Đại Chúng số 90 - Ngày 15/1/2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


HỒ GƯƠM THÁP BÚT

Kỹ sư Sagant Phan

Hình ảnh tiêu biểu cho Hà Nội không gì bằng Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Nhưng sát bờ có đền Ngọc Sơn và Tháp Bút. Hình ảnh ngày xưa những bức tranh cổ cho ta thấy Đền Ngọc Sơn rất tiêu điều thê lương. Còn ngày nay màu sắc xanh đỏ vàng chen lẫn, nhìn rất xúc động. Biết bao nhiêu vị Bắc Kỳ bỏ xứ ra đi về Miền Nam rồi ngày nay qua tận phương trời xa lạ. Họ cũng nhớ rất nhiều về đất Bắc, rồi ngậm ngùi Hồ Gươm.

Thi sĩ hay nhà văn Thanh Nam có một câu thơ làm tôi vô cùng xúc động:

“Nơi đây hơi nước mờ khung kính

Chợt nhớ mưa phùn đất Bắc Xưa..."

Vâng, nơi xứ Mỹ này, mỗi năm mùa Đông về, trời rất lạnh, cửa kính đóng lại, ngoài lạnh trong ấm, từng giọt nước phủ đầy khung cửa kính... thì nhà thơ gốc Bắc nhớ về quê hương lần nữa.

Chúng tôi có hỏi cội nguồn Đền Ngọc Sơn và Tháp Bút thì rất ít người nói thông. Thật sự Đền Ngọc Sơn và Tháp Bút mới có đây vào đời Tự Đức mà thôi. Do ý kiến của Thần Siêu, mà gọi là Nguyễn văn Siêu. Đền Ngọc Sơn trước đó là cung vui hưởng của chúa Trịnh mà người ta gọi là cung Khánh Thụy bị đốt cháy thời loạn lạc lúc Nguyễn Huệ đánh nhà Thanh bên Tàu.

Tháp Bút do ông dựng nên ghi lại câu Hán văn:

"Tả thanh thiên – Hữu Kình thiên bút"

Vào tháng Giêng Âm lịch là tháng mất của Cao bá Quát, đến nay là 193 năm. Còn Nguyễn Siêu là 203 năm. Siêu lớn tuổi hơn Quát nhưng kết bạn vong niên. Vong nghĩa là bất chấp như vong mạng vậy, vong niên nghĩa là bất chấp tuổi tác mà kết bạn hiền với nhau.

Nguyễn Siêu người ta gọi là Nguyễn văn Siêu, nhưng có một tên ít người biết đến là Nguyễn văn Định khi dạy học lấy tên hiệu là Phương Đình... Khi ông mất bạn bè đặt tên cho là Thụy Đạo, sau đó ông được vua Tự Đức viết sắc phong cho là “Phúc đẳng Thần" Thần hoàng làng Dũng Thọ - khu vực phố Nguyễn Siêu ngày nay tại Hà Nội.

Nguyễn Siêu thọ 73 tuổi, năm 50 tuổi ông treo ấn từ quan về làng Dũng Thọ mà dạy học. Ông lập trường Tư Thục dạy các cử nhân thi Đình hay thi Hội. Lúc ông mất thi hài được đưa về làng Lũ (làng Kim Lũ) an táng trên đất nhà. Còn Thánh Quát thì hưởng được 46 tuổi vì bị chết chém chống lại triều Nguyễn.

Nguyễn Siêu học lực rất giỏi nhưng vần chỉ Phó Bảng vì chữ viết quá xấu, còn Cao bá Quát chỉ đỗ Cử nhân. Nhưng hai ông được vua Thiệu Trị cho vời vào Huế mà dạy học cho Hoàng tử Hồng Bảo, Hồng Nhậm... Nhưng số mạng của Quát quá hùng cường hay nói thẳng là cứng đầu. Quát vừa thầy vua, dạy vua khí tiết nghĩa là vua Tự Đức là học trò của mình mà sau này lại muốn phản học trò.

Chuyện kết bạn:

Nguyễn Siêu đỗ cử nhân lần thứ hai năm 30 tuổi, nhưng đến năm 39 mới được chọn thi Đình. Lúc ra Hà Nội, con thứ Minh Mạng nổi danh gọi là Tùng thiện Vương có căn dặn Bùi Quỹ (bạn học của Thầy Phạm quý Thích và bạn đàn anh của Nguyễn Siêu) như sau: "Kỳ này Ông ra Bắc hà nhớ chọn đám Siêu, Quát về Huế để có thêm nhân tài cùng xướng họa với chúng ta."

Có nghĩa là danh của Siêu Quát vang vào thủ đô Việt Nam thời bấy giờ.

Lúc đó Nguyễn Siêu đã mở trường tư thục thứ nhì tại Hà Nội sau trường học của Chu văn An tại đất Thăng Long ngày xưa.

Trường này mang tên là trường Phương Đình, Siêu có rất nhiều bạn bè thơ phú và học trò rất đông. Còn Cao bá Quát thì người bên làng Thổ Lỗi, Gia Lâm nghe danh tiếng Siêu kết nhiều bạn hữu mà người nào cũng thơ phú nghiêng đất lệch trời cả.

Cao bá Quát đứng ngoài song cửa lắng nghe Nguyễn Siêu đang giảng bài cho học trò... người nhà thấy thế mời vào nhà chơi, thì Quát cười: "Ta đến xem Thầy Siêu dạy học để có thể đến xin học hay xin kết bạn thế thôi.”

Nguyễn Siêu nghe vậy, cho học trò nghỉ trưa rồi mới Quát vào phòng đàm đạo. Nguyễn Siêu đợi Quát uống xong ly trà thì cất tiếng ngâm bài thơ đối:

"Tiên sinh tọa trịch thượng, cót chi két, két chi cót, cót cót két két"

(nghĩa là Người ngồi trên chõng, cót rồi két, két rồi cót, cót cót két két)

Cao bá Quát mĩm cười đáp luôn:

“Tiểu tử đáo đình chung, thẩn nhi thơ, thơ nhi thẩn, thẩn thẩn thơ thơ"

(nghĩa là Thằng nhỏ tôi vào nhà chung, thẩn lại thơ, thơ lại thẩn, thẩn thẩn thơ thơ)

Nguyễn Siêu đẹp dạ bèn sửa tư thế rồi hỏi tuổi cao bá Quát... Hai người kết bạn vong niên, mặc dầu Nguyễn Siêu lớn hơn Quát đến 10 tuổi và uy tín rất cao tại Bắc Hà.

Tại sao lại có danh hiệu Thần Siêu Thánh Quát?

Danh tự đẹp này là do vua Tự Đức lúc chưa lên ngôi đặt cho hai người. Hai người sau đó được triều đình Huế chọn vào cung đình mà dạy vua, đó là lời gởi gấm riêng của Tùng thiện Vương. Nên hai người được chấm với sự nhẹ tay của triều đình.

Thời kỳ Tự Đức sắp được định ngôi, thừng ra Hồ Tỉnh Tâm ngắm cảnh, non nước hữu tình. Lần ấy Ngài đi dạo cùng với hai thầy Siêu và Quát. Vua tương lai Tự Đức tức cảnh sinh tình mà ra hai câu đối:

"Hải bớt phong ba Chu vĩnh trụ

Ngư truy lạc thủy Hán quân Thần"

(nghĩa là Biển ít sóng gió thì nhà Chu sẽ được trụ bền vững, Cá vui với nước, vua tôi nhà Hán vẫn con mãi.)

Tự Đức xem như câu đối của mình là ngon lành nên làm bộ hỏi hai Thầy xem có được không? Thì Siêu cuối đầu cho rằng: “Vế chưa được chỉnh”, rồi Cao bá Quát tiếp lời luôn: “Câu cú chẳng chọi”.

Tự Đức ngẩn người: “Chỉnh với chọi ra sao?”

Cao bá Quát tiếp lời: "Hải như kiến Thánh, tỉnh Chu ba" (nghĩa là Biển mà đúng Thánh ý, sóng gió cũng tỉnh với nhà Chu)

Nguyễn Siêu tiếp theo: "So nhược hữu Thần, an Hán đỉnh (Núi đã có Thần, thì yên được đỉnh nhà Hán)

Tự Đức cười liền nói luôn: “Như vậy Thầy Siêu chính là Thần của ta, còn Thầy Quát chính là Thánh của ta vậy".

Nên lời truyền Tự Đức ngày kia được vào sử xanh Thần Siêu, Thánh Quát là vậy...

Nhưng sau đó thì Quát và Siêu được cho về lại Thăng Long Hà Thành. Nguyễn Siêu trở lại nghề dạy học riêng của mình, còn cao bá Quát được đổi lên Sơn Tây Thượng Du Bắc phần. Cao bá Quát đâm ra phẫn chí nói như sau:

"Học trò đôi dăm đứa

Nửa người nửa ngợm nửa đười ươi”

Rồi sau đó Cao bá Quát bị vu là làm quân sư cho nhóm phản loạn, rồi bị đem di chém...

Khi Cao bá Quát bị chém chết, Nguyễn Siêu khóc cho bạn vong niên của mình nhân lễ 100 ngày Quát bị chém, mặc dầu quân đội triều đình Huế vẫn rình rập khắp nơi. Nguyễn Siêu khóc đối với bạn:

"Ai tai, quán cổ tài danh, nay đệ cánh nan huynh, bán thế ngẫu sinh hoàn ngẫu tử"

“Dĩ Hỹ, đáo đầu sự thế, thử nhân như thử ngộ, hỗn trần lưu xú diệc lưu phương”

(nghĩa là: Thương thay, tài danh xưa nay mớ thấy có, cả anh lẫn em nửa đời trót sinh ra rồi cùng phải chết) (ngụ ý là Cao bá Đạt là anh em sanh đôi cũng bị án chết theo)

Cầm lòng không được ông khóc thêm câu thơ:

“Văn chương hữu mệnh sương chung thủy

“Thanh khí đồng bi tự cổ kim”

(nghĩa là Văn chương có mệnh, thì tất có lòng chung thủy. Cùng đồng thanh khí thì nên cộng hưởng, tự cổ chí kim là như thế)

Nguyễn Siêu sống thêm 20 năm nữa thì mất.

Nguyễn Siêu cùng bạn bè ráng chấn hưng lại văn hóa mà Nguyễn Siêu cho là lỗi thời. Lúc đó cung chúa Trịnh tiêu điều, Ông cùng bạn tu sửa và lập nên đền Ngọc Sơn ngày nay, trước cổng đến ông cho xây một cột cao như cây bút vậy. Người đời cho là Bút Tháp. Nguyển Siêu cho là biểu tượng trí thức Việt Nam trước thời cuộc và Hồ Gươm ngàn năm lưu thủy.

Ông ghi câu đối như sau: “Tả thanh thiên – Hữu Kình Thiên bút".

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002