Đại Chúng số 91 - Ngày 1/2/2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


MƯA BÊN NÀY, NẮNG BÊN KIA

Thinh Quang

(tiếp theo kỳ trúơc)

CHƯƠNG MƯỜI BA

MỘT HÔM, BỖNG CÓ TIN VUI ĐƯA ĐẾN. Cuộc chiến kháng Nhật đã hoàn toàn thắng lợi. Dân chúng toàn quốc đều hân hoan đổ tiền ra ăn nừng thắng lợi. Gia đình ông Mã Quốc Trung cũng như các gia đình khác chung nhau tiền bạc cùng công sức để tổ chức liên hoan suốt mấy ngày liền. Nhất là Quốc Trung đã nung nấu lòng ái quốc ngay trong thời kỳ còn theo học ở Bắc Bình, ông đã cùng Thụy Quyên gia nhập vào một tổ chức có xu hướng canh tân xứ sở. Sau những ngày liên hoan, Quốc Trung mới trrở về với cuộc sống như thường nhật. Lúc bấy giờ Anh Hào đã lên năm, Quốc Trung cho Anh hào đến học tại trường vở lòng gần nhà. Tuy nới ngần ấy tuổi song Anh Hào trông lớn đệch ra. Mặt mày sáng sủa, nắng da trắng đỏ hệt như Sùng Thật - cha nó. Đôi má phúng phính lúm đồng tiền. Vầng trán cao,mũi dọc dừa và đặc biệt đôi mắt đen huyền long lanh sáng như hai vì sao. Anh Hào thông minh và tỏ ra hiếu học. Điều này an ủi được phần nào với Quốc Trung. Đối với con, Quốc Trung đã hơn năm trường nay hoàn toàn tuyệt vọng. Nhiều đêm thao thức, ông tự cho mình vô phần bạc phước. Kiểm điểm lại việc giáo huấn con cái, ông thấy mình chẳng lỗi lầm gì. Ông đã hy sinh tất cả cơ nghiệp của cha mẹ lưu hạ để cho con ăn học,cốt mong sao cho con ăn học đổ đạt thành tài, để rồi một ngày nào trở về quê hương phục vụ đất nước. Nhưng... ông không ngờ Sùng Thật đã phản bội lại, dù ông đã viết bao nhiêu lá thư nói lên nỗi lòng của cha mẹ, của cả Ngọc Phụng - người vợ lúc nào cũng vẹn niềm chung thủy. Nhưng, thư đi hàng bao nhiêu cái song chẳng thấy có hồi âm...

Nghĩ đến đây, Quốc Trung quay mặt vào tường để mặc cho hai dòng lệ từ từ tuôn tràn trên đôi má... "Âu chỉ vì phước nhà không có. Quốc Trung tự an ủi lấy mình.

Ngày lại ngày trôi qua. Quốc Trung vẫn đi làm dù sức khỏe không còn như xưa nữa. Ngọc Phụng vẫn đi dạy. Bà Thục Trinh cũng vẫn lo chuyện chăn nuôi... Anh Hào vẫn đến trường ngày hai buổi... Tuy không bảo nhau nhưng chẳng một ai nhắc nhở đến tên của Sùng Thật nữa.

Thế rồi, một hôm, Quốc Trung bỗng gặp được người bạn đồng hương vừa từ Thượng Hải về thăm quê. Người bạn này như sực nhớ ra vui miệng nói:

- Anh Quốc Trung nè, tôi vừa gặp cháu Sùng Thật ở Thượng Hải... Dạo này trông mập ghê đi... Cậu ấy giống hệt anh như tạc...

Quốc Trung thảng thốt hỏi:

- Hả? Anh bảo sao? Sùng... Thật sao?

- Bộ anh không biết cậu ấy về Thượng Hải rồi à?

- Nó... nó về... Thượng Hải?

- Vâng. Đúng vậy.

Quốc Trung lắc đầu:

- Anh lầm rồi..Có thể ai đó... Nó về thì tôi phải biết chứ!

- Lạ! Chính tôi gặp cậu ấy cách đây có mấy ngày trước khi tôi đáp tàu về quê...

Quốc Trung sững sờ đứng yên lặng như pho tượng, mãi giây lâu sau, đưa tay nắm chặt tay người bạn đồng hương dồn dập hỏi:

- Có thật không anh?

- Chẳng lẽ tôi dám nói ngoa với anh?!

- Vậy... anh có nói năng gì với nó không?

- Có chứ! Tôi có thuật cho cậu ấy biết mọi biến chuyển của gia đình anh chị, kể cả trong thôn,trong xóm, trong làng xã mình... Cậu ấy có vẻ chăm chú nghe lắm...

Kim Đại Minh đang ngồi bên chen vào:

- Có thể... ông Lý nhìn lầm rồi... Cậu Sùng Thật ông nhà tôi đây đã xuất dương du học tgừ mấy năm nay rồi... làm thế nào mà ông Lý lại gặp ở Thượng Hải được?!

- Có, cậu ấy sang Mỹ du học tôi có biết... Nhưng tôi mới vừa gặp cậu ấy... cách đây mấy hôm thôi.

Đại Minh quay sang Quốc Trung:

- Thưa ông, cậu nhà ta xuất ngoại năm nào ạ?

- Mùa hạ năm Dân Quốc thứ hai mươi bảy... cách nay đã năm năm rồi... Ông Lý không lầm đâu cậu Đại Minh à! Có thể nó mới về nước nhậm chức nên không kịp thông báo cũng nên.

- Có lẽ là vậy. Mấy người bạn tôi bảo là được biết cậu nhà làm lớn lắm.

Nói đến đây, ông Lý nắm tay Quốc Trung cười bảo:

- Anh Mã năm này trông sạm lắm rồi. Con cái giờ đã thành danh nên thu xếp lên Thượng Hải ở dưỡng tuổi già cho sung sướng. Có con thì phải nhờ con chứ,nhất lại là con đang nắm giữ chức vụ lớn nữa. Chứ sao!

Nói xong,ông Lý cười hề hề cáo từ ra về:

- Thôi, tôi xin phép anh để về kẻo tối. Khi nào anh chị cùng với mẹ con Ngọc Phụng lên Thượng Hải tôi sẽ đến bái hầu...

Quốc Trung cảm thấy cổ mình như tắt nghẹn. Toàn thân run lên bần bật. Cố gắng lắm Quốc Trung mới nói thành tiếng:

- Anh... Lý... nè!

- Dạ, thưa anh...

- Anh Lý đừng vội đi... Anh cho tôi hỏi thêm vài lời về thằng nhỏ... của tôi...

- Anh Mã cứ tự nhiên... tôi biết gì nói nấy.

- Thế thằng Sùng Thật tôi nó làm chức vụ gì trên ấy?

- Giám Đốc cơ quan Mậu Dịch...

- Giám Đốc?

- Bộ anh mã không biết sao?

- Thế thì... chắc là... nó mới trở về nước... nên chưa kịp thư từ liên lạc với tôi. Có lẽ... vài hôm... nữa cũng nên.

Cũng như những bậc làm cha mẹ khác, gặp hoàn cảnh này, cho dù con cái có bất hiếu đến đâu cũng không bao giờ mang ra tiết lộ với bất cứ ai về nỗi niềm đau khổ của mình!

Chẳng phải chỉ riêng Quốc Trung không muốn ai biết về tội bất hiếu của Sùng Thật mà luôn cả bà Thục Trinh luôn cả Ngọc Phụng cũng vậy. Do đó mà bên ngoài chẳng ai được biết đến điều gì đã xảy đến cho gia đình họ Mã?!

Nhìn thấy Quốc Trung có vẻ không được tự nhiên, nghi hoặc trong lòng, song ông Lý vẫn tỏ ra như mình chẳng để ý đến điều gì vả. Ông ta lớn tiếng cười,an ủi:

- Thưa ông anh, có thể chỉ trong vòng dăm ba hôm nữa thế nào cậu Giám Đốc nhà ta cũng về thăm nhà đến nơi. Lâu lắm rồi, ai lại chẳng nôn nóng về thăm cha mẹ,vợ con!

Rồi ông ta nửa thật nửa đùa:

- Có điều khi nào anh chị vật heo thì nhớ đến đàng... em này... là đủ rồi.

- Vâng, chừng ấy thế nào mà quên được ông Lý! Nhưngh mà lúc nãy ông Lý bảo nó làm Giám Đốc cho cơ quan Mậu Dịch, vậy cơ quan này đóng ở đâu?

- Điều này thì tôi không được nhớ rõ lắm... Tôi chi nhó mang máng rằng hôm gặp cậu cả nhà ta trên xe diển lửa, thì giờ quá ít oi nên quên hỏi kỷ sở cậu làm...

Rồi sực nhớ ra nơi xe đổ hôm ấy,ông Lý vổ mạnh một cái vỗ lên mặt bàn nơi quày tiền:

- À, tôi... nhớ ra rồi... lúc cậu Sùng Thật xuống xe tại trạm, tôi có dỏi mắt nhìn theo cậu đi thẳng vào cửa hàng Mậu Dịch tên là gì đó.

Nói đến đây ông Lý nheo mắt lại như để suy nghĩ rồi bỗng "à" lên một tiếng:

- Nhớ rồi... Hình như đó là cửa hàng Bá Sanh Mậu Dịch gì đó... đại khái là vậy... tên cửa hàng có thể là trại đi đôi chút,nhưng con đường thì rõ ràng là Nam Kinh đại lộ... Nhưng bây giờ cũng sắp cuối năm rồi... cậu thế nào cũng về nhà ăn Tết với gia đình. Ha, ha, năm nay thế nào tôi cũng đến rủ cậu Đại Minh đây cùng đi đến chúc Tết trước là cầu xin anh chị an khang trường thọ, còn cậu cả thì chóng tăng lương tiến chức, đầu năm sinh con trai,cuối năm sinh con gái...

Nói xong ông Lý ngửa mặt lên trời cười một tràng dài dòn dã, rồi bước nhanh ra cửa, nhưng trước khi đi, ông còn ngoái cổ lại nói vói vào:

- Mưa sắp đến, xin phép tôi về. Xin chào cậu Đại Minh, tôi đi đây đây nha!

Đại Minh nói vói theo:

- Ông Lý đi cẩn thận... Nhớ Tết lên đây ông cháu mình cùng đi chúc đầu năm nha!

(còn nữa)

Thinh Quang

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002