Đại Chúng số 92 - Mừng Xuân Nhâm Ngọ 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


NGƯỜI ĐƯỢC HAI LẦN NOBEL

Người thứ Chín biên soạn.

Năm 1902, được mẹ dẫn ra chợ chụp hình, Linus Pauling  cậu bé hơi bực mình vì mẹ thích cậu ăn mặc kiểu... con gái. Ai hỏi trai hay gái thì cậu sẵn giọng: “Tôi là con trai mà!”. Gia đình Linus rất đẹp, căn nhà nhỏ, ngó ra cánh rừng trong thung lũng Oregon William River, cách thành phố Oswego, Balan độ vài cây số. Đó là nơi cậu bé Linus Pauling chào đời và sống trọn thời niên thiếu tại đây. Cha ruột Linus  là một dược sĩ làng, tự học. Cha Linus đợi khi con biết đọc rành thì ông tặng cho con quyển sách đầu tay là: Alice in Wonderland.

Linus được mẹ dẫn đến thăm cha tại tiệm thuốc, làm quen với chai lọ từ thuở nhỏ. Nên cậu quen mùi vị của chai thuốc bốc lên khắp phòng.

Nhờ hướng dẫn thành tâm của cha, nên Linus luôn luôn dẫn đầu lớp về môn Hóa học. Cậu học giỏi trước tuổi... Lúc cậu 15 tuổi, trường học cho phép cậu ở lại cuối giờ, thực tập...rồi sau đó cậu được trường trả lương phụ trội mà từ trước tới giờ chưa ai có là canh lửa cho lò sưởi của trường. Cậu tiết kiệm được dầu cho trường một số lượng đáng kể, không phải đề trường học bị lạnh mà cậu tính được nhiệt độ ánh sáng mặt trời rọi đến từng phòng học khi mùa Thu và mùa Đông đến.

Khi lên Trung học, Linus được giới thiệu đến đại học nổi danh là Oregon Agricultural College (OAC) tại Corvallis cách nhà gần trăm cây số. Năm đại học đầu tiên cậu được trường giới thiệu một nhiệm vụ là kiểm soát hóa chất trong nhựa trải cầu đường (asphalt) .

Linus biết nhà thầu chánh phủ ăn gian rất nhiều của công, họ pha trộn không đúng phân lượng, nấu chín không tới độ chín để tiết kiệm củi lữa. Như vậy mùa đông đến là mặt nhựa đường sẽ bị nứt bể ra hết ... Cậu đề nghị những chuyện phải  làm để tiết kiệm công quỹ nhưng hồ sơ bị dấu mất không biết từ chỗ nào. Sau thời gian dùi mài kinh sử thì Linus tốt nghiệp ưu hạng ra trường. Điều mà cậu vui nhất là được trường đại học của mình mời ở lại dạy học. Linus Pauling ratá lấy làm vui.

Khi Linus Pualing đang học tại đại học thì bên Âu Mỹ nói đến nguyên tử từ element sinh ra. Atoms được giản dị hóa đến mức khó hiểu trong thời gian đó. Như nói về nước thì cần hai phân tử hydrogen cùng với một phân tử oxygen. Nhưng phận tử carbon cần đến 4 bonds nối ...Nhưng chưa ai biết được phần tỉ lệ chính xác cho cầu nối bond đó ra sao. Chỉ là phấn  viết trên bảng đen và công thức hóa học thấy rất giản dị nhưng không hiểu sâu hơn được.

Trong thời gian dạy học tại Oregon Agriculture College, giáo sư Linus có đọc một  bài viết của Gilbert Newton Lewis, phân khoa trưởng  phân khoa Hóa học tại Đại học Berkeley (California) đồng thời tại Chicago có một tiến sĩ Vật lý làm tại côngty tổ hợp General Electric, Irving Langmuir (người đầu tiên về kỷ nghệ hóa học/Industrial chemistry được giải Nobel) nghiên cứu về thuyết của Ernest Rutherford về Nguyên tử Atom này. Năm vừa rồi, một giáo sư Vật lý người Anh tên là Ernest Rutherford  chỉ rất rõ về lực của atom. Ruhterford cho biết lực nối bond của atom rất mạnh kinh khủng mà chưa tính được con số đó ra bao nhiêu năng lượng energy. Lweis và  Langmuir cho thâý phân tử có những dương điện tử và âm điện tử quay quanh với nhau... Âm điện tử (electron) y như đám mây bay quanh nucleis với một lực bất biến, và amnh liệt. Lewis nhận thấy trong bảng xếp hạng

Gọi là periodic table của những elements cho biết những atom nào bền vững thì những atoms đó có những âm điện tử chạy vòng cực ngoài biên luôn luôn chứa đến 8 âm điện tử (electrons), mà họ gọi là bảo hòa. Nếu một nguyên tử (atom) mà vòng ngoài có 7 âm điện tử thì atom này có khuuynh hướng ăn cắp hay chụp giựt một âm điện tử chạy kế bên của người lối xóm mà tạo thành 8 âm điện tử. Họ gọi là cùng nhau share phòng (share electron) thì bond nghĩa là dây nối với nhau khá yếu hơn loại nguyên tử không chịu share phòng với một người nào hết.

Pauling đọc xong thì khoái ngất trời, như vậy những thắc mắc từ trước tới giờ mà Pauling hỏi thì chưa ai trả lời được. Và muốn thỏa mản chí tò mò về nguyên tử đắt biệt cho Hóahọc...thì con đường phải đến là United States, nghĩa là xứ Hiệp chủng quốc. Giáo sư trẻ này gởi đơn xin đi học, thì lạ lùng thay tai Hoakỳ những trường đại học hầu như biết tiếng đến Linus Pauling gần hết. Nhiều đại học nổi danh thế giới tại Hoakỳ như: Havard, the University of Illinois, và University of California at Berkeley...nhưng một đại học rất kín đáo mà sức mạnh vô biên hơn những đại học khác là Viện Nghiên Cứu Kỳ Thuật California mà người đời gọi là:  “ the California Institute of Technology “ dành cho Pauling nhiều đặc ân. Vì nơi này mới đại khai trương từ một sân trường nhỏ tại thành phố nhỏ mang tên là Pasadena, cách thành phố Los Angeles độ 15 miles. Nhưng ngày kia Caltech vượt mặt hơn mọi đại học khác trên thế giới đã có mặt có cái hơn 300 năm...Nay nó là món gia bảo chân truyền của Hoakỳ về Không gian mà NASA xem Caltech là bảo vật nhất. Hôm nay đây Caltech (California Institute of Technology) có thể tự hào là các giáo sư tại đây đều có bằng Ph.D và có nhiều Doctor  được giải Nobel thích về đây dạy học nhất.

Caltech này dùng tiền mà: “ câu “ được một giáo sư cột trụ của Massachusetts Institute of Technology, đó là Dr. Arthur Amos Noyes,thuộc về ngành Hóahọc Lý thuyết. Khác với Hóahọc Thực Hành..Như Caltech sẽ xây một building mới nhất, tối tân nhất về Hóahọc mặc sức cho các Doctor Vậtlý hay Hóa học đến ...ăn ở làm việc...Đồng thời một Hoá học gia người Đức, cũng bỏ Munich mà sang California rồi đầu quân cho Caltech, đó là Hóahọc gia Wilhelm Ostwald...Nhóm người trẻ này họ làm cách mạng về nghiên cứu như sau: học lý thuyết chung cho từng đám học trò, lựa học trò giỏi nhất mà lập một đám đặc biệt. Đám đặc biệt này sẽ được ở lại cùng nhau nghiên cứu những bài viết về nghiên cứu mới của những người...có học...trên khắp thế giới...được sao lại và giảng dạy cho đám này., nếu thấy hay thì sẵn cơ sở mà...mần ăn nấu nướng  món đó luôn tại chỗ nầy nè...

Dĩ nhiên Dr. Sarthur Amos Noyes là người có tai mắt khắp nơi. Ngoài sự giỏi hiểu biết  của ông, ông còn là một người có lòng hào sãng...người giỏi hơn ông...ông cũng viết thư mời..cho nên học trò Trường Caltech gọi ông là: “King Arthur “ (King Arthur là vua Anh, dùng thần lực mà nhổ được cây gươm thần là Excalibur gắn sâu trong đá tảng) . Pauling khoái Ông Doctor này nhất  vì chính Oâng biên thư tay cho Pauling nhờ ngươi sag Poland mà trao  cho Pauling khi đang còn dạy học tai OAC bên quê nhà...Nhưng đồng thời kèm với lá thư mời mọc là một quyển sách hóa học mới mà trong đó co đến 500 câu hỏi của King Arthur nhờ Pauling giải dùm khi nghỉ hè sắp đến. Khi Pauling giải xong ...thì đơn xin nhập học của mình cũng được Caltech chấp nhận với lời mời mọc...thật tình...không kèm theo câu: “ nhờ cắt nghĩa hộ dùm  500 câu này coi...” của Dr. Arthur Amos Noyes. Pauling lên tàu thủy mà về Tân quốc gọi là Hoakỳ, đáp xe lửa từ New York đến California, về Pasadena ...Đó là năm 1922 vào mùa hè luôn.

Nhưng Pauling không dè trường này làm mình học đến quên ăn quên ngủ. Sáng thức dậy ăn sáng xong, là học ...học ...đang ăn cơm trưa cũng cầm sách học...rồi từ phòng thí nghiệm về đến ký túc xá thì đồng hồ chỉ đến 11 giờ 45 phút rồi, ngay cả thứ bảy cộng chúa nhật...tôi không ở phòng học thì ở thư vịện, không ở thư viện thì  phòng thí nghịệm...tôi quên tôi mất rồi...Phòng ngủ tại ký tú xá thì Pauling phải chia chung có tiền gởi về cho mẹ  (vì cha anh đã qua đời trước dó) ...Lớp Hóahọc rất ít sinh viên, chừng vài mươi người...Nhưng vì Caltech muốn học trò  phải hiểu những vấn đề mới...nên trường khuyên...bớt đi nhà thờ vào chuá nhật...mà nên đi nghe bài giảng của các giáo sư nói về không gian vũ tru...cho vui.  Pauling thích  nhất là những  bài viết nghiên cứu trước khi được in thành sách thì tác giả đã gởi cho trường phê bình  trước, xong xuôi họ mới dám in. Họ sợ in thành sách xong rồi Caltech...chê...thì..lỗ vốn chết.

Trong lúc Paulin đang học thì thế giới có một sự phát minh lớn  về phương pháp xếp hạng theo tinh thể gọi là: “ X-Ray Crystallography “ ...Hầu như tất cả những vật chất ở thể rắn (solid) thì nguyên tử được xếp theo dạng 3 chiều, và mầu thức này được lập đi lập lại trong hình dạng 3 chiều này. Năm 1912, Vậtlý gia Đức cho biết nếu dùng X-Rays mà đánh vào tinh thể đó rồi dùng phim chụp sự tán quang từ X-Rays do tinh thể phát ra thì sẽ có một: “tán quang  kiểu mẩu đồng dạng “ (diffraction pattern) (Ngày nay hầu như tất cả các nhà buôn bán kim hoàn như hột xoàn hay hồng ngọc dùng phương pháp này mà biết chính xác hột xoàn của mình bán ra hay của ai, giống như chúng ta lăn tay hột xoàn hay hồng  ngọc vậy.

Linus Pauling thích thú về phương pháp này. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo tại Caltech, giáo sư Roscoe Dickinso, thì Pauling có thể mài dũa crystal, đánh bóng, cắt góc crystal đó cho đúng theo sự tán quang của X Rays khi Pauling rọi luồng X-Rays vào crystal này...Và crystal này sẽ cho một dấu tay của crystal rất đặc biệt nhất...Đây là một con đường mà chưa ai đi đến là nguyên tử (atoms) cấu trúc ra sao...bằng hình chụp rõ ràng mà từ trước đến giờ con người còn mù mờ nhất ...

Sau đó một dịp may, sư tổ phân khoa Hóahọc tại Caltech là King Arthur hay Dr.Arthur Noyes rất thích thú học trò giỏi này, Dr. Arthur có mời một người khách quý là Peter Debey, là một vật lý và hóa học gia hàng đầu trên thế giới của Anh đến chơi Caltech..Dĩ nhiên hai người sẽ có giờ nói chuyện nói với nhau về chuyện crystal  xếp hạng ra sao khi X-Rays đánh vào tinh thể đó...

Năm 1925, vợ Pauling, Ava Helen sanh con trai đầu lòng. Họ đặt tên là Linus Jr.

Trong khi đó Pauling bị những nhà vậtlý tên tuổi trên thế giới chống đối ý kiến mới của Pauling. Họ cho rằng theo lý thuyết cũ thì trúng hơn lý thuyết mới của Pauling là tính vật chất theo sự xếp đặt của nguyên tử atoms ...Tương tự như ngày xưa, khi nền văn minh đi tới nguyên lý Carnot, một nguyên lý nói về chất nổ...từ đó người ta làm được chiếc xe hơi...Lúc đó chiếc xe hơi rất kỳ dị, chạy bằng hơi nước...nhưng không ai dám  liều mạng leo lên xe hơi này...nó chạy chậm hơn xe ngựa nữa. Cho nên lúc đó có nhiều nhóm chống đối...tại sao người ta ngu chế một chiếc máy...chạy...mà nó có thể nổ bung chết ...ngắc người ta bất cứ lúc nào. Nghĩa là một nhóm đa số cho rằng  đi xe ngựa là phương pháp an toàn nhất hơn đi xe hơi ...Ngày nay cũng vậy. Nhóm vật lý gia, đa số rất đông, toàn những người mà Pauling gọi là thầy cả, đều chống  đối ý kiến quá mới mẽ này của Pauling. Họ cho là không tưởng...

Rồi một dịp may đến nữa. Khi Pauling gần đến con đường  lấy bằng Doctor tại Caltech, thì tại Âu Châu. Một nhóm lý thuyết gia Vậtlý mà người lãnh đạo là Niels Bohr. Năm 1913  Bohr mới 28 tuổi, mà thuyết quantum đã làm chấn động toàn thể thế giới rồi (nói thêm đây là một bước đi kinh khủng của nhân loại là họ sẻ làm được....Bom Nguyên tử)

Trong lý thuyết Bohr, mọi nguyên tử như ta biết là có nhân “ nucleis “ rồi có âm điện tử chạy quanh như một đám mây mù...nhưng thật sự mỗi nguyên tử đều có luật riêng cho nó, nghĩa là âm điện tử (electrons) cách nhân nucleis một khoảng cách cố định của Trời đất. Và lực giữ một khoảng cách cố định đó cho âm điện tử dừng chạy bậy đi chổ khác đó là lực họ gọi là quantum energy. Phá bỏ được lực này thì chính lực này sẽ tạo một năng lượng vô cùng kinh khủng xảy ra liền sau đó...lúc đó thật sự chưa một ai nghĩ là loài người làm được Bom Nguyên tử với nhiệt độ hay năng lượng kinh klhủng chưa từng biết được.

Caltech bành truóng mạnh, từ 100 sinh viên đang lấy bằng Tiến sĩ nay tăng đến 600 người. Caltech xây được một viễn vọng kính lớn nhất the giới thời bấy giờ, tại Mount Wilson. Báo chí thế giới hàng ngày khen ngợi viễn vọng kính lớn nhất thế giới này của Caltech. Năm 1927 sau khi du thuyết tại Âu châu và gặp được Niels Bohr thì Pauling trở về lại trường Caltech lấy chứng chỉ chót trong học trình của mình. Trường Caltech được nhiều danh nhân đến dạy bán thời gian, toàn là nhân vật nghe tên là ớn liền như: Werner Heisenberg, Arnold Sommerfield (người này làm việc chung với Niels Bohr, cha đẻ lý thuyết quantum energy “ gọi là nguyên tử lực vậy “),.và Albert Einstein...tin mừng cho Caltech lúc đó xếp sòng tại Caltech là Robert Milikan vừa được giải thưởng Nobel...năm Pauling đúng 26 tuổi thì được mời làm phụ tá giáo sư hóa học tại Caltech...mà Pauling là cha đẻ lý thuyết  X-Rays Crystallography.

Năm 1931,Pauling gởi bài viết của mình lên báo: “ Journal of the American Chemical Society “. Tự đề là “ The Nature of the Chemical Bond “. Năm sau Pauling tốt nghiệp ra trường hạng tối ưu và được Caltech mời dạy tại đây luôn. Đó là năm Pauling vừa đúng 30 tuổi, giáo sư thực thụ tại Caltech, Pasadena, California. Học trò rất thích học lớp của Pauling, vì ông vào lớùp là có sự cười đùa. Nhiều khi học sinh cười gần chết và quên ghi note những lời thầy dạy.

Người đỡ đầu mình cũng là ân nhân, giáo sư mà người ta gọi là King Arthur bị bệnh ung thư, trước khi mất Dr. Arthur Noyes mong Pauling lên làm phân khoa trưởng phân khoa Hóa học, nhưng bị DR. Milikan cho rằng Pauling còn quá trẻ không làm được việc gì đâu.

Nhưng đến năm 1937 thì Pauling được Caltech bổ nhiệm vào chức vụ cao nhất trong đời khoa bảng, đó là phân khoa trưởng phân khoa Hóa Học. Thật vậy phân khoa này đã nổi tiếng trên thế giới vì có nhiều bậc đại danh đến giảng dạy.

Như vậy Linus Pauling nắm ghế danh vọng là: “ Caltech Division of Chemistry and Chemical Engineering “ được lọt vào mắt xanh của một người giàu nhất thế giới thờiø bấy giờ  là  Rockerfeller. Rockerfeller Foundation chú ý đến những thành quả làm việc của Pauling về Hóa học nên ký cho Pauling biết bao nhiêu chi phiếu có nhiều con số zero đi theo sau. Có tiền vạn năng thì phân khoa này càng nhiều máy móc tối tân nhất thế giới đổ về...Rồi Foundation này cho một building tối tân nhất tại caltech mà chuyên về bio-organic chemistry...Pauling mời biết bao nhiêu giaó sư nổi tiếng từ bốn phương trời về dạy cho phân  khoa của mình. Building này trang bị nhiều sự tiện nghi nhất con người như máy lạnh điều hòa từ trong ra ngoài  (điều này rất hiếm vào thời bấy giờ). Building này được đặt tên là: “ Crellin Laboratory “, vì một vị vua chuyên về lò thép tên Edward Crellin giàu hạng nhì trên thế giới về thép sau Carnegie bên New York. Điều này làm vợ chồng phân khoa trưởng Pauling cảm khái, đứa con thứ tư của vợ chồng này được đặt tên như sau:  “Edward Crellin Pauling “.

Sau khi thành lập được kiến trúc nguyên tử của vật chất, Linus Pauling thường ngày thắc mắc nhất là cơ cấu quan trọng nhất của đời sống....đó là: “ Protein “. Sinh vật mà không có nguồn năng lượng này thì sẽ không tồn tại. Nhưng kiến trúc của protein không phải dùng X Ray mà chiếu đến được. Muốn biết cơ cấu của protein thì phải dùng phương pháp khác ...từ tóc, móng tay, da, cơ thịt...cũng từ protein mà lập nên. Nhưng phải có một điều gì mà khó hiểu từ protein này mà ra ...đó là sự di truyền tánh mà ta gọi nôm na là: “ heridity “...Chất enzymes, rồi cơ cấu tạo miễn nhiễm cho cơ thể con người cũng là protein, máu đỏ mang chất dưỡng khí oxygen cho từng tế bào cũng là protein. Ung thư bành trướng không ngăn chận được cũng từ một loại protein mang ác tính...Vậy protein là một sự căn bản cho đời sống động vật ...Nhưng biết loại protein nào mà cần nghiên cứu và làm một  kiến trúc căn bản cho nó làm kiểu mẫu đây?

Sau đó qua một loạt bài nghiên cứu của Vật lý gia người Đức Emil Fischer ...cho biết một atom của protein cũng có một đôi electrons, nhưng nếu tách âm điện tử này thì protein bị hủy diệt luôn. Đó gọi là: “ denaturation “ ...Pauling khám phá ra trong dãy protein có một chuỗi gọi là “ polypeptide “ (nghĩa la nhiều peptide). Những chuỗi này nó xoắn lấy nhau như cầu thang trôn ốc vậy ....Rồi từ đó Pauling đi sâu đến con dường mà chưa ai nghĩ được ...đó là chất: “ amino  acid “..Rồi một phụ tá của Pauling cùng Pauling klhám phá ra chất căn bản của amino acid. Có nghĩa là từ protein, người ta đi sâu ra là polipeptide, rồi đi đến amino  acid ...Hai người dần dần khám phá điều thú vị của Thượng đế trong việc dựng protein...chất căn bản nhất hay là chất gốc của protein là amio acid ...Bây giờ cần biết sự kiến trúc của nó là xong... Mùa xuân năm 1936, Pauling gặp một khoa học gia người Aùo đó là Karl Landsteiner, người khám phá ra loại máu con người, như loại máu O, máu A, máu AB, máu B...như vậy rất an toàn cho việc  truyền máu (transfusion by blood types). Chính nhà khoa học gia này được giải Nobel  vì nhờ khám phá này.

Vào sáng thứ Ba, ngày 7 tháng 8 năm 1945, Linus Pauling ghé đến một quán cà phê tại Pasadena để mua một tờ báo. Ông không bao giờ quên tựa đề chạy trên tranh nhất nhật báo Pasadena Daily Newspaper là: “ Nhật vừa bị một trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, Japan...Một quả bom hính trái nấm làm chết trên 10 ngàn người “...Đây là dự án thành công của khoa học vật lý nguyên tử gia là J. Robert Oppenheimer, cha đẻ bom nguyên tử của Hoakỳ. Người mà Pauling có từng gặp tại phòng tiếp tân sang trọng của Caltech khi Oppenheimer được mời nói về: “ sự phá vỡ covalen-bond “ nếu phá vỡ được lực nối từ âm điện tử cho nhân nucleis...thì sẽ tạo một năng lực vô cùng kinh khủng nhất.

Bắt đầu Pauling có một ấn tượng không tốt về những khoa học gia dùng sự hiểu biết của mình về sự kiến trúc vật chất atoms...mà gây sự nguy hiểm nhất trong lịch sử mà con người có thể giết ngướu một cách chớp nhoáng. Pauling viết rất nhiề bái đả kích về chuyện bom  nguyên tử từ năm 1945 đến nay.

Tháng Ba năm 1954 hì Hoakỳ tạo được một loại bom mà họ mang danh là: “ Super Bomb”, nghĩa là Bom Khinh Khí Hydrogen. Vì Hydrogen là một phân tử khó phá vở bond nhất trong âm điện tử electrons, nên nó sẽ cho một nguồn năng lượng vôi cùng kinh khủng nhất.

Pauling vô cùng phẫn nộ về chuyện này. Bom Hydrogen sức tàn phá hàng ngàn lần bom nguyên tử thả tại Hiroshima và Nagasaki bên Nhật  vào năm 1945 trước đó.

Chiều ngày 3 tháng 11 năm 1954, Pauling nhận được một điện thoại từ phương trơiø xa gọi đến: “ Thưa Ngài, Dr. Linus Pauling, người đã được chúng tôi chọn giải Nobel về Hóa học trong năm nay “ . Năm 1954, Linus Pauling được chọn lãnh giải Nobel về sự kiến trúc của DNA. Nghĩa là kiến trúc căn bản của đời sống. Gọi nôm na là: “ Deoxyribonucleic acid = DNA) , một chuỗi kéo dài có cấu trúc vô cùng phức tạp của protein.

Khi đọc diễn văn lúc nhận giải tại Stockholm, Pauling ngậm ngùi nói: “ Thật là một điều trớ trêu khi chúng ta đề cao sự sống con người, đó là căn bản protein...thì bên kia bờ Đại dương có hai quốc gia mà chúng ta gọi là siêu cường thì cũng dùng công thức kiến trúc atom của chúng tôi mà phá vỡ sự nối bond của âm điện tử electrons  ...mà tạo một năng lượng kinh khủng chưa từng có...Họ chế bom năng lượng lấy từ sự phá vở bond này ...Họ dùng để giết người.” Toàn thể sinh viên Thụy Điển Swedish đều kính phục lời nói này của Tân Nobel Hóa học là Linus Pauling.

Lúc đó Pauling vừa đúng 50 tuổi.

Từ đó Pauling được thế giới mời tiệc. Từ Nữ hoàng, Vua cho đến những vị nguyên thủ các quốc gia luôn luôn muốn có tên Pauling trong danh sách khách mời danh dự của mình.

Pauling dùng công thức của mình cho biết sự nguy hại của phóng xạ nguyên tử sẽ rớt xuống trái đất. Mà ngay cả cha đẻ bom nguyên tử cho Hoakỳ cũng không ngờ được danh từ phóng xạ này. Cứ 100 năng lượng tung nổ ra thành trái nấm thì 1 % chất phóng xạ sẽ rơi xuống mặt đất. Và cần đến trên  50 năm mới phai được chất phóng xạ 50 %...rồi nó giảm dần theo tỉ lệ lũy thừa 2. Nghĩa là cần đến ít nhất 150 năm thì chất phóng xạ này mới không độc hại ...Lúc đó chưa ai biết đến sự nguy hại về chất phóng xạ này, chỉ trừ Linus Pauling mà thôi. Vì lúc đó loài người đang choáng ngợp về sức công phá kinh khủng của bom nguyên tử hay bom hạch nhân và đi đến: “ super bom “ mà ta gọi là bom khinh khí Hydrogen H2 vậy.Và Pauling cho thấ trên 1500 đứa bé Nhật bị biến dạng vì chất phóng xạ này với một quả bom nguyên tử thã tại Hiroshima, Japan.

Với danh vọng quốc tế và tiền bạc trong tay, Pauling lập một phong trào: “ Cảnh cáo các nước văn minh coi chừng đến sự phóng xạ của bom nguyên tử cho con cháu loài người “...Khi nhóm này ra mắt được 2 tuần thì có biết bao nhiêu triệu thơ ủng hộ gởi đến văn phòng Pauling  nườm nượp...

Chuyện chống bom nguyên tử này dội ngược đến trường học của Pauling là Caltech. Khoa trưởng Caltech, Lee Dubridge, với một bức thư riêng cá nhân yêu cầu Pauling tốt hơn nên từ chức phân khoa trưởng phân khoa Hóa Học mà Pauling giữ từ lúc 30 tuổi đến nay. Họ chỉ nói Linus Pauling đừng đem chánh trị vào học đường...Có nghĩa là Trường học giờ đây đã bị chánh trị chi phối mất rồi, đó là sự suy nghĩ của Linus Pauling. Có nghĩa là Caltech bị Washington DC tạo áp lực đến Pauling vì thành quả chống bom nguyên tử của ông ta. Tương tự như nhà bác học Albert Einstein tại Princeton  / New Jersey vậy.

TRường Caltech bị Washington DC áp lực rất mạnh, nhiều FBI bắt đầu lảng vảng sân trường. Bầu không khí nặng nề rồi. Nhiều cộng sự viện của ông tìm cách tránh né ông khi ông nói chuyện đến. Họ sợ mật vụ Hoakỳ. Khi ông đến câu lạc bộ sang trọng tên là Athenaeum. Trong câu lạc bộ này mang danh tương tự tên Hylạp Athenae vậy. Nơi mà Pauling thường xuống uống ly cam vắt...thì bạn đồng nghiệp họ chọn bàn khác. Họ chỉ gật đầu chào miễn cưỡng khi Pauling ngó thẳng đến họ mà thôi.

Pauling như một người tù khổ sai trong sân trường Caltech vậy. Nhưng ngoài thế giới thì người ta xem ông như thần tượng về Hòa Bình. Báo chí thế giới luôn luôn đăng tin nào mà ông nói lên, đè mất lời nói của vị  nguyên thủ quốc gia xuống hạng nhì.           

Năm 1961 Pauling được Tổng Thống Hoakỳ trẻ tuổi là John.F. Kennedy mời vào ăn cơm tối tại Tòa Bạch Oác (The White House). Nhưng Pauling đến trước giờ họp mặt, ông mang biểu ngữ đứng ngoài cổng sắt Tòa Bạch Oác câu như sau: “ Mr. Kennedy + Mr.MacMillan...We Have No Right to Test “..nghĩa là Thưa Tổng Thong Kennedy, Mc Millan. Chúng ta Không có Quyền Thử Nghiệm Bom Nguyên Tử nữa “ ...

Vì thế giới áp lực nhất là nhà Hóahọc gia Nobel Linus Pauling, nên năm 1963 Hoakỳ đành ký kết với Nga Sô mà giải thể vụ thử bom nguyên tử, đó vào ngày 5 tháng 8 năm 1963.

Ngày 11 tháng 10 năm 1963 khi Pauling đang ăn cơm chiều với bạn tại câu lạc bộ thì đứa con gái gọi từ nhà riêng đến câu lạc bộ, báo tin cho cha biết: “ Thưa cha, có người gọi điện thoại cho cha từ Hensiki nói rằng người ta đã chọn cha lãnh giãi Nobel về Hòa Bình rồi ! “ Tại Norway người ta đang chờ Pauling ...

Khi Limnus Pauling trở về nhà thì thấy sân nhà tràn ngập các ký giả quốc nội cùng quốc ngoại tại Pasadena ...Điện tín khắp nơi đổ về trong ngày...: “ chuc mừng Ngài Pauling, Nobel Hòa Bình năm nay “...

Trong lúc họp báo tại đại sảnh đường Caltech, thì Linus Pauling ngỏ lời từ giã sân trường sau 40 năm trường tại đây. T sinh viên, rồi nhân viên, rồi giáo sư rồi khoa trưởng... Ông bùi ngùi nhắc lại những kỷ niệm chung với Vu Arthur King Arthur...

Ông không cầm được giọt lệ nhớ về trường xưa. Gia đình ông dọn về vùng duyên hải, hướng Bắc cách Thành phố Los Angeles độ 100 miles. Khung cảnh an lành cho người về tuổi xế già mà danh vọng không một ai sánh nổi trên trần gian này. Hai lần lãnh giải Nobel..và mổi lần lãnh là được trọn gói, không chia cho một người nào hết, có nghĩa là không một người nào có thể chia được sự xứng đáng mà Nobel chọn đến ông.

Ông mất vào năm 1994. Thọ 93 tuổi.

Nhưng với giải Nobel Hóahọc về cấu trúc của Protein mà ta gọi là DNA, Pauling đả mở cửa cho một chân trời mà chưa ai tưởng tượng nổi...từ đó người ta đi tìm được thủ phạm mà từ trước tới giờ khoa học đành bó tay..trong chuỗi DNA có một sự di truyền tính mà  Pauling  đã suy nghỉ từ lâu....từ di truyền tính, nghĩa là người ta biết được giọt máu loại O+ này của ai...Nay nhờ khám phá tiên phong của Linus Pauling mà cảnh sát có thể giải oan cho nhiều người vô tội, gặm nỗi căm hờn trong cũi sắt...vì có đầy đủ nhân chứng nhận diện, hồ sơ đã đóng từ lâu. Nay DNA mở chìa khóa mật mã cho từng người thì giải oan được pháp luật công nhận. Đó là nhờ một người mà sanh ra tại vùng trời xa lạ ...Balan.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002