Đại Chúng số 90 - Ngày 15/1/2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


MỘT NGÀN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN

Mộng Tuyền Nữ Sĩ

Cụ Vũ Hoàng Hà Brookhurst Westmineter Orange County (CA). Tôi muốn được biết thêm về tác phẩm Tây Sương Ký. Tác giả của tác phẩm này lai ai? Xin bà cụ vui lòng nhắc hộ. Thành lính cảm ơn.

* Tác phẩm Tây Sương Ký, đúng ra là “Thôi Oanh Oanh Đãi Nguyệt Tây Sương Ký" của Vương Thục Phủ. Tác giả còn có tên Đức Tín, quán người Đại Đô. Ông đã soạn đến 14 vở tạp kịch, nhưng chỉ có ba vở còn nguyên vẹn: 1/ Thôi Oanh Oanh Đãi Nguyệt Tây Sương Ký, Lã Mông Chính Phong Tuyết Phá Dao Ký và Tứ Thừa Tướng Ca Vũ Lê Xuân Đường. Còn 11 vở kia hoặc thất lạc hoặc mất đi từng đoạn. Trong ba vở kịch còn lại, chỉ có vở Tây Sương Ký là tác phẩm được xem là thành công nhất.

Cụ Trần Trọng Nghĩa Sherman Way Van Nuys CA. Bà cụ giúp giải hộ nghĩa của từng chữ trong một số câu nhỏ trong Tam Tự Kinh như sau: "Hữu Cổ Văn. Đại Tiểu Triện. Lệ Thảo Kế. Bất Khả Loạn. Nhược Quảng Học. Cụ Kỳ Phiền. Đản Lược Thuyết. Năng Tri Nguyên."

CỔ VĂN: loại chữ cổ. TRIỆN: một loại chữ cổ là Giáp Cốt Văn và Kim Văn. Giáp Cốt Văn là chữ khắc trên xương bò hay mu rùa. Kim Văn là loại chữ khắc trên kim loại. TRIỆN : một loại chữ cổ sau Giáp Cốt Văn và Kim Văn. LỆ : một loại chữ sau loại Triện, gần với chữ bây giờ dễ đọc. THẢO: một kiểu chữ viết nhanh, nhìn rối như cỏ nên gọi là Thảo.

QUẢNG : rộng rãi, nhiều mặt.

CỤ : sợ rằng, sợ hãi, e rằng...

PHIỀN : phiền phức, phức tạp, quá nhiều...

LƯỢC : giản lược, khái quát, đại khái.

NGUYÊN : căn nguyên, nguyên do, căn bản.

Dịch nghĩa : Chữ chủ yếu gồm có Cổ văn là loại chữ cổ, như Giáp Cốt Văn và Kim Văn, rồi đến Đại Triện, Tiểu Triện, Lệ Thư và Thảo Thư là loại chữ viết nhanh . Khi học cần phải phân biệt rõ ràng không nên rối loạn.

Kiến thức trên đời rất rộng, nếu ta cái gì cũng học cho kỹ, e rằng quá nhiều, học không nổi. Nếu như ta học một cách khái quát, thì cũng dễ học và biết được nguồn gốc của sự việc.

Kể chuyện: Thời cổ xưa, khi chưa có chữ viết, con người ta muốn nhớ một sự việc gì, hay đến những con số, thường hay dùng cách buộc nút trên dây để dễ nhớ. Nhưng buộc nút trên dây qua một thời gian sau thì cũng quên đi và lầm lẫn. Do đó con người kết hợp việc thắt nút trên dây với việc vẽ hình trên vách các hang đá và dần dần phát trển đến thồi kỳ Hoàng đế, có quan ghi sử sách tên là Thương Khiệt thấy việc thắt nút và vẽ hình mà thấy nhiều sự việc giống nhau nên chỉ cần vẽ một hình tượng trưng như mặt trời, mặt trăng, chim thú v.v...cùng loại có hình tượng giống nhau...Do linh cảm đó ông Thương Khiệt đã vẽ theo các hình đó và sáng chế ra loại chữ cổ đầu tiên, nên chữ Trung Hoa là một loại chữ tượng hình. Theo truyền thuyết thì khi Thương Khiệt sáng lập ra chữ đầu tiên trên trời rơi xuống rất nhiều gạo và các ma quỉ ban đêm thì khóc la ầm ĩ. Con người đầu tiên dùng đá nhọn cứng khắc chữ lên vách đá, xương bò ha mu ru2a. Sau khi phát minh ra kim loại như đồng và sắt mới có dao khắc trên những miếng tre và gỗ mỏng và xâu lại thành từng tập gọi là Sách.

Đến thời kỳ Chiến Quốc, nước Tần có một tướng quân tên là Mông Điềm, khi đi trấn ải phía Bắc để đánh với Hung nô. Tướng quân đã thấy các chim nhạn đậu bãi sa mạc và ngậm các cây cỏ khô rồi để lại trên bãi sa mạc các dấu vết. Tướng quân mới nẩy ra ý định là lấy các cây cỏ hay ống sậy khô để chấm vào nước màu đen viết lên da hay lục, từ đó sáng chế ra cây bút. Chính cây bút đầu tiên ra đời này về sau tiến triển thàng cây bút lông ngày nay vậy.

Cụ Trịnh Đạo Nhơn, San Jose: Trong Kinh Dịch, tôi nhớ hai Trạch, đó là : TRẠCH SƠN HÀM và TRẠCH LÔI TÙY, bà cụ có nhớ hai Trạch này là gì không? Nếu nhớ xin nhắc nhở hộ. Trân trọng.

* TRẠCH SƠN HÀM do Quẻ Đoài (đầm bùn) và quẻ Cấn (núi) nhập chung gọi tắt là quẻ Hàm. Hàm có nghĩa là: Giao cảm hay cảm. Ví như trời đất cảm mà muôn vật hóa sinh. Đấng thánh nhân cảm lòng người mà muôn việc hòa bình. Con trai và con gái khi đã cảm nhau thì dễ bề đưa đến chuyện hôn nhân chồng vợ. Vì lúc ấy đã thông cảm hiểu biết nhau...

* TRẠCH LÔI TÙY do quẻ Đoài (bùn lầy) và quẻ Chấn (sấm sét) nhập chung gọi tắt là quẻ Tùy. Tùy có nghĩa là theo, phục tùng, qui thuận... Trên cõi đời này thường con người tuân theo lẽ phải. Tromg một quốc gia toàn dân tuân theo luật pháp thì quốc gia ấy sẽ trật tự.

Cụ Vương Đình (qua Liên Diệp) Philadelphia: Bà cị có biết Mật Thanh Thần Chú là nghĩa làm sao không?

* Là thần chú chỉ nghĩ đến mà không cần phải đọc thành tiếng hay đọc trong miệng. Trước kia vị tổ thứ 27 đã mật truyền cho Tổ Đạt Ma đời thứ 28 để qua Trung Hoa truyền đạo. Mật thanh hay Mật tâm thần chú có một lực mầu phi thường. Do đó nó đòi hỏi hành giả phải tâm thanh quang lực mới có thể xử dụng được. Thí dụ một câu mật thanh thần chú:”Úm Ra.Mara Đạtra Masng Ta A Bara.” Theo truyền thuyết thì đây là một chú tối cổ và tối linh được tìm thấy trên xương sườn thứ 5 của một đạt ma sau khi Ngài tạ thế 1000 năm. Vị đạt ma này tên là Tcheukiên có biệt hiệu là Trà Minh...ở vào thời Tam Quốc bên Tàu.

Cụ Lê Văn Nam Monterey Park: Câu thành ngữ "Cảm Đái Nhị Thiên" nó có nghĩa gì và xuất xứ từ đâu? Xin cám ơn cụ rất nhiều.

* “Cảm Đái Nhị Thiên” do điển:”Đời nhà Hán có người tên Tô Chương, làm đến chức Thích Sử - chức này có nhiệm vụ giám sát các việc làm của các quan Châu. Ông Tô Chương có người bạn cũ làm chức Thái Thú ở quận Thanh Hà, quận này lại thuộc quyền giám sát của ông. Khi ra ngoài điều tra biết được quan Thái Thú là người bạn chí thân từ lâu của mình đang cai trị thuộc hàng tham nhũng, thu thập có đầy đủ bằng chứng. Quan Thái Thú này hay tin bèn tìm cách đãi đằng mua chuộc bạn mình. Ông Tô Chương vẫn thản nhiên đến tham dự, hai bên chuyện vãn rất thân tình. Khi quá nửa tuần rượu, quan Thái Thú bèn nói với Tô Chương: "Người ta chỉ có một ông trời, mà tôi thì những cả hai". Ông Tô Chương nghe thế bèn cả cười, nâng chung rượu lên uống cạn chén, đoạn đáp lại: “Tiệc hôm nay cùng nhau uống rượu là chuyện riêng tư, còn ngày mai kia đăng đàn là chuyện của pháp luật. Thánh nhân từng nói "công pháp bất vị thân". Ngày hôm sau, Tô Chương đăng đàn, hạ lệnh tống giam bạn mình về tội tham nhũng.

Cháu Hoàng Văn Hà Nhân Reseda: Bà cụ có nhớ bài ca dao "Súc Sắc Súc Sẻ" không?

* Nhà nào nhà nấy, còn đèn còn lửa

Mở cửa cho anh em chúng tôi vào.

Bước lên giường cao, thấy đôi rồng ấp;

Bước xuống giường thấp, thấy đôi rồng chầu;

Bước ra đằng sau, thấy nhà ngói lợp.

Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm,

Ông sống một trăm, thêm năm tuổi lẻ.

Vợ ông sinh đẻ, những con tốt lành,

Những con như tranh, những con như rối.

Mộng Tuyền

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002