Đại Chúng số 92 - Mừng Xuân Nhâm Ngọ 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


TIN NHỎ CẦN BIẾT

Đạt Luận sưu tầm.

Các Danh Lam thắng cảnh được UNESCO công nhận năm 2001 là: “Di sản Thế giới”

Đầu năm 2002, Tổ chức Văn Hóa Khoa Học Giáo Dục Liên hiệp Quốc (UNESCO) đã niêm yết thêm 10 danh lam thắng cảnh trên thế giới. Những nơi nầy sẽ thuộc tài nguyên thế giới cần được bảo trì và gìn giữ. Nghĩa là Liên hiệp Quốc sẽ xuất tiền mà trùng tu, sửa chữa những di tích này khi cần đến. Như vậy là tổng cộng từ trước đến nay là 29 danh lam thắng cảnh.

1.- Quần thể lịch sử khu lâu đài Potala ở Lhasa (Tây Tang):

Được  xây đựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 7 ở độ cao khoảng gần  4 cây số (3700 mét). Có nhiều lâu đài mà người ta gọi theo màu sơn: Lâu đài Đỏ, Trắng, Đền thờ Jokhang…cùng với những công trình kiến trúc cổ xưa và những tượng Phật cổ, trong lâu đài này có nhiều kinh sách quý báu viết trên lá cọ (palm), nhiều tranh ảnh thuộc Thần tiên và Đạo Phật…Mỗi năm Liên hiệp Quốc sẽ có người trùng tu, sơn phết. Số tiền tối thiểu là trên $ 300 ngàn USD.

2.- Hang Động Yungang ở tỉnh Sơn Tây (Trung quốc): có đến 252 hang động và khoảng 51 000 tượng Phật tượng trưng cho nền văn hóa văn minh Phật Giáo vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6. Nhiều họa sĩ suốt đời làm việc trên hang nầy, có người không bước xuống tỉnh thành trên 20 năm. Nét vẽ thần tình bằng loại phấn đá sơn màu nghiền nát. Nhiều di chỉ nói về lịch sử Đức Phật từ lúc ra đời, đến khi Giác Ngộ …nét vẻ hơi hướng về Trung Đông. Rất mềm mại và uyển chuyển.

3.- Tổ hợp đền thờ ở Vat Phou  tỉnh Champasak (Lào): được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 14. Kiến trúc theo thể loại tôn giáo Hindu (như tại Ninh Thuận) có đền thờ người Chăm lập ra.

4.- Vùng núi lữa bán đảo Kamchatka (Nga): Nơi đây có công viên quốc gia Kluchevskoy. Nhiều động vật thực vật quý hiếm như: gấu nâu, sư tử biển, rái cá biển, chim ưng biển, cá hồi, cá ngựa…

5.- Thành phố Samarkand (Uzberkistan):  Được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 13 với các kiểu kiến trúc Hồi Giáo độc đáo như: Quảng trường Registan, đền thờ Bibi Khanum…

6.- Công viên quốc  gia Ajejandro de Humboldt, ở tỉnh Guantamano (Cuba): Có khoảng  2000 loài động, thực vật biển ở vùng Caribean, Tây bán cầu. Đặc ë biệt xứ Cuba chính phủ cấm dân chúng săn giết bừa bãi những giống thú hiếm như chim, loại bò sát…hình phạt rất nặng khi bắt được.

7.- Thành phố Goias (Brazil) Với những kiến trúc cổ và cận kim, lai hai Châu  Âu và Nam Mỹ vào thế kỷ thứ 18. Vừa rồi trận động đất khá nặng, nay Liên hiệp quốc đang cho tu sửa dần dần.

8.- Vùng bảo tồn thiên nhiên hoang dã ở Cerrado (Brazil): với nhiều động thực vật hiếm vùng nhiệt đới.

9. Thành phố Guimaraes, thuộc  tỉnh Minho (Bồø đào Nha): Vớ xen lẫn với các kiến trúc các kiểu kiến trúc thời Trung Cổ (từ thế kỷ thứ 12)

10.- Nhà thờ Hòa Bình vùng Silesia (BaLan): được xây từ thế kỷ thứ 17. Đa số gỗ sườn làm nhà bằng gỗ quý. Loại gỗ này không còn trên trái đất này nữa.

Tại VN chúng ta được UNESCO chiếu cố rất nhiều. Điển hình tại Khu vục phố cổ Hội An được Unesco công nhận là di sản văn hóa Thế giới, nên những khu vực thuộc phạm vi quy định thì không được san nhượng hay phá hủy đi hay xây lại những tòa nhà chọc trời…có nghĩa là không được dập phá hay nhúng tay vào. Những loại đèn đường ngày xưa sẽ không được thay thế bằng loại đèn neon tân thời ngày nay. Hàng năm Unesco có người trông nom những mái ngói, miếng ván hư hõng mà tu bổ lại với kinh phí rất lớn. Những người tư nhân đang cư ngụ trong quân thể Hội An khu phố cổ sẽ không được tự tiện tháo gở nhửng di sản thế giới mà buôn bán sinh lợi. Nếu như vậy sẽ bị mất tên trong danh sách viện trợ không hoàn trả cho địa danh như vậy. Huế cũng vậy và quần thể đảo cát Tiên cùng một nơi đang được Unesco chú ý đề nghị. Nên nhớ Unesco hiện nay Hoakỳ đã rút tên khỏi danh sách ân nhân bảo trợ từ lâu vì Hoakỳ có chính sách chánh trị đi kèm, nên Unesco không nhận đòi hỏi quá đáng của Hoakỳ. Trụ sở Unesco đặt tại Thủ đô Paris, Pháp. Hiện viện trưởng là người Nhật.ViệtNam được Unesco nhận làm thành viên vình viển trong ban Quản trị có quyền lá phiếu quyết định của đại hội đồng thuộc Unesco. Có nghĩa là Việt Nam yêu cầu hay bác bỏ thì Unesco phải chú trọng đến. Quyền lực ngang với nước Pháp và Nhật...

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002