|
|
Giới Thiệu |
Những ngày đầu xuân Nhâm Ngọ (2002) đồng bào Việt Nam ở hải ngoại rất công phẫn, sôi sục đòi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải công bố trước quốc dân về lãnh thổ và lãnh hải mà họ cắt dâng cho Trung cộng. Bài này, trong phạm vi giới hạn, chúng ta cùng hướng về tổ quốc thân yêu để nhìn thấy biên giới Hoa Việt thay đổi ra sao, vùng biển vịnh Bắc Việt đã bị mất chủ quyền như thế nào và các đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa đi về đâu trước nguy cơ lấn chiếm của cộng sản Trung Quốc. I. Việt cộng cắt đất dọc biên giới Hoa Việt dâng Trung Cộng. Nhà bác học Lê Quý Đôn viết trong vân đài loại ngữ, ở điều 81 ghi rõ: "Phía bắc nước ta giáp với Trung Quốc có 3 cửa ải: Mạn trên có Thủy khẩu quan thuộc tỉnh Cao Bằng Mạn giữa có Bình nhi quan thuộc huyện Thất Khê Mạn dưới có Trấn Nam quan thuộc tỉnh Lạng Sơn. Ba cửa ải ấy là nơi quan hệ trọng yếu để ngăn ngừa quân địch.” Hôm nay, ba cửa ải ấy không còn là phân dấu bảo vệ đất nước. Quan yếu nhất là ải Nam quan đã vào sâu đất Trung Quốc đến 5km. Biên giới Hoa Việt thật rõ ràng được xác định bởi công ước Constans 1887 – và công ước Gérard – 1895 – như sau: _ Khi triều đình nhà Nguyễn bị Pháp đánh bại, phải ký các hòa ước 1883 (Harmand) và 1884 (Patenôtre) thì Pháp quốc thay mặt triều đình Huế về mặt ngoại giao và lãnh thổ, bao gồm các hiệp ước về biên giới. Bấy giờ, một số quan chức triều Nguyễn phối hợp với các toán quân Trung Hoa như Cờ Đen, Cờ Vàng lập căn cứ miền trung du Bắc Việt chống lại quân Pháp. Mặc dù nhà Thanh do Lý Hồng Chương chỉ huy trưởng quân khu Quảng Tây đã ký thỏa ước rút hết quân về, nhưng quân Pháp vẫn không làm chủ được vùng đất này, nhiều cuộc giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn, cuối cùng Pháp phải bỏ Lạng Sơn. Đầu năm 1885, Pháp tấn công Đài Loan, tiêu diệt hạm đội Quảng Đông, nhà Thanh chịu ký hòa ước Thiên Tân tháng 6-1885, thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Việt và lập ủy ban phân định ranh giới giữa lãnh thổ Hoac Việt. Các cuộc thương lượng kéo dài trong 10 năm (từ 1886 đến 1896) và hàng cọc biên giới được trồng vững để xác nhận chủ quyền đất đai. Theo công ước Constans (tên vị sứ giả Pháp) ký với nhà Thanh ngày 26.6.1887 tại Bắc Kinh thì lằn ranh phân chia Việt Nam với Quảng Đông dài 60km, với Quảng Tây dài 300km và với Vân Nam dài dần 600km. Trong cuộc thương lượng co 3 khu vực Pháp nhượng cho Trung Hoa để đổi lại về quyền xuất cảng hoàng hóa và đặt 2 tòa lãnh sự Pháp ở Vân Nam và Quảng Tây. Ba khu vực bị chuyển nhượng gồm: Hoành Mô (70km2) là vùng đât nằm giữa thượng nguồn sông Tiên Yên và sông Long hồ ở Quảng Đông; xã Đèo lương (300km2) và ở Quảng tây và xã Tụ long (750km2) ở Vân Nam. Đến ngày 3.1.1895 tại Long Po (một làng ở Vân Nam, nằm giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu ngày nay) đôi bên Pháp Hoa ký công ước Gérard, theo đó chiều dài biên giới giữa Việt Nam và Vân Nam được kéo dài thêm 200km (cộng lại là 800km) Nhiều vùng đất rộng lớn, đặc biệt là mười hai mường Thái trước kia thuộc Vân Nam theo công ước Constans, được sáp nhập vào Việt Nam và Lào, 2 tỉnh mới là Lai Châu và Sơn La được thành lập. Xem như vậy, người Pháp đã đóng góp vào việc xác định biên giới, thương lượng với nhà Thanh từng tấc đất, thiết lập bản đồ trên khu vực rừng núi hiểm trở được Hoa và Việt công nhận. Lần đầu tiên Việt Nam đã phân định biên giới rõ ràng được đánh dấu bằng cột mốc trên đất liền từ Lào Cai tới núi Trà Cổ. Thế nhưng, ngày 27.12.2001 vừa qua lại có lễ cắm mốc biên giới Việt Hoa được cử hành tại Mông cái và sẽ diễn ra trong 3 năm để thi hành hiệp định về biên giới và lãnh hải được ký kết ngày 30.12.2001. Chuyện cắt đất cho Trung Cộng là chuyện tối mật mà CSVN cố tình bưng bít từ những năm qua, người dân Việt trong nước không mấy ai được biết, mà có biết chút ít cũng không dám hở răng vì lo sợ bị thủ tiêu mất mạng. Hiệp ước biên giới song phương đã được 2 bộ trưởng ngoại giao CHXHCN VN và CHND Trung Quốc là Nguyễn Mạnh Cầm và Tống Gia Xuân ký vào ngày cuối năm (30.12.1999) sau 15 lần thương thảo kéo dài 1 tháng (từ 22.6 đến 22.7.1999) đến ngày 29.4.2000 quốc hội Trung Cộng thông qua hiệp ước, quốc hội Việt cộng cũng thông qua hiệp ước ngày 9.6.2000. Trung Cộng nghiễm nhiên được chủ quyền các vùng đất huyết mạch, kiểm soát phía bắc ngạn các sông Kỳ cùng và sông Bằng (2 sông này là phụ lưu chảy vào sông Tây Giang ở Trung Quốc), từ đó có thể mở tung cánh cửa về phía nam, mà mấy ngàn năm qua tổ tiên ta dựa vào địa thế hiễm trở đã chận đứng các cuộc xâm lăng của Bắc phương. Khi đất đã cắt nhượng thì cũng nhượng luôn cả dân bản xứ, nếu ai không muốn sống với sự cai quản của Trung cộng thì được giúp phương tiện tái định cư trên đất hoang ở ranh giới phía nam các sông Kỳ cùng và Bằng giang. Diện tích đất của tổ quốc ta do Việt cộng cắt dâng cho Trung cộng là 789km2 của hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Diện tích này tương đương một tỉnh (bằng với Bắc Ninh 797km2, hay Hà Nam 827km2) Theo tiết lộ của nhật báo Xinhua, đổi lại Bắc Kinh sẽ viện trợ cho Hà Nội xây các dự án kỹ nghệ và thủy điện (hydropower), hơi đốt, phân bón, luyện thép và quặng nhôm (bauxite). Đây là lời hứa cuội, Hà Nội lại bì lừa như chuyện Trung cộng đã gạt trong vụ xây cầu Thăng Long vậy. Thực tế cho thấy, Bắc Kinh đã dùng vũ lực, vừa mua chuột gạt gẫm giới lãnh đạo Hà Nội để chiếm cho bằng được các vùng đất có quặng mỏ quý, các địa lợi chiến thuật để vô hiệu hóa sự phòng vệ của ta trước sự xâm lược của họ. Tội bán nước của Việt cộng còn ô nhục đến ngàn sau, họ không phải là dân tộc mà chỉ là một nhóm thảo khấu được gọi tên Việt cộng tự đội lốt là chính phủ CHXHCN Việt Nam. Rõ ràng, quyền lợi và sự sống còn của chế độ được Việt cộng đặt lên trên chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Bác sĩ Trần Đại Sỹ hiện cư ngụ tại Paris/Pháp, ông là thành viên trong ủy ban trao đổi y học Pháp (CMFC) nên ông thường qua lại Trung Quốc và vùng biên giới, ông được 2 ký giả Trung Quốc cho biết về vụ cắt đất ngày 9.1.2000 (nghĩa là 10 ngày sau khi kýhiệp ước). Ông cho biết bộ giao thông cộng sản Việt Nam lặng lẽ sơn lại các cọc cây số, và bộ ngoại giao cộng sản Việt Nam cũng lặng lẽ lên trang web: "Lãnh thổ Việt Nam khởi từ cây số “không” ở phía bắc” thay cho câu “Khởi từ ải Nam quan...” như trước đây. Lý do: theo bác sĩ Sỹ, vì cây số "không’ hôm nay chính là cây số 5 cũ. Cây số "không" cũ chính là ải nam quan, nay đã vào lãnh thổ Trung Quốc cách xa biên giới mới đến 5 cây số! Ải nam Quan được tập đoàn Trung Cộng và Việt cộng đổi tên là Mục nam quan hay Cổng Hữu Nghị để tỏ tình đoàn kết liền núi liền sông, cái thế khắn khít môi răng! Bây giờ đã rõ là tình lang sói. Khu Ải nam quan là vùng đất thiêng của tổ quốc qua mấy ngàn năm, nơi Nguyễn Trái nghe lời cha là Nguyễn Phi Khanh trở về lo việc phục quốc và cũng ở vùng này 10 -năm sau, quân tướng Lê Lợi-Nguyễn Trãi giết chết Liễu Thăng ở Mã yên sơn và giúp cho hàng binh ngựa xe chui qua cửa ải trở về Minh triều. Gần ải Nam quan có quận lỵ Đồng Đăng rất nổi tiếng: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh." Vùng Lạng Sơn vốn là thủ đô của con cháu Mạc Đăng Dung. Năm 1540 Mạc Đăng Dung dẫn cháu họ là Mạc Văn Minh cùng đoàn tùy tùng 40 người đều tự quấn dây vào cổ, bỏ giày quì gối tại cửa nam quan trước tướnt giặc Minh là Cừu Loan và Mao Bá Ôn để dâng tờ hàng biểu và cắt đất năm động là Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm và Liễu Cát để sát nhập vào Khâm Châu của Tàu. Được hàng biểu và đất dâng nộp, nhà Minh bao che cho con cháu Mạc Đăng Dung được ở đất Lạng Sơn làm vua một cõi được 2 đời. Ngày nay cũng tại vùng này nhà cầm quyền CSVN một lần nữa lại dâng nộp đất để được che chở. Hà Nội đã lên án nhà Mạc là bọn phản quốc, là nhục quốc thể, vậy cái tội của nhà cầm quyền CSVN hôm nay lưu xứ vạn niên, có nỗi nhục nhã nào bằng? Trong mặt trận Lạng Sơn tháng 2/1979, Trung Cộng xua 68 ngàn quân đồng loạt tấn công 39 mục tiêu để dạy cho Việt cộng một bài học. Quân Trung Cộng đã làm chủ các tỉnh biên giới, nhất là Lạng Sơn gần 1 tháng. Trong dịp này, nghe nói Trung Cộng đã dời các cột mốc biên giới sâu về phía Việt Nam từ 5–7 km. Quân Trung cộng đã san bằng hết các dinh thự cầu cống, nhưng sau chiến tranh người ta xây dựng khang trang hơn, buôn bán sầm uất hơn. Từ khi hiệp định 30.12.1999 đã ký thì khu vực này thuộc Trung Quốc, những cơ sở, khách sạn, nhà cửa được thay bằng một tòa nhà duy nhất. Hôm nay là mất đất, mất dân vĩnh viễn khu vực này. Tỉnh Cao Bằng nhượng dọc biên giới tới sát hang Pak-Bó, là thánh địa của Việt cộng, nơi ông Hồ Chí Minh trú ẩn để lãnh đạo công cuộc cướp chính quyền trước tháng 8/1945. Hang Pak-Bó trước kia nằm sâu trong nội địa Việt Nam, cách biên giới 50km, nay thì biên giới đã dời đến sát hang Pak-Bó. Theo ông Ngô Ngọc Tuấn (là một trong những ủy viên của tổ chức quốc tế phát triển Việt Nam) đã trình bày trước liên hiệp Âu Châu trong 2 ngày 30- 31/1/2002 thì Việt cộng đã dâng đất cho Trung cộng từ 1000 – 2000 km2 (81km + 26km = 2106km2). Trước làn sóng phản đối mãnh liệt, nhất là tại hải ngoại, Hà Nội rất lúng túng nên dùng VASC Orient, một dịch vụ bán chính thức của đảng chuyên loan tin trên Internet để cho Lê Công Phụng "bật mí" một ít sự thật liên quan đến việc đàm phán về biên giới mà cho đến nay vẫn còn giữ bí mật tuyệt đối. Lê Công Phụng là thứ trưởng ngoại giao của Hà Nội, phụ trách việc đàm phán với Trung cộng về biên giới và lãnh hải đã xác nhận Việt Nam cắt đất và biển nhường cho Trung Quốc là có thật. Ông chỉ cho biết một địa điểm 400km2 Bắc Kinh (đã chiếm từ năm 1979khi xua 68 ngàn quân đánh phá biên giới Việt Nam) đã không chịu trả lại ta, nên Hà Nội đã chấp nhận nhượng một nửa: Việt Nam được 113km2 và Trung Quốc được 114 km2. Trong vụ đàm phán phân định vịnh Bắc Việt, Lê Công Phụng cho biết Trung Quốc không chịu tuân theo hiệp ước Pháp Thanh ký năm 1897 mà phải chia lại nên Việt Nam chịu mất hơn 10 ngàn km2 lãnh hải vào tay Trung quốc. Lê Công Phụng đã xácn nhận Ải nam quan không còn thuộc Việt Nam nữa. Thác bản-Giốc thì Hà Nội đã "tự nguyện" chia cho Trung quốc một nửa, cũng do ông thú nhận. Bản –Giốc là vùng có thác nước và thắng cảnh nổi tiếng nằm sâu trongn lãnh thổ Việt Nam, nay cũng nhảy sang Trung quốc rồi! Lê Công Phụng đã cho thấy hình ảnh một Hà Nội quá cầu thân với Bắc Kinh và sẵn sàng thâu phục Bắc Kinh để được bảo bọc. Tháng 12.1999 khi tổng bí thư csvn Lê Khả Phiêu viếng thăm Trung Quốc, Phiêu đã nhận từ chủ tịch Giang Trạch Dân lời hối thúc về biên giới và câu nói 16 chữ về mối tương quan giữa 2 nước trong thế kỷ 21 như sau: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, tiến đến tương lai”. Bộ chính trị Việt cộng cả tin vào tình hữu nghị ấy nên đã cố làm hài lòng Bắc Kinh, xem đất nước là của riêng, cứ tùy tiện nạp cống để làm chư hầu. Lê Công Phụng và cả Phan Thúy Thanh (là phát ngôn viên) cứ lặp đi lặp lại nhóm từ “đàm phán dựa theo tinh thần thông cảm và thỏa đáng, công bằng cho cả đôi bên” để chạy tội cắt nhượng lãnh thổvà lãnh hải của tổ quốc Việt Nam. Những người trực tiếp chịu trách nhiệm cắt nhượng đất và biển Việt Nam cho Trung cộng là Hồ Chí Minh, Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Lê Khả Phiêu, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nông Đức Mạnh. Về tướng lãnh có tội tòng phạm phải kể Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Trà, Phạm Thành Nhân ... Đã có 26 người tranh đấu chống cắt đất và biển ở trong nước như tướng Trần Độ, nhà khoa học Nguyễn Thanh Giang, ông Hoàng Minh Chính, đại tá Phạm Quế Dương, nhà luật học Lê Chí Quang, nhà văn Hoàng Tiến ... II. Việt cộng cắt lãnh hải vịnh Bắc Việt thêm cho Trung Cộng Thời xa xưa, vịnh Bắc Việt hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Cả sử Việt Nam và sử Trung Hoa đều ghi rõ vùng biển này là Giao chỉ dương. Nhà địa lý học Edward H.H. Schafer chẳng những xác nhận là biển của Việt Nam mà ngay cả đảo hải nam (đảo phía đông vịnh Bắc Việt) đã có một thời là tỉnh của Việt Nam. Trong cuốn sách "Châu nhai shore of Pearls" trang 9 có câu: In Hán period, when it ( Hải Nam) begins to appear in Chinese texts "South of the Sea" referred to the Vietnameses, as we would style them ..." và ở trang 78 có câu: Southwest of Hải Nam is that great sea called "Chiao – chih ocean". Theo thỏa ước Pháp-Thanh được ký kết tại Bắc Kinh ngày 26.6.1887 có ghi rõ đường phân ranh giới hải phận EEZ (exclusive economic zone) trong vịnh bắc Việt được lấy theo đường kinh tuyến 108o03’18’’ East (tính từ Greenwich ở Luân Đôn) khởi đầu từ bờ biển biên giới giữa hai nước vẽ một lằn ranh từ Bắc xuống Nam trên bản đồ. Theo thỏa ước 1887 thì Trung Quốc được 38%, Việt Nam được 62% trong biển vịnh bắc Việt, nghĩa là Pháp đã chia cho nhà Thanh hơn 1/3 vùng biển của nước ta ngày xưa. Trong việc thương thảo vùng biển, Bắc Kinh bác bỏ hiệp ước 1887 và đòi hỏi Việt Nam phải lấy đường trung tuyến để ấn định lãnh hải của 2 nước. Đường trung tuyến của Bắc kinh dựa trên đảo Hải nam và bờ biển lục địa Việt Nam, trong khi Hà Nội chủ trương đường trung tuyến giữa 2 đảo Bạch Long vĩ của Việt Nam và đảo Hải nam của Trung Quốc (bản đồ số 1). Tính ra sự khác biệt là vùng màu xám ở giữa vịnh với diện tích lối 10,000km2. Sau một năm thương thảo, Hà Nội lại phải nhượng bộ, chịu hủy bỏ hiệp ước Pháp-Thanh, chịu mất độc quyền kinh tế trong vùng xám. Vùng này nằm trong thềm lục địa Việt Nam, rất gần đảo Bạch Long vĩ là nơi có nhiều hải sản tôm cá cũng như tiềm năng về khí đốt dưới lòng biển. Chủ tịch nhà nước Trần Đức Lương sang Trung cộng kýhiệp ước ngày 25.12.2000 chấp nhận hải phận theo đường vẽ của Trung cộng. Hiệp ước cũng phân định sự hợp tác đánh cá và sử dụng tài nguyên và năng lực nguyên tử của hai nước. Lại một lần nữa, bọn đầu sỏ Việt cộng chỉ biết bảo vệ quyền lực của Đảng cộng sản dưới sự bao che của Trung cộng, chẳng cần biết đến dân tộc và lãnh thổ mà họ tự nhận là giai cấp đại diện. Những thiệt hại do Việt cộng tự ý cắt nhượng thêm 9% vịnh Bắc Việt có hệ quả trầm trọng: _ Nhượng cho Trung cộng một số đảo nằm gần đảo Bạch Long Vĩ. _ Nhượng cho Trung cộng khu vực có nhiều lớp thủy tra thạch do sông Hồng bồi đắp hàng triệu năm , là khu vực dầu khí quan trọng nhất. _ Nhượng cho Trung cộng hết ¾ khu vực lượng hải sản nhiều nhất. _ Đảo Bạch Long Vĩ là tiền đồn của ta đã bị vô hiệu hóa, và hạm đội Trung cộng đậu hợp pháp trong vịnh có tầm đạn đến Hà Nội. Việt cộng đã ém nhẹm việc cắt đảo và nhượng lãnh hải trên 44 năm, nay vẫn không công bố.
|
Copyright (c) DaiChung News Media 2002