Đại Chúng số 91 - Ngày 1/2/2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


MỘT DÂN TỘC YÊU ÂM NHẠC
VÀ MỘT THỜI KỲ ÂM NHẠC DÂN TỘC

Đông Văn

(tiếp theo kỳ trúơc)

II

Một số nhạc khúc ca tụng lẽ sống và niềm tin, xây dựng lý tưởng và phụng sự, nâng cao tinh thần quả cảm hào hùng cho thanh niên (Thăng Long Hành Khúc, Chiến Sĩ Không Quân, Chiến Sĩ Hải Quân của Văn Cao; Dưới Bóng Cờ của Nguyễn Văn Thương; Nhạc Tuổi Xanh, Xuất Quân của Phạm Duy, Lên Đàng, Thiếu Nhi Hành Khúc của Lưu Hữu Phước, đặc biệt bản Tiếng Gọi Thanh Niên thì bất cứ người Việt nào nay trện tuổi đều thuộc nằm lòng.)

Sau năm 1946 như bị khựng lại vì thời cuộc, giòng nhạc dân tộc tẻ hướng do những con đê chính trị che chắn. (Hoàng Quí cũng mất vào năm ấy trong cuộc viễn du về nguồn cuối cùng, xa rời âm nhạc là nhịp thở của đời ông, giả biệt Cô Láng Giềng đã vội sang ngang, nhưng Hoàng Quí vẫn còn sống mãi trong tim mọi người bằng tấm lòng son sắt cho thanh niên và tổ quốc). Người nghệ sĩ yêu đời, yêu người, yêu quê hương đất nước và yêu tất cả những cái đẹp trong đó có Tự Do. Thiếu Tự Do, các thợ nhạc vẫn làm ra những sản phẩm theo nhu cầu gây dị ứng cho tâm cảm nên luôn sớm bị đào thải. Đất nước rồi đã sạch bóng xâm lăng nhưng chiến tranh vẫn còn đó, giòng nhạc Việt Nam cũng bị phân từ sông Bên Hái. Nhạc dân tộc vẫn được yêu chuộng nhưng giảm đi khí thế hùng tráng và quyến rủ lúc ban đầu của những phong trào âm nhạc tự phát như nhóm Đồng Vọng và Tổng Hội Sinh Viên hồi thập niên 40. Tuy nhiên, tình yêu nước không bao giờ lỗi thời cả và giòng dân tộc vẫn tuôn chảy trê Lô Giang của Lương Ngọc Trác, vang động khắp miền, Tiếng Sông Hồng, Tiếng Sông Hương và Tiếng Sông Cưu Long của Phạm Đình Chương. Khởi đi từ Lời Vọng Ngàn Xưa, từ niềm đau nô lệ tới Nam Quan Hận Khúc, nòi Việt đã Quật Khởi và chiến tích Gò Đống Đa, và cất vang Tiếng Hát Của Người Hà Nội để đáp lại Tiếng Vọng Sông Núi Việt Nam Mến Yêu nhắc nhở Người Trai Việt Nhớ Chăng? Rồi Chàng Ra Đi mang theo Hồn Nam Tướng; không kém khí phách của Người Trai Đất Việt, Cô Gái Việt cũng biết hy sinh noi gương bà Trưng - bà Triệu, Huyền Trân Công Chúa và chiên ngưỡng những Hòn Vọng Phu đã đặt nợ nước trên tình nhà để toàn dân cùng dấn thân Trên Đường Hưng Quốc cho ngày mai Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ sẽ vang lên Ca Khúc Khải Hoàn và rạng ngời là Việt Nam Minh Châu Trời Đông...(*) Riêng Phạm Duy với một sự nghiệp lâu dài từ thuở khai sinh nền âm nhạc mới dân tộc, đã vung nhịp Xuất

Quân trên khắp Những nẽo Đường Việt Nam, Đường Ra Biên Ải để viết hàng trăn Huyền Sử Ca và hùng ca Việt Nam, và Con Đường Cái Quan với những cung nhạc trầm bổng của ông nay vẫn lồng lộng thênh thang. Cũng trong một thời kỳ đặc sắc của nền âm nhạc dân tộc ấy, ngoài những viên ngọc quí muôn màu muôn vẻ khác cũng trở thành chung của mọi người, không thể không nhắc đến những tác phẩm độc đáo của Trịnh Công Sơn nặng chĩu nỗi bi quan, bất lực và tuyệt vọng trước chiến tranh. Họ Trịnh cũng giống như người có thân nhân đang lâm trọng bệnh không lo tìm phương cứu chữa chỉ ngồi gào khóc kể lể, mối thảm thiết này tất nhiên cũng làm động lòng người. Trong giòng nhạc dân tộc, tác phẩm của Trịnh Công Sơn đầy những nhịp chơi có dụng tâm nhưng không có hậu, và nếu có thì chỉ để dành riêng làm chiếc toa móc hậu, chở đầy "hồ hởi" theo sau "Đòn Tàu Thống Nhất" năm 1975.

Người Việt luôn biết tri ân và tôn vinh những anh hùng, liệt nữ, danh nhân đã hy sinh thân mình và cống hiến tài năng cho tổ quốc và dân tộc những tôn vinh này, thường quá muộn màng trong các buổi lễ phúng điếu hoạc tưởng niệm mà thôi. Đó cũng là trường hợp đã xảy ra với các nghệ sĩ lớn mới qua đời gần đây như Phạm Đình Chương, Hoàng Trọng, Dươpng Thiệu Tước. Riêng trong lĩnh vực âm nhạc, còn có nhiều chân nghệ sĩ đã có những công trình giá trị để đời rất xứng đáng được vinh danh khi còn sống.

Âm nhạc Việt Nam kể cả trong nước và ở hải ngoại đã tiến xa hơn so với thời kỳ phôi thai sáu mươi năm trước nhờ nhạc khí tinh xảo hơn, phương tiện truyền thông hiện đại hơn, thể hiện phong phú hơn. Nhưng, những tác phẩm có chủ đề về quê hương nay càng hiếm hoi , quá nhiều các nghệ sĩ tài danh với những nhạc khúc đầy ắp hồn dân tộc nay đã yên nghỉ mà thiếu người thừa kế. Phải chăng tình yêu quê hương trong lòng người Việt bây giờ đã nghèo hơn xưa, và nhạc đã co cụm lại trong tình riêng tư và thực tế áo cơm. May mắn thay cuộc chiến đau lòng đã qua đi, nhưng đừng để cái chết của bao anh hùng chiến sĩ trở thành những cái chết uổng! Việt Nam vẫn còn đó như là một Tổ Quốc có thật chứ không phải là một quê hương chỉ còn trong hoài niệm. Xin đừng làm thương nữ... cách giang do xướng Hậu Đình Hoa...Hãy vực dậy phong trào yêu nước như: Nhạc hùng ca của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang hàng năm đều được trình diễn dấy động lên "phong trào hùng ca" hay "phong trào kích thích tinh thần yêu nước" trong lớp trẻ của nhạc sĩ Hồ Văn Sinh phổ biến những bài ca nhạc hùng mạnh như ông đã phổ nhạc bài"Kinh Luân Chí" của nhà thơ Thinh Quang đã được mọi giới ca tụng... Hai nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang cũng như nhạc sĩ Hồ Văn Sinh đã và đang cố gắng tái tạo một thời hào khí ngất trời để sẵn sàng cho một thiên niên kỷ mới - một thời kỳ hưng quốc, dựng lại cơ đồ Việt Nam...

Rosemead, tháng 11-98

Đông Văn

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002