nó sẽ trở thành một trạm chuyển thông tin cho các chuyến bay tiếp theo lên sao Hỏa, dự kiến vào năm 2003, 2004.

Được phóng đi vào ngày 7 tháng 4 năm 2000 từ mũi Cape Canaveral (Florida) con tàu nặng 1.7 tấn, trị giá 300 triệu dollars này có nhiệM vụ nghiên cứu nước, lập bản đề khoáng sản bề mặt và đo đạc bức xạ phát ra từ Hỏa tinh. Các quan sát của nó có thể cung cấp bằng chứng về sự sống ngoài địa cầu.

Con tàu Odyssey đã trở thành không gian đầu tiên đến sao Hỏa kể từ sau sự mất tích hai con tàu khác của NASA. Tháng 9-1999, tàu Mars Climate Orbiter có lẽ đã bốc cháy trong bầu khí quyển của Hỏa tinh do trục trặc của động cơ đẩy. Nguyên nhân của thất bại nghiêm trọng này là do sai khác của đơn vị Anh và đơn vị hệ mét. Ba tháng sau đó, con tàu chị em với nó, Mars Polar Lander, đã văng vào một quỹ đạo chết do nhu liệu điều khiển động cơ hạ cánh tắt quá sớm. Theo số liệu của NASA, trong số 30 con tàu được ba quốc gia gửi đến sao Hỏa hơn 40 năm qua, chưa đầy 1/3 thành công. Nhưng với Mars Odyssey mọi sự tốt đẹp hơn.

Mars Odyssey sẽ không đơn đ?c trong việc khám phá Hỏa tinh. Cùng với nó còn có Mars Giobal Surveyor đang bay quanh hành tinh này từ năm 1997. Odyssey được trang bị một camera ghi hình hồng ngoại, có thể phân biệt được các mạch khoáng địa chất rộng 100 mét, so với một thiết bị tương tự trên tàu Mars Global Surveyor, chỉ phân biệt được mạch khoáng rộng từ 3 km trở lên. Từ các thông tin thu thập được bởi Mars Odyssey người ta hy vọng sẽ khám phá thêm về quá trình thay đổi khí hậu để cho phép trả lời câu hỏi về sự sống trước đây đã có tồn tại trên bề mặt Sao Hỏa hay không.

Mars Odyssey cũng có thêm một nhiệm vụ mới nữa là ghi nhận thông tin về mức độ phóng xạ chuẩn bị cho khả năng gửi người lên Hỏa tinh trong tương lai. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu vệ tinh Mars Odyssey sẽ giữ quỹ đạo r?t cao và trong vòng vài tháng sẽ đi dần tới cọ xát với bầu khí quyển Sao Hỏa, hạ thấp dần cho đến khi đủ gần để bắt đầu thu thập thông tin.

Hoàng Quyên

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002