Đại Chúng số 92 - Mừng Xuân Nhâm Ngọ 2002

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


CẦN CÓ MỘT TÂM-HỒN VIỆT KHI KHẢO-CỨU VĂN-HÓA VIỆT

(Cũng từ đó, ta nhìn rõ được đâu là người Việt lưu-vong đích-thực trên hành-trình Về-Nguồn)

Nguyên-Thái Nguyễn Văn-Thắng

Viện KIANO Văn-Hóa Việt

LTS-Tác-giả bài viết không còn xa lạ gì với Cộng-Đồng Việt-Nam Hải-Ngoại qua những bài Thơ Ca Nhạc đầy tinh-thần bất-khuất và tình-tự Dân-Tộc. Tinh-thần bất-khuất trong các bài viết đã đành, mà còn cả trong hành-động. Ông dám vẩy mực vào bản “Lý-lịch tự khai” của một người cùng “Tổ” trong trại tù “cải-tạo” (CS sẽ dùng lời khai đó để bắt người thân vào tù cải-tạo với ông ta) rồi xin tờ giấy khác cho người đó khai lại (CS chỉ phát cho mỗi người 1 tờ giấy để khai thôi, họ nói “có gệch xóa trong đó cũng được”).

Nguyên-Thái Nguyễn Văn-Thắng đã thấm-nhuần Văn-Hóa Việt đến độ, vào năm 1993 Ông đã sáng-chế ra một bộ Trò-Chơi KIANO 36 quân, gợi-hứng từ hình ảnh Mâm Bánh-Dầy và Đồng Bánh-Chưng lớn trên bàn-thờ Tổ. Điều này làm hãnh-diện chung cho Cộng-Đồng Việt-Nam, từ nay không còn phải vay mượn trò-chơi của các nước khác để giải-trí nữa. Hiển-nhiên Ông có đầy-đủ Tình, Lý, Trí khi viết về Văn-Hóa Việt.

 

Trước khi vào đề, chúng tôi xin xác-định là “người lưu-vong” có cả ở trong và ngoài nước, như đã diễn-tả trong bài Thơ-ca “Kiếp Lưu Đầy” của tôi:

Ôi kiếp lưu-đầy, người Việt-Nam trên quê-hương mình.

Ôi kiếp lưu-đầy, người Việt-Nam trên quê-hương người.

Tâm-hồn Việt càng trong sáng bao nhiêu thì những khảo-cứu về Lịch-Sử và Văn-Hóa Việt càng giá-trị bấy nhiêu. Độc-lập và hãnh-diện giúp cho tâm-hồn Việt trong sáng. Trò-chơi KIANO CLose-Open Game gíup cho tâm-hồn Việt thêm cao-thượng và người Việt thêm hãnh-diện. Hãnh-diện vì từ nay chúng ta đã có Trò Chơi Văn-Hóa KIANO như một chút quà nho,û nhằm sòng-phẳng phần nào đối với các nơi “tạm dung” khi mà con em chúng ta đã học-hỏi và vay mượn tại đó những kiến-thức về khoa-học kỹ-thuật. Trò KIANO đã chứng-tỏ: Dân Việt không vay mượn Văn-Hóa, chưa nói rằng Nòi Việt là tác-giả của Văn-Minh Đông-Á, khơi nguồn bằng Dịch-Lý Âm Dương; để rồi từ đó những sở-học khác được thành-lập, những hiểu-biết khác được cấu-thành.

Người Việt-Nam hôm nay hãnh-diện được Tổ-Tiên để lại cho những “pháp-vật”: Bánh-Dầy Bánh-Chưng và Gậy-Thần Sách-Ước. Bánh-Dầy Bánh-Chưng và Gậy-Thần Sách-Ước chính là những hình ảnh “Trong bong ra ngoài, Ngoài toài vào trong” của nhau! (chữ của Triết-Gia Kim-Định mà chúng tôi đã may-mắn tự-thân chứng-nghiệm được). Nhờ Gậy-Thần và Sách-Ước, các bậc Tiền-Bối đã duy-trì được nòi-giống và thoát-khỏi những ách nô-lệ, phát-huy truyền-thống bảo-tồn Văn-Hóa và giữ-gìn bờ cõi chống ngoại-xâm. Chúng ta, con dân Việt ngày nay, không mặc cảm gì khi xử-dụng những ngành Văn-Hóa Khoa-Học đã được phát-huy hay triển-khai từ Dịch-lý Âm-Dương (mà đôi khi ta còn phải dè-dặt, để khỏi bị đánh lạc hướng bằng những sửa chữa cố-ý sai lầm trong đó là đằng khác). Chẳng nên muối mặt, khi Tổ-Tiên thì muốn thu-hồi Văn-Hóa Việt mà nhiều kẻ, hễ mở miệng là “của Tầu”; ấy vậy mà họ cũng lục tục “Về-Nguồn”. Lại có những kẻ, khi đến nước nào đó và đi xin việc thì “tôi là người Việt-Nam tị nạn” nhưng khi đã ngồi yên chỗ thì “tôi là Tầu”... Rõ ràng có một bọn “bịp” ở đâu đó! Nói cho có trước có sau, giữa Việt-Nam và Trung-Hoa, ta nên nói: Tộc Hán và Tộc Việt đã cùng được thừa-hưởng chung một Nguồn-gốc Văn-Hóa (nếu nói Nòi Việt có công đưa ra trước, thì Nòi Hán đã có công khai-triển tốt thêm ra) mà đến nay đều đã hòa nhập và được gọi chung là Văn-Minh Nhân-loại.

Trải suốt mấy ngàn năm lịch-sử, không thời nào Nòi Việt thiếu những Thánh-nhân nhằm liên-tục giữ-gìn và phát-huy truyền-thống Việt:

“... Muôn nghìn đời linh-thiêng không sống chết,

Những trung hồn xưa, nay, mai oanh-liệt,

Mở nguồn sống xưa, nay, mai nước nòi,

Muôn nghìn đời dạt-dào chính-khí Việt...” (Lý Đông A /ĐTN)

Có người hỏi rằng Thánh-nhân ở đâu? Sau đây là một số chỉ dấu về Thánh-nhân:

“Khi bán than ẩn, khi đan sọt ra,

Được nghĩa được nhân, phải thời phải thế.

Biểu trừ gian một lá thuở về nhà ...”

(Xuân Thu ngữ/ LĐA)

Đấy là những Trần-Khánh-Dư, Phạm-Ngũ-Lão, Chu-Văn-An v.v...

Một khi giới trẻ, Thanh-niên, Sinh-viên, Học-sinh Việt-Nam hãnh-diện ngẩng mặt lên nhìn các bạn trên 5 châu 4 biển, vì biết rằng ta có Cội-Nguồn Văn-Hóa riêng và không mặc cảm gì khi xử-dụng và khai-triển những tác-phẩm lừng-danh của Ông Cha:

“Đụn thóc, cây tiền, kho giáo dưỡng,

Gậy-Thần, Sách-Ước, vốn kinh-doanh.” (Tiên Long Châu hành/ LĐA)

Vấn-đề chỉ còn là: Ta có liêm-sỉ, có cảm thấy hổ-thẹn khi thừa-hưởng gia-tài Văn-Hóa của Tổ-Tiên hay không mà thôi:

Chẳng đói rách mà nhìn trời cả thẹn,

Đất nước mình bão tố với phong ba.

Lắng tâm soi cho kỹ, phải đâu xa!

Rời cỗi gốc nên lời thề chửa vẹn!

(Bài sám-hối buổi đầu năm/ NVT)

“cả thẹn” vì trong chúng ta, có kẻ chỉ là “giá áo, túi cơm”, thiểu-số đó đã làm chúng ta mang tiếng, đã làm xấu danh Việt-Nam. Sở-dĩ phải nói vì họ chưa sám-hối đủ mà đẵ vội rời hàng “giá áo, túi cơm” để “về nguồn”; họ lại tính lừa bịp những người thành-tâm thiện-chí một lần nữa.

Văn-Hóa Việt, qua nhiều đời, là những mối Cương-Thường hun-đúc Con-Dân-Việt tạo nên Lịch-Sử –Việt.

Có những kẻ, ở trong thì lừa đảo trong; ra ngoài thì lừa đảo ngoài. Có những kẻ, họ chỉ sống có phần sau của 2 chữ “nhân-vật”, phế bỏ truyền-thống Cương-thường của Văn-Hóa Việt. Ấy vậy mà mấy lúc sau này, họ ra sức nói về Mẹ, về gia-đình, Tổ-Quốc, Dân-Tộc; họ cũng ta đây “Trở về Nguồn”. Chúng ta cần phải triệt-để giúp họ để họ nhìn rõ chính họ mà sám-hối trước khi nhận mình là kẻ lưu-vong. Người lưu-vong trong nước cũng như ngoài nước, chúng ta đã gần như mất hẳn nước, nay chúng ta còn bị nguy-cơ mất Văn-HóaViệt nếu chúng ta không vạch mặt được những kẻ giả-danh lưu-vong mà giác-ngộ cho họ (chính họ và những tên Cộng-Sản-ngoan-cố, kể cả những tên tội-đồ đã cắt đất dâng cho ngoại-bang, là một). Chỉ khi nào chúng ta thành-tâm thiện-chí trong vận-dụng Văn-Hóa Việt và Lịch-Sử Việt, chúng ta mới có thể cùng nhau cầm nắm được Vận-mạng Dân-Tộc mà khôi-phục lại Đất-Nước. Muốn làm được điều đó, đầu tiên chúng ta phải có Tâm-sự Việt để khảo-cứu và phát-huy Văn-Hóa Việt; như một chuyên-gia khảo-cứu Trống-Đồng Lạc-Việt, G.S. Dương-Thiệu-Tống Tiến-Sĩ Giáo-Dục ĐH Columbia đã nói với tác-giả Trò Khép-Mởû KIANO Close-Open Game (gọi tắt là KIANO Game) như sau:

“Trong việc nghiên-cứu Văn-Hóa thời tiền-sử của Việt-Nam ta, nhất là tư-tưởng Lạc-Thư và Trống-Đồng (qua trò-chơi KIANO, Nguyễn Văn-Thắng công-bố rằng Bánh-Chưng và Bánh-Dầy là hình ảnh Hà-Đồ Lạc-Thư của Nòi Việt, KIA và NOï chính là điểm Trắng và Đen trên Hà-Đồ Lạc-Thư, cũng chính là biểu-tượng Đặc và Rỗng , Dương và Âm trên Trống-Đồng Lạc-Việt (1)), tôi chỉ có một ý nghĩ sơ-lược để đóng góp với ông là: Không nên chỉ dựa-dẫm vào các tài-liệu cổ xưa hay hiện-đại của Trung-Hoa và Tây-phương để tìm-hiểu Triết-Học Nguyên-Thủy của Việt-Nam. Chỉ có người Việt-Nam, với tâm-hồn, lối suy-nghĩ và tin-tưởng của Người Việt-Nam, mới có thể tìm-hiểu được tư-tưởng của tiền-nhân. và ta cần phải có niềm-tin vững chắc rằng nền Văn-Hóa ấy có thực, vẫn còn tồn-tại cho đến ngày hôm nay và mãi mãi về sau.”

Sau hơn hai-mươi năm sàng sẩy “Thẹn những phường tranh-chấp mượn tay ai”(ĐTN/ LĐA), chỉ còn Đáy-tầng Dân-Tộc với Năm-ngàn-năm Văn-Hiến ngày một xuất-hiện “Có cứng mới đứng đầu gió” để mà “Danh trúc nền nay Việt hiện thân”(ĐTN). Nay cũng lại là lúc mấy nhóm thiểu-số bèo bọt , như đã nói trên, kẻ ra ngoài làm xấu-hổ ngoài và kẻ ở trong làm xấu-hổ trong, cũng thi nhau nói “Về Nguồn”. Vấn-đề là nhanh hay chậm, những hạng nào còn trở về được? Những hạng nào đã là những kẻ “đã chết rồi”, chúng ta đừng kể họ trong hàng “thất-phu hữu trách” hay “lưu-vong” nữa! Họ có mất gì đâu! Trước 1975 họ nhằm nước đục thả câu, ăn không ngồi rồi và lăng nhăng tình-ái làm băng-hoại xã-hội. Biến-cố 75 tới, họ càng được sổ lồng theo “vật” tính, hết vọng ngoại NỌ lại vọng ngoại KIA. Có những kẻ xuẩn-động, với biến-có 75, họ cho rằng “thế là phải chịu ách CS muôn năm rồi” và “kinh nghiệm thế-giối cho thấy, có nước nào bị vào vòng CS mà thoát ra được đâu!”; từ đó họ lật-lọng, họ chối-bỏ Văn-Hóa Dân-Tộc. Những kẻ này, khi chưa đi được: lừa những người trong nước; ra ngoài nước: tiếp-tục lừa những người bên ngoài.

Chỉ còn những: Người lưu-vong ôm sầu thương và nhớ,

Hứa xây đời Tổ-Quốc Tiên-Long!

(bài Khách Tha Hương/ NVT)

là còn đủ lương-thiện mà trở về nguồn.

Những kẻ vong-thân, vong-bản lại bịp-bợm là “về nguồn”, phải coi chừng:

Càng quay cuồng càng chóng đến chìm thôi,

Để cháu con khỏi thẹn mỗi khi cười,

Hãy ngừng đó bởi vì mình đã chết!

(Nhắn phường vong-bản/ NVT)

Đừng để đến lúc những kính-chiếu-yêu với giềng-mối cương-thường được đem xử-dụng, cũng sẽ thấy rõ-ràng những lũ gian-manh:

Tư Cộng kết bè,

Hãy vung búa phạng!

(bài Có Lòng/ NVT)

Búa ở đây là búa “Lô Truy”, búa này không phải của Duy-tâm, không phải của Duy-vật:

“Thép Văn-Lang lò Viêm-hồng nung đúc,

Búa Lô Truy rèn giũa bể dâu tầng...”

(Lưỡi gươm Việt/ LĐA)

Vì sao? – Vì đã đến hồi tự-giác về nguồn (kẻ vong bản thì còn đâu nguồn mà về!):

 “Tự-giác lại sống còn đà đến độ,

Sóng đáy tầng hùng-vĩ sủi ngạt-ngào.

Cả nòi giống trên độ-trình rầm-rộ ...”

( Nam thi tháo/ LĐA)

Đó là Nòi-giống Việt có cương-thường. Cương-thường đó đã mở ra 5.000 năm Văn-Hóa Việt, đó là Văn-Hiến mà chính người Tầu còn phải gọi nước ta là “Văn-Hiến chi bang” kia mà.

Trong tác-phẩm Đạo Trường Ngâm của nhà lập-thuyết Thái Dịch Lý-Đông-A, hai chữ CƯƠNG-THƯỜNG được nhắc đi nhắc lại:

“Gánh cương-thường nhắc lên vai ai để?”

(Xuân Thu ngữ)

“Uống năm hồ, ngâm trăm thuở cương-thường”

(Tự hào)

“Để tâm-tư lo-lắng mối cương-thường”

(Thiên cổ thông)

rồi:

“Cương-thường không ngoại guồng thân mệnh”

(Tiên Long Châu hành)

và:

“Cương-thường chắp nối hai kiếp lại”

(Đạo Trường Ngâm)

riêng bài Tiên Long Châu hành còn có một câu nữa:

 “Thực hư ai biết khách cương-thường”.

Điều đó cho thấy, đã đề-cập đến Văn-Hóa Việt là phải nói đến NHÂN LUÂN. Đây cũng là một đặc-trưng không thể thiếu-sót trong khi xác-định Văn-Hóa Việt là Văn-Hóa Nhân-Bản; và cũng nhờ khía cạnh này, chúng ta dễ dàng nhận biết giả chân trong hành-trình “Về Nguồn” vậy. Nguồn chúng ta muốn chỉ đến, trỏ đến là NGUỒN ĐẠO VIỆT. Trong Kinh-Việt (Triết-gia Kim-Định gọi là Kinh Hùng), Kinh Tiên-Rồng bao-trùm cả 8 Kinh-Bộ dẫn đầu bằng 8 mối cương-thường. Làm sao để những mối cương-thường đó lan tỏa ra và sống mạnh lên, đơm hoa kết quả chào đón kỷ-nguyên mới năm 2001 nở trên Đất-Việt:

“Cây có gốc mới xanh cành nẩy ngọn,

Nước có nguồn mới bể cả sông sâu”

(Ca-dao)

Muốn được vậy, chúng ta cần phải tự thanh-lọc hàng ngũ mình để thăng-hoa trên hành-trình Về-Nguồn và nên tâm-niệm rằng “Chiến-thắng bằng Văn-Hóa mới là Vạn-Thắng”. Để nghiên-cứu phát-triển và tuyên-dương Văn-Hóa Việt, người nghiên-cứu phải có một TÂM-HỒN VIỆT trước đã.

Nguyên-Thái Nguyễn Văn-Thắng

Viện KIANO Văn-Hóa Việt

Washington, D.C. 1996

____________________________

Phụ chú:

(1)        Trò KIANO, được sáng-chế dựa trên hình tượng Bánh-Dầy và Đồng Bánh-Chưng lớn 4 lạt

trên bàn thờ Tổ kết-hợp với định-luật cân-xứng của sinh-động-vật trong thiên-nhiên, lại thể-hiện 8 hình kỳ-diệu (người ta quen gọi là Bát Quái); điều đó chứng-tỏ Dịch-Lý Âm Dương (căn-bản của mọi sở-học) là của Nòi Việt (duy chỉ có dân Việt thờ cúng Tổ-Tiên bằng Bánh-Dầy và Bánh-Chưng): Dân Việt không vay mượn Văn-Hóa!

(*) Một khi Thanh-Niên Sinh-Viên Học-Sinh Việt-Nam không còn bị mặc-cảm vay mượn Văn-  Hóa, cũng như khi học-hỏi về khoa-học kỹ-thuật tại các nước, chúng ta cũng đã có trò-chơi Văn-Hóa và Triết-lý KIANO để trao truyền cho cộng-đồng dân địa-phương rồi; các em sẽ hãnh-diện vươn lên và sẽ sáng-chế, phát-minh nhiều điều vĩ-đại hơn Trò KIANO Close-Open Game 36 quân nhiều lắm.

Đó cũng chính là điều chúng ta kỳ-vọng vào Thế-Hệ-Trẻ trên hành-trình Về Nguồn vậy.

(*) Xin đọc thêm bài “Ca-dao, Văn-Hóa Nhân-Bản ... “ của cùng tác-giả, viết năm 1998, cập-nhật 2001.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002