|
|
Giới Thiệu |
Kính thưa quí vị văn thi hữu, quí đồng hương, quí thân chủ quảng cáo, Trong số báo Xuân Nhâm Ngọ, do kỹ thuật điện toán nên thời gian kiểm duyệt bài có nhiều sơ sót. Hơn nữa bài vở do các anh em văn nghệ sĩ quen biết giới thiệu nên chúng tôi không quan tâm kiểm tra kỷ. Hiện chúng tôi đang điều tra xem Nguyên Thủy là ai? Chúng tôi phải có nhiệm vụ tìm hiểu để trả lời cho văn thi hữu rõ... Kính mong quí văn thi hữu rộng lòng tha thứ những thiếu sót của chúng tôi. Nhất là những thi sĩ từng làm thơ tặng TBĐC. Cảm ơn những lời phê bình đích đáng của quí vị. Chúng tôi xin tạ lỗi cùng các văn thi hữu bốn phương. Vấn đề nóng bỏng mà người Việt chúng ta trong và ngoài nước hiện nay đang quan tâm, là chuyện tập đoàn lãnh đạo cộng sản Hà Nội đã ký hiệp ước nhượng bộ đất đai của tổ tiên cho Trung Cộng. Hành động hèn nhát và muốn bảo vệ chính quyền của tập đoàn CSHN đã gây một làn sóng căm phẩn rất lớn trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Hôm nay, chúng tôi xin đăng tải toàn bộ nội dung bản tuyên cáo của Tập Thể Cựu Chiến Sĩ VNCH đến đồng bào trong và ngoài nước, và mong ước quí vị đồng loạt ký tên và lên án tập đoàn cộng sản Hà Nội bán nước, triều cống đất đai, lãnh hải cho Trung Cộng. Đây là việc làm rất có ý nghĩa nhầm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam mà ông cha ta đã mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi chữ ký của quý vị sẽ có một sức mạnh đoàn kết để tố cáo trước quốc tế tham vọng bành trướng của Trung Cộng và biến bản hiệp ước nầy vô giá trị. Xin liên lạc ngay với TTCCSVNCH ở số điện thoại/Fax: (877) 263-6109- Email: ubphhd@ureach.com Trước những tin tức nỏng bỏng về việc tập đoàn CSHN vì mua súng đạn của CS Trung Quốc xâm chiếm MNVN nên mắc nợ chiến tranh không trả nỗi, nay CSHN chịu nhục, cắt đất và lảnh hải cho Trung Cộng, Ban Chấp Hành cộng đồng VN vùng Hoa Thịnh Đốn một lần nữa đã gấp rút tổ chức, vận động thành lập một hội đồng điều hợp công tác để đấu tranh chống Đảng CSVN nhượng đất cho Trung Cộng, viết Thư Ngỏ và viết bản dự thảo kế hoạch đại cương để xin ý kiến quần chúng trong vùng Hoa Thịnh Đốn và các tiểu bang phụ cận. TBĐC xin được đăng tải toàn bộ nội dung nầy cho quý đồng hương được rõ. Vì tình yêu quê hương và quyết không để cho CSHN nhượng đất đai của tổ tiên cho Trung Cộng, chúng tôi tha thiết kêu gọi quý đồng hương tham gia ý kiến và tích cực góp tay giúp đở để biến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 22 tháng 4 và Quốc Hận 30 tháng 4 năm 2002 trở thành một làn sóng lớn, tố cáo hiệp ước bất bình đẳng của CSHN và Trung Cộng. Muốn biết thêm chi tiết, mời quý vị theo dõi những thông báo của cộng đồng. TBĐC mơ ước ông Đoàn Hữu Định và Ban Chấp Hành Cộng Đồng vùng Hoa Thịnh Đốn liên lạc và kết hợp, giúp đỡ nhau để tạo mối đoàn kết chung cho tập thể cộng đồng hướng về VN thân yêu trong hai ngày lễ trọng đại trên thành công tốt đẹp. Nhà báo Trương Quang, đã nói về sự thâm độc và chơi ác cũng như ý đồ bành trướng của Trung Cộng trong bài viết "Nguồn Nước" đăng trong báo Đại Chúng cách đây không lâu. Hôm nay, Trương Quang vạch trần bộ mặt bán nước của tập đoàn tham nhũng CSHN trong bài "Cộng Sản Việt Nam Cắt Lãnh Thổ Và Lãnh Hải Nộp Cho Cộng Sản Trung Quốc". Kính thưa ông Trần Hữu Vinh, chúng tôi thành thật xin lỗi ông, vì trong số báo Xuân vừa qua, chúng tôi đã không nhắc đến tên ông trong lá thư toà soạn. Bài viết của ông rất có giá trị văn học và lịch sử. Chúng tôi rất hân hạnh được biết ông và mong muốn ông sẽ gởi bài cộng tác với chúng tôi thường xuyên. Hà Thanh Tiên thân mến, hy vọng ông không buồn khi tên ông cũng thiếu trong Lá Thư Toà Soạn Xuân Nhâm Ngọ. Do bài thơ đánh máy quá chậm trễ và trục trặc kỹ thuật do đó chúng tôi đã thiếu xót. Mong ông thứ lỗi. Người mà chúng tôi hết sức ưu ái là nhà thơ Ngọc An, vừa qua Ngọc An có gởi cho chúng tôi một bài thơ "Chúc Xuân", nhưng chúng tôi đã không nhắc đến tên Ngọc An để ngỏ lời cảm ơn. TBĐC thành thật tạ lỗi cùng nữ sĩ. Lâu lắm mới đọc được những bài thơ của nhà thơ Đào Nguyên, chúng tôi vui khi nhận được tin của Đào Nguyên. Mong nhà thơ thường xuyên liên lạc với TBĐC để bầu bạn. Rất mong thứ lỗi, khi không nhắc tên nhà thơ trong Lá Thư Toà Soạn Xuân Nhâm Ngọ. TBĐC nhận được bài truyện ngắn "Bể Nước Mưa" của vợ chồng nhà văn Bình Huyên, bài "Ca Dao Việt Nam" của nhà văn Phạm Thị Quang Ninh, bài thơ "Nét thảo Xuân Viễn Xứ" của nhà thơ Vũ Hối, bài thơ "Chúc Xuân" của Ngọc An, và bài giới thiệu nhạc sĩ "Phạm Xuân Lôi" của Trần Quang Hải"...do trục trặc kỷ thuật diện toán nên đã thất lễ không kịp ghi vài vòng thăm hỏi và hồi đáp trong số báo Xuân vừa qua. Kính xin quí vị thông cảm bỏ qua... Ông Rev.Francis Sáng, TBĐC đã nhận được quyển sách của ông nói về “Vài Phương Thuốc Thần Diệu”. Chúng tôi thấy nội dung có giá trị có thể giúp ích được cho cộng đồng người Việt nên chọn đăng tải nhiều kỳ trên báo. Chúng tôi đã thiếu xót khi không viết những lời cảm ơn ông trong số báo Xuân vừa qua. Thành thật xin lỗi ông. Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên (paris) thân mến, bài viết của nhạc sĩ nói về nhà thơ nữ Hoàng Xuyên Anh làm chúng tôi vô cùng xúc động. Mong được thông cảm và thứ lỗi khi không viết vài dòng giới thiệu bài viết của nhạc sĩ trong số báo Xuân vừa qua. Kính thưa quí vị, dù cho chúng tôi có cẩn thận đến đâu vẫn thiếu sót và không trả lời thư đầy đủ cho tất cả quí vị. Đôi lúc vì trục trặc kỷ thuật điện toán, hoặc ban biên tập không nhận được thư từ, bài vở kịp thời nên khi trả lời thư cho quí vị luôn luôn không đầy đủ. TBĐC rất mong quí vị rộng lòng tha thứ nếu có sự thiếu sót nầy xảy ra. Nhà biên khảo Phụng Hồng gởi đến chúng ta bài viết "Ngựa Trong Đời Sống Việt Nam” để nói lên số phận của con ngựa gắn liền với nền văn hoá, lịch sử, và đời sống của người dân Việt. Và cũng trong số báo nầy, nhà thơ Hải Bằng cũng viết bài thơ "Nhâm Ngọ: Công Của Ngựa". “Nói Chuyện Thơ, Chuyện Thiền, Chuyện Phong Dao, Chuyện Đầu Ấm Chất, Chuyện Đít Cử Đình" là đề tài trong số Tân Xuân của nhà văn Thinh Quang. Ông đã so sánh sự giống và khác nhau của người làm thơ và người toạ thiền. Ông cũng kể lại những câu chuyện đời xưa để soi sáng những chuyện đời nay mà chúng ta thường bắt gặp trong cuộc sống. Hoàng Quyên cũng tặng chúng ta bài viết "Con người Và Vũ Trụ" để chúng ta có dịp tìm hiểu về sự vô tận, vô cùng của vạn vật mà loài người dù cho có thông minh tài giỏi đến đâu cũng không thể khám phá hết. Mùa Xuân không thấy nhà báo Thế Linh đâu cả. Ông bận rộn gì mà vắng mặt và không viết một bài nào cho báo Xuân. Chắc là do công việc làm ăn, thông dịch v.v... Thôi thì, lâu lắm không gặp bạn hiền nên cũng buồn viết vài dòng thăm hỏi cho đỡ nhớ. Nhận được bài "Chuyện Con Gái Việt Nam Bây Giờ" vùng Hoa Thịnh Đốn cũng là một niềm vui nho nhỏ đầu năm. Nhớ viết bài thường xuyên để lục nghề đó nghen. Thân mến. Kỹ sư Sagant Phan thân mến, bài viết ""Câu Chuyện Vô Đề Thứ Nhì" nói về những kỷ niệm đáng nhớ của nhà thơ và bạn bè. Kỹ sư nhắc đến nhạc sĩ họ Trịnh và bài thơ "Ngẫm Nghĩ Về Sơn" của Trương Thìn cũng xứng đáng làm cho chúng ta suy gẫm. Vì chỉ có tình bạn cao đẹp, trung nghĩa mới tạo được cảm xúc cho Trương Thìn làm bài thơ nầy. Bài thơ xét về mặt sử dụng ngôn ngữ và luật thơ thì nó quá tự do và phá hết tất cả các luật thơ. Nhưng xét về tình thì thâm sâu và đầy ý nghĩa. Chúng ta phải tặng cho ông một lời khen về cái "tình" hiếm hoi mà ông đã dành cho Sơn. Trịnh Công Sơn, dù ai thương hay ghét, anh vẫn sống mãi trong lòng mọi người Việt Nam trong nhiều thế hệ. Trong số Tân Xuân, Ngu Ý đã kể chuyện về “Người Thợ Mộc Nước Sở” để nói với chúng ta một điều duy nhất là lời nói hết sức quan trọng. Khi chúng ta nói điều gì thì lời nói đó trước sau như một thì mới có giá trị và người đời mới có lòng tin và bái phục. Có những người lộng ngôn, trí thấp, tài hèn, vô đạo đức mà lại thích khoa trương, tự thổi mình lên như bong bóng để hòng trục lợi, lừa bịp thế gian, nay nói vầy, mai nói khác. Loại người đó cũng giống như người thợ mộc kia. Thật đáng thương. Đọc bài "Nụ Cười Người Xưa" của Ngu Ý, quí vị cũng đừng quên đọc bài “Dưới Ánh Sáng Luật Pháp Hoa Kỳ” của Vân Nam để hiểu lời khai của ông Ngô Ngọc Hùng trước toà án về thuế má. Quí vị cũng biết thêm UBTDTGVN do bà chủ tịch "củ khoai" Ngô Thị Hiền khoe khoang thường xuyên trên đài có phải là một tổ chức NON-PROFIT mang số 52-213-7695 hay không hay lại cũng là số giả? Quý vị còn biết thêm những số tiền rất lớn mà ông Hoài Thanh đã từng ủng hộ cho Đài TNVNHN...và hy vọng Lưu Nguyễn đừng có ngủ mê rồi nói nhảm... Em Liên Tâm thân mến, cảm ơn những lời khen và tình cảm của em dành cho TBĐC. Những dòng "Trang Nhật Ký Của Mẹ" đã nói lên tình yêu bao la của mẹ đối với các con. Có lẽ Liên Tâm rất yêu thương mẹ, nên mới viết những lời thơ ngây, tràn đầy sự trìu mến như vậy. Không biết Liên Tâm bao nhiêu tuổi và hiện nay đang còn đi học phải không? Thật đáng khen là Liên Tâm biết tiếng Việt và viết tiếng Việt, đã vậy còn viết báo tường... Hy vọng Liên Tâm viết nhiều hơn và nếu cần, Liên Tâm có thể tập hợp tất cả những bạn trẻ nào yêu tiếng Việt và thích trở thành "thi sĩ" "mơ theo trăng và mơ mộng cùng mây" (lời thơ của Xuân Diệu) thì cho TBĐC biết. Chúng tôi sẽ tập hợp các bạn và huấn luyện. Nếu muốn gia nhập lớp huấn luyện nầy, thì xin thư về cho TBĐC hoặc bằng email. Số lượng người tham dự càng đông càng tốt. Vì chúng tôi muốn nhìn thấy lớp trẻ trưởng thành và tiếp tục con đường văn học trong tương lai. Bài viết của Liên Tâm sẽ được xem xét, nhưng nếu không được đăng đừng có buồn vì thất bại là mẹ thành công. Chúc Liên Tâm vui khoẻ, yêu đời và nhớ trao dồi tiếng Việt. Trong mục khoa học và y khoa lần nầy, Hữu học sinh họ Vương đã ghi lại cho chúng ta hiểu về bệnh Giun Chỉ từ muỗi truyền vào máu có thể gây bệnh mù. Đây là một chứng bệnh nguy hiểm đã xuất hiện lan tràn tại Việt Nam. Nếu Hữu học sinh họ Vương biết có phương pháp, hay thuốc nào có thể trị được xin hãy cung cấp tin tức cho công chúng được rõ. Đa tạ. Mỗi một người đều có định mạng an bài. Định mạng con người còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh bản thân, gia đình, xã hội và hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Cũng như chúng ta, đâu có ai ngờ rằng ngày hôm nay, chúng ta phải lưu lạc xứ người và không còn có cơ may phục hồi lại đất nước. Có ai ngờ rằng, hôm nay mình giàu sang xe ngựa dập dìu, ăn trên ngồi trước nhưng ngày mai mình là một tội phạm. Tất cả những biến đổi khôn lường đó, còn tuỳ thuộc vào đạo đức, lương tâm và cách hành xử ở đời của từng con người. Sống thiếu trung nghĩa, thiếu đạo đức, lừa thầy phản bạn, ăn cháo đá bát, trục lợi trên sức lao động của kẻ khác thì ngày định mệnh ắt phải đến. Lưới trời lồng lộng ắt không khỏi bị trừng phạt. Đọc bài "Lá Bài Định Mạng" của Người Thứ Chín biên soạn để tìm hiểu vận may của Mao Trạch Đông, sự thoát chết của Tưởng Giới Thạch, số phận của Trương Ngọc Lương và những cái chết đầy đau khổ, uất hận của Châu Aân Lai và những vị tướng từng có những công trạng lớn lao đối với họ Mao. Trong bài Lần Giở Trước Đèn kỳ nầy, Đặng Trần Huân giới thiệu tác phẩm của Trần Gia Phụng "Aùn Tích Cuối Cùng". Theo Đặng Trần Huân đây là một quyển sách có giá trị lịch sử. Tác giả đã có công tham khảo nhiều sách báo từ cổ chí kim nói về tội ác của CSVN. Trong cuốn Đối Thoại do nhà Văn Nghệ xuất bản năm 2001, có bàn đến vấn đề tiền nhuận bút cho các văn nghệ sĩ. Thật ra, nếu chúng ta bàn về vấn đề nầy sâu hơn sẽ còn có nhiều tranh luận. Chỉ tiếc rằng, công sức của anh chị văn nghệ sĩ rất lớn lao mà tiền bạc thì luôn luôn không có. Đã làm văn nghệ sĩ thì chịu số kiếp nghèo. Nhưng nếu các nhà báo nào làm ăn khấm khá thì cũng nên biết kính trọng, chia xẻ, biết ơn người cầm bút thì họ cũng mát ruột lắm đó! Vườn Thơ Xướng Hoạ Tân Niên đã đón nhận bài thơ mới của Thân Thị Ngọc Quế "Cánh Hoa Xuân Nhớ" và bài thơ hoạ lại của nhà thơ Hà Thượng Nhân. Hai bài thơ gợi lại cho chúng ta nhớ những mùa xuân năm cũ. Nhà thơ Thân Thị Ngọc Quế đã hỏi mùa xuân: "...Xuân trên cánh bướm về chưa?..." và "...Xuân ơi! Xuân ở chốn nào?..." Khi mùa xuân về ở quê nhà, thì kẻ tha hương không bao giờ còn được nhìn thấy những cành mai thắm, những cánh én chào xuân. Mùa xuân ở đây tuyết rơi giá băng và đất trời u tịch vào đông. Nhà thơ Hà Thượng Nhân cũng tha thiết nhớ cố hương bằng những câu thơ trữ tình: "Tóc thề buổi ấy lung linh hoa vàng...Vẫn còn lưu lại mùi hương. Mùa xuân còn nhớ còn thương nữa trời! Chúng tôi cũng nhận được bài thơ của Cung Diễm "Mưa Buồn". Nói tới mưa thì không nơi nào mưa nhiều hơn ở Việt Nam và mưa thì buồn da diết. Cung Diễm nói về nỗi buồn của đất trời hay chính nỗi buồn trong tâm tư nhà thơ với niềm nhớ thương vọng về cố quốc. TBĐC cũng hân hạnh giới thiệu đến độc giả bài thơ "Xuân Như Ý” của Vân Nương Paris. Chúng tôi tâm đắc với hai câu thơ như một lời chúc lành của tác giả gởi đến tất cả đất trời, vạn vật và chúng ta: "...Xuân bừng lên phấn khởi. Xuân điểm vạn tờ mây...”. Đọc thơ cũng là thú vui của người nghệ sĩ. Nhờ có thơ ca mà nhạc mới ra đời và tô điểm thêm cho cuộc sống. Có thể nói, thơ là tiếng lòng của tác giả và là cung bậc của mọi tình cảm mà nhà thơ gởi gấm vào đó. Do đó, chúng ta tuy không biết nhau nhưng lại hoá ra gần. Đó cũng là tâm tình của nhà thơ Trình Xuyên gởi gấm trong bài "Thơ Nối Tình Thơ". Mùa xuân vẫn còn phảng phất đâu đây và luôn gợi cho thi nhân nhiều cảm xúc. Nhất là những người Việt ly hương như chúng ta không thể nào xoá được trong tâm mình những kỷ niệm ngày xuân xa xưa. Nhà thơ Hoàng Duy nhìn hoa đào, nhìn giọt mưa rơi mà nhớ thương những ngày xuân trên quê hương. Hãy nghe nhà thơ tâm sự: "...Buồn tình xa xứ, buồn thương quê mình. Buồn trông cảnh vật lặng thinh...". Không thấy hoa mai nở, không nghe tiếng pháo xuân rộn ràng ngoài ngỏ. Ôi! Mùa xuân xa quê còn gì buồn hơn! Duy Lam cũng muốn gởi vào gió, vào mây và đôi cánh muôn dặm của loài chim để tìm lời an ủi cho một kiếp người lưu lạc và một kiếp người của dân tộc Việt còn nằm trong vòng tay CS qua bài thơ "Gửi Gió". Quê hương là một khung trời đầy hoa bướm, đẹp đẻ nhất, đáng nhớ nhất dù cho quê hương có nghèo nàn, cằn cỗi. Chính vì vậy mà cả trời thơ, những bản nhạc, lời văn của chúng ta luôn tuôn chảy về nguồn. Khi ta có trong tay một bầu trời quê hương, đồng ruộng, bát canh, ngọn rau... chúng ta thấy tất cả tầm thường vô vị. Nhưng mất quê hương là vạn nỗi sầu tư. Đọc bài "Cỏ Lác Ao Bèo" của Hà Ngọc Bích để đêm nằm mơ thấy nắng Miền Nam. Ôi! Quê mẹ nghìn thương vạn nhớ. Trong số báo Xuân Nhâm Ngọ vừa qua, chúng tôi đã nhận được rất nhiều bài vở thư từ của quí vị văn thi hữu, chúng tôi cũng được sự ủng hộ nhiệt tình của các thân chủ quảng cáo để tờ báo Xuân có dịp ra đời phục vụ cho cộng đồng. Đó là nhờ tấm lòng rộng lượng, sự giúp đỡ nhiệt tình của tất cả quí vị. Một lần nữa Ban Biên Tập, Ban Trị Sự TBĐC xin chân thành cảm tạ tất cả quí vị và kính chúc quí vị một năm mới an lành, thịnh vượng, đầy phước lộc.
|
Copyright (c) DaiChung News Media 2002